You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CƠ ĐIỆN & CÔNG TRÌNH


--------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


KỸ THUẬT SỬA CHỮA Ô TÔ

Họ tên sinh viên: Nguyễn Phúc Long


Mã số sinh viên: 1851110412
Lớp: K63-CTO

Hà Nội, 2021
Lời Mở Đầu

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước. Việt Nam đã có những phát triển
vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa, theo đó ngành ô tô là rất quan trọng nhằm thúc đẩy giao
thông hàng hóa, phát triển kinh tế, sản xuất, xây dựng, phương tiện đi lại, …
Sau khi sử dụng xe ô tô một thời gian nhất định hoặc lâu dài. Khi đó trang thái kĩ thuật
của xe sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi do bị mòn, mỏi, lão hóa, …của các
chi tiết, cụm chi tiết và hệ thống. nếu xe ở tình trạng kỹ thuật kém, không đảm bảo các
yêu cầu về khả năng làm việc và tính an toàn sẽ không đạt được các tiêu chuẩn kiểm
định và sẽ không được phép lưu hành.
Do đó, nếu có chi tiết hay cụm chi tiết, hệ thống nào đó hoạt đông bị hư hỏng thì xe ở
chế độ sự cố phải cần được sửa chữa để khắc phục giúp xe ô tô hoạt động ổn định,
đảm bảo an toàn kĩ thuật, trước khi lưu thông trên đường, tránh xảy ra những sự cố
không đáng có về người và của. Để đáp ứng được những yêu cầu đó môn học Kỹ thuật
sửa chữa ô tô đã được biên soạn và đưa vào chương trình giảng dạy.
Bài tiểu luận sau đây sẽ cung cấp một phần thông tin và kiến thức về môn học Kỹ
thuật sửa ô tô thông qua nghiên cứu chuyên đề: “Phân tích những nguyên nhân dẫn tới
hiện tượng bơm cao áp trên động cơ diezel cung cấp lượng nhiên liệu không đủ vào
buồng đốt của động cơ? Các bước kiểm tra và điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu
của bơm cao áp trên băng thử bơm chuyên dùng?”

1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về chuyên đề nghiên cứu.

- Động cơ diezel là một loại động cơ đốt trong, trong đó việc đánh lửa nhiên liệu
được gây ra bởi nhiệt độ cao của không khí trong xi lanh do nén cơ học (nén
đoạn nhiệt).
- Động cơ diezel có 2 loại là động cơ diezel 2 kì và động cơ diezel 4 kì.
- Động cơ ddiezeel 4 kì có 2 cơ cấu và 4 hệ thống gồm: cơ cấu biên tay quay, cơ
cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống khởi động, hệ thống
bôi trơn, hệ thống làm mát.
Nhưng do giới hạn của bài tiểu luận và để bổ trợ tốt nhất cho chuyên đề của bài
tiểu luận. Nên ta chỉ tập chung đi vào khái quát về động cơ diezel 4 kì và hệ thống
cung cấp nhiên liệu.
1.1.1. Tổng quan về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ diezel 4 kỳ.

- Cấu tạo:
1- Trục khuỷu
2- Thanh truyền
3- Piston
4- Xilanh
5- Vòi phun
6- Xupap nạp
7- Xupap thải
8- Đường ống nạp
9- Đường ống thải
10-Xéc măng khí
11-Xéc măng dầu Sơ đồ cấu tạo động cơ diezel 4 kỳ
- Nguyên lý hoạt động:
Động cơ diezel 4 kỳ là loại
động cơ khi hoàn thành
một chu trình công tác,
piston phải thực hiện bốn
kỳ tương ứng với hai vòng
quay trục khuỷu hoặc 720o
góc quay của trục khuỷu.

