You are on page 1of 37

MỤC LỤC

Trang
Chương I : Mở đầu 2
Chương II: Nhiên liệu cho động cơ diesel 3
I:Nguyên lý,đặc điểm,quá trình cháy trong động cơ diesel 3
1: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 3
2:Quá trình cháy 5
II: Nhiên liệu diesel 7
1: Trị số xetan 7
2: Thành phần của nhiên liệu diesel 8
3: Các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu diesel 11
4: Phân loại và yêu cầu kỹ thuật nhiên liệu diesel thương phẩm 24
III: Nhiên liệu sinh học biodiesel: 33
1: Giới thiệu chung về biodiesel 33
2: Các nguồn nguyên liệu để sản xuất biodiesel 34
3: Các phương pháp tổng hợp biodiesel 34
4: So sánh chất lượng biodiesel và diesel khoáng 35
5: Ưu nhược điểm của biodiesel 36
Chương III: Kết luận 37
Chương IV: Tài liệu tham khảo 38

1
TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU CHO
ĐỘNG CƠ DIESEL
CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU
Dầu mỏ đã được loài người đã tìm thấy hàng ngàn năm trước Công Nguyên, tuy
nhiên đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác, chế biến dầu theo qui mô công
nghiệp. Ngày nay dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội
hiện đại dùng để để sản xuất nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, nguyên
liệu cho ngành tổng hợp hữu cơ hoá dầu…Dầu mỏ hầu như phân bố khắp mọi nơi
trên thế giới và thành phần của chúng cũng khác nhau. Để sử dụng được dầu mỏ ta
phải qua các phân đoạn chế biến. Dầu thô khi khai thác lên phải trải qua các quá
trình làm sạch tạp chất sau đó đưa vào quá trình chưng cất phân đoạn với các
khoảng nhiệt độ khác nhau để thu được những sản phẩm nhất định, pha thêm phụ
gia để được các sản phẩm có giá trị thương mại. Mỗi phân đoạn sản phẩm thu
được có thành phần và tính chất khác nhau. Thông thường quá trình chưng cất dầu
mỏ được chia thành các phân đoạn sau :
 Phân đoạn xăng, với khoảng nhiệt độ sôi dưới 180C, bao gồm các thành
phần từ C5 ÷C10, C11
 Phân đoạn kerosen: Nhiệt độ sôi từ 180 đến 250C, chứa các hydrocacbon từ
C11÷C15, C16
 Phân đoạn gasoil nhẹ (Diesel) : Nhiệt độ sôi từ 250 đến 350C, chứa các
thành phần C16÷C20, C21
 Phân đoạn gasoil nặng ( còn gọi là phân đoạn dầu nhờn), nhiệt độ sôi từ 350
đến 500C bao gồm C21÷C25 thậm chí đến C40
 Phân đoạn cặn gudron với nhiệt độ sôi trên 500C gồm các thành phần có số
nguyên tử cacbon từ C41 trở lên, giới hạn cùng có thể lên đến C80

2
Hiện nay sản phẩm từ dầu mỏ chủ yếu được ứng dụng làm nguyên liệu cho các
động cơ xăng, động cơ Diesel và động cơ phản lực. Trong phạm vi tiểu luận này
sẽ nghiên cứu tổng quan về động cơ Diesel và nhiên liệu sử dụng cho động cơ
Diesel.

CHƯƠNG II: NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ DIESEL


I. NGUYÊN LÍ, ĐẶC ĐIỂM, QUÁ TRÌNH CHÁY CỦA ĐỘNG
CƠ DIESEL:
1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của động cơ diesel:

3
Không khí nén
Nhiên liệu

không khí vào qua Supap


hút

Khí thải

Nếu quá trình vận hành của chu kì 4 thì trong động cơ Diesel chỉ hơi khác so
với động cơ cháy cưỡng bức (động cơ xăng), thì điều kiện cháy của hai loại động

4
cơ này lại rất khác nhau. Chu kì của động cơ Diesel gồm 4 giai đoạn: nạp/ nén/ nổ,
giãn nở sinh công/xả

Chu kì 4 thì của động cơ Diesel: 1. Nạp khí; 2. Nén; 3. Nổ và giãn nở; 4. Xả
 Chu kì nạp: piston đi xuống hỗn hợp nhiên liệu và không khí được hòa trộn
đều trước khi nạp vào xylanh, ở động cơ Diesel chỉ có không khí được nạp
vào xylanh động cơ ở pha nạp.
 Chu kì nén:trong xylanh ở pha nén, không khí bị nén ở áp suất cao làm nhiệt
độ khí tăng theo, nhiệt độ khí thu được sẽ cao hơn nhiệt độ tự cháy (auto-
inflammation) của nhiên liệu sử dụng.
 Chu kì nổ và giãn nở: đến cuối chu kì nén 2, khi piston đi gần đến điểm chết
trên, nhiên liệu diesel được phun vào xylanh ở dạng những hạt sương nhỏ;
nhiên liệu hoặc sẽ được phun trực tiếp vào buồng cháy (injection directe),
hoặc được phun vào một buồng hòa trộn trước nhằm cải thiện quá trình cháy
của nhiên liệu khi tiếp xúc với không khí nóng (injection indirecte). Không
khí nóng sẽ hòa trộn với nhiên liệu phun vào, gia nhiệt và hóa hơi nhiên liệu.
Quá trình cháy sau đó diễn ra rất nhanh, áp suất tăng nhanh và có thể đến
cực đại (60 bar đến 100 bar). Không khí ở thời điểm này rất nóng (2000 đến
3000 °C). Trong xylanh áp suất và nhiệt độ cùng tăng.
 Chu kì xả: piston đi lên đẩy khí thải ra ngoài qua supap thải, bắt đầu một chu
trình tiếp theo

5
2. Quá trình cháy trong động cơ diesel:
Trong quá trình vận hành động cơ diesel có thể quan sát thấy trong những
điều kiện cụ thể khác nhau, hai hiện tượng cháy hoàn toàn trái ngược:hiện tượng
cháy bình thường và cháy không bình thường của động cơ. Một trong những
nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cháy không bình thường là do việc sử dụng nhiên
liệu không đúng quy định hoặc không đảm bảo chất lượng. Trước hết cần tìm hiểu
được hai hiện tượng cháy của hơi nhiên liệu trong động cơ.
2. 1. Hiện tượng cháy bình thường và không bình thường trong động cơ
diesel:
Trong xylanh của động cơ diesel, piston nén không phải hỗn hợp không khí
và hơi nhiên liệu như động cơ xăng mà nén không khí đến khi đạt tới nhiệt độ cần
thiết. Lúc này hơi nhiên liệu được phun sương trực tiếp vào buồng đốt. Gặp không
khí nóng nhiên liệu bốc hơi, nóng dần lên và đạt tới nhiệt độ tự cháy. Thực tế cho
thấy nhiên liệu sau khi phun vào xylanh không tự cháy ngay, mà phải có một thời
gian để oxy hóa sâu các hydrocarbon trong nhiên liệu, tạo hợp chất chứa oxy trung
gian, có khả năng tự bốc cháy. Khoảng thời gian đó gọi là thời gian cảm ứng hay
thời gian cháy trễ . Kết thúc thời gian này, sự cháy trong buồng đốt mới bắt đầu.
Thời gian cảm ứng càng ngắn càng tốt, lúc đó nhiên liệu sẽ cháy điều hòa.
2. 1. 1. Hiện tượng cháy bình thường:
Nếu hơi nhiên liệu có nhiệt độ tự cháy thích hợp, dễ tự bén cháy, thời gian
cháy trễ đủ ngắn thì khi bắt đầu cháy hơi nhiên liệu tích tụ trong buồng cháy không
quá nhiều, hiện tượng cháy xảy ra bình thường, áp suất, nhiệt độ buồng cháy tăng
đều đặn. Trường hợp này là cháy bình thường.
2. 1. 2. Hiện tượng cháy không bình thường:
Nếu hơi nhiên liệu khó tự cháy, thời gian cảm ứng kéo dài, làm cho hơi
nhiên liệu tích lũy khá nhiều trong buồng đốt, làm cho khi bắt đầu tự cháy, hơi

6
nhiên liệu sẽ cháy một cách mãnh liệt, làm áp suất, nhiệt độ buồng cháy tăng đột
ngột, gây sóng chấn động đập vào vách xylanh, tạo tiếng động lách cách. Hơi
nhiên liệu cháy không hết, xả ra khói đen là hydrocarbon dư…giống như hiện
tượng cháy kích nổ của động cơ xăng và gây ra tác hại tới tuổi thọ động cơ, lãng
phí nhiên liệu, ô nhiễm môi trường.
Như vậy để có thời gian cháy trễ ngắn thì trong nhiên liệu phải có nhiều các
chất n-parafin, vì các cấu tử này dễ bị oxy hóa, tức là rất dễ tự bốc cháy. Còn các
izo-parafin và các hợp chất hydrocarbon thơm rất khó bị oxy hóa nên thời gian
cháy trễ dài, khả năng tự bốc cháy kém. Có thể sắp xếp thứ tự theo chiều giảm khả
năng oxy hóa ( tức là tăng thời gian cảm ứng ) của các hydrocarbon như sau:
n-parafin< naphten < n-olefin < izo-naphten < izo-parafin <izo-olefin
<hydrocarbon thơm .
Như vậy, quy luật về ảnh hưởng của thành phần hydrocarbon đến tính chất
cháy của nhiên liệu trong động cơ diesel hoàn toàn trái ngược với tính chất cháy
trong động cơ xăng.

