You are on page 1of 4

BÀI TẬP ÔN TẬP KT GIỮA KÌ I HÓA HỌC 10

A. TRẮC NGHIỆM
1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là
A. sự hình thành hệ Mặt Trời. B. chất và sự biến đổi của chất.
C. lịch sử phát triển của loài người. D. tốc độ của ánh sáng trong chân không
2. Tính chất (vật lí và hóa học) của chất được quyết định bởi
A. công thức phân tử của chất; B. cấu tạo của chất;
C. khối lượng của chất; D. kích thước của chất
3. Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là
A. electron. B. neutron. C. proton. D. hạt nhân.
4. Trong nguyên tử hạt không mang điện tích là
A. electron. B. neutron. C. proton. D. hạt nhân.
5. Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra hạt A – là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử đó là

Hình 1.2. Thí nghiệm tìm ra hạt A


A. Thí nghiệm tìm ra electron. B. Thí nghiệm tìm ra neutron.
C. Thí nghiệm tìm ra proton. D. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân.
6. Nguyên tử sodium (kí hiệu là: Na) có 11 proton, 11 electron và 12 neutron. Phát biểu nào đúng?
A. Nguyên tử Na có 11 neutron trong hạt nhân.
B. Nguyên tử Na có 11 electron ở vỏ nguyên tử.
C. Khi di chuyển trong điện trường, nguyên tử Na bi lệch về phía cực âm.
D. Điện tích hạt nhân nguyên tử Na là +12
7. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng
A. số khối. B. điện tích hạt nhân. C. số electron. D. tổng số proton và nơtron
8. Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau về số
A. electron. B. nơtron. C. proton. D. orbital.
9. Nguyên tử của nguyên tố R có 56 electron và 81 nơtron. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố
R?
A. R. B. R. C. R. D. R.
10. Chlorine có hai đồng vị Cl (Chiếm 24,23%) và Cl (Chiếm 75,77%). Nguyên tử khối trung bình của
37 35

Chlorine là
A. 37,5 B. 35,5 C. 35 D. 37
11. Nguyên tố Boron có 2 đồng vị 11B (80%) và 10B (20%). Nguyên tử khối trung bình của B là
A. 10,2 B. 10,6 C. 10,4 D. 10,8
12. Trong thiên nhiên Ag có hai đồng vị, đồng vị Ag chiếm 56%. Tính số khối của đồng vị thứ hai. Biết
107

nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88.


A. 109 B. 107 C. 106 D. 108
13. A, B là 2 nguyên tử đồng vị. A có số khối bằng 24 chiếm 60%, nguyên tử khối trung bình của hai đồng
vị là 24,4. Số khối của đồng vị B là:
A. 26 B. 25 C. 23 D. 27
14. Một nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e bằng 40.Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt
không mang điện là 12 hạt. Số khối của nguyên tử X là:
A. 13 B. 40 C. 14 D. 27
15. Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 82, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số đơn vị điện tích hạt nhân của R là :
A. 20. B. 22. C. 24. D. 26.
16. Lớp L có mấy phân lớp?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
17. Lớp N có số phân lớp là
A. 7 B. 4 C. 3 D. 5
18. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa
A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.
19. Lớp N có số electron tối đa là
A. 32 B. 16 C. 8 D. 50
20. AO nào có dạng hình số 8?
A. AO p. B. AO d. C. AO s. D. AO f.
21. Chọn cấu hình electron không đúng :
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p34s2.
22. Cấu hình electron của nguyên tử 29Cu là :
A. 1s22s22p63s23p64s23d9. B. 1s22s22p63s23p63d94s2.
C. 1s22s22p63s23p63d104s1 D. 1s22s22p63s23p64s13d10.
23. Cấu hình electron của nguyên tử 24Cr là :
A. 1s22s22p63s23p64s23d4. B. 1s22s22p63s23p63d44s2.
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s D. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d .
2 2 6 2 6 5 1 2 2 6 2 6 1 5

