You are on page 1of 29

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

150 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 KÌ 1

Câu 1. Cho nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 7. Cho biết X thuộc
nhóm A. Vậy X là

A.Na. B. K. C. O. D. D.

Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố X có số thứ tự là 17 trong bảng tuần hoàn,


công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là

A. XO và XH2. B. X2O7 và XH. C. X2O và XH. D. X2O và XH2.

Câu 3. Cho các nguyên tố X (Z=12), (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại
được sắp xếp theo tứ tự giảm dần là

A. Y > X > M > N. B. M > N > Y > X.

C. M > N > X > Y. D. Y > X > N > M.

Câu 4. Cho các nguyên tố và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn như
sau: 14 Si, 16 S, 11 Na, 12 Mg. Dãy được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazo và
tăng tính axit của các oxit là

A. Na2O, MgO, SiO2, SO3. B. MgO, Na2O, SO3, SiO2.

C. Na2O, MgO, SO3, SiO2. D. MgO, Na2O, SiO2, SO3.

Câu 5. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron :

X: 1s22s22p63s23p1; Y: 1s22s22p63s23p3; Z:
1s22s22p63s23p64s2.

Các nguyên tố kim loại là

A. X và Z. B. X và Y. C. Y và Z. D. X.

Câu 6. Cho các nhận xét dưới đây:

1. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố X là XH3 thì công thức oxit cao nhất
của X có thể là X2O5.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

2. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là PH2 thì
cấu hình e của R có thể là 1s22s22p4.

3. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63d104s2. Vậy A thuộc chu kì 4,
nhóm IIA.

4. Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp electron ở mức năng lượng cao nhất
là 3p4 nên X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

5. Nguyên tử của nguyên tố A có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên A là nguyên


tố phi kim.

Số phát biểu đúng là

A.1. B.3. C.2. D.4.

Câu 7. Cation R+ có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong
bảng tuần hoàn là

A.Ô 19, chu kì 4, nhóm IA. B.Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

C.Ô 20, chu kì 3, nhóm VIIIA. C.Ô 19, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 8. X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Phần trăm khối lượng của X
trong hợp chất với hiđro là 75%. Phần trăm khối lượng của X trong công thức
oxit cao nhất là

A.33,7%. B.43,7%. C.34,8%. D.27,3%.

Câu 9. Nguyên tố X có thứ tự là 20, vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A.Chu kì 4, nhóm VIIA. B.Chu kì 3, nhóm IIA.

C.Chu kì 4, nhóm IIA. D.Chu kì 4, nhóm IIIA.

Câu 10. Các nguyên tố 12Mg, 13Al, 5B, 6C được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ
âm điện là

A.Mg < B < Al < C. B.Mg < Al < B < C.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

C.B < Mg < Al < C. D.Al < B < Mg < C.

Câu 11. Hào tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên
tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là

A.Li và Na. B.Na và K. C.K và Rb. D.Rb và Cs.

Câu 12. Nhận định nào dưới đây sai khi nói về 3 nguyên tử: 13X, 14Y, 12Z?

A. X, Y, Z cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn.

B.Tính kim loại của X > Y > Z.

C.Độ âm điện của Z < X < Y.

D.X, Z là các nguyên tố kim loại.

Câu 13. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tử R và hiđro là
RH3. Cấu hình electron nào dưới đây phù hợp nhất với nguyên tố R?

A.1s22s22p1. B.1s22s22p5. C.1s22s22p3. D.1s22s2.

Câu 14. Cho các nguyên tố sau: 17 Cl, 6C, 12 Mg, 13 Al, 16 S. Thứ tự các nguyên tố
được sắp xếp theo chiều tăng dần hóa trị trong công thức oxit cao nhất là

A.Cl, C, Mg, Al, S. B.S, Cl, C, Mg, Al.

C.Mg, Al, C, S, Cl. D.Cl, Mg, Al, C, S.

Câu 15. Hai kim loại X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số
proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số thứ tự nhóm của X và Y lần lượt

A.IA và IIA. B.IIA và IIA. C.IIA và IVA. D.IVA và VA.

Câu 16. Cho các nhận định sau

(1) X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là
X 5Y 2.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

(2) Clo thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn nên clo là một nguyên tố phi
kim.

(3) Các nguyên tố là kim loại khi số electron lớp ngoài cùng của một nguyên tử
có 1, 2 hoặc 3 electron (trừ H, He, Be).

(4) Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số phân lớp bằng nhau.

(5) Chỉ có một tố có tổng số electron ở phân lớp s bằng 7.

Số nhận định không đúng là

A.3. B.2. C.4. D.5.