II-NHIÊN LIỆU DIESEL:


1. TRỊ SỐ XETAN:
1. 1. Khái niệm:
Để đặc trưng cho khả năng tự bốc cháy của nhiên liệu, người ta sử dụng đại
lượng trị số xetan. Trị số xetan là đơn vị đo quy ước, đặc trưng cho khả năng tự bắt
cháy của nhiên liệu diesel, là một số nguyên, có giá trị đúng bằng giá trị của hỗn
hợp chuẩn có cùng khả năng tự bắt cháy. Hỗn hợp chuẩn này gồm hai hydrocarbon
 n-xetan( n-C16H34 ) :công thức cấu tạo mạch thẳng, dễ tự cháy được quy định
có trị số xetan là 10
 α-metyl naphtalen ( C11H10 ) là chất rất khó tự cháy, nhiệt cháy cao, quy định
có trị số xetan là 0

7
Hỗn hợp của hai chất này sẽ có trị số xetan bằng số % thể tích của n-xetan trong
hỗn hợp.
1. 2. Cơ sở phương pháp xác định trị số xetan của nhiên liệu:
Cho nhiên liệu diesel thí nghiệm cần đo trị số xetan vào thiết bị xác định.
Ghi nhận trạng thái tự cháy của nhiên liệu đem thử. Cho từng nhiên liệu chuẩn có
trị số xetan khác nhau vào thử trong thiết bị và cũng ghi nhận trạng thái tự cháy
của nhiên liệu thử với các nhiên liệu chuẩn để tìm ra trạng thái tự cháy giống nhau
của nhiên liệu thử với một nhiên liệu chuẩn xác định nào đó. Từ đó suy ra nhiên
liệu thử có trị số xetan bằng với nhiên liệu chuẩn này.
1. 3. Trị số xetan của các nhóm hydrocarbon:
Các hydrocarbon khác nhau đều có trị số xetan khác nhau, có thể tóm tắt như sau:
 Khi có cùng một số nguyên tử hydrocarbon trong mạch thì hydrocarbon n-
parafin có trị số xetan cao nhất, rồi tới hydrocarbon naphten, hydrocarbon
dạng izo có trị số xetan thấp hơn, còn hydrocarbon thơm có trị số xetan thấp
nhất.
 Trong cùng một dãy đồng đẳng hydrocarbon, mạch hydrocarbon càng dài, trị
số xetan càng cao.
Trị số xetan của một số hydrocarbon cho dưới bảng sau:

Hydrocarbon Công thức Trị số xetan


n-dodecan C12H26 75
3-etyldecan C12H26 48
4, 5-dietyloctan C12H26 20
n-hexadecan (xetan ) C16H34 100
7, 8-dimetyl hexadecan C16H34 41
n-hexadexen ( xeten ) C16H34 91
5-butyl dohexen C16H32 47
n-hexyl benzen C16H32 27
n-heptyl benzen C13H20 36
n-octyl benzen C14H22 51
α –metyl naphtalen C11H10 0
Butyl naphtalen bậc 3 C14H16 3
8
Butyl decalin bậc 3 C14H26 24
n-dodexyl benzen C18H30 60

Phân đoạn gasoil chưng cất trực tiếp từ dầu mỏ bao giờ cũng có trị số xetan
rất cao. Ví dụ, trị số xetan của gasoil từ dầu mỏ Bacu: 60, từ dầu mỏ Grosny :
75÷80. Nói chung, gasoil khai thác trực tiếp từ dầu mỏ không cần qua quá trình
biến đổi hóa học thích hợp nào vẫn thích hợp để sử dụng làm nhiên liệu diesel. Yêu
cầu về trị số xetan của động cơ diesel tốc độ chậm (dưới 500 vg/ph) chỉ cần
khoảng 45 đến 50. Với động cơ diesel chạy nhanh (500÷1000 vg/ph) chỉ cần trên
50.
Nếu trị số xetan cao quá sẽ không cần thiết vì gây lãng phí nhiên liệu, một số
thành phần nhiên liệu trước khi cháy, ở nhiệt độ cao trong xylanh bị thiếu oxy nên
phân hủy thành cacbon tự do, tạo thành muội theo phản ứng:

t C

CxHy xC + H2

Nếu trị số xetan thấp sẽ xảy ra quá trình cháy kích nổ do:trong nhiên liệu có
nhiều thành phần khó bị oxy hóa, khi lượng nhiên liệu phun vào trong xylanh quá
nhiều mới xảy ra quá trình tự cháy, dẫn đến cháy cùng lúc, gây tỏa nhiệt mạnh, áp
suất tăng mạnh, động cơ rung giật…. gọi là cháy kích nổ.
Để tăng trị số xetan, có thể thêm vào nhiên liệu các phụ gia thúc đẩy quá
trình oxy hóa như: izo-propyl nitrat, amyl nitrat…Với lượng khoảng 1. 5 % thể
tích, chất phụ gia có thể làm tăng trị số xetan lên 15 đến 20 đơn vị .
2. THÀNH PHẦN CỦA NHIÊN LIỆU DIESEL:
Có nhiều loại động cơ diesel, được chia thành 3 nhóm. Phù hợp với 3 nhóm
động cơ này có ba nhóm nhiên liệu diesel khác nhau về tính chất.

9
 Nhóm động cơ diesel cao tốc, có số vòng quay lớn hơn 1000vg/ph dùng cho
các loại ô tô buýt, ô tô tải, máy nông nghiệp . . Các loại động cơ này đòi hỏi
nhiên liệu có phạm vi nhiệt độ sôi thấp, chất lượng cao
 Nhóm động cơ có số vòng quay trung bình 500 ÷1000 vg/ph, dùng cho tàu
hỏa, xe lu, xe ủi, xe làm đường, . . động cơ diesel tĩnh tại, động cơ phụ trợ
trên tàu biển, …Loại nhiên liệu dùng cho động cơ này có phạm vi nhiệt độ
sôi cao hơn và độ nhớt cũng lớn hơn.
 Nhóm động cơ có số vòng quay thấp dưới 500 vg/ph dùng cho tàu thủy, các
nhà máy phát điện, . . Nhiên liệu cho loại động cơ này khá nặng, bao gồm
một phần nhiên liệu đốt lò.
Thành phần chủ yếu của nhiên liệu diesel là các hợp chất hydrocarbon có trong
các phân đoạn gasoil nhẹ, trung bình và nặng trong quá trình chưng cất trực tiếp
dầu mỏ. Phạm vi nhiệt độ sôi của phân đoạn gasoil thông thường trong khoảng
200÷3600C (cũng có thể mở rộng thêm tùy theo yêu cầu sản xuất ). Ngoài các phân
đoạn gasoil của chưng cất trực tiếp, còn dùng các phân đoạn gasoil của các quá
trình chế biến thứ cấp khác như cracking, hydrocracking, nhiệt phân và cốc hóa.
Về bản chất hóa học, nhiên liệu diesel là hỗn hợp hydrocarbon có nhiệt độ sôi phù
hợp với phạm vi nhiệt độ sôi của phân đoạn gasoil nhẹ. Thành phần có chất lượng
tốt nhất cho nhiên liệu diesel là các hydrocarbon n-parafin. Các hydrocarbon dạng
naphten và mạch nhánh có chất lượng kém hơn và kém nhất là các hydrocarbon
thơm.
Như vậy nhiên liệu diesel phù hợp với các cấu tử trái ngược với cấu tử
hydrocarbon trong xăng. Nguyên nhân sự khác nhau này là do sự khác nhau về
nguyên lí hoạt động của hai loại động cơ. Do đó trong công tác bảo quản và vận
chuyển cần tránh để hai loại nguyên liệu này trộn lẫn vào nhau. Sự trộn lẫn hai

