You are on page 1of 5

Sở GD - ĐT Hà Nội

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


Trường THPT Việt Đức
MÔN HÓA HỌC – LỚP 10
Năm học 2022 – 2023

A. LÝ THUYẾT
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn, và cấu tạo bảng tuần hoàn.
2. Mối liên quan giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
3. Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
4. Tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố và xu hướng biến đổi các đại lượng này trong bảng tuần hoàn.
5. Xu hướng biến đổi thành phần, tính acid, tính base của oxide và hydroxide của các nguyên tố trong bảng
tuần hoàn.
6. Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Chương 3: Liên kết hóa học
1. Nêu quy tắc octet.
2. Sự tạo thành ion, liên kết ion và sự tạo thành liên kết ion.
* Dành cho các lớp 10A1 đến 10A7, 10D0; 10D9:
3. Liên kết cộng hóa trị, và sự tạo thành liên kết cộng hóa trị.
4. Phân loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện.
5. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
6. Liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals.
B. BÀI TẬP
* Toàn bộ bài tập trong sách giáo khoa Hóa học 10
* Một số dạng bài tập tiêu biểu:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp không theo nguyên tắc nào?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng khối lượng nguyên tử.
Câu 2: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây?
A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố.
C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân.
Câu 3: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p53s4. D. 1s22s22p63s2.
Câu 4: Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron
ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?
A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3. D. Sulfur nằm ở nhóm VIA.
Câu 5: Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hoá trị là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 6: Vị trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm VIB. B. chu kì 3, nhóm VA.
C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm IIB.

1
Câu 7: Các muối của nguyên tố chromium (Cr) được dùng trong ngành thuộc da, làm phụ gia cho xăng,
chất nhuộm màu xanh lục hay màu hồng ngọc cho đồ gồm, trang thiết bị trong dàn khoan, thuốc nhuộm,
sơn và chất vệ sinh cho đồ dùng thuỷ tinh trong phòng thí nghiệm. Nguyên tử nguyên tố Cr có cấu hình
1s22s22p63s23p63d54s1. Vị trí của nguyên tố Cr trong bảng tuần hoàn:
A. ô 24, chu kì 3, nhóm IA. B. ô 24, chu kì 4, nhóm VIB.
C. ô 24, chu kì 4, nhóm VIA. D. ô 24, chu kì 4, nhóm IB.
Câu 8: Cấu hình electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là
A. ns1. B. ns2. C. ns2np2. D. ns2np1.
Câu 9: Nguyên tố X thuộc nhóm IA, còn nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình
electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố X, Z lần lượt là
A. ns1 và ns2np5. B. ns1 và ns2np7. C. ns1 và ns2np3. D. ns2 và ns2np5.
Câu 10: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 11: Các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p5;
1s22s22p63s23p63d104s24p5; 1s22s22p63s23p5. Dãy gồm các nguyên tố xếp theo thứ tự tăng dần tính phi kim

A. X, Y, Z. B. Y, Z, X. C. X, Z, Y. D. Y, Z, X.
Câu 12: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.
C. Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử là: X, Y, Z.
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X.
Câu 13: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng dần
của các nguyên tố đó là
A. X < Z < Y. B. Z < X < Y. C. Z < Y < X. D. Y < X < Z.
Câu 14: Sắp xếp các nguyên tố F, Mg, Cl, Na, K theo thứ tự tăng dần độ âm điện
A. F, Cl, Mg, Na, K. B. F, Cl, K, Mg, Na. C. K, Mg, Na, Cl, F. D. K, Na, Mg, Cl, F.
Câu 15: Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K và các
tính chất được ghi trong bảng sau:
Nguyên tố X Y Z T
Bán kính nguyên tử (nm) 0,125 0,203 0,136 0,157
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X là Na, Z là Al. B. Z là Al, T là Mg.
C. X là Na, Y là K. D. Y là K, T là Na.
Câu 16: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao
nhất của X có dạng
A. XO. B. X2O5. C. X2O3. D. XO3.
2 2 3
Câu 17: Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử: 1s 2s 2p , công thức oxide cao nhất và hợp chất khí
với hydrogen lần lượt là
A. R2O5, RH5. B. R2O3, RH. C. R2O7, RH. D. R2O5, RH3.
Câu 18: Cho các oxide sau Na2O, Al2O3, MgO, SiO2. Thứ tự giảm dần tính base là
A. Na2O > Al2O3 > MgO > SiO2. B. Al2O3 > SiO2 > MgO > Na2O.
C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2. D. MgO > Na2O > Al2O3 > SiO2.
Câu 19: Tính acid của dãy các hydroxide: H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi như thế nào từ trái qua phải?