Câu 17. X là nguyên tố thuộc nhóm IIA; Y là nguyên tố thuộc nhóm VIA. Hợp
chất X và Y có công thức phân tử là

A. XY2. B.X3Y. C.XY. D.X2Y6.

Câu 18. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Vị trí của X trong bảng
tuần hoàn là

A.Chu kì 2, ô 16, nhóm VA. B.Chu kì 3, ô 15, nhóm VA.

C.Chu kì 3, ô 16, nhóm VIA. D.Chu kì 3, ô 17, nhóm VIIA.

Câu 19. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63dx4s2. Giá trị của x để A
ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A.0. B.10. C.7. D.8.

Câu 20. Cho biết ion M2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d8. Chọn phát
biểu đúng trong các câu sau?

A. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 26+.

B. Điện tích hạt nhân của M là 30+ và của M2+ là 28+.

C. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 28+.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

D. Điện tích hạt nhân của M là 28+ và của M2+ là 26+.

Câu 21. Cho các nhận định sau đây

(1). Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, hóa trị của các nguyên
tố trong công thức oxit cao nhất tằng dần từ 1 đến 7.

(2). Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện
tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tố giảm.

(3). Nguyên tử R có Z= 15. Công thức hợp chất khí đối với hiđro và oxit cao
nhất của R là: RH3, RO3.

(4). Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim
loai tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

(5). Anion X- và cation Y+ có cấu hình e giống nguyên tử Ne khi đó nguyên tử X


có nhiều hơn nguyên tử Y là 2 electron.

Số nhận định đúng là

A.3. B.4. C.5. D.6.

Câu 22. Cho cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau

Z: 1s22s22p63s2. Y: 1s22s22p63s23p6.

Z: 1s2. T: 1s22s2.

Các nguyên tố là khí hiếm là

A.Y. B.Z. C.Y và Z. D.Y, Z, T.

Câu 23. Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có mức năng lượng cao
nhất là 2p4. Chỉ ra nhận định không đúng về nguyên tử X?

A.Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IIIA.

B.Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

C.Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3.

D.Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton.

Câu 24. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử
của nguyên tố X là

A.1s22s22p63s23p1. B.1s22s22p63s23p64s2.

C.1s22s22p63s23p63d104s24p1. D.1s22s22p63s23p63d34s2.

Câu 25. Một nguyên tử X tạo ra hợp chất H3X với hiđro và X2O3 với oxi. Biết
rằng X có 3 lớp electron. Số hiệu nguyên tử của X là

A.14. B.15. C.13. D.12.

Câu 26. Cho độ âm điện của F, O, Cl, S lần lượt là: 3,97; 3,44; 3,16; 2,58. Thứ tự
các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giầm dần của tính phi kim là

A.F, Cl, O, S. B.F, Cl, S, O.

C.Cl, F, S, O. D.F, O, Cl, S.

Câu 27. Cho nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là
4s1. Cấu hình electron của ion X+ là

A.1s22s22p63s23p6. B.1s22s22p63s23p43d10.

C.1s22s22p63s23p43d1. D.1s22s22p63s23p43d5.

Câu 28. Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p.
Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 13. Vậy số hiệu
nguyên tử của A và B lần lượt là

A.7;8. B.7;9. C.1;2. D.5;6.

Câu 29. Electron trong nguyên tử các nguyên tố X được sắp xếp như hình vẽ.

Nhận định nào sai khi nói về nguyên tử của nguyên tố X?

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A.X có 3 lớp electron.

B.Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 15+.

C.X là một nguyên tố kim loại.

D.Hóa trị của X trong công thức oxit cao nhất là V

Câu 30: Cho biết lựa chọn nào dưới đây có sự kết hợp đúng giữa tên nhà khoa
học và công trình nghiên cứu của họ.

Tìm ra hạt nơtron trong hạt


A Tôm-sơn (Thomson)
nhân

Tìm ra hạt proton trong hạt


B Bo (Bohr)
nhân

Rơ-dơ-pho
C Tìm ra hạt nhân nguyên tử
(Rutherford)

D Chat-uých (Chadwick) Tìm ra hạt electron

Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử nhẹ nhất là hidro.

