You are on page 1of 11

Bài 1: 

Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị
sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

A. 25 N.

B. 15 N.

C. 2 N.

D. 1 N.

Bài 2: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 600 N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng
bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600 N.

A. 0o.

B. 90o.

C. 180o.

D. 120o.

Bài 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực?

A. Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một
vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy.

B. Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành.

C. Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.

D. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tát cả các
vectơ lực thành phần.

Bài 4: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 45 N. Góc tạo bởi hai lực là
120o. Độ lớn của hợp lực là:

A. 90 N.

B. 45√2 N.
C. 45 N.

D. 90√2 N.

Bài 5: Chọn ý sai. Lực được biểu diễn bằng một vecto có:

A. gốc của vecto là điểm đặt lực.

B. chiều của vecto là chiều của lực.

C. độ dài của vecto biểu thị độ lớn của lực.

D. Phương luôn vuông góc với quỹ đạo chuyển động.

Bài 6: Hai lực thành phần F1→ và F2→ có độ lớn lần lượt là F1 và F2, hợp
lực F→ của chúng có độ lớn là F. Ta có:

A. F luôn lớn hơn F1.

B. F luôn nhỏ hơn F2.

C. F thỏa mãn: |F1 – F2| ≤ F ≤ F1 + F2.

D. F không thể bằng F1.

Bài 7: Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?

A. Năng lượng của vật nhiều hay ít.

B. Vật có khối lượng lớn hay bé.

C. Tương tác giữa vật này lên vật khác.

D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.

Bài 8: Các lực cân bằng là các lực:

A. bằng nhau về độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau.

B. đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật.

C. bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau.
D. bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào một vật.

Bài 9: Khi tổng hợp hai lực đồng quy F1→ và F2→ thành 1 lực F→ thì độ lớn
của hợp lực F→:

A. luôn nhỏ hơn lực thành phần.

B. luôn lớn hơn lực thành phần.

C. luôn bằng lực thành phần.

D. có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng lực thành phần.

Bài 10: Hai người cột hai sợi dây vào đầu một chiếc xe và kéo. Lực kéo xe
lớn nhất khi hai lực kéo F1→ và F2→:

A. vuông góc với nhau.

B. ngược chiều với nhau.

C. cùng chiều với nhau.

D. tạo với nhau một góc 45o.

Bài 11: Độ lớn F của hợp lực F→ của hai lực đồng quy F1→ và F2→ hợp với
nhau góc α là:

Bài 12: Hai lực F1→ và F2→ có độ lớn F1 = F2 hợp với nhau một góc α. Hợp
lực F→ của chúng có độ lớn:
A. F = F1 + F2.

B. F = F1 - F2.

C. F = 2F1cosα.

D. F = 2F1cos(α/2)

Bài 13: Cho hai lực đồng quy F1→ và F2→ có cùng độ lớn là 10 N. Góc giữa
hai lực F1→ và F2→ bằng bao nhiêu thì hợp lực F→ cũng có độ lớn bằng 10
N?

A. 90o.

B. 60o.

C. 120o.

D. 0o.

Bài 14: Hợp hai lực đồng quy F1→và F2→ là F→= F1→+ F2→. Gọi α là góc


hợp bởi F1→và F2→. Nếu hợp lực F→ có độ lớn F = F1 – F2 thì:

A. α = 0o.

B. α = 90o.

C. α = 180o.

D. 0o < α < 90o.

Bài 15: Cho hai lực đồng quy F1→và F2→ có cùng độ lớn F1 = F2 = 30 N. Góc
tạo bởi hai lực F1→và F2→ là 120o. Độ lớn của hợp lực F→ bằng:

A. 60 N.

B. 30√2 N.

C. 30 N.
D. 15√3 N.

Bài 16: Cho hai lực F1 và F2 là hai lực vuông góc nhau. Biết độ lớn của hợp
lực F = 50 N; F1 = 40 N thì độ lớn của lực F2 là:

A. 90 N.

B. 45 N.

C. 30 N.

D. 10 N.

Bài 17: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi:

A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.

B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số.

C. vật chuyển động với gia tốc không đổi.

D. vật đứng yên.

Bài 18: Chọn phát biểu đúng.