2
+ Kỳ nạp:
Khi trục khuỷu quay từ (0° đến 180°), pit tông sẽ dịch chuyển từ ĐCT xuống
ĐCD, xu páp nạp mở, Xu páp xả đóng, thể tích công tác trong xi lanh tăng, áp
suất trong xi lanh giảm, không khí từ bên ngoài qua bầu lọc được hút vào xi
lanh. Cuối hành trình nạp, áp suất và nhiệt độ của không khí trong xi lanh là:
P = 0,08 – 0,095 Mpa, T = 40 – 700°C.
+ Kỳ nén:
Trục khuỷu quay (từ 180° đến 360°), pit tông chuyển động từ ĐCD lên ĐCT,
xu páp nạp và xu páp xả đều đóng, thể tích công tác trong xi lanh giảm dần,
không khí trong xi lanh bị nén và áp suất, nhiệt độ của nó tăng lên. Cuối hành
trình nén, áp suất và nhiệt độ của không khí bị nén trong xi lanh là:
P = 4 – 5 MPa T = 450 – 6500°C
+ Kỳ nổ (cháy giãn nở, sinh công):
Xu páp nạp và xu páp xả vẫn đóng, khi pit tông đến ĐCT vòi phun nhờ bơm
cao áp sẽ phun nhiên liệu vào xi lanh để hỗn hợp với không khí có nhiệt độ
cao, rồi tự cháy, khí cháy giãn nở tác dụng lên đỉnh pit tông và đẩy pit tông từ
ĐCT xuống ĐCD, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay từ (360° đến 540°)
sinh công. Cuối hành trình cháy và bắt đầu quá trình giãn nở, áp suất và nhiệt
độ của khí cháy trong xi lanh là: P = 0,2 – 0,4 MPa T = 800 – 10000°C.
+ Kỳ xả:
trục khuỷu quay (từ 540° đến 720°), pit tông chuyển động từ ĐCD lên ĐCT, xu
páp nạp đóng và xu páp xả mở, khí cháy trong xi lanh bị đẩy qua cửa xả, qua
ống xả ra ngoài. Cuối hành trình xả, áp suất và nhiệt độ của khí xả trong xi lanh
là:
P = 0,11 – 0,12 MPa T = 400 – 6000°C Khi pit tông đến ĐCT xu páp xả đóng
lại kết thúc kỳ xả, một chu trình làm việc mới lại tiếp diễn như trên.
+ Nhưng trong thực tế chu trình làm việc các xu páp nạp và xu páp xả mở sớm,
đóng muộn và vòi phun phun sớm nhiên liệu. Mục đích để tăng công suất của
động cơ.
1.1.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

- Nhiệm vụ: Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với các
chế độ làm việc của động cơ.
- Cấu tạo:

Sơ đồ khối hệ thống
nhiên liệu động cơ
diezel.

3
1.Thùng nhiên liệu 2. Lưới lọc 3. Cốc lọc 4. Bơm thấp áp 5. Bơm tay 6. Bơm cao áp
7. Bầu lọc 8. Đường ống cao áp 9. Vòi phun 10. Vít xả không khí 11. Bộ điều tốc
12. Đường dầu hồi
- Nguyên lý hoạt động:
+ Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc khí nạp vào
xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén.
+ Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu được bơm hút lên, được lọc qua bầu lọc thô, bầu
lọc tinh rồi vào bơm cao áp.
+ Tại bơm cao áp nhiên liệu được nén đến áp suất cao. Cuối kì nén, bơm cao áp
bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun để phun vào
xilanh của động cơ.
+ Nhiên liệu hòa trộn với khí nén tạo thành hòa khí rồi tự bốc cháy.
1.1.3. Khái quát về bơm cao áp PE.

- Cấu tạo:

4
- Nguyên lý hoạt động:
+ Phần chính của tổ bơm là cặp bộ đôi siêu chính xác piston và xi lanh, với khe
hở lắp ghép chỉ vào khoảng vài micro mét (vài phần nghìn mm). Pít tông
chuyển động lên xuống trong xi lanh nhờ cam và lò xo cùng với con đội và có
thể xoay khi xoay ống xoay bằng cách kéo hoặc đẩy thanh răng. Trên đầu xi
lanh có van cao áp đóng kín trên đế bởi lò xo;
+ Khi vấu cam quay xuống, lò xo đẩy pít tông đi xuống, van cao áp đóng, do độ
chân không tạo ra trong không gian phía trên pít tông nên nhiên liệu từ khoang
thấp áp được nạp đầy vào xi lanh bơm khi các lỗ nạp và xả nhiên liệu mở;
+ Vấu cam quay lên đẩy pít tông đi lên, khi đầu piston che kín các lỗ nạp và xả
nhiên liệu thì nhiên liệu phía trên pít tông bị ép tăng áp suất đẩy mở van cao áp
và nhiên liệu đi vào đường cao áp tới vòi phun. Quá trình cấp nhiên liệu cao áp
tới vòi phun được tiếp diễn trong khi pít tông đi lên cho tới khi rãnh nghiêng
trên đầu pít tông mở lỗ xả. Lúc này nhiên liệu cao áp trong xi lanh thoát ra
ngoài khoang nhiên liệu thấp áp làm áp suất nhiên liệu trên piston giảm đột
ngột và do đó van cao áp đóng lại nhờ lực lò xo và áp suất nhiên liệu trên
đường cao áp.
+ Để thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho mỗi chu trình khi thay đổi tải của động
cơ, piston được xoay đi một một góc trong xi lanh nhờ cấu thanh răng và vành
răng cùng ống xoay. Piston xoay đi làm thay đổi vị trí tương đối giữa rãnh
nghiêng và lỗ xả, do đó hành trình bơm thực tế từ lúc đầu pít tông đóng kín lỗ
xả tới lúc rãnh nghiêng mở lỗ xả sẽ thay đổi và do đó thay đổi thể tích nhiên
liệu bơm.
1.2. Mục tiêu của chuyên đề.

- Hệ thống, tổng hợp lại những kiến thức đã được học.


- Nâng cao khả năng tư duy nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế.
- Phân tích được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bơm cao áp trên động cơ diezel
cung cấp lượng nhiên liệu không đủ vào buồng đốt của động cơ.
- Hiểu rõ và thực hiện được các bước kiểm tra và điều chỉnh lượng cung cấp
nhiên liệu của bơm cao áp trên bằng thử bơm chuyên dùng.
- Vận dụng được kiến thức lý thuyết đã học vào trong thực tiễn.

5
PHẦN 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ NGHÊN CỨU

2.1. Nội dung chuyên đề nghiên cứu.

Phân tích những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bơm cao áp trên động cơ diezel cung
cấp lượng nhiên liệu không đủ vào buồng đốt của động cơ? Các bước kiểm tra và điều
chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp trên bằng thử bơm chuyên dùng?
2.2. Giải quyết chuyên đề nguyên cứu.

A, Phân tích những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bơm cao áp trên động cơ
diezel cung cấp lượng nhiên liệu không đủ vào buồng đốt của động cơ.

Qua phần 1, ta đã khái quát và hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về bơm cao
áp nói chung và bơm cao áp PE kiểu dãy nói riêng và thấy được để dẫn tới hiện tượng
bơm cao áp trên động cơ diezel cung cấp nhiên liệu không đủ vào đường đốt động cơ
có rất nhiều nguyên nhân. Không những nguyên nhân chủ quan do chính bản thân các
chi tiết hoặc cụm chi tiết của bơm cao áp gây ra mà còn có những nguyên nhân khách
quan khác như do các bộ phận trong hệ thống cung cấp nhiên liệu gây ra, …
Và trong quá trình học, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế, em đã tìm ra được 6
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bơm cao áp trên động cơ diezel cung cấp lượng nhiên
liệu không đủ vào buồng đốt động cơ:
1, Do cặp xy lanh - piston bơm.
- Nhiệm vụ: Để đảm bảo khả năng cung cấp nhiên liệu đồng đều ở mọi chế độ,
các bộ đôi lắp ghép trên cùng một tổng bơm của một động cơ phải cùng nhóm
kích thước (kích thước đường kính chênh nhau không quá 0,002mm) và cùng
nhóm độ kín thủy lực (thời gian giảm áp chênh nhau không quá 4 - 5 giây).
- Cấu tạo:

+ Phần đầu của piston: là nơi bố trí các gờ vát rãnh chéo rãnh đứng và rãnh
tròn với mục đích chỉnh lượng nhiên liệu cần cung cấp cho một hành
trình.