B. Khối lượng nguyên tử hidro xấp xỉ bằng khối lượng của hạt proton và
nơtron.

C. Các hạt cơ bản có khối lượng xấp xỉ bằng nhau.

D. Điện tích của hạt electron và hạt proton là điện tích nhỏ nhất được biết đến
trong tự nhiên.

Câu 32: Trong nguyên tử, lớp electron có mức năng lượng thấp nhất là

A. P. B. K. C. L. D. M.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 33: Số electron tối đa trong lớp N là

A. 2. B. 8. C. 18. D. 32.

Câu 34: Agon có ba đồng vị có số khối lần lượt là 36, 38 và A. Thành phần phần
trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng bằng: 0,34%; 0,06%; 99,60%.
Nguyên tử khối trung bình của agon là 39,98. Giá trị của A là

A. 40. B. 37. C. 35 D. 41.

Câu 35: Các phân lớp electron có trong lớp M là

A. 2s, 2p. B. 3s, 3p, 3d. C. 4s, 4p, 4d, 4f. D. 1s.

Câu 36: Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là 919X. Kết luận nào sau đây về cấu
tạo nguyên tử X là đúng?

Phân bố electron trong từng


Số proton Số khối
lớp

A 9 19 2/7

B 9 19 2/8/8/1

C 19 9 2/7

D 19 9 2/8/8/1

Câu 37: Một nguyên tố X có 4 đồng vị bền với hàm lượng % lần lượt như sau:

Đồng vị 54X 56X 57X 58X

Hàm lượng (%) 5,78 91,72 2,22 0,28

Nguyên tử khối trung bình của X là

A. 56,25. B. 55,91. C. 56,00. D. 55,57.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 38: Hợp chất MXa có tổng số proton là 58. Trong hạt nhân M, số nơtron
nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân X, số proton bằng số nơtron. Phân tử
khối của MXa là

A. 116. B. 120 C. 56. D. 128.

Câu 39: Nguyên tử của nguyên tố Z có kí hiệu 2040Z. Cho các phát biểu sau về Z:

A. Z có 20 nơtron. B. Z có 20 proton.

C. Z có 2 electron hóa trị. D. Z có 4 lớp electron.

Câu 40: Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron. Nếu Y nhận thêm electron để
lớp ngoài cùng bão hòa thì điện tích ion thu được là

A. 1-. B. 2-. C. 3- D. 4-.

Câu 41: A và B là hai đồng vị của nguyên tố X. Tổng số hạt trong A và B là 50,
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hiệu
nguyên tử X là

A. 8. B. 10. C. 16. D. 32.

Câu 42: Sự phân bố electron trên các lớp của ion X¯ là 2/8/8. X¯ có 18 nơtron
trong hạt nhân. Số khối của ion X¯ là

A.34. B. 35. C. 36. D. 37.

Câu 43: Nguyên tử của nguyên tố T có cấu hình electron nguyên tử là


1s22s22p63s23p63d54s2. Phát biểu nào sau đây về nguyên tố T không đúng?

A. Cấu hình electron của ion T2+là [Ar]3d5. B. Nguyên tử của T có 2 electron hóa
trị.

C. T là kim loại. D. T là nguyên tố d.

Câu 44: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều
hơn số hạt electron là 4. Số electron hóa trị của X là

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A. 2. B. 8. C. 7. D. 5.

Câu 45: Ion M¯ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số proton trong
hạt nhân của nguyên tử M là

A. 19. B. 18. C. 17. D. 16.

Câu 46: Ion X+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6. Số khói của ion
này là 87. Số hạt nơtron trong nguyên tử X là

A. 48 B. 49 C. 50 D. 51

Câu 47: Cho cấu hình của nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5:

X1: 1s2;

X2: 1s22s1;

X3: 1s22s22p63s23p3;

X4: 1s22s22p63s23p64s2;

X5: 1s22s22p63s23p63d74s2;

Trong các nguyên tố cho ở trên, số các nguyên tố kim loại là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 48: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron p là 7. Kết luận nào sau
đây về X là không đúng?

A. X là kim loại. B. X là nguyên tố d.

C. Trong nguyên tử X có 3 lớp electron. D. Trong nguyên tử X có 6 electron s.

Câu 49: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21.
Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là

A.1 B. 2 C. 3 D. 4

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 50: Nguyên tử nguyên tô X có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần
hoàn, nguyên tố X ở ô số

A. 18 B. 24 C. 20 D. 22

Câu 51: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của ion M2+ là 34, biết rằng số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp
ngoài cùng của nguyên tử M là

A. 2p4 B. 2p6 C. 3s2 D. 3p2

Câu 52: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Cấu hình electron của ion
X2+ là

A. [Ar]3d44s2 B. [Ar]3d6 C. [Ar]3d54s1 D. [Ar]3d64s1

Câu 53: Cho các nguyên tố Q, T, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 13, 16, 19,
25. Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?

A. Q3+ B. T2- C. Y+ D. Z2+

Câu 54: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu
nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố kim loại?