A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chỉ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều.

B. Lực chỉ làm vật vật bị biến dạng.

C. Lực chỉ làm vật thay đổi chuyển động.

D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến
dạng.

Bài 19: Hai lực cân bằng không thể có:

A. cùng hướng.

B. cùng phương.

C. cùng giá.
D. cùng độ lớn.

Bài 20: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 12 N, 20 N, 16
N. Nếu bỏ lực 20 N thì hợp lực của hai lực còn lại có độ lớn bằng bao
nhiêu?

A. 4 N.

B. 20 N.

C. 28 N.

D. 15 N.

Bài 21: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N và 6 N.
Nếu bỏ đi lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu?

A. 9 N.

B. 6 N.

C. 1 N.

D. không biết vì chưa biết góc giữa hai lực.

Bài 22: Lực có độ lớn 30 N có thể là hợp lực của hai lực nào?

A. 12 N, 12 N.

B. 16 N, 10 N.

C. 16 N, 46 N.

D. 16 N, 50 N.

Bài 23: Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây? Cho biết góc giữa
cặp lực đó?

A. 3 N, 15 N; 120o.
B. 3 N, 13 N; 180o.

C. 3 N, 6 N; 60o.

D. 3 N, 5 N; 0o.

Bài 24: Phân tích lực F thành hai lực thành phần F 1 và F2 vuông góc với
nhau. Biết độ lớn của lực F = 100 N; F1 = 60 N thì độ lớn của lực F2 là:

A. 40 N.

B. 80 N.

C. 160 N.

D. 640 N.

Bài 25: Phép phân tích lực cho phép ta:

A. thay thế một lực bằng một lực duy nhất.

B. thay thế một lực bằng một lực giống hệt nó.

C. thay thế một lực bằng một lực khác.

D. thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực.

Bài 26: Định luật I Niutơn cho biết:

A. dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động như thế nào.

B. mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật.

C. nguyên nhân của chuyển động.

D. nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật.

Bài 27: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?

A. Chiếc bè trôi trên sông.


B. Vật rơi trong không khí.

C. Giũ quần áo cho sạch bụi.

D. Vật rơi tự do.

Bài 28: Định luật II Niutơn cho biết:

A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.

B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.

C. mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.

D. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.

Bài 29: Câu nào sau đây là đúng. Theo định luật II Niutơn thì:

A. Khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng.

B. Khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật.

C. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật.

D. Gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.

Bài 30: Chọn câu đúng: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

A. tác dụng vào cùng một vật.

B. tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. không bằng nhau về độ lớn.

D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Bài 31: Câu nào sau đây là đúng?

A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển
động nhanh dần.

C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển
động thẳng đều.

D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.

Bài 32: Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho:

A. vật chuyển động.

B. hình dạng của vật thay đổi.

C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi.

D. hướng chuyển động của vật thay đổi.

Bài 33: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.

C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Bài 34: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe
vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ:

A. trọng lượng của xe.

B. lực ma sát nhỏ.

C. quán tính của xe.

D. phản lực của mặt đường.


Bài 35: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó
chuyển động về phía trước là:

A. lực mà con ngựa tác dụng vào xe.

B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.

C. lực mà ngựa tác dụng vào đất.

D. lực mà đất tác dụng vào ngựa.

Bài 36: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A. trọng lượng.

B. khối lượng.

C. vận tốc.

D. lực.

Bài 37: Chọn phát biểu đúng nhất.

A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của
vật.

B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của
vật.

C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.

D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.

Bài 38: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động
sẽ lập tức dừng lại.

Bài 39: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ
sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ:

A. nghiêng sang phải.

B. nghiêng sang trái.

C. ngả người về phía sau.

D. chúi người về phía trước.

Bài 40: Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy học trò. Tác dụng rất nhanh
một lực F theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra
với tờ giấy và cốc nước:

A. Tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ.

B. Tờ giấy chuyển động về một hướng, cốc nước chuyển động theo hướng
ngược lại.

C. Tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo.

D. Tờ giấy bị đứt ở chỗ đặt cốc nước.

You might also like