24. Cấu hình electron nguyên tử của có số hiệu nguyên tử 26 là :


A. [Ar] 3d54s2. B. [Ar] 4s23d6. C. [Ar] 3d64s2. D. [Ar] 3d8.
25. Nguyên tử M có cấu hình electron 1s 2s 2p . Phân bố electron trên các orbital là:
2 2 4

   
A.  B.

    
C. D.

26. Cho biết cấu hình electron của X : 1s22s22p63s23p3; của Y là 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây là
đúng ?
A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim.
C. X và Y đều là các khí hiếm. D. X là một phi kim còn Y là một kim loại.
27. Ở trạng thái cơ bản, tổng số electron trong các orbital s (electron s) của nguyên tử nguyên tố Y có số
hiệu nguyên tử Z = 13 là :
A. 2. B. 4. C. 6. D. 7.
28. Có bao nhiêu electron trong các obitan p (electron p) của nguyên tử Cl ( Z = 17) ?
A. 10. B. 9. C. 11. D. 8.
29. Một nguyên tử X của một nguyên tố có tổng số hạt mang điện tích là 38. Cho các nhận định sau về X
(1) X sẽ có cấu hình electron là : 1s22s22p63s23p6
(2) X có số orbital p chứa electron là: 6.
(3) X có 1 electron độc thân.
(4) X có số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 1
Có bao nhiêu nhận định không đúng
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
30. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các
nguyên tố nhóm A có:
A. số electron như nhau B. số lớp electron như nhau
C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau D. cùng số electron s hay p
31. Một nguyên tố hóa học X ở chu kì 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p2 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p5
32. Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là
A. 16.        B. 14.        C. 15.        D. 13
33. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.
B. Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm.
C. Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.
D. Các nguyên tố nhóm d và f thuộc các nhóm B.
34. Cho 2 nguyên tố X và Y cùng nhóm thuộc 2 chu kỳ nhỏ liên tiếp nhau và có tổng số đơn vị điện tích hạt
nhân là 18. Hai nguyên tố X, Y là:
A. Natri và Magiê B. Natri và nhôm. B. Bo và Nhôm D. Bo và Magiê
35. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị
điện tích hạt nhân là 25. Nhận định nào sau đây đúng?
A. A và B thuộc chu kỳ 3. B. A là kim loại, B là phi kim
C. A và B thuộc nhóm IIA. D. A, B đều là nguyên tố p
36. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn, có tổng số
đơn vị điện tích hạt nhân là 30. Hai nguyên tố A và B là:
A. A và B thuộc chu kỳ 2 và chu kỳ 3. B. A là kim loại, B là phi kim
C. A và B thuộc nhóm IA. D. A, B đều là nguyên tố p
37. Trong những câu dưới đây, câu nào đúng?
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
A. Tính kim loại của các nguyên tố giảm, bán kính nguyên tử tăng.
B. Độ âm điện của các nguyên tố giảm, tính phi kim tăng.
C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng, tính base của oxide và hydroxide tăng.
D. Tính phi kim của nguyên tố tăng, tính acid của oxide và hydroxide tăng.
38. Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần là do
A. Lực hút của hạt nhân đến các electron lớp ngoài cùng giảm.
B. Bán kính nguyên tử giảm.
C. Khối lượng nguyên tử tăng.
D. Khả năng nhận e tăng, khả năng thu e giảm.
39. Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s 23p3. Oxide cao nhất của X có tính chất nào sau
đây?
A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Tính acid. D. Tính base.
40. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 3p . Công thức oxide cao nhất của X
2 3

với oxi là:


A. XO B. X2O3 C. X2O5 D. XO3
41. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nguyên tố R ở nhóm IA. Công thức hydoxide của R là
A. R2O. B. R(OH)2 C. ROH D. R2OH
42. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VIA. Công thức hydoxide
của R là
A. RO3. B. R(OH)6 C. H2RO4 D. H2RO4
43. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA, Y chu kì 4, nhóm
IIA. Kết luận nào dưới đây đúng?
A. ZX > ZY. B. Độ âm điện X < Y
C. Bán kính X > Y D. Hydroxide của Y có tính base mạnh hơn.
44. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA, Y chu kì 3, nhóm
VIA. Kết luận nào dưới đây đúng?
A. ZX > ZY. B. Độ âm điện X < Y
C. Bán kính X < Y D. Hydroxide của X có tính acid mạnh hơn.
45. Cho các nguyên tử: 19K, 13Al, 16S, 11Na. Dãy sắp xếp theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần từ trái
sang phải là
A. S, Al, K, Na. B. S, Na, Al, K. C. K, Na, Al, S. D. S, Al, Na, K.
46. Cho các nguyên tử: 12Mg, 15P, 16S, 9F. Dãy sắp xếp theo thứ tự độ âm điện giảm dần từ trái sang phải là
A. Mg, P, S, F. B. F,.S, P, Mg  C. F,.P, S, Mg  D. S, Al, Na, K
47. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số electron của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì.
B. Tất cả các nguyên tố nhóm A đều có electron hóa trị là electron s và electron p
C. Tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần tuần hoàn là do sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình
electron lớp ngoài cùng.
D. Nguyên tử của các nguyên tố kim loại đều có 1 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm một
electron.
48. Yếu tố nào dưới đây không biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử của
nguyên tố trong bảng tuần hoàn ?
A. Bán kính nguyên tử. B. Tính chất của nguyên tố.
C. Khối lượng của nguyên tố. D. Tính chất của đơn chất và hợp chất.
49. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e là 1s22s22p63s23p5. Phát biểu nào không đúng?
A. X ở nhóm VIIA. C. Hydroxide của X là một acid mạnh.
B. X là phi kim. D. Công thức oxide cao nhất là XO3.
50. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e là 1s22s22p63s23p1. Phát biểu nào đúng?
A. X ở nhóm IA. C. Hydroxide của X là một base mạnh.
B. X là phi kim. D. Công thức oxide cao nhất là X2O3.
51. Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm IIA Cấu hình electron nguyên tử của X là
A. 1s22s22p63s23p6 3d104s2. B. 1s22s22p63s23p63d14s1.
C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s
2 2 6 2 6 2
D. 1s22s22p63s23p64s13d1
52. Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VIB. Cấu hình electron nguyên tử của X là
A. 1s22s22p63s23p6 3d44s2. B. 1s22s22p63s23p63d54s1.
C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d D. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d
2 2 6 2 6 2 4 2 2 6 2 6 1 5

B. PHẦN TỰ LUẬN


53. Nguyên tố potassium (Z = 19).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử theo orbital của potassium
b) Potassium là kim loại, phi kim hay khí hiếm, tại sao?
c) Công thức hydoxide cao nhất của potassium, chất này có tính acid hay base?
d) Nguyên tố X (Z=11) và nguyên tố Y (Z=20), potassium có tính chất hóa học giống với X hay Y? Vì
sao?
54. Nguyên tố chlorine (Z = 17).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử theo orbital của chlorine
b) Chlorine là kim loại, phi kim hay khí hiếm, tại sao?
c) Công thức hydoxide cao nhất của chlorine, chất này có tính acid hay base?
d) Nguyên tố X (Z=9) và nguyên tố Y (Z=16), chlorine có tính chất hóa học giống với X hay Y? Vì
sao?
55. Cho 2 nguyên tố kim loại ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của BTH. Biết rằng 4,4 gam hỗn
hợp hai kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H 2 ở đktc. Xác định tên
hai kim loại đó và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
56. Hòa tan hoàn toàn 17 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước
được 6,72 lít khí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm và thành phần % về khối lượng của mỗi kim
loại trong hỗn hợp?
57. Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào dd HCl dư thu
được 15,68 lít khí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng của mỗi
kim loại trong hỗn hợp?
58. Cho 3,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước, ta thu được 1,12 lít
khí ở đktc. Xác định 2 kim loại và % theo khối lượng của chúng trong hh?

You might also like