2
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không thay đổi D. Giảm rồi tăng
Câu 20: Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:
(1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh.
(2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+.
(3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide.
(4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Khi hình thành liên kết hoá học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron
để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet?
A. (Z = 12). B. (Z=9). C. (Z=11). D. (Z = 10).
Câu 22: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng?
A. Na + le → Na+. B. Cl2 → 2Cl– + 2e. C. O2 + 2e → 2O2–. D. Al → Al3+ + 3e
Câu 23: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2 p 6 3s 2 3 p1 . Sau khi tham gia liên kết ion,
nguyên tử X tạo phần tử có cấu hình electron là
A. 1s 2 2s 2 2 p 6 3s 2 3 p 6 4s 2 B. 1s 2 2s 2 2 p 6 3s 2 C. 1s 2 2 s 2 2 p 6 3s 2 3 p 6 D. 1s 2 2s 2 2 p 6
Câu 24: Phân tử K2O được hình thành do
A. Sự kết hợp giữa 1 nguyên tử K và nguyên tử O. B. Sự kết hợp giữa 2 ion K+ và ion O2-.
C. Sự kết hợp giữa 1 ion K+ và ion O2-. D. Sự kết hợp giữa 1 ion K2+ và ion O-.
Câu 25: Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.
C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.
D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.
Câu 26: Cho các phân tử sau: HCl, NaCl, CaCl2, AlCl3. Phân tử có liên kết mang nhiều tính chất ion nhất

A. HCl. B. NaCl. C. CaCl2. D. AlCl3.
Câu 27: Nguyên tố A là kim loại kiềm (nhóm IA). Nguyên tử của nguyên tố B có 7 electron lớp ngoài
cùng. Công thức của hợp chất tạo bởi A và B là
A. A7B B. AB7 C. AB D. A7B2
Câu 28: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hydrogen (R có số oxi hóa thấp
nhất) và trong oxide cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân tử oxide cao nhất của R không có cực.
B. Oxide cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
Câu 29: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với
kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là
A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe.
Câu 30: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation X+ bằng số electron
của Y- và tổng số electron trong XY là 20. Công thức của XY là
A. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF.
* Dành cho các lớp 10A1 đến 10A7, 10D0, 10D9:
Câu 31: Cho các phân tử: H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Số chất có liên kết ba trong phân tử là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
3
Câu 32: Trong công thức electron của NH3, số cặp electron hóa trị không tham gia liên kết là
A. 4 B. 5 C. 1 D. 3
Câu 33: Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố là ns2np5. Liên kết của các
nguyên tố này với nguyên tố hydrogen thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị không cực. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết ion. D. Liên kết kim loại.
Câu 34: Các chất mà phân tử không phân cực là
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 35: Cho các phát biểu:
(1) Liên kết cộng ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
(2) Các phân tử hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị phân cực.
(3) Trong hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm
điện lớn hơn.
(4) liên kết hydrogen liên phân tử là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H–F, H–
N, H–O) ở phân tử này với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử
khác.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 36: Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hoá trị và liên kết ion?
A. CH2O. B. CH4. C. Na2O. D. KOH.
* Sử dụng giá trị độ âm điện các nguyên tố được cho sau đây để trả lời các câu 37, 38.
Na: 0,93; Cs: 0,79; Ba: 0,89; Cl: 3,16; Ca: 1,0; F: 3,98; N: 3,04; O: 3,44; S: 2,58; H: 2,20.
Câu 37: Cho các chất sau: Cl2, HCl, O2, H2O, NaCl, CaO, Na2O, NH4Cl. Số chất mà trong phân tử chứa
liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực lần lượt là
A. 4, 2, 2. B. 3, 3, 2. C. 4, 1, 2. D. 4, 3, 2.
Câu 38: Sắp xếp các chất: H2S (1); H2O (2); CaS (3); CsCl (4); BaF2 (5); NH3 (6) theo thứ tự tăng dần độ
phân cực liên kết.
A. (1), (6), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
C. (5), (4), (3), (2), (6), (1) D. (5), (1), (3), (2), (6), (4)
Câu 39: Liên kết  là liên kết hình thành do
A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 40: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p–p?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl.
Câu 41: Số liên kết  và  có trong phân tử C2H2 lần lượt là
A. 2 và 3. B. 3 và 1. C. 2 và 2. D. 3 và 2.
Câu 42: Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen?
A. PF3. B. CH4. C. CH3OH. D. H2S.
Câu 43: Dãy chất nào sau đây xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần?
A. H2O, H2S, CH4. B. H2S, CH4, H2O. C. CH4, H2O, H2S. D. CH4, H2S, H2O.
Câu 44: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những
A. ion. B. hạt proton. C. hạt neutron. D. phân tử.
Câu 45: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.