10
nhiên liệu khác nhau đó sẽ gây nên những hoạt động không bình thường trong cả
hai loại động cơ.
Ngoài ra, trong nhiên liệu diesel còn có chứa một số phụ gia nhằm nâng cao
chất lượng nhiên liệu như phụ gia cải thiện trị số xetan, phụ gia chống đông, …
3. CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA NHIÊN LIỆU DIESEL:
Để động cơ diesel làm việc ổn định, đòi hỏi nhiên liệu diesel phải đảm bảo các
chỉ tiêu chất lượng như sau:
 Tính tự cháy phù hợp
 Độ bay hơi thích hợp
 Tính lưu chuyển tốt trong mọi điều kiện thời tiết
 Không gây ăn mòn và bào mòn máy
 Bảo đảm an toàn, chống cháy nổ
3. 1.Tính cháy của nhiên liệu diesel:
Tính cháy của nhiên liệu diesel biểu thị khả năng tự cháy thông qua chỉ tiêu
chất lượng là trị số xetan . Trị số xetan của nhiên liệu diesel có thể xác định bằng
phương pháp thực nghiệm hoặc tính toán
1. Trị số xetan xác định bằng phương pháp thực nghiệm:
Tiêu chuẩn xác định: ASTM D 613
Phương pháp thực nghiệm xác định trị số xetan chỉ có thể tiến hành trong
thiết bị chuyên dụng với các loại nhiên liệu tiêu chuẩn. Loại thiết bị chuyên dụng
này là một loại động cơ diesel đặc biệt cho phép ta quan sát được hiện tượng cháy
trong động cơ. Thiết bị đo trị số xetan chỉ có ở các phòng thí nghiệm nơi sản xuất
hoặc các cục tiêu chuẩn đo lường quốc gia.
2. Trị số xetan xác định gián tiếp qua tính toán:
Tiêu chuẩn xác định: ASTM D 976

11
Khi không có điều kiện xác định trị số xetan trong thiết bị đo trị số xetan, có
thể xác định gián tiếp qua điểm sôi 50% V và °API theo công thức:
TSXT = 454. 74 - 1641. 416 D + 774. 74 D² - 0. 554 B+97. 803 (log B)²
Trong đó: TSXT: Trị số xetan
D: Tỷ trọng của nhiên liệu diesel d15/15
B:Điểm sôi 50%V đo bằng °C
Cũng có thể tính trị số xetan theo công thức khác như sau:
TSXT = -420. 34 +0. 016 G² + 0. 192 G logM + 65. 01(logM)² - 0. 0001809M²
Trong đó: G: Độ °API
M: Điểm sôi 50% V đo bằng °F
Cũng có thể không cần tính toán mà sử dụng biểu đồ quan hệ giữa °API và điểm
sôi 50%V để xác định TSXT của nhiên liệu diesel
3. 2. Tính bay hơi của nhiên liệu diesel:
Tính bay hơi của nhiên liệu diesel ảnh hưởng rất lớn đến sự tạo thành hỗn
hợp nhiên liệu và không khí. Khi quá trình tạo hỗn hợp cháy thực hiện đều đặn,
động cơ sẽ hoạt động bình thường và ổn định. Khi quá trình tạo hỗn hợp cháy xảy
ra thất thường sẽ làm cho hoạt động của động cơ bị trục trặc. Để đánh giá độ bay
hơi của nhiên liệu diesel, cũng như xăng, người ta xác định thành phần điểm sôi, tỷ
trọng và một chỉ tiêu có quan hệ tới tỷ trọng là màu sắc nhiên liệu. Không xác định
áp suất hơi bão hòa do trong diesel không có các thành phần hydrocarbon nhẹ
1. Thành phần điểm sôi:
Tiêu chuẩn xác định: TCVN 2698-1995, ASTM D 86
Chỉ tiêu chất lượng này được xác định trong dụng cụ chưng cất đã tiêu chuẩn
hóa. Đối với nhiên liệu diesel cần xác định thành phần điểm sôi như sau:
 Điểm sôi 10%V
 Điểm sôi 50%V

12
 Điểm sôi 90%V
Thành phần điểm sôi của nhiên liệu diesel có ý nghĩa thực tế khi sử dụng
a) Điểm sôi 10%V biểu thị cho thành phần nhẹ trong nhiên liệu diesel. Yêu
cầu thành phần này chỉ chiếm một tỷ lệ thích hợp. Thực tế yêu cầu t10% không thấp
hơn 200°C. Nếu t10% thấp hơn 200°C, chứng tỏ trong nhiên liệu diesel có tỉ lệ hợp
phần nhẹ cao, khi cháy sẽ làm tăng nhanh áp suất, động cơ làm việc quá ‘cứng’ dẫn
đến cháy kích nổ. Phần nhẹ quá nhiều khiến sự phun sương không tốt, giảm tính
chất đồng nhất của hỗn hợp cháy, làm cho khi cháy tạo nhiều khói đen, tạo muội,
làm bẩn máy và pha loãng dầu nhờn, động cơ làm việc kém công suất, giảm tuổi
thọ.
b)Điểm sôi 50%V ảnh hưởng đến tính khởi động máy. Nhiên liệu có t50%
thích hợp(không vượt quá 280°C) sẽ khiến động cơ khởi động dễ dàng hơn.
c)Điểm sôi 90%V biểu hiện cho khả năng cháy hoàn toàn của hơi nhiên liệu,
t90% của nhiên liệu diesel không nên vượt quá 370°C.
Những điều trình bày ở trên là những hiểu biết chung về tính bay hơi thích hợp của
nhiên liệu diesel. Tuy nhiên thành phần điểm sôi của nhiên liệu diesel phải được
đánh giá thực tế trên cơ sở khả năng làm việc của động cơ và điều kiện sử dụng
của nhiên liệu.
Thực tế cho thấy thành phần điểm sôi của nhiên liệu diesel cũng ảnh hưởng tới
công suất làm việc và tuổi thọ của động cơ. Thành phần điểm sôi phù hợp đảm bảo
nhiên liệu sẽ được đốt cháy hoàn toàn trong động cơ, không xả khói đen và dư lại
làm loãng dầu bôi trơn. Người ta có những khảo sát để chứng minh rằng nếu nhiên
liệu nặng quá yêu cầu đòi hỏi thì tiêu hao nhiên liệu sẽ tăng rõ rệt.
 Khi ở 300°C cất được 93%V thì tiêu hao nhiên liệu là 100%.
 Khi ở 300°C cất được 80%V thì tiêu hao nhiên liệu là 117%.
 Khi ở 300°C cất được 20%V thì tiêu hao nhiên liệu là 131%

13
Đồng thời khi thành phần điểm sôi không hợp lí (quá nặng ) sẽ tăng sự mài mòn
secmang và xylanh do nhiên liệu cháy không hết còn đọng lại trên thành xylanh
làm loãng dầu bôi trơn giữa hai chi tiết ma sát này.
o Khi cất được 50% V ở 230°C thì khe hở miệng xecmang là 0. 6mm.
o Khi cất được 50%V ở 300°C thì khe hở miệng xecmang là 0. 8mm.
o Khi cất được 50%V ở 350°C thì khe hở miệng xecmang là 1. 2mm.
Khi thành phần cất quá nặng còn làm tăng lượng khói độc ở khí xả, ảnh hưởng tới
vấn đề an toàn môi trường, nhất là ở những nơi đông dân cư.
o Khi ở 300°C cất được 95% khói xả ra là 43 đơn vị khói.
o Khi ở 300°C cất được 75% khói xả ra là 63 đơn vị khói.
o Khi ở 300°C cất được 20% khói xả ra là 85 đơn vị khói.
2. Khối lượng riêng và tỷ trọng của nhiên liệu diesel:
Tiêu chuẩn xác định
 TCVN 3893-84, ASTM D 1298 : xác định tỷ trọng bằng phù kế
(aerometer).
 TCVN 2691-78, ASTM D 941: xác định tỷ trọng bằng bình đo tỷ trọng
mao quản với các dạng mao quản khác nhau.
 ASTM D 1217, ASTM 1480 : xác định tỷ trọng bằng bình đo tỷ trọng mao
quản, dùng cho chất lỏng nhớt.
 ASTM 4052 : xác định tỷ trọng bằng máy đo tỷ trọng hiện số.
Để suy tỷ trọng từ các nhiệt độ khác nhau về tỷ trọng tiêu chuẩn có công thức tính
hoặc sử dụng bảng số chuyển đổi:
d20/4 = dt/4 + γ (t – 20 )
Trong đó : t ⇢ nhiệt độ bất kì
γ ⇢ hệ số điều chỉnh tỷ trọng

