You are on page 1of 4

1.4.

Nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong


1.4.1. Nguồn gốc nhiên liệu dùng cho động cơ
Nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong thường là sản
phẩm chưng cất từ dầu mỏ vì loại này có trữ lượng lớn, nhiệt
trị lớn, ít tro, dễ vận chuyển và bảo quản. Nó là hỗn hợp của
nhiều carbua hydro có kết cấu phân tử khác nhau, nó quyết
định tính chất lý hóa cơ bản của nhiên liệu và ảnh hưởng rất
nhiều tới quá trình bay hơi và cháy của nhiên liệu. Ngày nay
người ta đã tìm ra được một số nhiên liệu thay thế loại nhiên
liệu truyền thống, có tính năng là ít ô nhiểm môi trường,
Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là: Paraphin C n H 2n+2 ,
hydrocacbon vòng (xycloankan) (Cn H 2n ) và carbua thơm
(aren) C n H 2n−6 và C n H 2n−12 . Ngoài ra trong dầu mỏ còn chứa
rất ít các chất olephin (anken) CnH2n, diolephin
(ankandien)CnH2n-2 và acetylen (ankyn) CnH2n-2.
Kết cấu phân tử mạch vòng rất bền vững nên có tính
chống kích nổ cao. Vì vậy trong xăng dùng cho động cơ đốt
cháy cưỡng bức thì tốt nhất là thành phần của nó chứa nhiều
CH mạch vòng hay mạch nhánh như benzen, iso-butan hoặc
iso-octane. Ngược lại đối với nhiên liêu có kết cấu mạch
thẳng không bền vững (tự đứt) nên dễ cháy dùng cho động cơ
diesel như butan, octane.
Các loại nhiên liệu lỏng lấy từ dầu mỏ đều có các nguyên
tố chính sau: C, H2 và O2, đôi khi cũng còn một hàm lượng
nhỏ S và N2.
1.4.2. Tính chất của nhiên liệu
1.4.2.1. Nhiệt trị của nhiên liệu
Nhiệt trị là nhiệt lương sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn một
đơn vị nhiên liệu (1kg hoặc 1m3) ở điều kiện chuẩn
(p=760mmHg và t=0oC). Có hai loại nhiệt trị:
+ Nhiệt trị cao Q0: là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy một đơn
vị nhiên liệu có tính đến sự ngương tụ của hơi nước chứa
trong sản vật cháy khi ta làm lạnh nó đến nhiệt độ ban đầu
+ Nhiệt trị thấp QH: là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 đơn vị
nhiên liệu khi không có tính đến sự ngưng tụ của hơi nước
Đối với động cơ đốt trong do khí thải có nhiệt độ rất cao,
do đó hơi nước trong khí thải chưa kịp ngưng tụ đã bị thải
mất, nên khi tính chu trình công tác của động cơ, nên người ta
dùng nhiệt trị thấp.
1.4.2.2.Tính bay hơi của nhiên liệu
Tính bay hơi có ý nghĩa rất lớn đối với động cơ nhất là
động cơ xăng có sự hình thành hòa khí từ bên ngoài. Tính bay
hơi của nhiên liệu phụ thuộc vào thành phần chưng cất của
nhiên liệu và được xác định trong 1 thiết bị đặc biệt bằng cách
đốt nóng nhiên liệu và tách dần những chất chưng cất, sôi
trong 1 phạm vi nhiệt độ nhất định
1.4.2.3. Nhiệt độ tự bốc cháy
Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà hòa khí tự
bốc cháy được không cần nguồn lửa bên ngoài. Nhiệt độ tự
bốc cháy phụ thuộc vào loại nhiên liệu và thông thường giảm
khi tăng trọng lượng phân tử của nhiên liệu. Đó là 1 trong
những nguyên nhân khiến người ta dùng nhiên liệu nặng trong
động cơ diesel, còn đối với động cơ xăng thì ngược lại, nhiên
