You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

HỌC PHẦN:
NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
(Internal Combustion Engine priciples)
Mã học phần: 071446
Số tín chỉ: 3 (45 tiết)
Trình độ đào tạo: Đại học

Giảng viên: TS. Dương Quốc Cường

engine working principle.mp4


TP. HỒ CHÍ MINH – 11/2022
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các chu trình nhiệt
động thực tế và nguyên lý hoạt động, nguyên lý cấu tạo của một số hệ
thống trong động cơ đốt trong. Môn học cũng giới thiệu cho sinh viên những
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ đốt trong làm nền tảng cho những phát
triển chuyên ngành động lực..
II. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Môn học giới thiệu cho sinh viên:
- Những kiến thức cơ bản về kết cấu của động cơ đốt trong.
- Những kiến thức cơ bản về các hệ thống phục vụ cho động cơ đốt trong.
- Giới thiệu về nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ đốt
trong.
- Nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong.
- Các phương pháp tăng áp cho động cơ đốt trong.
- Giới thiệu đặc tính làm việc của động cơ đốt trong.
- Các phương pháp điều chỉnh tốc độ của động cơ đốt trong.
- Các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của khí xả động cơ đốt
trong.
III. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
Đã học trước học phần KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH (MET132)
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
IV. GIÁO TRÌNH

1. Đinh Ngọc Ân, Trần Thanh Thưởng, 2018, Giáo trình


Chính động cơ đốt trong, NXB Thanh Niên
1. Nguyễn Tất Tiến, 2003, Nguyên lý động cơ đốt trong,
Nhà xuất bản Giáo dục
2. Phạm Minh Tuấn, 1999, Động cơ đốt trong, NXB Khoa
học và Kỹ Thuật
3. J. B. Heywood, 2020, Internal Combustion Engine
Tham Fundamental, Mc Graw-Hill.
khảo 4. P. Degobert, 1992, Automobile et pollution, Editions
Technip, Paris.
5. A. Kolchin, A. Demidov, 1984, Design of Automotive
Engines, Mir Publishers Moscow .
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
IV. GIÁO TRÌNH
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
CẤU TRÚC HỌC PHẦN

Chương 1: Tổng quan về động cơ đốt trong (Bài 1, 2)


Chương 2: Chu trình công tác động cơ đốt trong (Bài 3, 4)
Chương 3: Môi chất công tác (Bài 5)
Chương 4: Quá trình cháy và hình thành khí thải (Bài 6)
Chương 5: Đặc tính kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế của động cơ
(Bài 7)
Chương 6: Tăng công suất động cơ (Bài 8)
CẤU TRÚC HỌC PHẦN
* YÊU CẦU MÔN HỌC
Sinh viên phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và phải tham gia
thảo luận trên lớp. Tự tìm tài liệu liên quan đến môn học và câu hỏi thảo
luận để trình bày.
* CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, sinh viên cần ôn tập các bài đã học, thảo luận
các câu hỏi và trình bày phần thảo luận trên lớp; đọc trước bài mới và tìm
thêm các thông tin liên quan đến bài học.
Đối với mỗi bài học, sinh viên đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài
học, sau đó đọc nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, sinh viên trả
lời câu hỏi ôn tập và kết thúc toàn bộ bài học, sinh viên làm các bài tiểu
luận.
* PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:
Điểm quá trình: 40%. Hình thức và nội dung do GV quyết định;
gồm điểm Kiểm tra, tiểu luận, thảo luận, phát biểu, lên bảng làm bài tập...
Điểm thi kết thúc môn học: 60%. Hình thức thi tự luận
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:
- Nắm được những khái niệm cơ bản về động cơ;
- Biết phân loại được động cơ;
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của các loại động cơ đốt trong;
- So sánh được các loại động cơ đốt trong.
1.1. GIỚI THIỆU engine working principle.mp4

Động cơ: Là một loại thiết bị thực hiện việc chuyển đổi các dạng năng
lượng sang cơ năng để dẫn động máy công tác.
Các dạng năng lượng: Các dạng động cơ

• Sức gió → Động cơ tua bin gió.


• Sức nước → Động cơ tua bin nước.
• Điện năng → Động cơ điện.
• Hoá năng → Động cơ nhiệt.
• Năng lượng nguyên tử → Động cơ nhiệt.
• Năng lượng mặt trời
→ Động cơ điện.

Trong quá trình chuyển đổi năng lượng nói trên, hiệu suất chuyển đổi (hiệu suất
sử dụng nhiên liệu còn gọi là hiệu suất nhiệt) đóng vai trò quan trọng. Phổ biến nhất hiện
nay là động cơ nhiệt.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM
1.2.1. Động cơ đốt ngoài
Động cơ đốt ngoài: Nhiên liệu được đốt cháy bên ngoài động cơ. Nhiên
liệu được đốt để làm nước bốc hơi, hơi nước làm môi chất công tác giãn nở
làm chuyển động các tua bin hay đẩy piston. Động cơ đốt ngoài gồm có:
Máy hơi nước, tuabin hơi nước, động cơ stirling...

Stirling eingine
1.2. CÁC KHÁI NIỆM
1.2.2. Động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong: Nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt của
động cơ (hoá năng chuyển thành nhiệt năng ngay trong buồng đốt).
Môi chất gồm khí đã cháy có nhiệt độ và áp suất cao, có khả năng
giãn nở và sinh công.

Động cơ đốt trong kiểu pít tông (Xăng, diesel, Gas,...)