A. 8, 11, 26 B. 15, 19, 25 C. 13, 20, 27 D. 5, 12, 14

Câu 55: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng.

B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là


kim loại.

D. Các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng đều là


phi kim.

C. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc
phi kim.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 56: Một nguyên tử có 3 phân lớp electron. Trong đó số electron p nhiều
hơn số electron s là 5. Số electron lớp ngòi cùng của nguyên tử này là

A. 2 B. 3 C. 5 D. 7

Câu 57. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A.Các nguyên tố mà nguyên tử của của chúng có 7 electron lớp ngoài cùng là
các nguyên tố phi kim.

B.Chu kì 4 và chu kì 5 đều có 8 nguyên tố.

C.Các nguyên tố nhóm A có số electron ở phân lớp ngoài cùng bằng số thứ tự
của nhóm.

D.Nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ.

Câu 58. Cation X2+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Trong bảng tuần hoàn,
nguyên tố X thuộc

A.Chu kì 2, nhóm VIIIA. B.chu kì 3, nhóm IIA.

C.chu kì 2, nhóm VIA. D.chu kì 2, nhóm IIA.

Câu 59. Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất R
với hiđro (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% H về khối lượng. R là
nguyên tố

A.Oxi B.Lưu huỳnh. C.Crom D.Selen.

Câu 60. Cho các nguyên tố sau: 13 Al, 16 S, 14 Si, 11 Na, 19 K. Hai nguyên tố có tính
chất hóa học giống nhau nhất là

A.S và Si. B.Al và Si. C.Na và K. D.Na và Al.

Câu 61. Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là
1s22s22p63s23p1. Kết luận nào sau đây đúng về nguyên tử của nguyên tố nhôm ?

A.Lớp electron ngoài cùng có 3 electron.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

B.Lớp electron ngoài cùng có 1 electron.

C.Lớp L (lớp thứ 2) của nguyên tố nhôm có 3 elctron.

D.Lớp L (lớp thứ 2) của nguyên tố nhôm có 3 electron hay nói cách khác lớp
electron ngoài cùng của nhôm có 3 electron.

Câu 62. Nguyên tố A có Z= 18, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là

A.chu kì 3, nhóm VIB. B.chu kì 3, nhóm VIIIA.

C.chu kì 3, nhóm VIA. D.chu kì 3, nhóm VIIIB.

Câu 63. Hòa tan hoàn toàn 6,9081 g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế
tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Hai
kim loại là

A.Ca, Sr. B.Be, Mg. C.Mg, Ca. D.Sr, Ba.

Câu 64. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit?

A.H3PO4.; H2SO4, H3AsO4. B.H2SO4; H3AsO4; H3PO4.

C.H3PO4; H3AsO4; H2SO4. D.H3AsO4; H3PO4, H2SO4.

Câu 65. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì, hai nhóm A liên tiếp. Số
proton trong nguyên tử nguyên tố Y nhiều hơn số proton trong nguyên tử
nguyên tố X. Tổng số proton trong nguyên tử hai nguyên tố X và Y là 17. Nhận
xét về X, Y là đúng?

A.Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

B.Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

C.Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y ( ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

D.X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

Câu 66. Cấu hình electron nào dưới đây là của khí hiếm?

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A.1s22s22p63s23p6. B.1s22s22p63s1.

C.1s22s22p63s23p5. D.1s22s22p5.

Câu 67. Tìm câu sai trong các câu sau

A.Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B.Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số phân lớp
electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C.Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

D.Các nguyên tố xếp cùng cột thì nguyên tử có cùng số electron hóa trị.

Câu 68. Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là

A.nhóm kim loại kiềm. B.nhóm kim loại kiềm thổ.

C.nhóm halogen. C.nhóm khí hiếm.

Câu 69. Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?

A.Li. B.F. C.Cs. D.I.

Câu 70. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là
sự biến đổi tuần hoàn

A.điện tích hạt nhân. B.số hiệu nguyên tử.

C.cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. D.cấu hình electron lớp ngoài cùng
của nguyên tử.

Câu 71. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện tích dương trong
hạt nhân là 16. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A.chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 3, nhóm IIIA.

C.chu kì 3, nhóm IIA. D.chu kì 2, nhóm IIIA.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 72. Cho 4,45 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl,
thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là

A.11,3 gam B.8 gam C.11,55 gam D.7,1 gam.

Câu 73. Biết rằng các nguyên tố X, Y lần lượt nằm ở chu kì 3 và 2 trong bảng
tuần hoàn. Tổng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố X và
Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y
thuộc nhóm nào?

A.X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA.

B.X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA.

C.X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA.

D.X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA.