6
+ Phần thân piston: làm nhiệm vụ dẫn hướng và đảm bảo cho piston được
bôi trơn tốt hơn, cặp piston xilanh được bôi trơn bằng chính nhiên liệu
diezel đang được cung cấp vào xilanh.
+ Phần đuôi piston: là nơi nhận trực tiếp chuyển động từ com đội, nơi giá
lắp đĩa lò xo dưới của lò xo hồi vị và cơ cấu xoay piston.
+ Xi lanh: chi tiết hình trụ rỗng, phần trên của xi lanh là nơi bố trí các lỗ
nạp và lỗ xả nhiên liệu.
- Hiện tượng hư hỏng:
+ Cặp xy lanh - piston bơm bị mài mòn do ma sát, hai vùng mòn nhiều
nhất là vùng đối diện với lỗ nạp và vùng mặt nghiêng đối diện với lỗ
thoát;
+ Piston chủ yếu mòn ở gờ đỉnh và bề mặt rãnh xiên của vùng cung cấp
nhiên liệu không tải ngay cạnh rãnh thoát dầu, cạnh nghiêng hao mòn trở
thành cạnh tròn;
+ Xy lanh mòn ở bề mặt quanh các lỗ dầu do những khu vực này thường
xuyên tiếp xúc với dòng nhiên liệu vào và ra khỏi cặp (piston và xy lanh
bơm).
+ Piston bị cong, gãy, do chịu lực va chạm mạnh, tháo lắp, điều chỉnh
không đúng kỹ thuật.

- Hậu quả:
+ Khi bơm hoạt động áp suất bơm giảm và lưu lượng bơm giảm dầu không
lên được vòi phun hoặc vòi phun phun yếu.
- Sửa chữa:
+ Nếu cặp piston và xilanh bị sây sước nhẹ thì dùng phương pháp mạ crom
sau đó rà lại bằng bột rà mịn, nhưng do là cặp chi tiết siêu chính xác, khe
hở lắp ghép giữa piston-xilanh bơm rất nhỏ, chỉ khoảng 0,001-0,002 mm
để tránh lọt nhiên liệu dưới áp suất cao nên thường khi bị hư là thay mới.
2, Van và đế van thoát cao áp.
- Nhiệm vụ:
+ Ngăn không cho nhiên liệu diezel từ đường nhiên liệu cao áp trở về bơm
cao áp khi piston-xilanh bơm ở hành trình hút nhiên liệu và ngăn không
cho không khí trong xilanh động cơ đi vào xi lanh bơm cao áp.
7
+ Giảm áp suất dư nhiên liệu trong đường cao áp đến giá trị cần thiết cũng
như dập tắt dao động sóng của nhiên liệu trong ống dẫn cao áp đảm bảo
cho quá trình phun được bắt đầu nhanh và kết thúc dứt khoát giảm khả
năng phun rớt.

- Cấu tạo:

- Hiện tượng hư hỏng:


+ Cặp chi tiếp van và đế van thoát cao áp sử dụng lâu ngày bị mòn một
phần mặt côn làm kín do ma sát hoặc do nhiên liệu bẩn;
+ Đệm đế van bị mòn hỏng;
+ lò xo van gãy, yếu.
- hậu quả:
+ Khi bơm hoạt động áp suất nén nhiên liệu của bơm giảm, vòi phun
không phun được nhiên liệu hoặc phun yếu, thời điểm bắt đầu bơm
muộn;
+ Công suất động cơ giảm, khí thải có khói đen.
- Sửa chữa:
+ Van và bệ van mòn ít, mòn không đều có thể rà kín bằng bột rà chuyên
dùng.
+ Tuy nhiên nếu bề mặt làm việc của van bị mòn thành vết sâu thì cần phải
thay mới.
+ Lò xo van yếu, giảm độ đàn hồi, gãy thay đúng loại hoặc thêm đệm nếu
độ giảm chiều cao lò xo giảm. Đệm đế van mòn hỏng thay mới đúng
loại.
8
3, Trục cam, con đội, ổ bi.
- Nhiệm vụ: dẫn hướng cho piston, khi trục cam bơm cao áp quay , các vấu cam
trên trục cam sẽ tác động vào con đội làm cho piston của phân bơm dịch chuyển
lên trên, khi không tác động piston sẽ dịnh chuyển xuống dưới do tác dụng hồi
vị của lò xo.
- Cấu tạo:
- Hiện tượng hư hỏng:
+ Trục cam bị mòn các vấu
cam, mòn phần lắp với ổ bi,
chờn hỏng ren đầu trục
cam;
+ con đội, ổ bi bị mòn vỡ do
chịu lực lớn và chịu ma sát.