Động cơ Wankel (động cơ quay)
Động cơ đốt trong Động cơ tuốc bin khí
Động cơ phản lực
Động cơ free piston ( động cơ không trục khuỷu)
1.2. CÁC KHÁI NIỆM
1.2.2. Động cơ đốt trong

Wankel engine Turbocharger engine


Piston engine
(Gasoline, Diesel,
LPG, PNG, CNG)

combustion engine.mp4

Aero turbo engine free piston engine


1.2. CÁC KHÁI NIỆM
1.2.3. So sánh động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT NGOÀI

Có hiệu suất nhiệt cao: Có hiệu suất nhiệt thấp:


- ηe cao lên đến 50%, ηe thấp khoảng 16% đối với máy hơi nước kiểu piston;
ηe từ 22 đến 28% đối với động cơ tua bin hơi nước;

Nếu so sánh hai động cơ có cùng công suất thì:

- Gọn nhẹ hơn, không có thiết bị phụ như - Nặng nề, cồng kềnh hơn vì các thiết bị phụ như lò hơi, bộ
nồi hơi, bộ ngưng tụ....; ngưng tụ;
- Dễ khởi động, chỉ cần từ 3^5 giây; - Thời gian khởi động lâu, cần hàng giờ để đốt nồi hơi;
- Tốn ít nước, thậm chí không dùng nước - Tốn nhiều nước hơn, vì vậy rất hạn chế khi sử dụng ở những
như động cơ làm mát bằng gió; nơi thiếu nước;
- Dùng nhiên liệu đắt tiền như xăng, dầu - Dùng nhiên liệu rẻ tiền;
diesel hoặc nhiên liệu thể khí; - Có khả năng tự khởi động được khi áp lực hơi nước đủ lớn;
- Động cơ không tự khởi động được.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM
1.2.3. So sánh động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài
Động cơ đốt trong kiểu piston, sử dụng nhiên liệu xăng và diesel vẫn là
nguồn động lực chính cho ô tô vì chúng có những đặc điểm sau:
- Có hiệu suất sử dụng nhiên liệu tương đối cao (50%);
- Có độ ổn định và độ tin cậy cao;
- Kích thước nhỏ gọn nên dễ bố trí lắp đặt trên xe;
- Thời gian nạp nhiên liệu ngắn, lưu trữ nhiên liệu dễ, bảo quản đơn giản
và an toàn;
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp;
- Chi phí cho sửa chữa bảo dưỡng thấp.
Tuy nhiên động cơ đốt trong truyền thống sử dụng nhiên liệu xăng và diesel cần
tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nhằm khắc phục những hạn chế.
* Gây hại cho môi trường sống:
- Phát thải khí độc gây ô nhiễm môi trường: CO, CO2, HC, NOx, Soot, PM...
- Làm tăng nhiệt độ khí quyển (gây hiệu ứng nhà kính);
- Phá hủy tầng ôzôn;
- Lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt.
1.3. PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.3.1. Theo phương pháp thực hiện chu trình công tác
Động cơ 4 kỳ: động cơ hoàn thành một chu trình công tác trong hai vòng quay của
trục khuỷu với bốn hành trình của piston.
Động cơ 2 kỳ: động cơ hoàn thành một chu trình công tác trong một vòng quay
của trục khuỷu với hai hành trình của piston.
1.3.2. Theo nhiên liệu sử dụng
- Động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng loại nhẹ như (xăng, benzon, dầu hỏa, cồn...) và
chạy bằng nhiên liệu lỏng loại nặng (dầu mazut, nhiên liệu diesel...);
- Động cơ chạy bằng nhiên liệu khí (khí thiên nhiên, khí nén, khí lò ga);
- Động cơ chạy bằng nhiên liệu khí + lỏng (nhiên liệu chính là khí còn nhiên liệu
mồi là nhiên liệu lỏng)- Động cơ gazodiezen;
- Động cơ chạy bằng nhiều loại nhiên liệu tức là loại động cơ có thể chạy bằng
nhiều loại nhiên liệu lỏng khác nhau từ nhẹ tới nặng.
1.3.3. Theo phương pháp nạp của chu trình công tác
Động cơ không tăng áp: Là loại động cơ dựa vào sự chênh lệch áp suất bên ngoài
và trong xilanh để nạp không khí hoặc hoà khí vào trong xilanh;
Động cơ tăng áp: Là loại động cơ có dùng máy nén để nạp không khí hoặc hoà khí
vào xilanh.
1.3. PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.3.4. Theo tốc độ động cơ
- Động cơ có tốc độ thấp (động cơ thấp tốc), Vtb< 6,5m/s;
- Động cơ có tốc độ trung bình (động cơ trung bình tốc), Vtb= 6,5÷9 m/s;
- Động cơ cao tốc (động cơ cao tốc), Vtb>9 m/s;
1.3.5. Theo đặc điểm cấu tạo động cơ
* Theo số xilanh:
- Động cơ một xilanh; type of engine.mp4
- Động cơ nhiều xilanh.
* Theo cách bố trí xilanh:
- Động cơ có xilanh thẳng đứng; star engine.mp4
- Động cơ có xilanh nằm ngang;
- Động cơ có xilanh hai hàng song song hay chữ V;
- Động cơ có xilanh nhiều hàng;
- Động cơ có piston đối đỉnh.
1.3.6. Theo phương pháp hình thành hòa khí
- Động cơ hình thành hòa khí bên ngoài (động cơ xăng, ga);
- Động cơ hình thành hòa khí bên trong (động cơ diesel).
1.3. PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.3.6. Theo phương pháp hình thành hòa khí
- Động cơ hình thành hòa khí bên ngoài (động cơ xăng, ga);
- Động cơ hình thành hòa khí bên trong (động cơ diesel).
1.3.7. Theo phương pháp đốt cháy khí hỗn hợp công tác
- Động cơ đốt cháy cưỡng bức (cháy bằng tia lửa điện của bugi-động cơ xăng);
- Động cơ tự bốc cháy (động cơ diesel).
1.3.8. Theo khả năng thay đổi chiều quay
- Động cơ quay một chiều (quay phải, quay trái);
- Động cơ quay hai chiều.
1.3.9. Theo dạng chu trình công tác của động cơ
- Động cơ làm việc theo chu trình đẳng tích: quá trình cháy của nhiên liệu được
tiến hành ở thể tích không đổi (động cơ xăng và động cơ ga);
- Động cơ làm việc theo chu trình đẳng áp: quá trình cháy của nhiên liệu được
tiến hành ở áp suất không đổi;
- Động cơ làm việc theo chu trình hỗn hợp: quá trình cháy của nhiên liệu có
giai đoạn đẳng áp và có cả giai đoạn đẳng tích.
1.4. CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ engine assembly process.mp4