Câu 74. Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố như sau: Mg (Z=12), Al (Z=13),
K (Z=19), Ca (Z=20). Hiđroxit có tính bazơ lớn nhất là

A.KOH. B.Ca(OH)2. C.Mg(OH)2. D.Al(OH)3.

Câu 75. Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng
của X và O là 3838 . Công thức của XO2 là

A.SiO2. B.NO2. C.SO2. D.CO2.

Câu 76. Cho nguyên tố A (Z=13), B (Z=16) và các phát biểu sau

1. Tính kim loại của A > B.

2. A và B nằm ở hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A.

3. Độ âm điện của A < B.

4. Hóa trị của B trong công thức oxit cao nhất là 6.

5. A là nguyên tố s, B là nguyên tố p.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Số phát biểu sai là

A.2. B.3. C.1. D.4.

Câu 77. Cho cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố như sau

Y1: 1s22s22p63s23p5

Y2: 1s22s22p5.

Y3: 1s22s22p63s23p64s2

Y4: 1s22s22p63s23p63d104s2

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm là

A.Y2 và Y4 B.Y1 và Y3. C.Y3 và Y4. D.Y1 và Y2.

Câu 78. Chỉ ra nhận định sai trong các câu sau

Các nguyên tố thuộc cùng nhóm A thì

A.nguyên tử của chúng có số electron hóa trị bằng nhau.

B.nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.

C.nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron giống nhau.

D.có tính chất hóa học giống nhau.

Câu 79. Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là

A.các nguyên tố s. B.các nguyên tố p.

C.các nguyên tố s và p. D.các nguyên tố d.

Câu 80. Nguyên tố thuộc nhóm VA có hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong
hợp chất hiđro lần lượt là

A.III và III B.III và V C.V và V. D. V và III.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 81. Cho 11,7 kim loại K tác dụng hoàn toàn với nước thu được dung dịch X.
Thể tích dung dịch H2SO4 0,4M cần dùng để trung hòa hoàn toàn dung dịch X

A.375 ml. B.750 ml. C.120 ml. D.500 ml.

Câu 82. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại?

A.Ca, K, Al, Mg. B.Al, Mg, Ca, K.

C.K, Mg, Al, Ca. D.Al, Mg, K, Ca.

Câu 83. Electron trong nguyên tử của các nguyên tố được phân bố như hình vẽ.

Hãy cho biết nguyên tố nào là phi kim?

A.1 và 2. B.2. C.3 và 4. D.1, 3 và 4.

Câu 84. Chỉ ra nhận định đúng trong các câu sau

A. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ
của các hiđroxit giảm dần.

B.Trong một nhóm A, tính chất của các nguyên tố tương tự nhau.

C.Trong một chu kì, tính kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện.

D.Trong một chu kì, hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro tăng
đần từ 1 đến 7.

Câu 85. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IVA. Cấu tạo nào đúng cho nguyên
tử nguyên tố R?

A.Có 2 electron lớp ngoài cùng, 3 lớp electron.

B.Có 4 electron lớp ngoài cùng, 3 lớp electron.

C.Có 2 electron lớp ngoài cùng, 2 lớp electron.

D.Có 3 electron lớp ngoài cùng, 4 lớp electron.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 86. Cho nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 7. Cho biết X thuộc
nhóm A. Vậy X là

A.Na. B. K. C. O. D. D.

Câu 87. Nguyên tử của nguyên tố X có số thứ tự là 17 trong bảng tuần hoàn,
công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là

A. XO và XH2. B. X2O7 và XH. C. X2O và XH. D. X2O và XH2.

Câu 88. Cho các nguyên tố X (Z=12), (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại
được sắp xếp theo tứ tự giảm dần là

A. Y > X > M > N. B. M > N > Y > X.

C. M > N > X > Y. D. Y > X > N > M.

Câu 89. Cho các nguyên tố và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn như
sau: 14 Si, 16 S, 11 Na, 12 Mg. Dãy được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ và
tăng tính axit của các oxit là

A. Na2O, MgO, SiO2, SO3. B. MgO, Na2O, SO3, SiO2.

C. Na2O, MgO, SO3, SiO2. D. MgO, Na2O, SiO2, SO3.

Câu 90. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron

X: 1s22s22p63s23p1;

Y: 1s22s22p63s23p3;

Z: 1s22s22p63s23p64s2.

Các nguyên tố kim loại là

A. X và Z. B. X và Y. C. Y và Z. D. X.

Câu 91. Cho các nhận xét dưới đây:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

1. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố X là XH3 thì công thức oxit cao nhất
của X có thể là X2O5.

2. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH2 thì
cấu hình e của R có thể là 1s22s22p4.

3. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63d104s2. Vậy A thuộc chu kì 4,
nhóm IIA.

4. Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp electron ở mức năng lượng cao nhất
là 3p4 nên X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

5. Nguyên tử của nguyên tố A có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên A là nguyên


tố phi kim.

Số phát biểu đúng là

A.1. B.3. C.2. D.4.

Câu 92. Cation R+ có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong
bảng tuần hoàn là

A.Ô 19, chu kì 4, nhóm IA. B.Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

C.Ô, chu kì 3, nhóm VIIIA. D.Ô 19, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 93. X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Phần trăm khối lượng của X
trong hợp chất với hiđro là 75%. Phần trăm khối lượng của X trong công thức
oxit cao nhất là

A.33,7%. B.43,7%. C.34,8%. D.27,3%.

Câu 94. Nguyên tố X có thứ tự là 20, vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A.Chu kì 4, nhóm VIIA. B.Chu kì 3, nhóm IIA.

C.Chu kì 4, nhóm IIA. D.Chu kì 4, nhóm IIIA.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 95. Các nguyên tố 12Mg, 13Al, 5B, 6C được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ
âm điện là

A.Mg < B < Al < C. B.Mg < Al < B < C.

C.B < Mg < Al < C. D.Al < B < Mg < C.

Câu 96. Hào tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên
tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là

A.Li và Na. B.Na và K. C.K và Rb. D.Rb và Cs.

Câu 97. Nhận định nào dưới đây sai khi nói về 3 nguyên tử: 13X, 14Y, 12Z?

A.X, Y, Z cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn.

B.Tính kim loại của X > Y > Z.

C.Độ âm điện của Z < X < Y.

D.X, Z là các nguyên tố kim loại.

Câu 98. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tử R và hiđro là
RH3. Cấu hình electron nào dưới đây phù hợp nhất với nguyên tố R?

A.1s22s22p1. B.1s22s22p5. C.1s22s22p3. D.1s22s2.

Câu 99. Cho các nguyên tố sau: 17 Cl, 6C, 12 Mg, 13 Al, 16 S. Thứ tự các nguyên tố
được sắp xếp theo chiều tăng dần hóa trị trong công thức oxit cao nhất là

A.Cl, C, Mg, Al, S. B.S, Cl, C, Mg, Al.

C.Mg, Al, C, S, Cl. D.Cl, Mg, Al, C, S.

Câu 100. Hai kim loại X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số
proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số thứ tự nhóm của X và Y lần lượt

A.IA và IIA. B.IIA và IIA. C.IIA và IVA. D.IVA và VA.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 101. Cho các nhận định sau

(1) X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là
X 5Y 2.

(2) Clo thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn nên clo là một nguyên tố phi
kim.

(3) Các nguyên tố là kim loại khi số electron lớp ngoài cùng của một nguyên tử
có 1, 2 hoặc 3 electron (trừ H, He, Be).

(4) Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số phân lớp bằng nhau.

(5) Chỉ có một tố có tổng số electron ở phân lớp s bằng 7.

Số nhận định không đúng là

A.3. B.2. C.4. D.5.

Câu 102. X là nguyên tố thuộc nhóm IIA; Y là nguyên tố thuộc nhóm VIA. Hợp
chất X và Y có công thức phân tử là

A. XY2. B.X3Y. C.XY. D.X2Y6.

Câu 103. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Vị trí của X trong bảng
tuần hoàn là

A.Chu kì 2, ô 16, nhóm VA. B.Chu kì 3, ô 15, nhóm VA.

C.Chu kì 3, ô 16, nhóm VIA. D.Chu kì 3, ô 17, nhóm VIIA.

Câu 104. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63dx4s2. Giá trị của x để
A ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A.0. B.10. C.7. D.8.

Câu 105. Cho biết ion M2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d8. Chọn
phát biểu đúng trong các câu sau?

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 26+.

B. Điện tích hạt nhân của M là 30+ và của M2+ là 28+.

C. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 28+.

D. Điện tích hạt nhân của M là 28+ và của M2+ là 26+.

Câu 106. Cho các nhận định sau đây

(1). Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, hóa trị của các nguyên
tố trong công thức oxit cao nhất tăng dần từ 1 đến 7.

(2). Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện
tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tố giảm.

(3). Nguyên tử R có Z= 15. Công thức hợp chất khí đối với hiđro và oxit cao
nhất của R là: RH3, RO3.

(4). Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim
loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

(5). Anion X- và cation Y+ có cấu hình e giống nguyên tử Ne khi đó nguyên tử X


có nhiều hơn nguyên tử Y là 2 electron.