liệu yêu cầu là phải có nhiệt độ tự bốc cháy lớn.
Trên thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ tự
bốc cháy, vì vậy để đánh giá tính tự cháy của nhiên liệu dùng
cho các loại động cơ khác nhau, người ta không dùng nhiệt độ
tự bốc cháy. Đối với động cơ diesel, dùng tính tự cháy của
nhiên liệu, còn đối với động cơ xăng dùng tính chống kích nổ
của nhiên liệu làm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cháy.
1.4.3. Lượng không khí cần thiết để đốt cháy 1kg nhiên
liệu
Hòa khí dùng cho ĐCĐT có hai thành phần: nhiên liệu và
không khí. Muốn xác định lượng hòa khí trên đối với 1kg
nhiên liệu lỏng, trước tiên phải xác định lượng không khí cần
thiết để đốt kiệt số nhiên liệu đó.
Khi đốt kiệt 1kg nhiên liệu lỏng, các thành phần c của C
và h của H2 sẽ chuyển thành CO2 và H2O theo các phương
trình phản ứng sau:
C + O2 = CO2
1
H2 + 2 O2 = H2O
Nếu 1kg nhiên liệu lỏng gồm có: c kg C, h kg H 2 và onl
kg O2. Ta có thể viết:
12kg C + 32kg O2 = 44kg CO2
2kg H2 + 16kg O2 = 18kg H2O
8 11
Từ đó có: c kg C + c kg O2 =
3 c kg CO2
3
h kg H2 + 8h kg O2 = 9h kg H2O
Nếu tính theo đơn vị kmol sẽ được:
c c
c kg C + 12 kmol O2 = 12 kmol CO2
h h
h kg H2 + kmol O2 =
4 kmol H2O
2
1.4.4. Các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu xăng
Để bảo đảm cho động cơ hoạt động bình thường, xăng
phải đạt dược những yêu cầu chất lượng dưới đây :
+ Có độ bay hơi thích hợp để động cơ dễ khởi động và vận
hành một cách đều đặn nhịp nhàng, không tạo ra các nghẽn
hơi, đặc biệt vào mủa hè, nhiệt độ môi trường cao.
+ Có tính chống kích nổ cao, bảo đảm cho động cơ làm việc ở
phụ tải lớn mà không bị kích nổ.
+ Có tính ổn định hoá học tốt, không tại ra các hợp chất keo
nhựa khi tồn chứa, khi cháy không để lại nhiều chất muội than
trong buồng đốt, không ăn mòn các chi tiết trong động cơ.
+ Không bị đông đặc khi nhiệt độ hạ thấp, không hút nước và
không tại ra các tinh thể nước đá khi gặp lạnh.
1.4.5. Đánh giá tính chống kích nổ của nhiên liệu xăng
1.4.5.1. Tỉ số nén có lợi nhất cl
Là  lớn nhất cho phép về mặt kích nổ. Việc xác định 
có lợi nhất được tiến hành trong 1 động cơ thí nghiệm đặc biệt
có thể thay đổi  1 cách tùy ý. Khi thực hiện người ta tăng 
dần dần cho đến khi nào xảy ra kích nổ
1.4.5.2. Chỉ số octane
Là số phần trăm chất iso-octane C8H18 tính theo thể tích có
trong hỗn hợp với chất heptane C7H16, tương đương về tính
kích nổ với nhiên liệu thí nghiệm. Chất iso-octane coi như có
trị số octane là 100, còn chất heptane coi như có trị số octane
là 0
Nếu tính chống kích nổ của nhiên liệu thử nghiệm lớn hơn
tính chống kích nổ của nhiên liệu mẫu (>100) thì nhiên liệu
dùng để so sánh sẽ là hỗn hợp của iso-octane với tetraetyl chì
Pb(C2H5), hoặc dung dịch etyl. Số octane của nhiên liệu mẫu
trong trường hợp này phụ thuộc vào hàm lượng Pb(C 2H5)
trong 1kg iso-octane.
Thông thường trị số octane đối với nhiên liệu xăng là:
+ Xăng ôtô: 83 – 92
+ Xăng máy bay: 92 – 100

You might also like