Động cơ đốt trong được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết và hệ thống, về mặt kết
cấu động cơ được cấu thành từ hai khối: khối các chi tiết đứng yên (thân-nắp máy...); khối
các chi tiết chuyển động (piston, trục khuỷu, thanh truyền, cam, suppap...). Ngoài ra trên
động cơ còn có các hệ thống: HT cung cấp nhiên liệu; HT phân phối khí; HT bôi trơn; HT làm
mát...

Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo chung của động cơ 4 kỳ 4 xilanh thẳng hàng
1- Trục khủy; 2- Bánh đà; 3- Đầu nhỏ thanh truyền; 4- Piston; 5- Áo nước;
6- Xilanh; 7- Suppap; 8- Bạc lót của trục cam; 9- Trục cam; 10- Thân máy; 11-Thanh
truyền; 12- Bạc lót cổ khuỷu; 13- Bạc lót đầu to thanh truyền; 14- Chốt piston.
1.4. CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ
1.4.1. Khối chi tiết cơ bản của động cơ
Gồm các chi tiết chủ yếu: Thân máy, nắp máy, piston, thanh truyền,
trục khuỷu, hộp trục khuỷu, nắp hộp trục khuỷu, bánh đà. Nhiệm vụ của cơ
cấu trục khuỷu thanh truyền là để biến chuyển động thẳng của piston thành
chuyển động quay vòng của trục khuỷu
1.4.2. Cơ cấu phân phối khí
Cơ cấu này bao gồm các chi tiết: cặp bánh răng dẫn động, trục cam,
con đội, lò xo suppap, suppap, ống nạp, ống thải. Nhiệm vụ của cơ cấu này
là đóng mở suppap nạp đúng thời điểm quy định để thực hiện việc trao đổi
khí, giúp động cơ làm việc liên tục
1.4.3. Hệ thống đánh lửa
Hệ thống này bao gồm những bộ phận tạo ra điện áp cao thế, phát
ra tia lửa điện có cường độ mạnh đốt cháy hòa khí. Chỉ có động cơ xăng và
động cơ khí gas mới có hệ thống đánh lửa; bao gồm: bộ tăng điện, bộ chia
điện, tụ điện và bugi đánh lửa.
1.4. CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ
1.4.4. Hệ thống làm mát
Nhiệm vụ: Tản nhiệt từ động cơ ra ngoài để động cơ làm việc bình thường. Có hai
phương pháp làm mát;
- Làm mát bằng nước, gồm: bơm nước, áo nước, nắp máy, két nước, quạt gió và
hệ thống dẫn nước
- Hệ thống làm mát bằng gió bao gồm: các phiến tản nhiệt trên thân máy, nắp
máy, quạt gió, các bản hướng gió và cơ cấu dẫn động quạt gió.
1.4.5. Hệ thống bôi trơn
Nhiệm vụ: Đưa dầu nhờn đến các bề mặt lắp ghép có chuyển động trong động cơ
để giảm ma sát, tẩy rửa các bề mặt ma sát, làm mát ổ trục, làm kín. Hệ thống bôi trơn
gồm: cacte chứa dầu nhờn, bơm dầu, bình lọc dầu thô và tinh, két làm mát dầu, đồng
hồ đo áp suất và đường ống dẫn.
1.4.6. Hệ thống khởi động
Nhiệm vụ: Đảm bảo động cơ khởi động được nhanh chóng. Các phương pháp
khởi động: Khởi động bằng tay quay; Khởi động bằng động cơ điện; Khởi động bằng
máy lai; Khởi động bằng khí nén,...
1.4.7. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Nhiệm vụ: Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm và tạo thành hòa khí (hỗn hợp
không khí và nhiên liệu) đảm bảo hòa khí cháy kiệt, động cơ hoạt động bình thường.
1.5. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
1.5.1. Quá trình công tác
Quá trình công tác của động cơ là tổng tất cả những biến đổi xảy ra
với môi chất công tác trong xilanh động cơ. Quá trình công tác gồm
nhiều bộ phận riêng rẽ (ví dụ: Hút, nén, nổ, xả) cái nọ kế tiếp cái kia
trong một trật tự nhất định và được lặp đi lặp lại có tính chu kỳ.
1.5.2. Chu trình công tác
Là tổng các quá trình xảy ra trong một xilanh của động cơ để biến
đổi môi chất và thực hiện một lần sinh công.
Động cơ 4 kỳ: Phải cần 4 hành trình của piston mới hoàn thành
được một chu trình công tác của động cơ.
Động cơ 2 kỳ: Phải cần 2 hành trình của piston mới hoàn thành
được một chu trình công tác của động cơ.
1.5.3. Kỳ (thì)
Là số hành trình của piston để động cơ hoàn thành một chu trình
công tác.
1.5. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
1.5.4. Điểm chết
Là vị trí cuối cùng của piston trong xilanh, tại vị trí này piston không
chuyển động được nữa (vận tốc bằng 0) và piston bắt đầu đổi chiều chuyển
động. Có hai vị trí giới hạn của piston trong xilanh do đó nó có hai điểm chết:
Điểm chết trên và điểm chết dưới. Điểm chết trên (ĐCT): Là vị trí đỉnh piston
cách xa đường tâm trục khuỷu nhất.Điểm chết dưới (ĐCD): Là vị trí đỉnh
piston gần đường tâm trục khuỷu nhất.
1.5.5. Hành trình của piton (S)
Là khoảng cách dịch chuyển của piston giữa hai điểm chết;
S = 2R; S - Hành trình của piston.R - Bán kính quay của trục khuỷu
1.5.6. Thể tích công tác (Vh)
Là không gian được giới hạn bởi hai mặt phẳng cắt thẳng góc với
đường tâm xilanh qua hai điểm chết.
D là đường kính xilanh
1.5. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
1.5.7. Thể tích buồng cháy (Vc)
Là khoảng không gian được giới
hạn bởi đỉnh piston, xilanh và nắp máy
khi piston ở ĐCT