14
Tỷ trọng của các loại nhiên liệu dùng cho các loại động cơ trong khoảng 0.
820-0. 920 là phù hợp.
3. Màu sắc của nhiên liệu diesel :
Tiêu chuẩn xác định : TCVN 4354-86, ASTM D 156, ASTM D 1500
Các loại sản phẩm dầu mỏ thường được xác định màu sắc, để trên cơ sở đó
xem xét sản phẩm còn giữ được chất lượng hay không.
Các loại xăng không quy định đo màu sắc. Xăng thô thường không màu,
xăng thương phẩm thường được pha thêm chất màu như vàng, đỏ, xanh lam, nhằm
phân biệt với xăng không pha chì . Chỉ từ dầu hỏa trở lên cho tới các loại dầu nhờn
thì mới kiểm tra màu sắc. Sản phẩm có màu sáng, sản phẩm tồn chứa lâu, bị biến
chất màu sậm hơn.
Nguyên tắc xác định màu sắc là so sánh màu của sản phẩm với màu chuẩn
bằng mắt thường hoặc màu của máy so màu. Trên thực tế có hai thang màu chuẩn
dành cho hai tiêu chuẩn xác định khác nhau.
TCVN 4354- 86 và ASTM D 156 là tiêu chuẩn xác định màu theo thang
chuẩn Saybolt ( Saybolt colour scale ) có màu dầu sẫm nhất là -16 cho tới màu
sáng nhất là +30 . Tiêu chuẩn ASTM D 156 thường dùng đối với các sản phẩm
dầu sáng màu như dầu hỏa .
ASTM D 1500 là tiêu chuẩn xác định màu theo thang chuẩn màu ASTM
(ASTM colour scale ), hai mức liền nhau hơn kém nhau 0. 5 đơn vị. Có 16 chuẩn
màu được đánh số từ 0. 5 cho tới 8. 0 biểu thị màu từ sáng tới tối dần. Tiêu chuẩn
ASTM D 1500 dùng đối với các sản phẩm nặng như nhiên liệu diesel và dầu
nhờn .
3.3. Tính lưu chuyển của nhiên liệu diesel
Một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng của nhiên liệu diesel là sự
lưu chuyển dễ dàng trong hệ thống cung cấp và nạp nhiên liệu vào buồng đốt của

15
động cơ. Tính chất đặc biệt quan trọng khi động cơ diesel làm việc ở các khu vực
có nhiệt độ môi trường thấp như các vùng lạnh, có tuyết.
Chất lượng này được đánh giá qua chỉ tiêu độ nhớt và nhiệt độ đông đặc
3.3.1. Độ nhớt động học
Tiêu chuẩn xác định TCVN 3171-1995, ASTM D 445
Có nhiều loại độ nhớt, thông thường sử dụng độ nhớt động học để đánh giá
tính lưu chuyển của nhiên liệu diesel. Cơ sở của phương pháp xác định độ nhớt
động học là đo thời gian chảy của một lượng thể lỏng xác định qua một ống mao
quản của ống đo độ nhớt. Độ nhớt động học được tính theo công thức:
٧ = C. t
Trong đó : ٧ độ nhớt động học (mm²/sec)
C : hằng số của ống đo độ nhớt
t: thời gian thể lỏng chảy qua mao quản (sec)
Chỉ tiêu độ nhớt biểu hiện cho tính lưu chuyển của thể lỏng được đánh giá
đối với nhiên liệu diesel, nhiên liệu phản lực và dầu nhờn ở những nhiệt độ thích
hợp. Có thể xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới độ nhớt động học của nhiên liệu
diesel:
a) Cấu trúc phân tử của thể lỏng :
Phân tử có cấu trúc càng cồng kềnh, nhiều nhánh, nhiều mạch thì độ nhớt
càng lớn. Trong các nhóm hydrocarbon, n-parafin có độ nhớt thấp nhất, kế đến các
hydrocarbon naphten, hydrocarbon thơm. Các hydrocarbon izo parafin có độ nhớt
lớn nhất, độ phân nhánh càng cao thì độ nhớt càng lớn
b) Nhiệt độ
Nhiệt độ tăng thì độ nhớt của thể lỏng giảm và ngược lại. Đặc biệt độ nhớt thay đổi
nhanh trong phạm vi nhiệt độ dưới 0°C. Nhiệt độ có ảnh hưởng khác nhau đối với
các nhóm hydrocarbon. Độ nhớt động học của hydrocarbon n-parafin thay đổi ít
theo nhiệt độ, ngược lại các hydrocarbon thơm có độ nhớt thay đổi nhiều.
16
Yêu cầu nhiên liệu diesel có độ nhớt động học phù hợp. Nếu độ nhớt nhiên liệu
diesel cao, tính lưu chuyển bị hạn chế, nhiên liệu khó vận chuyển và nạp cho
buồng đốt. Nếu độ nhớt quá thấp sẽ làm giảm hệ số nạp liệu và tăng sự mài mòn
của bơm nhiên liệu. Do đó để xác định tính phù hợp về độ nhớt của nhiên liệu với
sự hoạt động của động cơ, cần phải đánh giá cụ thể đối với từng loại động cơ và
từng vùng khí hậu khác nhau trong đó động cơ hoạt động. Thông thường độ nhớt
của nhiên liệu diesel, ở 20°C từ 1. 5 đến 6. 0 là phù hợp. Nhiên liệu diesel mùa
đông có độ nhớt thấp hơn nhiên liệu dùng vào mùa hè, VD ở Liên Xô cũ có quy
định:
 Nhiên liệu vào mùa hè có độ nhớt: 3. 0 ÷ 6. 0 cSt ở 20°C
 Nhiên liệu vào mùa đông có độ nhớt: 1. 8 ÷ 3. 2 cSt ở 20°C
 Nhiên liệu vùng Bắc Cực có độ nhớt: 1. 5 ÷ 2. 5 cSt ở 20°C
3.3. 2. Nhiệt độ đông đặc của nhiên liệu:
Tiêu chuẩn xác định TCVN 3753-1995, ASTM D 97
Trong phạm vi chỉ tiêu chất lượng này, trên thực tế ở các nước xứ lạnh cần
phân biệt 2 loại nhiên liệu diesel: loại nhiên liệu cho mùa đông và loại nhiên liệu
cho mùa hè. Loại dùng cho mùa đông có nhiệt độ đông đặc rất thấp, đôi khi tới
-45°C. Ngoài ra còn có loại nhiên liệu diesel dùng cho vùng Nam và Bắc cực. Ở
các nước nhiệt đới như nước ta chỉ dùng nhiên liệu diesel cho mùa hè, tùy theo
vùng khí hậu có thể sử dụng nhiên liệu diesel có nhiệt độ đông đặc không vượt quá
+5°C hoặc +9°C.
3.4. Tính ăn mòn của nhiên liệu diesel:
Cũng như xăng, trong nhiên liệu diesel có mặt một lượng tạp chất mang tính
ăn mòn kim loại. Yêu cầu lượng tạp chất này không được vượt quá giới hạn cho
phép, để tính ăn mòn kim loại không ảnh hưởng đến chất lượng nhiên liệu. Tính ăn
mòn kim loại của nhiên liệu diesel được đánh giá bằng các chỉ tiểu chất lượng:
Kiểm nghiệm ăn mòn mảnh đồng, hàm lượng lưu huỳnh tổng số và độ axit của
nhiên liệu.
17
3.4.1.Kiểm nghiệm ăn mòn mảnh đồng :

Tiêu chuẩn xác định TCVN 2694-1995, ASTM D 130

Các nhiên liệu diesel cần phải kiểm nghiệm ăn mòn mảnh đồng, ở nhiệt độ
xác đinh trong khoảng thời gian quy định.

3.4.2.Hàm lượng lưu huỳnh tổng số:

Tiêu chuẩn xác định ASTM D129, ASTM D 2622.

Khác với tiêu chuẩn ASTM D 1266 (TCVN 2708-78) chỉ dùng cho các sản
phẩm nhẹ, có thể cháy hòan toàn trong dụng cụ đốt đèn. Đối với những sản phẩm
cháy không hòan toàn trong dụng cụ đốt đèn như nhiên liệu diesel, nhiên liệu đốt
lò, và cả các loại dầu nhờn có hoặc không có phụ gia và mỡ nhờn, không thể sử
dụng theo tiêu chuẩn ASTM D1266. Trong những trường hợp này cần dùng tiêu
chuẩn ASTM D 129 hoặc ASTM D 2622.

 Tiêu chuẩn ASTM D 129 dùng xác định hàm lượng lưu hùynh tổng số (%
KL) bằng cách thiêu đốt mẫu phân tích trong bom khí oxy có thể tích không
nhỏ hơn 300ml và áp suất cao. Các hợp chất lưu huỳnh cháy trong điều kiện
này hình thành SO3, được chuyển thành thể muối kết tủa bari sunfart
(BaSO4). Lượng muối này được định lượng theo phương pháp phân tích
khối lượng.

