You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: HÓA HỌC- LỚP 10


Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi 13/11/2021
(Đề kiểm tra gồm 30 câu trắc nghiệm)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na =23; Mg
=24; Al = 27; S = 32; Cl=35,5; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64.

Câu 1: Trong tự nhiên, nguyên tố bromine (M = 79,91) có 2 đồng vị trong đó đồng vị ⁷⁹Br chiếm 54,5%
về số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là
A. 83. B. 80. C. 81. D. 82.
Câu 2: Lớp electron thứ 3, có số phân lớp bằng
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 3: Cho biết Cl (Z = 17), S (Z = 16), P (Z = 15), Si (Z = 14).
Xét các axit : HClO₄, H₂SO₄, H₃PO₄, và H₂SiO₃. Dãy gồm các acid được sắp xếp theo chiều tăng dần
tính acid từ trái sang phải là
A. HClO₄, H₂SO₄, H₃PO₄, và H₂SiO₃ . B. H₂SiO₃, H₃PO₄, H₂SO₄, và HClO₄.
C. H₂SO₄, HClO₄, H₂SiO₃, và H₃PO₄. D. H₂SiO₃, H₃PO₄, HClO₄, và H₂SO₄.
Câu 4: Nguyên tử khối trung bình của S bằng 32 và của Cu bằng 63,55. Biết trong tự nhiên Cu có hai
đồng vị là ⁶³Cu và ⁶⁵Cu, phần trăm khối lượng ⁶⁵Cu trong phân tử Cu₂S gần với
A. 21%. B. 23%. C. 20%. D. 22%.
Câu 5: Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số e ở 2 lớp M và N là 9. Vị trí của nguyên tố đó trong bảng
tuần hoàn là
A. Chu kì 3, nhóm I B. Chu kì 3, nhóm II C. Chu kì 4, nhóm I D. Chu kì 4, nhóm II
Câu 6: Nguyên tố X thuộc nhóm VI, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 7: Anion X²⁶có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p⁶. Cấu hình electron của nguyên tử X

A. 1s²2s²2p⁶. B. 1s²2s²2p⁴. C. 1s²2s²2p⁶3s². D. 1s²2s²2p⁵.
Câu 8: Cho biết: Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38) và Ba (Z = 56).
Tính chất kim loại của các nguyên tố trong dãy Mg – Ca – Sr - Ba biến đổi theo chiều
A. giảm dần. B. vừa giảm vừa tăng. C. không thay đổi. D. tăng dần
Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s²2s²2p⁶3s². X thuộc loại nguyên tố
A. s. B. f. C. p. D. d.
Câu 10: Xét các nguyên tố Cl (Z = 17), Al (Z =13), Na (Z = 11), P (Z = 15), F (Z = 9). Thứ tự tăng dần
bán kính nguyên tử của các nguyên tố là:
A. F, Cl, P, Al, Na. B. F, Cl, P, Na, Al. C. Cl, F, P, Na, Al. D. F, Cl, Al, P, Na.
Câu 11: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là
A. dễ dàng nhường 1 electron. B. cùng số electron.
C. cùng số neutron. D. cùng số proton.
Câu 12: Tổng số hạt proton trong hai nguyên tử của hai nguyên tố X và Y bằng 15, X thuộc nhóm VI.
Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Y có tính phi kim mạnh hơn X.
B. Y có bán kính nguyên tử lớn hơn X.
C. Công thức hợp chất với hydrogen của X có dạng XH₃.
D. Công thức oxide bậc cao nhất của Y có dạng Y₂O₇.
Câu 13: Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây có 20 proton, 20 electron, 20 neutron?
A. ₁₉³⁹K B. ₁₇³⁷Cl C. ₂₀⁴Ca D. ₁₈⁴⁰Ar
Câu 14: Một nguyên tử có 20 electron, ở trạng thái cơ bản số phân lớp chứa electron của nguyên tử đó là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 15: Trong nhóm A của bảng tuần hoàn, đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiểu tăng của
điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Nguyên tử khối.
B. Số khối.
C. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong oxide, hydroxide cao nhất.
D. Hóa trị cao nhất với oxygen và số electron lớp ngoài cùng.