1.5.8. Thể tích toàn bộ xilanh (Va)


Là khoảng được giới hạn bởi đỉnh
piston, xilanh và nắp máy khi piston ở
ĐCD (tổng thể tích công tác của xilanh
và thể tích buồng cháy). Va = Vh +
Vc
1.5.9. Tỉ số nén (ε)
Là tỷ số giữa dung tích toàn bộ xilanh và dung
tích buồng cháy
ε = Va / Vc
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
```
1.6.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp

Hình 1.3: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của động cơ


1- Lọc khí; 2- Ống nạp; 3- Suppap nạp; 4- Suppap xả; 5- Ống xả;
6- Bình giảm thanh; 7- Nắp máy; 8- Xilanh; 9- Piston; 10- Xéc măng;
11- Thanh truyền; 12- Trục khuỷu; 13- Cácte; 14- Kim phun nhiên liệu

Nguyên lý làm việc của động cơ diesel bốn kỳ được thực hiện trong hai vòng quay
của trục khuỷu, với bốn hành trình di chuyển của piston tương ứng với bốn quá trình: hút,
nén, nổ (giãn nở và sinh công) và thải, góc quay trục khuỷu tương ứng với các quá trình là
φk1/ φk2/ φk3/ φk4
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp
a. Quá trình thứ nhất: Quá trình hút khí
Hình 1.4: Đồ thị công P-V của
động cơ diesel 4 kỳ

Đoạn d'r= φ1
(Góc mở sớm suppap nạp);
Đoạn ad = φ2
(Góc đóng muộn suppap nạp);
Đoạn b'b = φ3
(Góc mở sớm suppap xả);
Đoạn rr' = φ4-
(Góc đóng muộn suppap xả);
Đoạn cc'= φs-
(Góc phun nhiên liệu sớm hoặc góc
đánh lửa sớm);
Đoạn yz - Cháy đẳng áp;
x-Quá trình cháy kết thúc
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp
a. Quá trình thứ nhất: Quá trình hút khí
Hình 1.5: Giản đồ phân phối khí của
động cơ 4 kỳ

φ1- Góc mở sớm suppap nạp;


φ2- Góc đói muộn suppap nạp;
φ3 - Góc mở suppap xả;
φ4- Góc đóng mụ suppap xả;
φs- Góc phun nhiên liệu sớm;
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp
a. Quá trình thứ nhất: Quá trình hút khí
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp
a. Quá trình thứ nhất: Quá trình hút khí
Vào đầu quá trình hút, piston ở ĐCT. Toàn bộ thể tích buồng cháy Vc
chứa đầy sản vật cháy do quá trình trước để lại với áp suất cao hơn khí trời, gọi
là áp suất khí sót. Trục khuỷu quay theo chiều mũi tên (hình 1.3 a) thông qua
thanh truyền làm piston chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD tương ứng với trục
khuỷu quay một góc φk1 = 1800. Cơ cấu phân phối khí dẫn động mở suppap
nạp.
Chuyển động của piston làm thể tích của xilanh tăng, áp suất trong
xilanh giảm, không khí bên ngoài được hút vào xilanh nhờ độ chênh lệch áp
suất. Khi piston đến ĐCD suppap nạp đóng lại.
Thực tế: Suppap nạp mở sớm hơn trước khi piston tới ĐCT (điểm d',
hình 1.4) góc ứng với đoạn d'r = φ1 gọi là góc mở sớm suppap nạp, đồng thời
suppap nạp đóng muộn hơn so với ĐCD (điểm d), góc ứng với đoạn ad = φ2 là
góc đóng muộn suppap nạp. Vì vậy thời gian thực tế của quá trình nạp lớn hơn
thời gian của quá trình nạp lý thuyết, tức φk1 >1800
engine intake and exhaust principle.mp4
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp
b. Quá trình thứ hai: Nén khí
Trục khuỷu tiếp tục quay theo chiều (hình 1.3 b) với góc φk2 = 1800 GQTK làm
piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT, hệ thống phân phối khí dẫn động để hai suppap
đóng, làm không khí bị nén lại. Khi piston lên đến ĐCT, không khí bị nén lại nhỏ
nhất, thể tích chỉ bằng 1/16 ÷ 1/22 thể tích ban đầu, tức là tỷ số nén ε=16 ÷22. Áp
suất trong xilanh Pc= 28 ÷ 40 kG/cm2 (atm). Nhiệt độ trong xilanh Tc= 800 ÷ 10000K
Thực tế: Vào cuối quá trình nạp, khi piston còn ở điểm chết dưới, áp suất trong
xilanh Pa còn nhỏ hơn áp suất trên đường ống nạp Pk. Tận dụng điều này, để hoàn
thiện quá trình nạp, cơ cấu phân phối khí điều khiển suppap nạp đóng muộn sau khi
piston qua khỏi ĐCD. Việc đóng muộn suppap nạp như trên có tác dụng nạp thêm
môi chất mới vào xilanh, điều này có được là do tác dụng của động năng và chênh
lệch áp suất của dòng môi chất đi vào. Quá trình nén thực tế chỉ bắt đầu khi suppap
nạp và suppap thải đóng hoàn toàn. Do vậy, thời gian của quá trình nén thực tế nhỏ
hơn thời gian của quá trình nén lý thuyết, φk2 <1800 GQTK. Ở cuối quá trình nén
(điểm 3'), nhiên liệu được phun vào xilanh nhờ kim phun. Góc ứng với đoạn cc'