 Tiêu chuẩn ASTM D 2622 xác định hàm lượng lưu huỳnh tổng số của các
sản phẩm dầu lỏng hoặc rắn có thể chuyển thành dạng lỏng bằng cách gia
nhiệt vừa phải hoặc hòa tan trong dung môi hữu cơ. Mẫu được đặt trong
chùm tia X và đo cường độ của vạch phổ lưu huỳnh. So sánh với cường độ
của các mẫu có hàm lượng lưu huỳnh đã chuẩn bị trước, từ đó tính ra hàm
lượng lưu huỳnh trong mẫu thí nghiệm. Hàm lượng lưu huỳnh của các loại
nhiên liệu diesel yêu cầu phải nhỏ hơn từ 0.5 tới 1% KL.

Hàm lượng lưu huỳnh trong động cơ diesel cao sẽ gây nên sự ăn mòn các chi tiết
trong động cơ rất nhanh. Khi hàm lượng lưu huỳnh tăng từ 0,12- 0,57, mức ăn mòn
xécmăng và piston tăng lên 5,5 lần, còn ăn mòn xi lanh tăng 3,5 lần. Để giảm tác
hại ăn mòn người ta dùng các loại dầu nhờn có trị số kiềm tổng cao tương ứng, đủ
trung hòa hết phần axit tạo thành khi nhiên liệu cháy trong động cơ. Hiện nay có
18
xu hường tiết giảm hàm lượng lưu huỳnh trong các loại nhiên liệu do các quy định
bảo vệ môi trường.

3.4.3. Độ axit:

Tiêu chuẩn xác định TCVN 2695-1995, ASTM D 974

TCVN 6325-1997, ASTM D 664

Cũng như đối với xăng, để đánh giá tính ăn mòn của nhiên liệu diesel cần
xác định độ axit hay tổng axit (TAN) biểu thị bằng lượng kali hydroxit (KOH) đủ
trung hòa lượng axit có trong 1 gam nhiên liệu (đơn vị đo mg KOH/g), cũng có thể
sử dụng đơn vị đo mg KOH/ 100mL nhiên liệu.

Tiêu chuẩn TCVN 2695-1995, ASTM D 974 được sử dụng để xác định độ
axit của nhiên liệu diesel và cả của các loại dầu nhờn bằng chuẩn độ thể tích với
chất chỉ thị màu thích hợp.

Tiêu chuẩn TCVN 6325-1997, ASTM D 664 là phương pháp chuẩn độ đo


điện thế.

3.4.4.Hàm lượng nước:

Tiêu chuẩn xác định ASTM D 95

Nước lẫn vào nhiên liệu làm tăng sự điện ly của các chất gây ăn mòn có lẫn
trong sản phẩm. Hàm lượng nước được xác định đối với các nhiên liệu nặng như
diesel, nhiên liệu đốt lò và các loại dầu nhờn. Phương pháp xác định là chưng cất
tách nước trong dụng cụ thí nghiệm chuyên dụng. Quy định hàm lượng nước trong
nhiên liệu diesel không được vượt quá tỷ lệ cho phép. Cũng có thể xác định hàm
lượng nước cùng tạp chất cơ học hoặc cùng với cặn đáy.

3.5.Tính mài mòn kim loại của nhiên liệu diesel:

Khi vận hành, ở bất cứ loại hay kiểu động cơ đốt trong nào, cũng đều có cặn
cacbon tạo thành ở các dạng khác nhau. Hiện tượng này đặc biệt thấy rõ trong
động cơ diesel do nhiên liệu diesel tương đối nặng và điều kiện làm việc của động
cơ khá khắc nghiệt. Cặn cacbon tạo thành là nguyên nhân cơ bản làm tăng tính mài
mòn các chi tiết ma sát và có thể làm hỏng các chi tiết riêng biệt. Do đó yêu cầu
hạn chế hiện tượng mài mòn này tới tối thiểu. Ngoài ra trong nhiên liệu diesel có
19
thể lẫn các loại bụi cát, mùn kim loại… có tên chung là tạp chất cơ học (cặn đáy).
Các loại tạp chất này cùng với cặn cacbon làm tăng tính mài mòn đối với các chi
tiết máy của động cơ do đó cần được kiểm tra kỹ lưỡng.

Tình mài mòn kim loại của nhiên liệu diesel được đánh giá bằng các chỉ tiêu
chất lượng : hàm lượng tro, độ cốc conradson hay độ cốc Ramsbottom, hàm lượng
nước và tạp chất cơ học, hàm lượng cặn đáy.

3.5.1.Hàm lượng tro:

Tiêu chuẩn xác định TCVN 2690-1995, ASTM D 482

Tro là chất cặn không bị đốt cháy của nhiên liệu. Trong tro có những muối,
tạp chất vô cơ chứa trong các sản phẩm dầu. Thực chất của phương pháp xác định
tro là đốt cháy một lượng sản phẩm dầu rùi nung cặn tới khối lượng không đổi.
Hàm lượng trong được xác định theo đơn vị phần trăm khối lượng.

3.5.2.Độ cốc conradson:

Tiêu chuẩn xác định TCVN 6324-1997, ASTM D 189

Chỉ tiêu này nhằm định lượng cặn than còn lại sau khi đã bay hơi và phân
hủy hết một lượng sản phẩm dầu mỏ. Hàm lượng cặn cacbon biểu diễn bằng %KL.
Có thể định lượng cặn cacbon trong nhiên liệu diesel ( hoặc trong cặn 10% khối
lượng của nó) và xác đinh đối với dầu nhờn. Thực chất của phương pháp này là
làm bay hơi và hóa than một lượng sản phẩm dầu mỏ xác định trong điều kiện nhất
định, thực hiện trong một bộ dụng cụ chuyên dụng có tên là dụng cụ conradson,
sau đó định lượng cặn than tạo thành.

3.5.3.Độ cốc Ramsbottom:

Tiêu chuẩn xác đinh TCVN 6018-1995, ASTM D 524

Tương tự độ cốc conradson, độ cốc Ramsbottom biểu hiện cho xu hướng tạo
cặn than trong động cơ đốt trong. Nguyên tắc xác định là nung cháy một lượng
mẫu tại nhiệt độ cao, không có không khí, để nhiên liệu phân hủy và cháy hết chỉ
còn cặn cốc ở lại, đem xác định theo phần trăm khối lượng theo mẫu thí nghiệm.
Tiêu chuẩn chất lượng này cũng dành cho nhiên liệu diesel và các loại dầu nhờn.

20
Hàm lượng tro và độ cốc là những chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với
nhiên liệu diesel. Nhiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao ở nước ta theo quy
định phải có hàm lượng tro không vượt quá 0,01%KL và độc cốc conradson không
được vượt quá 0.3%KL (có nước quy định đánh giá độ cốc Ramsbottom). Ngoài ra
còn có thể đánh giá tính chống mài mòn nhờ hai chỉ tiêu hàm lượng nước và tạp
chất cơ học.

3.5.4.Nước và tạp chất cơ học:

Tiêu chuẩn xác định ASTM D 2709, ASTM D 95, ASTM D 96

Nước và tạp chất cơ học được đánh giá theo phần trăm thể tích so với nhiên
liệu, theo tiêu chuẩn ASTM D 2709 bằng phương pháp ly tâm, theo tiêu chuẩn
ASTM D 95 bằng phương pháp chưng cất.

Hàm lượng nước và cặn đáy được đánh giá theo ASTM D 96 sử dụng cho
mẫu dầu thô.

Ý nghĩa thực tế của hai chỉ tiêu này theo ASTM D 2709 và ASTM D 95
tương tự như nhau, chỉ khác nhau ở phương pháp thí nghiệm. Yêu cầu các nhiên
liệu diesel phải có hàm lượng nước và tạp chất cơ học không vượt qúa 0,05%V.

3.5.5.Hàm lượng cặn đáy:

Tiêu chuẩn xác định ASTM D791, ASTM D 473.

Cặn đáy được xác định theo hai tiêu chuẩn

 Tiêu chuẩn ASTM D 791 bằng phương pháp ly tâm và đo bằng phần trăm
khối lượng so với mẫu thí nghiệm.

 Tiêu chuẩn ASTM D 473 bằng phương pháp triết tách và đo bằng phần trăm
khối lượng so với mẫu thí nghiệm.