- Hậu quả:
+ Khi bơm hoạt động áp suất
của bơm giảm;
- Sửa chữa:
+ Hàn đắp các vấu cam rồi
gia công lại đúng biên dạng
ban đầu;
+ Hàn đắp vào phần ren rồi tiện láng và gia công lại ren;
+ Ổ bi và con đội bị mòn thay mới đúng loại.
4, Vỏ bơm cao áp và lò xo bơm.
- Cấu tạo bơm cao áp PE:
1: bộ đồng tốc;
2: bơm tiếp vận
hay bơm thấp áp;
3: bộ phun sớm;
4: lò xo piston bơm cao áp;
5: vở bơm cao áp.

- Hiện tượng hư hỏng:


+ Thân bơm bị nứt, vỡ, mòn lỗ lắp ổ bi trục cam, chờn hỏng các lỗ ren do
chịu lực va chạm mạnh và chịu lực xiết lớn, tháo lắp không đúng kỹ
thuật.
- Hậu quả:

9
+ Trong quá trình bơm hoạt động nhiên liệu bị rò rỉ đầu nối ống và ở thân
bơm, lò xo pít tông bơm yếu, gãy áp suất bơm giảm không bơm được
nhiên liệu.
5, Vòi phun nhiên liệu bị tắc.

- Nhiệm vụ: Phun tơi nhiên liệu vào xilanh để quá trình hình thành hòa khí diễn
ra hoàn hảo. Quá trình phun do áp suất nhiên liệu quyết định.
- Cấu tạo:

- Vị trí:
Đặt ở giữa phần nắp máy
và thân máy, phần đầu kim
phun ở trong buồng đốt.

- Hiện tượng hư hỏng:


+ Kim phun bị tắc do cặn bẩn;
+ Động cơ quá nóng khiến nhiên liệu giảm độ nhớ dẫn tới kim phun bị
biến dạng.
+ Lò xo bị mỏi, giảm độ cứng;
+ Vòng điều chỉnh, ty đầu, đai ốc bị mòn.
+
Một vài ví dụ hình ảnh về kim phum bị tắc và rỉ sét:

10
- Hậu quả:
+ Lượng nhiên liệu cung cấp không đủ vào buồng đốt của động cơ.
+ kim phun không đóng, mở đúng thời điểm làm vòi phun phun thêm
nhiên liệu vào một khu vực nhất định ( khu vực hỗn hợp).
+ khi đó, sẽ không đủ không khí để đốt cháy hết nhiên liệu và carbon
không bay hơi được hình thành từ nhiên liệu không bị cháy dẫn tới hiện
tượng khí xả của động cơ diezel có mầu xanh đậm hoặc mầu đen.
- Sửa chữa:
+ Kiểm tra áp suất phun, cụm kim phun.
+ Nếu hư hỏng nặng, thay mới.
6, Hết nhiên liệu trong thùng dầu nhiên liệu, đứt các đường dẫn dầu.
Trường hợp này xảy ra khi người lái xe không để ý mức nhiên liệu trong xe
hoặc do va chạm dẫn đến đường dẫn dầu bị đứt,gãy dẫn đến hiện tượng nhiên liệu
không đủ để đến bơm cao áp.

11
B, Các bước kiểm tra và điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp trên
băng thử bơm chuyên dùng.

Hình ảnh ví dụ về thiết bị cân chỉnh bơm chuyên dùng


KOENG DND 103W.

1: Vùng điều khiển khởi động hệ thống điều khiển trung tâm (điều khiển
chính);
2: Vùng điều khiển tắt hệ thống điều khiển trung tâm (điều khiển chính);
3: Vùng thiết lập số lần phun nhiên liệu;
4: Vùng thiết lập cấp chia lần phun nhiên liệu;
5: Vùng thiết lập chiều quay động cơ (quay trái, quay phải, không quay);
6: Vùng thiết lập tốc độ vòng quay của động cơ;
7: Vùng điều khiển tắt mở bơm đẩy của thiết bị;
8: Vùng điều khiển tắt mở cưỡng ép giàn ngưng.