Số nhận định đúng là

A.3. B.4. C.5. D.6.

Câu 107. Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong vỏ Trái Đất. Các loại khoáng
chất nặng nhất có xu hướng chứa khoảng 10% sắt và 40 – 50% kẽm. Kẽm là kim
loại được sử dụng phổ biến hàng thứ tư sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng
sản xuất hàng năm. Kẽm được sử dụng để mạ kim loại, chẳng hạn như thép để
chống ăn mòn, trong công nghiệp ô tô, vỏ pin... Trong tự nhiên nguyên tử kẽm
65 66
có năm đồng vị bền nhưng phổ biến hơn cả là 30 Zn và 30 Zn, nguyên tử khối
trung bình của kẽm là 65,41. Thành phần phần trăm về số nguyên tử của 2 đồng
vị kẽm lần lượt là

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A.41% và 59%. B.59% và 41%.

C.65% và 35%. D.65% và 41%.

Câu 108. Cho cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau

Z: 1s22s22p63s2. Y: 1s22s22p63s23p6. Z: 1s2. T: 1s22s2.

Các nguyên tố là khí hiếm là

A.Y. B.Z. C.Y và Z. D.Y, Z, T.

Câu 109. Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có mức năng lượng
cao nhất là 2p4. Chỉ ra nhận định không đúng về nguyên tử X?

A.Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IIIA.

B.Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.

C.Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3.

D.Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton.

Câu 120. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử
của nguyên tố X là

A.1s22s22p63s23p1. B.1s22s22p63s23p64s2.

C.1s22s22p63s23p63d104s24p1. D.1s22s22p63s23p63d34s2.

Câu 121. Một nguyên tử X tạo ra hợp chất H3X với hiđro và X2O3 với oxi. Biết
rằng X có 3 lớp electron. Số hiệu nguyên tử của X là

A.14. B.15. C.13. D.12.

Câu 122. Cho độ âm điện của F, O, Cl, S lần lượt là: 3,97; 3,44; 3,16; 2,58. Thứ tự
các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tính phi kim là

A.F, Cl, O, S. B.F, Cl, S, O. C.Cl, F, S, O. D.F, O, Cl, S.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 123. Cho nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là
4s1. Cấu hình electron của ion X+ là

A.1s22s22p63s23p6. B.1s22s22p63s23p43d10.

C.1s22s22p63s23p43d1. D.1s22s22p63s23p43d5.

Câu 124. Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p.
Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 13. Vậy số hiệu
nguyên tử của A và B lần lượt là

A.7;8. B.7;9. C.1;2. D.5;6.

Câu 125. Electron trong nguyên tử các nguyên tố X được sắp xếp như hình vẽ.

Nhận định nào sai khi nói về nguyên tử của nguyên tố X?

A.X có 3 lớp electron.

B.Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 15+.

C.X là một nguyên tố kim loại.

D.Hóa trị của X trong công thức oxit cao nhất là V.

Câu 126: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất:

A. mang điện tích dương B. mang điện tích âm

C. trung hòa về điện D. có thể mang điện hoặc không


mang điện

Câu 127: Số nơtron và số proton có trong một nguyên tử nhôm (1327Al) lần lượt

A. 13 và 13. B. 13 và 14. C. 13 và 28. D. 14 và 13.

Câu 128: Cho các nhận xét sau: Trong nguyên tử:

(1) Tổng số hạt proton bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

(2) Số hạt proton trong hạt nhân luôn bằng số electron lớp vỏ của nguyên tử.

(3) Số hạt proton bằng số hạt nơtron.

(4) Số hạt nơtron trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ của nguyên tử.

Số nhận xét không đúng là:

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 129: Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong các phân lớp sau là

A. 2s. B. 3p. C. 3d. D. 4s.

Câu 130: Nói về cấu tạo lớp vỏ electron của nguyên tử, phát biểu nào sau
đây sai?

A. Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron.

B. Phân lớp d chứa tối đa 5 electron.

C. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron.