 Tính năng an toàn và chống cháy nổ

 Để đặc trưng cho tính an toàn chống chảy nổ của các loại sản phẩm
dầu mỏ, người ta quy định chỉ tiêu cần xác địn là nhiệt độ chớp cháy (điểm
chớp cháy). Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ mà tại đó hơi nhiên liệu ( hoặc

21
dầu nhờn) được đốt nóng tạo thành hỗn hợp với không khí, bị bén cháy khi
có tia lửa ở gần. Người ta phân biệt

 Nhiệt độ chớp cháy cốc kín

 Tiêu chuẩn xác định TCVN 2693-1995, ASTM D93

 Nhiệt độ chớp cháy cốc hở

 Tiêu chuẩn xác định TCVN 2699-1995, ASTM D92

 Hai phép đo này chỉ khác nhau ở chỗ một bên mẫu thí nghiệm đặt
trong cốc kim loại đậy kín, một bên đựng trong cốc kim loại để hở. Các mẫu
cốc đều được đốt nóng và theo dõi nhiệt độ. Tại thời điểm hơi trên bề mặt
cốc bén cháy khi có tia lửa ở gần thì nhiệt độ mẫu tại thời điểm đó là nhiệt
độ chớp cháy.

 Đối với nhiên liệu và dầu nhờn máy bay, cần xác định nhiệt độ chớp
cháy cốc kín. Đối với các loại dầu nhờn xác định theo nhiệt độ chớp cháy
cốc hở.

 Quy định nhiệt độ chớp cháy của nhiên liệu diesel không được thấp
hơn giới hạn cho phép. Nếu nhiệt độ chớp cháy của một loại nhiên liệu
diesel thấp hơn giới hạn quy định, nghĩa là nó lẫn nhiên liệu nhẹ hơn và khi
sử dụng sẽ gây mất an toàn cháy nổ, nhất là trong không gian nóng và kém
thông thoáng. Tùy từng loại nhiên liệu diesel nhiệt độ chớp cháy quy định
không thấp hơn 50-65oC.

3.6.Tính năng an toàn và chống cháy nổ:

Để đặc trưng cho tính an toàn chống chảy nổ của các loại sản phẩm dầu mỏ,
người ta quy định chỉ tiêu cần xác địn là nhiệt độ chớp cháy (điểm chớp cháy).
Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ mà tại đó hơi nhiên liệu ( hoặc dầu nhờn) được đốt
nóng tạo thành hỗn hợp với không khí, bị bén cháy khi có tia lửa ở gần. Người ta
phân biệt

1) Nhiệt độ chớp cháy cốc kín:

Tiêu chuẩn xác định TCVN 2693-1995, ASTM D93


22
2) Nhiệt độ chớp cháy cốc hở:

Tiêu chuẩn xác định TCVN 2699-1995, ASTM D92

Hai phép đo này chỉ khác nhau ở chỗ một bên mẫu thí nghiệm đặt trong cốc
kim loại đậy kín, một bên đựng trong cốc kim loại để hở. Các mẫu cốc đều được
đốt nóng và theo dõi nhiệt độ. Tại thời điểm hơi trên bề mặt cốc bén cháy khi có tia
lửa ở gần thì nhiệt độ mẫu tại thời điểm đó là nhiệt độ chớp cháy.

Đối với nhiên liệu và dầu nhờn máy bay, cần xác định nhiệt độ chớp cháy
cốc kín. Đối với các loại dầu nhờn xác định theo nhiệt độ chớp cháy cốc hở.

Quy định nhiệt độ chớp cháy của nhiên liệu diesel không được thấp hơn giới
hạn cho phép. Nếu nhiệt độ chớp cháy của một loại nhiên liệu diesel thấp hơn giới
hạn quy định, nghĩa là nó lẫn nhiên liệu nhẹ hơn và khi sử dụng sẽ gây mất an toàn
cháy nổ, nhất là trong không gian nóng và kém thông thoáng. Tùy từng loại nhiên
liệu diesel nhiệt độ chớp cháy quy định không thấp hơn 50-65oC.

4.PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT NHIÊN LIỆU DIESEL


THƯƠNG PHẨM:
4.1.Phân loại nhiên liệu diesel:

4.1.1.Phân loại nhiên liệu diesel theo số vòng quay động cơ và trị số xetan của
nhiên liệu:

Theo cách phân loại này có hai nhóm nhiên liệu diesel:

Nhóm 1: Nhiên liệu diesel dùng cho động cơ cao tốc,phân thành hai loại nhiên liệu:

 Loại Super có TSXT bằng 50 và phạm vi nhiệt độ sôi 180÷320°C,được dùng


cho động cơ tốc độ cao như xe bus,xe hàng,xe tải,…Loại này thường được
sản xuất từ phân đoạn gasoil nhẹ chưng cất trực tiếp.

 Loại thường có TSXT bằng 52 nhưng phạm vi nhiệt độ sôi rộng hơn
175÷345°C,thường được sản xuất bằng cách pha trộn theo những tỷ lệ hợp lí
các phân đoạn naphta,kerosen, gasoil của các dây chuyền chế biến sâu
cracking,hydrocracking…Nhiên liệu này cũng dùng cho động cơ cao
tốc,nhưng chất lượng kém hơn loại Super.
23
Nhóm 2: Nhiên liệu diesel cho động cơ tốc độ thấp ,cũng đòi hỏi có những tiêu
chuẩn chất lượng tương tự nhiên liệu cho động cơ cao tốc,tuy vậy TSXT của chúng
kém hơn,chỉ bằng 40÷45,độ bay hơi thấp,điểm sôi cuối cao hơn (FBP vào khoảng
360÷370°C).

4.1.2.Phân loại nhiên liệu diesel theo hàm lượng lưu huỳnh:

Theo TCVN 5689-1997 ,dựa vào hàm lượng lưu huỳnh có thể phân chia
nhiên liệu diesel thành hai loại như sau:

a) Nhiên liệu diesel có hàm lượn lưu huỳnh không lớn hơn 0.5% khối lượng,ký
hiệu DO 0.5% S.

b) Nhiên liệu diesel có hàm lượng lưu huỳnh từ lớn hơn 0.5÷1 % khối lượng,ký
hiệu DO 1% S.

4.2.Yêu cầu kỹ thuật của nhiên liệu diesel:

4.2.1.Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5689-1997

Trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa trước đây,nước ta thường sử dụng các
loại nhiên liệu diesel mùa hè,sản xuất ở Liên Xô cũ,dùng cho các loại động cơ có
tốc độ cao như các loại nhiên liệu nhãn hiệu DL,DC và L theo GOST 4749-73 và
305-73.Các loại nhiên liệu này tương đương nhiên liệu số 0 và số 10(của Trung
Quốc),với loại MIL-16884 (của Mỹ),với loại số 1 và số 2 JISK 2204-1965(của
Nhật)

Hiện nay ta thường nhập khẩu nhiên liệu diesel từ các nước trong khu
vực.Ta đã xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu kỹ thuật đối với nhiên liệu
diesel.Sau đây sẽ trích dẫn nội dung chủ yếu của TCVN 5689-1997 về yêu cầu kỹ
thuật với nhiên liệu diesel

a) Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp thử cho nhiên
liệu diesel dùng cho động cơ diesel.Nhiên liệu diesel được ký hiệu là DO.

b) Tiêu chuẩn trích dẫn:

TCVN 2690-1995 Sản phẩm dầu mỏ.Xác định hàm lượng tro.
24
TCVN 2690-1995 Sản phẩm dầu mỏ.Phương pháp xác định điểm chớp cháy cốc
kín.

TCVN 2694-1995 Sản phẩm dầu mỏ.Phương pháp xác định độ ăn mòn mảnh
đồng.

TCVN 2698-1995 Sản phẩm dầu mỏ.Phương pháp xác định thành phần cất.

TCVN 2715-1995 Chất lỏng dầu mỏ.Lấy mẫu thủ công.

TCVN 3178-79 Nhiên liệu motor.Xác định nhựa thực tế.

TCVN 3753-1995 Sản phẩm dầu mỏ.phương pháp xác định điểm đông đặc.

TCVN 3891-84 Sản phẩm dầu mỏ.Đong rót,ghi nhãn vận chuyển và bảo quản.

TCVN 6234-1997 Sản phẩm dầu mỏ. Phương pháp xác định cặn cacbon
Conradson.

ASTM D 129-91 Xác định hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ (phương
pháp bom).

ASTM D 445-88 Phương pháp xác định độ nhớt động học của các chất lỏng trong
suốt và không trong suốt (và cách tính toán độ nhớt động lực học ).

ASTM D 976-91 Phương pháp xác định trị số xetan trong nhiên liệu chưng cất
bằng cách tính.