Cấu tạo chung về thiết bị kiểm tra và điều chỉnh bơm cao áp (PE kiểu dãy).
1- Bơm cao áo PE, 2- đường ống cao áp, 3- vòi phun cao áp, 4- kim phun cao áp,
6- tấm ngăn, 7- ống đo, 8- hành trình, 9- thanh ngang, 10- trục quay, 11- cảm
biến, 12- kim đo, 13- bánh răng, 14- khớp nối, 15- đồ gá, 16- bơm thấp áp.
12
- Chuẩn bị:
+ Thiết bị cân bơm cao áp;
+ Bộ dụng cụ kỹ thuật: cờ lê, tua-vít, …;
+ 1 bơm cao áp PE kiểu dãy;
+ Đồ bảo hộ lao động;
+ Khay đựng chi tiết;
+ Giấy bút, sổ tay ghi chép kết quả.
- Các bước kiểm tra lượng cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp trên bằng thử bơm
chuyên dùng:
Bước 1: Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng đấy đủ;
Bước 2: Định vị và lắp chặt, chắc chắn bơm cao áp lên bệ đo và vào trục động cơ quay
của thiết bị.
+ Thực hiện bằng cờ lê, xiết chặt các vị trí lắp ghép của bulong.
Bước 3: Lắp các đường ống cao áp vào các nhánh bơm cao áp theo thứ tự 1, 2, 3, 4
tính từ đầu trục thiết bị đi ra.

+ Thực hiện bằng cờ lê, xiết lực vừa đủ vào các vị trí lắp ghép của bulong.
Bước 4: Kiểm tra vòi phun và đặt vòi phun vào ống đo theo đúng thứ tự.
Bước 5: Mở nguồn của cầu dao điện và thiết bị cân bơm cao áp.
Bước 6: Thiết lập hành trình (cấp chia lần phun, số lần phun nhiên liệu,
vòng quay động cơ).
+ Thực hiện bằng cách ấn các nút trên bảng điều khiển (cấp chia lần phun chẵn
100, 200, 300 …; cấp chia lần phun lẻ 150, 250, 350…).
Bước 7: Thiết lập bơm cao áp chạy chế độ toàn tải;
+ Thực hiện bằng cách cố định cần ga sao cho bướm gia mở hết cỡ.
Bước 8: Nhấn nút khởi động bơm đẩy, đưa nhiên liệu dầu diezel vào bơm cao áp.
+ Để bơm chạy khoảng 1 phút cho dầu lên và các chi tiết làm việc hoạt động ổn
định.
Bước 9: khởi động trục quay động cơ của thiết bị quay.
+ Thực hiện bằng cách ấn các nút trên bảng điều khiển.
- Lúc này dầu được bơm từ thùng dầu qua bơm đẩy đến bơm cao áp. Từ bơm cao
áp đến 4 vòi phun rồi phun vào 4 ống đo.
- Khi hết hành trình đã được thiết lập ở bước 6 , giàn ngưng chắn giữa vòi phum
và ống đo bật ra, ngăn dầu tiếp tục chảy vào ống đo.
Bước 10: Kết thúc quá trình đo, ta tắt động cơ quay trước rồi tắt bơm đẩy sau.
- lấy giấy bút ghi chép lại mức dầu của từng vòi phun.

13
Sau khi đã kiểm tra lượng cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp trên bằng thử bơm
chuyên dùng xong.
- Nếu lượng nhiên liệu trong các ống đo là bằng nhau hoặc đồng đều thì có nghĩa
là bơm vẫn hoạt động bình thường, vẫn đáp ứng được những nhiệm vụ và yêu
cầu của nó.
- Nếu lượng nhiên liệu trong các ống đo không bằng nhau hoặc chênh lệch nhiều
thì có nghĩa là bơm đang trong tình trạng hư hỏng , chưa đáp ứng được những
nhiệm vụ và yêu cầu của nó.
Khi đó ta tiến hành điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu của các nhánh bơm cao áp về
giống nhau, đồng đều:
Bước 1: lới vít xoay bắt giữa vành răng và ống xoay.
+ Thực hiện bằng cách dùng tua-vít.
Bước 2: điều chỉnh ống xoay 1 góc φ , làm piston sẽ xoay theo, khi đó lượng nhiên liệu
sẽ thay đổi, do phần đầu piston có các gờ vát, rãnh chéo.