D. Lớp thứ ba chứa tối đa 18 electron.

Câu 131: Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng
một lớp được xếp theo thứ tự là

A. p < s < d. B. s < p < d. C. d < s < p. D. s < d < p.

Câu 132: Nguyên tử X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử
X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y
là 10. X và Y là các nguyên tử nào sau đây (cho O (Z=8), Mg (Z=12), Al (Z=13), Si
(Z=14), Cl (Z=17))

A. Al và O B. Al và Cl C. Si và O D. Mg và Cl

Câu 133: Nguyên tử nguyên tố M có tổng số hạt là 180, trong đó hạt mang điện
chiếm 58,89% tổng số hạt. Số đơn vị điện tích hạt nhân là:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A. 74 B. 35 C. 53 D. 53+
79 81
Câu 134: Trong tự nhiên brom có hai đồng vị là 35 Br và 35 Br, nguyên tử khối
trung bình của brom là 79,986. Nếu nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng
số khối thì tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị 3579Br là

A. 49,3%. B. 50,7%. C. 46%. D. 54%.

Câu 135 :Các hạtcấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. proton và electron B. proton, electron và nơtron

C. Nơtron và proton D. Nơtron và electron

Câu 136: Cho các nhận định sau:

(a) Proton là hạt mang điện tích dương

(b) Nơtron là hạt không mang điện

(c) Điệntích của proton bằng điện tích electron về trị

(d) Trong hạt nhân nguyên tử số proton luôn bằng số nơ tronsố nhận định
đúng là

A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

Câu 136: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. nơtron và electron B. proton, electron và nơtron

C. proton và electron D. nơ tron và proton

Câu 137 : Cho các nhận định sau:

(a) Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân

(b) Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton và nơtron

(c) Khối lượng của 1 proton gần bằng 1u, còn của 1 nơtron nhỏ hơn nhiều so với
khối lượng 1 proton

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

(d) u còn được gọi là đvC

Số nhận định đúng là A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

Câu 138 : Những điều khẳng định nào sau đây không phải bao giờ cũng đúng?

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Na mới có 11 proton

B. Trong nguyên tử số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ

C. Trong nguyên tử số hiệunguyên tử bằng điện tíchhạt nhân

D. Trong nguyên tử số proton bằng số nơtron

Câu 139 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là
49. Trong đó số hạt khôngmang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số điện
tích hạt nhân của nguyên tử X là

A. 15 B. 16 C. 17 D. 18

Câu 140 :
Nguyên tắc nào sau đây không đúng với nguyên tắc của bảng tuần hoàn:
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
B. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
C. Các nguyên tố có cùng số electron ngoài cùng bằng nhau trong nguyên tử đư
ợc xếp thành một cột.
D. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một
hàng.

Câu 141 :
Cho 6,4 kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước dư thu được 3,584 lít khí hiđr
o (đktc). Kim loại đó là A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Be

Câu 142 : Khi tham gia phản ứng hóa học nguyên tử phi kim:

A. Dễ nhận electron để trở thành ion âm.

B. Dễ nhường electron để trở thành ion dương.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

C. Dễ nhường electron để trở thành ion âm.

D. Dễ nhận electron để thành ion dương.

Câu 143:
Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một nhóm A, ở 2 chu kì nhỏ liên tiếp. Tổng số
proton trong haihạt nhân nguyên tử là 24. X và Y là:

A. O và S. B. Ne và Si. C. F và P. D. F và Cl.

Câu 144
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên
tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng l
à:

A. X3Y2. B. X2Y3. C. X5Y2. D. X2Y5.

Câu 145 : Hoà tan hoàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại X và
Y ( X, Y đều thuộc nhóm IIA) vào nước được 100ml dung dịch Z. Cho dung
dịch Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ
kết tủa được dung dịch M. Cô cạn M được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị
của m là:

A. 9,12 B. 9,20 C. 9,10 D. 9,21

Câu 146 : Có các tính chất của nguyên tử các nguyên tố như sau:

1/ Số electron ở lớp ngoài cùng;

2/ Tính kim loại, tính phi kim;

3/ Số lớp electron;

4/ Số e trong nguyên tử

Các tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là:

A. 1 và 3 B. 1 và 4 C. 2 và 4 D. 1 và 2

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 147 : Hòa tan một oxit kim loại M thuộc nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ
dd H2SO4 10% ta thu được dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Tên kim loại M là

A. Mg B. Cu C. Ca D. Ba

Câu 148 : Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức RH3 . Trong
phân tử oxit (cao nhất) của R thì R chiếm 25,9259% về khối lượng. RH3 là:

A. PH3 . B. NH3 . C. BH3 . D. AlH3

Câu 149 : Nguyên tố R ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất
của R, thì R chiếm 43,662 % khối lượng. R là

A. N. B. As. C. P. D. S

Câu 150 : Y là một nguyên tố phi kim thuộc chu kì 3 của BTH, Y tạo được hợp
chất khí với Hidro và có công thức oxit cao nhât là YO3 . Hợp chất tạo bỡi Y và
kim loại M là MY2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là:

A. Mg(24u) B. Zn(65u) C. Fe(56u) D. Cu(64u)

Mời các bạn tham khảo thêm tại: https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-10

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188

You might also like