ASTM D 2622-87 Xác định lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ bằng phương pháp
quang phổ tia X

ASTM D 2709-88 Xác định nước và tạp chất trong nhiên liệu chưng cất bằng
phương pháp ly tâm

c)Yêu cầu kỹ thuật:

Chỉ tiêu chất lượng nhiên liệu diesel thông dụng được cho trong bảng sau:

25
Chỉ tiêu chất Phương Mức quy Tiêu chuẩn Việt SNG
lượng pháp thử định theo Nam
theo chất Petrolimex
Phương Mức Phương Mức quy
lượng nhập khẩu
pháp quy pháp thử định
thử định
Trị số xetan ASTM- Min 45,00 3180- Min G.3122 Min
D976 79 45,00 45,00
Thành phần ASTM- 2698- G.2177
cất, oC D86 1995
Max Max 280
-Điểm cất 290
Max 290
50%V
Max 360
-Điểm cất
Max
90%V Max 370
370
Độ nhớt, ở ASTM- 1,8-5,0(40 3171- 3,5 ÷6,0 G.33 3,00÷6,00
20oC, cSt D445 o
C) 79
Nhiệt độ ASTM- Min 60,00 2693- Min G.6356 Min
chớp cháy D98 1995 50,00 40,00
cốc kín, oC
Nhựa thực tế, ASTM- 3178- Max 50
mg/100mL D831 79
Hàm lượng ASTM- Max 0,02 2690- Max G.1461 Max 0,01
tro S, %TL D482 1995 0,02
Hàm lượng ASTM- Max 0,05 2692- Không G.2477 Không
nước, %V D95 1995
Hàm lượng ASTM- Max 1,00 2708- Max G191121 Max 0,50
S, %TL D1551 78 1,00
Ăn mòn đồng ASTM- Max N-1
3h/50 oC D130

26
Màu sắc ASTM- Max N-2
ASTM D1500
Tỷ trọng ở 15 ASTM- Max 0,870 3893- Max G.3900 Max
o
C, g/cm3 D1298 84 0,86 0,860
Điểm đông ASTM- Max 9,00 3753- G.5066 Max 10,0
đặc, oC D97 1995

-Mùa đông
Max=-5
1/10÷ 31/3

-Mùa hè 1/4÷
30/9 Max=+5
Mã hiệu và chỉ tiêu kỹ thuật của nhiên liệu diezen thông dụng

Chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu diesel cao tốc cho trong bảng sau:

27
Chỉ tiêu Phương Mức quy Tiêu chuẩn Việt SNG
chất lượng pháp định theo Nam
thử Petrolimex
Phương Mức quy Phương Mức quy định
theo nhập khẩu
pháp định pháp
chất
thử thử
lượng
Trị số ASTM- Min 48,00 3180- Min 50,00 ASTM- Min 50,00
xetan D976 79 D613
Thành ASTM- 2698-
phần cất, D86 1995
o Max 290
C
Max 270
-Điểm cất
50%V Max 370
-Điểm cất Max 350
90%V
Độ nhớt, ở ASTM- 1,8-5,0(40 3171- 4,5 ASTM- 2,00÷7,50(38oC)
20oC, cSt D445 o
C) 79 ÷8,0(20oC) D445
Nhiệt độ ASTM- Min 60,00 2693- Min 65,00 P.170 Min 60,00
chớp cháy D98 1995
cốc kín, oC
Nhựa thực ASTM- 3178- Max 50
tế, D831 79
mg/100mL
Hàm ASTM- Max 0,02 2690- Max 0,02 ASTM- Max 0,01
lượng tro D482 1995 D482
S, %TL
Hàm ASTM- Max 0,05 2692- Không ASTM- Max 0,05
lượng D95 1995 D95
nước, %V
Hàm ASTM- Max 0,50 2708- Max 1,00 ASTM- Max 0,01
28
lượng S, D1551 78 D129
%TL
Ăn mòn ASTM- Max N-1 Max N-1 ASTM- Max 1
đồng D130 D130
3h/50 oC
Màu sắc ASTM- Max N-2 ASTM- Max 4,00
ASTM D1500 D1500
Tỷ trọng ở ASTM- Max 0,870 3893- Max
15 oC, D1298 84 0,86(20oC)
3
g/cm
Điểm ASTM- Max 5,00 3753- ASTM- 0,00÷6,00
đông đặc, D97 1995 D97
o
C
Max=-5
-Mùa đông
1/10÷ 31/3

-Mùa hè Max=+5
1/4÷ 30/9
Mã hiệu và chỉ tiêu kỹ thuật của nhiên liệu diezen cao tốc

d) Phương pháp thử :

 Lấy mẫu thử : Theo TCVN 2715-1995

 Phương pháp thử : Các phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu cho từng loại
nhiên liệu diesel

e) Đóng gói,ghi nhãn,vận chuyển và bảo quản:

Theo TCVN 3891-84

Chỉ tiêu chất lượng diesel theo tiêu chuẩn Việt Nam mới (TCVN 5689:2005)

TT Tên chỉ tiêu Mức Phương pháp thử


1 Hàm lượng lưu 500 2500 TCVN 6701:2002
29
huỳnh, mg/kg, (ASTM D 2622)/
max. ASTM D 5453

2 Chỉ số xêtan, min. 46 ASTM D4737


3 Nhiệt độ cất, °C, 360 TCVN 2698:2002/
90% thể tích, max. (ASTM D 86)
4 Điểm chớp cháy 55 TCVN 6608:2000
cốc kín, °C, min. (ASTM D 3828)/
ASTM D 93
5 Độ nhớt động học 2 - 4,5 TCVN 3171:2003
ở 40°C, mm2/ s (ASTM D 445)
6 Cặn các bon của 0,3 TCVN 6324:1997
10% cặn chưng (ASTM D 189)/
cất, %khối lượng, ASTM D 4530
max.
7 Điểm đông đặc, +6 TCVN 3753:1995/
°C, max. ASTM D 97
Hàm lượng tro, 0,01 TCVN 2690:1995/
%khối lượng, max. ASTM D 482
8

9 Hàm lượng nước, 200 ASTM E203


mg/kg, max.
10 Tạp chất dạng hạt, 10 ASTM D2276
mg/l, max.
11 Ăn mòn mảnh Loại 1 TCVN 2694: 2000/
đồng ở 50°C, 3 (ASTM D 130-88)
giờ, max.
12 Khối lượng riêng ở 820 - 860 TCVN 6594: 2000
15°C, kg/m3 (ASTM D 1298)/
30
ASTM 4052
13 Độ bôi trơn, µm, 460 ASTM D6079
max.
14 Ngoại quan Sạch, trong ASTM D4176

4.3.So sánh tiêu chuẩn chất lượng diesel trong nước và thế giới:

Euro II TCVN 2005 Euro IV/V


Poly Aromatics, N/A - 11/6
vol%, max
Lưu huỳnh, ppm, 2,000 500/2,500 50/10
max
Chỉ số cetane, min 49 46 51
Tỷ trọng ở 15 °C, 820 - 860 820 - 860 820 - 845
kg/m3
Nhiệt độ ở T95, 370 - 360
°C, max

III-NHIÊN LIỆU SINH HỌC BIODIESEL:


1. Giới thiệu chung về bio-diesel:

Hiện nay,nguồn dầu khoáng đang cạn kiệt dần và vấn đề ô nhiễm môi trường
đặt ra cho con người phải tìm ra những loại nhiên liệu thay thế.Trong những năm
31
gần đây,rất nhiều nước trên thế giới đã quan tâm tới sản xuất các loại nhiên liệu
sạch,đặc biệt là nhiên liệu sinh học.Biodiesel là nhiên liệu sinh học được quan tâm
hơn cả do xu hướng diesel hóa động cơ trên toàn cầu.Ở Việt Nam các nhà khoa học
đã bắt tay vào nghiên cứu sản xuất biodiesel trong phòng thí nghiệm và quy mô
sản xuất nhỏ và rất có triển vọng.

Biodiesel là các alkyl este của axyt béo,một phụ gia rất tốt cho nhiên liệu
diesel để làm giảm lượng khí thải,hơn thế nữa nó là nguồn nguyên liệu có thể tái
tạo được.Biodiesel được sản xuất từ các nguồn khác nhau như dầu,mỡ động thực
vật,từ cặn dầu thải.

So sánh nhiên liệu sinh học và nhiên liệu từ dầu mỏ:

Nhiên liệu dầu mỏ Nhiên liệu sinh học


Sản xuất từ dầu mỏ Sản xuất từ nguyên liệu thực vật
Hàm lượng lưu huỳnh cao Hàm lượng lưu huỳnh cực thấp
Chứa hàm lượng chất thơm Không chứa hàm lượng chất thơm
Khó phân hủy sinh học Có khả năng phân hủy sinh học cao
Không chứa hàm lượng oxy Có 11% oxy
Điểm chớp cháy thấp Điểm chớp cháy cao

Như vậy việc phát triển nhiên liệu sinh học có lợi về nhiều mặt như sẽ giúp nhiên
liệu cháy triệt để hơn (vì thêm oxy trong thành phần nhiên liệu ),giảm đáng kể các
khí thải độc hại như SO2, CO , CO2,các hydrocarbon chưa cháy hết,giảm cặn
buồng đốt…mở rộng nguồn năng lượng,đóng góp vào an ninh năng lượng

2.Các nguồn nguyên liệu để sản xuất biodiesel:

Nguyên liệu chính để sản xuất biodiesel là dầu thực vật,trong dầu thực vật
có chứa lipit, triglyxerit, photpholipit, sáp ,hợp chất chứa Nito ,Saccarit và dẫn
xuất của chúng, nguyên tố khoáng chất ( chất trơ ) ,..trong đó để sản xuất biodiesel
chủ yếu sử dụng thành phần triglyxerit của dầu thực vật.