+ Thực hiện bằng cách dùng đầu tua vít để đẩy vào rãnh của ống xoay.
+ Hướng nhìn thẳng vuông góc với bơm;
Nếu đẩy sang bên phải lượng nhiên liệu sẽ tăng lên;
Nếu đẩy sang bên trái lượng nhiên liệu sẽ giảm đi;
+ Tùy vào từng mức độ chênh lệch của các nhánh bơm với số liệu chuẩn của
bơm mà ta điều chỉnh sao cho phù hợp.
Bước 3: kiểm tra lại lượng cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp trên băng thử bơm
chuyên dùng đến khi nào lượng nhiên liệu trong các ống đo là bằng nhau hoặc đồng
đều.

Như vậy, ta đã kiểm tra và điều chỉnh lượng nhiên liệu của bơm cao áp nói chung và
bơm cao áp PE kiểu dãy nói riêng trên băng thử chuyên dùng.

14
PHẦN 3: TỔNG KẾT

- Về chuyên môn:
+ Đã nêu và phân tích được đầy đủ về những nguyên nhân dẫn tới hiện
tượng bơm cao áp trên động cơ diezel cung cấp lượng nhiên liệu không
đủ vào buồng đốt của động cơ.
+ Đã đưa ưa ra được những ví dụ cụ thể về những nguyên nhân dẫn tới
hiện tượng bơm cao áp trên động cơ diezel cung cấp lượng nhiên liệu
không đủ vào buồng đốt của động cơ.
+ Đã vận dụng được lý thuyết của môn học và đưa vào bài tập thực tiễn về
cách kiểm tra và điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp
trên bằng thử bơm chuyên dùng.
- Về kỹ năng:
+ Đã có khả năng phân tích từng nguyên nhân hư hỏng để chọn ra nguyên
nhân hư hỏng chính xác và biện pháp sửa chữa hiệu quả.
- Về lý luận và thực tiễn:
+ Đã có thêm nhiều hiểu biết và nghiên cứu sâu rộng hơn về lý thuyết
thông qua tra tìm tài liệu, đọc hiểu bản chất và logic của các vấn đề
nghiên cứu từ đó vận dụng vào thực tiễn chuyên môn của môn học “ Kỹ
thuật sửa chữa ô tô”.
+ Đã biết vận dụng được kiến thức lý thuyết vào trong đời sống thực tế.

Tuy nhiên, do vốn kiến thức và kinh nghiệm hạn chế nên bài tiểu luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được những nhận xét, đóng góp để bài tiểu
luận được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng , em xin cảm ơn thầy giáo dạy bộ môn đã hướng dẫn, giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức bổ ích và thực tiễn đến với sinh viên.

15
Mục Lục

Lời Mở Đầu.................................................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................2
1.1. Tổng quan về chuyên đề nghiên cứu............................................................................2
1.1.1. Tổng quan về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ diezel 4 kỳ..................2
1.1.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu................................................................................3
1.1.3. Khái quát về bơm cao áp PE.................................................................................4
1.2. Mục tiêu của chuyên đề................................................................................................5
PHẦN 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ NGHÊN CỨU................................................................6
2.1. Nội dung chuyên đề nghiên cứu...................................................................................6
2.2. Giải quyết chuyên đề nguyên cứu................................................................................6
A, Phân tích những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bơm cao áp trên động cơ diezel cung
cấp lượng nhiên liệu không đủ vào buồng đốt của động cơ...............................................6
B, Các bước kiểm tra và điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp trên băng
thử bơm chuyên dùng.......................................................................................................12
PHẦN 3: TỔNG KẾT...............................................................................................................15

16

You might also like