4
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định tên các nguyên tố X, Y, biết:
a) Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo, cụ thể là tạo ra các chi
tiết cho xe ô tô, xe tải, tàu hoả, tàu biển và cả máy bay.
b) (Dành cho các lớp 10A1 đến 10A7, 10D0, 10D9) Nguyên tố Y ở chu kì 4, nhóm IB, được sử dụng rất
nhiều trong sản xuất các nguyên liệu như dây điện, que hàn, tay cầm, các đồ dùng nội thất trong nhà, các
tượng đúc, nam châm điện tử, các động cơ máy móc, ...
Bài 2. Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19.
a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn (có giải thích).
b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính kim loại tăng dần. Giải thích.
Bài 3. A và B là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một chu kì. Tổng số proton trong hạt nhân hai
nguyên tử A và B bằng 31. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử A, B.
Bài 4. Có hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân
của X và Y là 58. Trong đó, một nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh, đặc biệt ở người
già thiếu chất này dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu. Oxide của
nguyên tố còn lại nhờ tính ổn định nhiệt cao nên được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp gồm sử,
thuỷ tinh và quang học. Xác định X, Y.
Bài 5. Oxide ứng với hoá trị cao nhất của một nguyên tố có công thức thực nghiệm là R2O5. Oxide này là
một chất hút nước mạnh, được sử dụng trong tổng hợp chất hữu cơ. Khả năng hút ẩm của nó đủ mạnh để
chuyển nhiều acid vô cơ thành các alhydrite (oxide tương ứng) của chúng. Hợp chất khí của R với
hydrogen có chứa 8,82% khối lượng hydrogen và là chất khí không màu, rất độc, kém bền, sinh ra trong
quá trình phân huỷ xác động thực vật.
a) Xác định nguyên tố R.
b) Nêu một số tính chất hoá học cơ bản của R và hợp chất.
Bài 6. Viết sơ đồ giải thích sự hình thành liên kết ion giữa các nguyên tử của nguyên tố:
a. Ca và O b. K và S c. Mg và Cl d. Na và N e. Al và O
Bài 7. Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam một kim loại R thuộc nhóm IA vào nước thì thu được 1,68 lít khí
(đktc). Xác định tên kim loại R.
Bài 8. Cho 9 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của
bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư thì thu được 11,2 lít khí (đktc).
a) Xác định 2 kim loại A, B;
b) Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 9. (Dành cho các lớp 10A1 đến 10A7, 10D0, 10D9) Viết công thức electron, công thức Lewis, công
thức cấu tạo của các phân tử sau: Cl2, N2, HCl, NH3, CH4, H2O, H2S, Cl2O, CO2, C2H4, C2H2, C2H6,
H2CO3, HClO, HNO2, SO2, SO3, CO, N2O5, HNO3, H2SO4, H3PO4, HClO4.
Bài 10*. Hợp chất M được tạo bởi ion X+ và Y2-, có tổng số proton là 70. Hai ion X+ và Y2- đều được tạo
bởi 5 nguyên tử của 2 nguyên tố. Tổng số proton trong X+ là 11. Hai nguyên tố trong Y2- thuộc cùng 1
nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Xác định công thức hóa học của M.

You might also like