Ngoài ra còn có các nguồn khác như:


32
 Mỡ động vật,với loại nguyên liệu này,ngoài tác nhân trao đổi este là
metanol,có thể dùng tác nhân 65% metanol+ 35% etanol cũng thu được độ
nhớt cần thiết của biodiesel

 Dầu phế thải của nhà máy chế biến dầu,mỡ:Trị số xetan của sản phẩm thu
được cũng đạt tới 49,đáp ứng tiêu chuẩn của diesel thông dụng

 Dầu tảo: Cho hiệu suất thu hồi biodiesel cao hơn dầu thực vật

3.Các phương pháp tổng hợp biodiesel:

3.1.Tổng hợp biodiesel theo phương pháp trao đổi este:

Phương pháp chuyển hóa este tạo biodiesel là tốt nhất,vì các đặc tính vật lý
của alkyl este rất gần với nhiên liệu diesel thông dụng và các quá trình này cũng
tương đối đơn giản,chi phí thấp

R1COOCH2 CH2-OH R1 COOR


│ │
R2COOCH + 3ROH ↔ CH-OH + R2 COOR
│ │
R3 COOCH2 CH2-OH R3 COOR
Dầu thực vật rượu mạch thẳng Gryxerin Biodiesel
Tác nhân phản ứng trao đổi este là các alcol khác nhau,thông thường hay
dùng là metanol.
3.2.Tổng hợp biodiesel bằng phương pháp hydrocracking xúc tác dầu thực vật:
Phương pháp này thực hiện ở nhiệt độ cao,450 ÷500° có sử dụng xúc
tác.Bản chất là sẽ xảy ra phản ứng cắt đứt liên kết C-H ,liên kết C-OOR để tạo ra
các hydrocarbon khác nhau,tách ra CO2, hoặc H2O.Như vậy khác với phương pháp
trao đổi este,sản phẩm tạo ra hầu như không còn oxy,thành phần gần giống diesel
khoáng.Sản phẩm thu được gọi là Green diesel không chứa oxy có trị số xetan đạt
rất cao tới 80,90.
3.3.Nhiệt phân dầu thực vật:
Nhiệt phân là phân hủy các phân tử dầu thực vật bằng nhiệt không có mặt
của oxy,kết quả tạo ra các alkan, alkadien ,các axit cacboxylic ,hợp chất thơm và
lượng nhỏ các sản phẩm khí
33
4.So sánh chất lượng biodiesel và diesel khoáng :
Sản phẩm cháy của biodiesel sạch hơn nhiều so với nhiên liệu diesel
khoáng,riêng B-20 (20% biodiesel ,80% diesel khoáng ) có thể được sử dụng trong
các động cơ diesel mà không cần làm thay đổi kết cấu của động cơ,thực tế các
động cơ diesel sẽ chạy tốt hơn khi pha chế 20% diesel
So sánh tính chất của nhiên liệu diesel khoáng với biodiesel
Các chỉ tiêu biodiesel Diesel khoáng
Tỷ trọng 0.87÷0.89 0.81÷0.89
Độ nhớt động học ở 3.7÷5.8 1.9÷4.1
40°C,cSt
Trị số xetan 46÷70 40÷55
Nhiệt lượng tỏa ra khi 37000 43800
cháy,cal/g
Hàm lượng lưu huỳnh,% 0.0÷0.0024 0.5
Điểm vẩn đục,°C -11÷16 -
Chỉ số iot 60÷135 8.6

5.Ưu điểm của biodiesel:


a) Trị số xetan cao: Biodiesel là các alkyl este mạch thẳng do vậy có trị số xetan
cao hơn so với diesel khoáng,trị số xetan của biodiesel thường từ 56÷58
b) Hàm lượng lưu huỳnh thấp : Trong biodiesel hàm lượng lưu huỳnh rất
thấp,khoảng 0.001% .Đặc tính này của Biodiesel giúp làm giảm đáng kể khí thải và
ăn mòn động cơ
c) Quá trình cháy sạch : Do trong nhiên liệu biodiesel chứa khoảng 11% oxy nên
quá trình cháy của nhiên liệu xảy ra hoàn toàn.Vì vậy với những động cơ sử dụng
nhiên liệu Biodiesel thì sự tạo muội,đóng cặn trong động cơ giảm đáng kể.
d) Khả năng bôi trơn cao nên giảm mài mòn: Biodiesel có khả năng bôi trơn bên
trong rất tốt,khi thêm vào một tỉ lệ thích hợp biodiesel sự mài mòn của động cơ
được giảm mạnh
34
e) Tính ổn định của biodiesel: Sự thuận lợi rất lớn về mặt môi trường của biodiesel
là khả năng phân hủy rất nhanh,tuy nhiên cần chú ý trong khâu bảo quản.
f) Khả năng thích hợp cho mùa đông: biodiesel rất phù hợp cho sử dụng vào mùa
đông ở -20°C do ít kết tinh và có TSXT cao
g) Giảm lượng khí thái độc hại và nguy cơ gây bệnh ung thư:Do trong biodiesel có
rất ít S và các hợp chất thơm,cháy triệt để
h) An toàn về cháy nổ tốt hơn : biodiesel có nhiệt độ chớp cháy cao,trên 110°C so
với diesel khoáng chỉ 60°C
i) Nguồn nguyên liệu cho tổng hợp hóa học : biodiesel còn dùng sản xuất rượu
béo,dược phẩm,…
k) Có khả năng tái sinh: tạo ra nguồn năng lượng độc lập dầu mỏ,tái sinh được
h) Tận dụng dầu thải để làm biodiesel
Bên cạnh đó biodiesel cũng có một số hạn chế như giá thành khá cao ,tính chất thời
vụ,có thể gây ô nhiễm nếu quá trình sản xuất không đảm bảo

CHƯƠNG III : KẾT LUẬN


Hiện nay hàng năm nước ta tiêu thụ một khối lượng xăng dầu khoảng 6-7
triệu tấn và con số tiêu thụ mỗi năm một tăng.Tuy nhiên do hiểu biết chung về kỹ
thuật động cơ và chất lượng xăng dầu của người dân còn hạn chế nên việc sử dụng
chúng chưa thật đúng quy định.Hiện tượng dùng tự do,tùy tiện các loại xăng dầu
có trên thị trường gây ra những hậu quả không tốt cho nhiều hoạt động của một số
ngành kinh tế quốc dân cũng như thiệt hại cho người tiêu dùng trong xã hội.
Hiểu được nguyên lí làm việc của các loại động cơ và ý nghĩa các chỉ tiêu
chất lượng xăng dầu để kinh doanh và sử dụng xăng dầu đúng chất lượng,đúng
35
nhãn hiệu,đúng quy cách là rất cần thiết và có ý nghĩa kinh tế lớn.Góp phần nâng
cao hiệu quả của các ngành sản xuất,bảo đảm công suất tuổi thọ các loại động cơ,

Trong phạm vi tiểu luận này em trình bày những hiểu biết mình đã đọc và
học được trong quá trình tìm hiểu về nhiên liệu cho động cơ diesel.Tuy nội dung
còn sơ sài do trình độ của người viết,nhưng em nhận thấy nó đã khá bao quát về
nhiên liệu diesel.Em mong được cô giáo giúp đỡ tận tình chỉ bảo thêm những phần
còn thiếu sót,để em có thể hoàn thiện thêm hiểu biết của mình.Em xin chân thành
cảm ơn.

CHƯƠNG IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO


36
1: Hóa học dầu mỏ và khí .PGS.TS Đinh Thị Ngọ.Nhà xuất bản khoa hoc và kỹ
thuật 2009.
2: Nhiên liệu sạch. PGS.TS Đinh Thị Ngọ,TS.Nguyến Khánh Diệu Hồng. Nhà xuất
bản khoa hoc và kỹ thuật 2009.
3: Trang web : congnghedaukhi.com ,petrolimex.com.vn,hoahocvietnam.com ,…
4: Hướng dẫn sử dụng nhiên liệu dầu mỡ.Vũ Tam Huề,Nguyễn Phương Tùng.Nhà
xuất bản khoa học và kĩ thuật 2004.

37

You might also like