hoặc góc φ3= góc phun sớm.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp
c. Quá trình thứ ba: Cháy-giãn nở, sinh công
Cuối quá trình nén, nhiên liệu (dầu Diesel) được phun vào
buồng cháy dưới dạng sương mù nhờ vào bơm cao áp và vòi phun.
Thông thường dầu không phải phun hết trong một lúc mà phun kéo
dài tương ứng với góc quay của trục khuỷu từ 15÷300 GQTK. Những
hạt dầu nhỏ tiếp xúc với không khí nén có nhiệt độ và áp suất cao sẽ
tự bốc cháy rất nhanh. Tốc độ gia tăng áp suất và nhiệt độ của môi
chất rất cao, tạo ra áp lực lớn (P=30÷120kG/cm2, Tcháy = 1600 ÷
2200oK) sinh công đẩy piston đi từ ĐCT đến ĐCD. Đây là hành trình
duy nhất sinh công giúp động cơ làm việc liên tục. Cuối quá trình cháy
áp suất trong xilanh giảm chỉ còn Pb=2,5 ÷ 5 kG/cm2 và nhiệt độ Tb=
900 ÷ 12000 K
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp
d. Quá trình thứ tư: Thải sản vật cháy ra ngoài
Sự đốt cháy hỗn hợp ở quá trình trên để lại trong xilanh nhiều sản vật
cháy, cần phải thải ra ngoài. Piston từ ĐCD lên ĐCT, suppap thải mở dần, khí thải bị
đẩy ra ngoài nhờ áp suất khí cháy và sức đẩy cưỡng bức của piston. Áp suất Pr=1,03
÷ 1,1 at và Tr=600÷800oK. Khi piston đến ĐCT là kết thúc quá trình thải và hoàn
thành một chu trình công tác của động cơ diesel 4 kỳ, suppap thải đóng lại. Trục
khuỷu quay được góc 7200 GQTK tương ứng trục cam quay được một vòng.
Thực tế: Ở cuối quá trình giản nở, suppap thải mở sớm hơn so với ĐCD (điểm b').
Góc ứng với đoạn b'b= góc φ5 là góc mở sớm suppap thải. Đồng thời với suppap
thải cũng đóng muộn hơn sau ĐCT (điểm r'). Góc ứng với đoạn rr'= góc φ6 là góc
đóng muộn suppap thải. Đoạn dr' được gọi là thời kỳ trùng điệp của suppap nạp và
suppap thải. Ở đó cả hai suppap nạp và suppap thải đều mở. Góc (φ1 + φ6) = góc
trùng điệp của suppap. Sau khi hoàn thành một chu trình công tác, nhờ quán tính
quay của bánh đà. Trục khuỷu của động cơ tiếp tục quay để thực hiện chu trình làm
việc tiếp theo. Cứ như thế giúp cho động cơ làm việc được liên tục.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ không tăng áp

Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý của động cơ xăng 4 kỳ không tăng áp


Lọc khí; 2-Ống nạp; 3-Hoà khí; 4-Suppap nạp; 5-Suppap xả;
6-Ống xả; 7-Nắp máy; 8-Xilanh; 9-Piston;10-Xéc măng;
Thanh truyền;12- Trục khuỷu; 13- Cácte; 14- Bugi đánh lửa
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ không tăng áp

Hình 1.7: Đồ thị công P-V của động


cơ xăng 4 kỳ không tăng áp
Đoạn 1-r = φ1.
(Góc mở sớm suppap nạp);
Đoạn r-9 = φ6
(Góc đóng muộn suppap xả);
Đoạn 2-3= φ2
(Góc đóng muộn suppap nạp);
Đoạn 4-5= φ3
(Góc đánh lửa sớm);
Điểm 6. Quá trình cháy kết thúc;
Đoạn 7-8= φs.
(Góc mở sớm suppap xả)
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ không tăng áp
a. Quá trình nạp:
Là nạp hòa khí (không khí hòa trộn xăng) do bộ chế hoà khí tạo nên
(Ở động cơ diesel quá trình này chỉ nạp hoàn toàn không khí sạch). Khi
piston đi từ ĐCT xuống ĐCD, suppap nạp mở do chênh lệch áp suất không
khí qua ống nạp khí vào xilanh. Không khí qua cổ góp nạp do tiết diện thu
hẹp nên tốc độ tăng làm cho áp suất giảm (khoảng 0,8÷0,9 at). Xăng ở buồng
phao qua ống phun (gic lơ) và phun trộn vào không khí thành những hạt nhỏ
(hòa khí). Độ mở bướm ga sẽ điều tiết hòa khí vào xilanh ít hay nhiều. Piston
đi xuống càng nhanh, áp suất trong xilanh càng thấp, sự chênh lệch áp suất
ngày càng nhiều, tốc độ dòng khí qua cổ góp nạp càng tăng, nhiên liệu phun
ra ở gic lơ càng nhiều.
b. Quá trình nén:
Giống như động cơ diesel, nhưng động cơ xăng có tỷ số nén thấp từ
4,5÷12 và áp suất cuối quá trình nén thấp Pc=5÷15 at. Nhiệt độ
Tc=600÷700oK.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ không tăng áp
c. Quá trình cháy:
Giống như động cơ diesel. Tốc độ cháy động cơ xăng tăng nhanh,
nhiệt độ cháy Tz= 2000÷2700K. Tuy nhiên tỷ số nén thấp nên áp suất thấp
Pz= 25÷50 at. Đánh lửa trước ĐCT từ 10÷300 GQTK làm hòa khí cháy cưỡng
bức. Hòa khí cháy nhanh nên quá trình cháy đẳng tích.
d. Quá trình thải khí:
Tương tự động cơ diesel. Cuối quá trình thải áp suất trong
xilanh vào khoảng Pr= 1,1÷1,2 at và nhiệt độ Tr= 900÷1200K
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.3. So sánh động cơ diesel và động cơ xăng
1.6.3.1. So sánh về nguyên lý hoạt động

Kỳ Động cơ Diesel Động cơ xăng


- Hút không khí vào xilanh (hoà khí được - Hút hoà khí vào xilanh (hoà khí được
Hút
hình thành trong xilanh). hình thành bên ngoài xilanh).

- Nén không khí đạt áp suất P=30÷35 - Nén hoà khí với áp suất P=8÷10
kG/cm2, nhiệt độ T=500÷600 0C; kG/cm2, nhiệt độ T = 200÷300 0C;
Nén
- Cuối quá trình nén nhiên liệu được phun - Cuối quá trình nén tia lửa phát ra từ
sớm vào buồng đốt. bugi đốt cháy hoà khí.

- Nhiên liệu phun vào xilanh hòa trộn với


- Hoà khí được đốt bởi tia lửa phát ra
không khí tự bốc cháy nhờ áp suất cao và
Cháy-giãn từ bugi;
nhiệt độ cao của không khí;
nở - Hỗn hợp nhiên liệu cháy giãn nở và
- Hỗn hợp nhiên liệu cháy giãn nở và sinh
sinh công.
công.
- Khí thải được đẩy ra ngoài bằng cửa thải - Khí thải được đẩy ra ngoài bằng cửa
Thải
hoặc suppap thải. thải hoặc suppap thải.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.3. So sánh động cơ diesel và động cơ xăng
1.6.3.1. So sánh về tính hiệu quả
Động cơ Diesel có một số ưu nhược điểm so với động cơ xăng:
ƯU ĐIỂM:
- Hiệu suất động cơ diesel lớn hơn 1,5 lần so với động cơ xăng.
- Nhiên liệu diesel rẻ tiền hơn xăng.
- Suất tiêu hao nhiên liệu riêng của động cơ diesel thấp hơn động cơ xăng.
- Nhiên liệu diesel không bốc cháy ở nhiệt độ bình thường, vì vậy ít gây nguy hiểm.
- Động cơ diesel ít hỏng vặt vì không có bộ đánh lửa và bộ chế hoà khí.
NHƯỢC ĐIỂM:
- Hai động cơ cùng công suất ĐC diesel có khối lượng lớn hơn ĐC xăng;
- Những chi tiết của hệ thống nhiên liệu như bơm cao áp, kim phun được chế tạo
rất tinh vi, đòi hỏi độ chính xác cao với dung sai 1/100mm;
- Tỉ số nén cao đòi hỏi vật liệu chế tạo các chi tiết động cơ như piston, xilanh, nắp
máy (culasse)... phải tốt. Các yếu tố trên làm cho động cơ diesel đắt tiền hơn động
cơ xăng;
- Sửa chữa hệ thống nhiên liệu cần phải có máy chuyên dùng, dụng cụ đắt tiền và
thợ chuyên môn cao;
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 2 kỳ tăng áp
Nguyên lý làm việc của động cơ hai kỳ được thực hiện trong một
vòng quay của trục khuỷu, với hai hành trình di chuyển của piston.

Quét khí Nén khí

Hình 1.8: Sơ đồ nguyên lý của động cơ diesel 2 kỳ


1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 2 kỳ tăng áp
a. Hành trình thứ nhất (Piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT)
Khi piston còn ở ĐCD, suppap thải còn mở do đó khí thải thoát ra
ngoài. Piston chưa đóng cửa quét (lỗ nạp) nên không khí được máy nén bơm
vào xilanh với áp suất vào khoảng 1,2÷1,5 at. Không khí sạch vào đẩy khí
cháy ra khỏi xilanh và một phần không khí cũng thoát ra ngoài (gọi là phần
khí nạp tổn thất)
Khi piston đi lên đóng cửa quét và suppap thải đóng lại bắt đầu thời
kỳ nén. Kết thúc quá trình nén là lúc piston đến ĐCT. Áp suất cuối quá trình
nén lên đến Pc= 35÷50 at và nhiệt độ Tc=900÷1100oK. Hành trình này bao
gồm các quá trình:
Nạp môi chất mới vào trong xilanh động cơ;
Thực hiện quá trình quét môi chất (từ khi đóng cửa quét đến khi
đóng cửa thải);
Nén môi chất trong xilanh (từ khi piston đóng cửa thải).
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 2 kỳ tăng áp
b. Hành trình thứ hai (Piston di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD)
Khi piston lên ĐCT không khí bị nén ép có áp suất và nhiệt độ cao,
nhiên liệu được phun vào buồng đốt tự bốc cháy đẩy piston từ ĐCT xuống
ĐCD. Hành trình này diễn ra các quá trình sau:
Cháy giãn nở (sinh công): Áp suất lên tới Pz= 80at. Nhiệt độ Tz=
1700÷2200K. Khi piston xuống tới vị trí mở cửa nạp, lúc này suppap thải
cũng được mở ra thực hiện quá trình thải khí (khí cháy có áp suất cao hơn
khí trời nên tự thoát ra ngoài đó là quá trình thải tự do, khí nạp mới đi vào
động cơ và đẩy khí cháy đó là quá trình thải cưỡng bức)
Bơm máy nén khí đẩy không khí sạch nạp vào xilanh. Cuối hành trình
này áp suất Pb=3÷8 at và nhiệt độ Tb= 1000÷1200K. Kết thúc hành trình này,