Trang 1
Câu 16: Phân lớp 3d có nhiều nhất là
A. 14 electron. B. 10 electron. C. 18 electron. D. 6 electron.
Câu 17: Cho hai đồng vị hydrogen: ¹H; ²H và hai đồng vị của chlorine: ³ ⁵Cl; ³ ⁷Cl. Số loại phân tử HCl
khác nhau được tạo nên từ hai loại đồng vị của hai nguyên tố đó là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 8.
Câu 18: Trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 6 electron ở lớp thứ ba, cấu hình electron lớp ngoài cùng của
X là
A. 3p⁶. B. 3s². C. 3s²3p⁴. D. 3s²3p⁶.
Câu 19: Hòa tan 23 gam một hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm X, Y thuộc hai chu kì kế tiếp vào
nước (dư), thu được dung dịch Z và 6,1975 lít khí đo ở đkc. Nếu thêm 0,09 mol Na ₂SO ₄ vào dung dịch Z
thì dung dịch sau phản ứng còn dư Ba(OH)₂. Nếu thêm 0,105 mol Na₂SO₄ vào dung dịch Z thì dung dịch
sau phản ứng còn dư Na₂SO₄. Hai kim loại kiềm X, Y là:
Cho: Ba = 137, các kim loại kiềm: Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133
A. Li và Na. B. Na và K. C. Rb và Cs. D. K và Rb.
Câu 20: Cho biết cấu hình electron của nguyên tử 4 nguyên tố X, Y, Z, T như sau: X: 1s²2s²2p ⁶3s¹; Y:
1s²2s²2p⁶3s²3p⁵; Z: 1s²2s²2p⁶; T: 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d⁶4s². Các nguyên tố kim loại là:
A. X và T. B. X, Z và T. C. X và Z. D. Y và T.
Câu 21: Khối lượng electron
A. bằng khối lượng của neutron. B. nhỏ hơn khối lượng của proton.
C. lớn hơn khối lượng của neutron. D. bằng khối lượng proton.
Câu 22: Bảng tuần hoàn có số cột, số nhóm A và số nhóm B tương ứng bằng
A. 16, 8, và 8. B. 18, 8 và 10. C. 18, 10 và 8. D. 18, 8 và 8.
Câu 23: Nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm A liên tiếp nhau của cùng một chu kỳ. Tổng số electron trong
các nguyên tử X và Y bằng 29. X và Y thuộc chu kì
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 24: Các nguyên tố P, Q, R thuộc nhóm A và ở cùng chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố.
Oxide cao nhất của P tác dụng với nước tạo dung dịch làm quì tím hóa hồng. Oxide cao nhất của Q tác
dụng với nước tạo dung dịch làm quì tím hóa xanh. Oxide của R tác dụng được với dung dịch HCl và
dung dịch NaOH. Trật tự sắp xếp các nguyên tố P, Q, R theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân là
A. Q, R, P. B. P, R, Q. C. R, P, Q. D. P, Q, R.
Câu 25: Một nguyên tử X có tổng số hạt proron, neutron và electron là 40 hạt, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Kí hiệu của nguyên tử X là
A. ₁₂²⁸Mg B. ₁₃²⁷Al C. ₁₄²⁶Si D. ₁₅²⁵P
Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns²np ⁴. Trong hợp chất khí
của nguyên tố X với hydrogen, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong
oxide cao nhất là
A. 27,27%. B. 60,00%. C. 50,00%. D. 40,00%.
Câu 27: Cho các nguyên tố L, M, N có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Tính kim loại tăng dần
theo thứ tự
A. N, M, L. B. N, M, L. C. N, M, L. D. L, M, N.
Câu 28: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 4 electron ở lớp thứ 2. Số proton có trong nguyên tử X là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.
Câu 29: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức
oxide cao nhất của R là
A. R₂O. B. R₂O₃. C. RO₃. D. R₂O₇.
Câu 30: Nguyên tử của nguyên tố X (Z = 13) có cấu hình electron là
A. 1s²2s²2p⁶3s²3p¹. B. 1s²2s²2p⁶3s¹3p². C. 1s²2s²2p⁶3s². D. 1s²2s²2p⁵3s²3p¹

Trang 2

You might also like