You are on page 1of 2

HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ

Phản ứng cháy:


1. Tính năng suất tỏa nhiệt của một loại than đá theo đơn vị kJ/kg, biết than đá chứa 84% khối
lượng carbon và giả thiết toàn bộ nhiệt lượng toả ra khi đốt than đá đều sinh ra từ phản ứng:
C(s) + O2(g) → CO2(g)                         ΔHoΔHo= - 394 kJ/mol
2. Than tổ ong hiện vẫn được một số nơi sử dụng để đun nấu. Một viên than tổ ong nặng 1200
g có chứa 40% carbon về khối lượng.
a) Tính số mol carbon có trong một viên than tổ ong.
b) Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện chuẩn khi đốt cháy hoàn toàn viên than trên.
Tại sao hiện nay các nhiên liệu hóa thạch được khuyến cáo hạn chế sử dụng trên toàn thế giới?
c) Tại sao đun bếp than tổ ong trong phòng ngủ đề sưởi ấm có thể gây hôn mê, bại não?
3. Một loại gas dùng làm nhiên liệu đun nấu có thành phần chính gồm C 3H8 và C4H10 theo tỉ lệ
mol tương ứng là 2 : 3.
a) Tính phần trăm thể tích mỗi alkane trên trong khí gas.
b) Tính phân tử khối trung bình của khí gas. Khí gas nặng hơn không khí bao nhiêu lần? Tại sao
sau khi hơi gas rò rỉ sẽ tích tụ ở những nơi thấp trên mặt đất?
Phản ứng nổ
4. Phích đựng nước với phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc gồm 2 lớp, giữa 2 lớp này là
chân không. Giải thích vì sao nổ ruột phích đựng nước là sự nổ vật lí.
5. Hiện tượng nào sau đây là nổ vật lí. Hiện tượng nào là nổ hóa học?
a) Nổ quả bóng bay do bơm quá căng.
b) Nổ chùm bóng bay chứa khí hydrogen do bắt lửa.
6. Các trường hợp sau đây là nổ vật lí hay nổ hóa học?
a) Nổ nồi áp suất khi đun nấu.
b) Nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu.
7. Trong trường hợp nào thì phản ứng của CH 4 với O2 là phản ứng cháy, phản ứng nổ? Thảo
luận tương tự với trường hợp của cồn.
8. Nổ khí trong bếp gas gia đình thường là sự nổ hóa học nhưng đôi khi lại là nổ vật lí. Hãy
cho biết khi nào thì gây ra sự nổ hóa học, khi nào thì gây ra sự nổ vật lí.
Điểm chớp cháy:
9. Tại sao nghiêm cấm nguồn lửa tại các trạm xăng, biết điểm chớp cháy của octane, chất có
nhiều trong xăng là 14 °C.
10.  Khi sử dụng cồn để đốt, nếu không cần thận có thể bị bỏng cồn.
a) Những đặc điểm nào sau đây tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cồn: cồn dễ bay hơi, hơi cồn dễ bắt
lửa, phản ứng toả nhiệt mạnh, nhiệt độ ngọn lửa cao?
b) Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn khi dùng cồn đề đốt.
Nhiệt độ ngọn lửa:
11.  a) Tại sao phản ứng đốt cháy các nhiên liệu thường có nhiệt độ ngọn lửa cao? Điều này có ý
nghĩa gì trong đời sống và sản xuất?
b) Tại sao nhiệt độ ngọn lửa khi đốt cháy một chất trong oxygen tinh khiết cao hơn khi đốt cháy
trong không khí?
Nhiệt độ tự bốc cháy:
12. Một số vụ nổ xe bồn chở xăng, dầu xảy ra khi thợ sửa chữa đang hàn xì nắp bồn.
a) Hãy chỉ ra 3 yếu tố gây nổ dù bồn đã được tháo hết nhiên liệu lỏng.
b) Nếu trong quá trình hàn xì, nắp bồn vẫn đóng thì vụ nổ gây ra bởi hỗn hợp hơi trong bồn đã
đạt điểm chớp cháy hay đã đạt nhiệt độ tự bốc cháy?