trục khuỷu quay được 3600 GQTK.
Sau khi piston đến ĐCD lại tiếp tục đi lên và thực hiện chu trình làm
việc tiếp theo.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 2 kỳ tăng áp
1 -Điểm chết dưới; 2- Đóng cửa nạp; 3- Đóng suppap
thải; 4- Phun nhiên liệu sớm; 5- Điểm chết trên; 6- Công
suất cực đại;ZZ'- Cháy đẳng áp; 7- Mở suppap thải; 8-
Mở cửa nạp.
Trong đó: P- Áp suất trong lòng xilanh.
V- Thể tích của môi chất trong xilanh.
P0- Áp suất khí trời (P0 ~1at)
Pk- Áp suất trên đường ống nạp (áp suất môi
chất sau khi qua bơm quét khí)

Hình 1.9: Đồ thị công P-V của động cơ diesel 2 kỳ tăng áp


1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 2 kỳ tăng áp
Như đã phân tích, các quá trình nạp và thải trên động cơ 2 kỳ không riêng
biệt và độc lập như động cơ 4 kỳ mà chúng được thực hiện đồng thời xen kẽ với
nhau. Cửa nạp và cửa thải (hay suppap thải) không đóng mở đúng tại vị trí các điểm
chết, chúng được đóng mở tại những thời điểm thích hợp (trước hoặc sau điểm
chết) nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình nạp thải từ đó nâng cao được công
suất của động cơ. Theo hình 1.9, ta có:
Cửa quét (lỗ nạp khí) Suppap thải
Mở tại vị trí 8 - Mở tại vị trí 7
Đóng tại vị trí 2 - Đóng tại vị trí 3
Trong một chu trình công tác có một khoảng thời gian cả cửa quét và cửa
thải cùng mở, giai đoạn này trong xilanh thực hiện quá trình quét khí, tương ứng
trên đồ thị là đoạn 8-1-2. Trên động cơ 2 kỳ không dùng suppap nạp và suppap thải
như động cơ 4 kỳ (nếu dùng suppap thì đó là suppap thải), piston của động cơ đóng
vai trò như một van trượt điều khiển đóng mở cửa quét và cửa thải
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.1. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 2 kỳ tăng áp

Hình 1.10: Giản đồ phân phối khí của


động cơ diesel 2 kỳ tăng áp

0-3. Vị trí mở cửa xả;


0-4.Vị trí mở cửa quét;
0-4'.Vị trí đóng cửa quét;
0-3'.Vị trí đóng cửa thải;
0-1'.Vị trí bật tia lửa điện hoặc
phun nhiên liệu;
φ1-2-3. Thời gian quá trình cháy
giãn nở;
φ3-3’ . Thời gian quá trình thải;
φ4-a’ .Thời gian quá trình nạp;
φ3’-1.Thời gian quá trình nén
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ

Hình 1.11: Sơ đồ nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ


1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ
a. Hành trình thứ nhất (Piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT)
Piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT đóng dần lỗ thay khí và lỗ thải khí
và bắt đầu thời kỳ nén ép hòa khí, áp suất cuối quá trình nén từ 6÷10 at và
nhiệt độ vào khoảng 473÷573K (thấp hơn áp suất và nhiệt độ động cơ xăng 4
kỳ). Khi piston lên đến gần ĐCT mép dưới của thân piston mở lỗ nạp khí, do
áp suất trong cacte lúc này nhỏ hơn áp suất khí trời nên hỗn hợp hòa khí đi
vào cacte (cacte hoàn toàn kín). Khi piston lên gần đến gần ĐCT, bugi bật tia
lửa điện đốt cháy hòa khí làm cho môi chất công tác giãn nở sinh công đẩy
piston đi xuống. Hành trình này diễn ra các quá trình sau:
- Thải khí;
- Nạp hòa khí vào xilanh động cơ;
- Nén hòa khí;
- Nạp hòa khí vào cacte;
- Bắt đầu quá trình cháy.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ
b. Hành trình thứ hai (Piston di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD)
Kết thúc quá trình nén lúc piston ở gần ĐCT, bugi bật tia lửa điện đốt cháy
hòa khí làm cho môi chất công tác giãn nở sinh công đẩy piston đi xuống. Áp
suất quá trình cháy giãn nở thường đạt 20^30 at và nhiệt độ t=2000 oC.
Piston đi xuống trước tiên phần thân piston đóng dần lỗ nạp, kết thúc việc
nạp khí vào cacte và mở dần lỗ thải khí và sau đó mở cửa quét khí. Ta thấy
hòa khí trong cacte bị nén theo lỗ thay khí đi vào xilanh động cơ, đồng thời
đẩy khí cháy đi ra ngoài qua lỗ thải khí. Do đó, có một phần hòa khí thất
thoát ra ngoài làm tổn thất một phần nhiên liệu. Vì vậy mà động cơ 2 kỳ
thường tốn nhiên liệu hơn động cơ 4 kỳ. Sau khi piston đến ĐCD lại tiếp tục
đi lên và thực hiện chu trình làm việc tiếp theo. Hành trình này diễn ra các
quá trình sau:
- Cháy và giãn nở; - Vẫn có quá trình nạp hòa khí vào cacte;
- Thải khí; - Nạp hòa khí vào xilanh.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
1.6.4.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ
b. Hành trình thứ hai (Piston di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD)
Như vậy, với một vòng quay của trục khuỷu và hai hành trình của
piston thực hiện xong chu trình công tác của động cơ xăng 2 kỳ.
Đồ thị P-V và P-φ có dạng gần giống động cơ diesel hai kỳ. Tuy nhiên
quá trình cháy đẳng tích nên đồ thị dốc hơn.
Một số nhận xét về động cơ 2 kỳ:
Chu trình động cơ hai kỳ được thực hiện với một vòng quay của trục
khuỷu với 2 hành trình pistton. Trong hai hành trình chỉ có một hành trình
sinh công còn hành trình còn lại tốn công nạp và nén khí. Khi quét có một
phần khí nạp theo sản phẩm cháy ra ngoài xilanh (đối với động cơ diesel là
không khí, động cơ xăng là hoà khí). Đây là tổn thất dẫn đến hiệu suất động
cơ 2 kỳ thấp hơn động cơ 4 kỳ.
Động cơ xăng hoà khí được nạp vào trong cacte do đó cacte phải
thật kín máy mới hoạt động được.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.5. So sánh động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ
- Nếu so sánh hai động cơ có cùng D,S,n thì về mặt lý thuyết công
suất động cơ 2 kỳ gấp đôi công suất động cơ 4 kỳ. Nhưng do có tổn thất dẫn
động bơm quét nên thực tế chỉ lớn hơn 1,6÷1,8 lần.
- Quá trình thải và nạp của động cơ 4 kỳ hoàn hảo hơn động cơ 2 kỳ
vì nó được tiến hành bởi bốn hành trình của piston.
- Về cấu tạo động cơ xăng 2 kỳ đơn giản, ít chi tiết hơn so với động
cơ 4 kỳ.
- Moment xoắn của động cơ 2 kỳ đều đặn hơn so với động cơ 4 kỳ vì
toàn bộ chu trình nó chỉ diễn ra với một vòng quay của trục khuỷu.
- Góc quay ứng với quá trình cháy và giãn nở của động 4 kỳ lớn hơn
động cơ 2 kỳ (khoảng 1400 GQTK, còn động cơ 2 kỳ khoảng 100÷1200 GQTK).
- Hiệu suất động cơ 4 kỳ lớn hơn động cơ 2 kỳ vì động cơ 2 kỳ có tổn
thất môi chất trong quá trình quét khí.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.6. Động cơ Wankel

Wankel engine.mp4

Hình 1.12: Cấu tạo của động cơ


Wankel
1-Đường nạp; 2- Piston; 3- Thân
máy;4- Bugi; 5- Bánh răng trung
tâm; 6- Đường thải.
1.6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KIỂU PISTON
1.6.6. Động cơ Wankel
Động cơ Wankel được phát triển bởi một nhà phát minh người Đức tên là
Felix Wankel, vào năm 1920 động cơ còn trong giai đoạn thiết kế trên bản vẽ và tạo
mẫu. Phát minh đầu tiên của Ông về động cơ Wankel được công nhận vào năm
1936. Đến năm 1950, khi Ông cộng tác với nhà máy sản xuất ô tô của Đức NSU thì
động cơ này được phát triển hoàn chỉnh và được lắp trên xe môtô.
Trong quá trình làm việc piston của động cơ chuyển động quay, các đỉnh
của nó quét quanh thành của xilanh có dạng đường cong.
Động cơ Wankel có piston hình tam giác 2 chuyển động hành tinh quanh
bánh răng trung gian 5. Mỗi mặt cạnh của rôto tương đương với một piston của
động cơ một xilanh. Các đỉnh của rôto luôn luôn tiếp xúc với thành xilanh có dạng
đường cong như (hình 1.12). Động cơ Wankel truyền công suất ra ngoài bằng một
trục có bánh lệch tâm lắp trong lòng của rôto tam giác.
Khi piston quay một vòng, mỗi cạnh của piston đều thực hiện các quá
trình: nạp môi chất mới, nén, cháy giãn nở sinh công và thải sản vật cháy ra ngoài.
Có nghĩa là khi piston quay một vòng thì động cơ thực hiện 3 lần sinh công.
1.7. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
kiểu piston sử dụng nhiên liệu xăng 4 kỳ không tăng áp?
Câu 2: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ động cơ đốt
trong kiểu piston sử dụng nhiên liệu diesel 4 kỳ không tăng áp?
Câu 3: Nêu sự khác biệt cơ bản giữa động cơ đốt trong kiểu
piston sử dụng nhiên liệu xăng và diesel?
Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau giữa động cơ đốt
trong kiểu piston sử dụng nhiên liệu diesel 2 kỳ và diesel 4 kỳ?

1.8. NỘI DUNG CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC TIẾP THEO


Nghiên cứu trước nội dung Bài 3
KẾT CẤU PHẦN TĨNH VÀ PHẦN ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ

You might also like