Biến thiên enthalpy của một số phản ứng cháy, nổ
13. Xác định nhiệt lượng (kJ) tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam mỗi chất CH 4, C2H2 ở điều
kiện chuẩn. Biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.
14. Xét phản ứng:
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g)                                = – 802 kJ
Tính   của CH4(g), biết   của CO2(g) và H2O(g) lần lượt là – 394 kJ/mol và – 242
kJ/mol.
15. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 kg một loại củi khô, biết củi khô chứa 54% khối
lượng cellulose và phân tử cellulose được cấu tạo bởi các gốc glucose. Giả thiết toàn bộ nhiệt
lượng tỏa ra được tính từ biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy glucose:
C6H10O5(s) + 5O2(g) ⟶ 6CO2(g) + 5H2O(l)                          = -2 880 kJ
16. Ngày 04 tháng 8 năm 2020 đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng ở nhà kho tại cảng Beirut của
Lebanon. Đây là nhà kho chứa khoảng 2 700 tấn NH 4NO3, một loại hoá chất vừa được sử dụng
làm phân bón, vừa được dùng làm thuốc nổ do có khả năng phân huỷ thành khí và hơi, kèm theo
toả nhiệt mạnh:
2NH4NO3(s)  2N2(g) + O2(g) + 4H2O(g)
a) Tính   của phản ứng, biết   của NH4NO3(s) và   của H2O(g) lần lượt là –365, 6
kJ/mol và –242 kJ/mol.
b) Tính nhiệt lượng tối đa giải phóng ra từ vụ nổ khi toàn bộ lượng NH4NO3 bị phân huỷ.
17. Hỗn hợp bột Al và NH4ClO4 được dùng làm nhiên liệu rắn cho tên lửa. Hỗn hợp bột Al và
Fe2O3 được dùng để hàn kim loại. Phản ứng xảy ra khi sử dụng các hỗn hợp bột này như sau:
3Al(s) + 3NH4ClO4(s) → Al2O3(s) + AlCl3(s) + 3NO(g) + 6H2O(g) (1)
2Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(l) (2)
Các giá trị   (kJ mol-1) của NH4ClO4, Al2O3, AlCl3, Fe2O3, NO, H2O lần lượt là -295,3; -
1676,0; -704,2; -825,5; +90,29; -241,82..
a) Bằng tính toán hãy cho biết: 1 gam hỗn hợp bột nào (trộn theo đúng tỉ lệ phản ứng) tỏa ra
nhiều nhiệt hơn. Từ đó dự đoán phản ứng nào xảy ra mãnh liệt hơn.
b) Có thể dùng hỗn hợp bột Al và Fe2O3 làm nhiên liệu trong động cơ tên lửa được không?
Tốc độ phản ứng cháy và tốc độ “phản ứng hô hấp”
18. Một người ngủ quên trong ô tô tắt máy, đóng kín cửa. Sau một thời gian, khi phần trăm thể
tích oxygen giảm xuống còn 16% thì rất may có người kịp thời phát hiện, phá vỡ kính xe để đưa
đi cấp cứu.
Hỏi tại thời điểm có người đến cứu, tốc độ “phản ứng hô hấp" của người trong xe giảm bao
nhiêu lần so với bình thường? Giả thiết vhô hấp = k.CO2
19. Đỉnh Fansipan (có độ cao 3 147 m so với mực nước biển) là ngọn núi cao nhất Việt Nam.
Giả thiết không khí trên đỉnh Fansipan có áp suất 0,66 atm và chứa 21% thể tích oxygen. Hỏi tốc
độ “phản ứng hô hấp" giảm bao nhiêu lần so với điều kiện bình thường? Giả thiết vhô hấp = k.CO2
20. Cho phản ứng đốt cháy hoàn toàn khí propane:
C3H8(g) + 5O2(g) → 3CO2(g) + 4H2O(g)
Tốc độ của phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu nồng độ oxygen trong không khí giảm từ 21%
xuống 15% (theo thể tích)? Các yếu tố khác coi như không đổi

You might also like