You are on page 1of 8

Đổ lẫn nhiên liệu xăng vào động cơ Diesel và nhiên liệu Diesel và động cơ xăng,

các động cơ hoạt động thế nào? Giải thích?


- Khi xăng đổ nhầm vào động cơ diesel, do xăng nhẹ nên ban đầu sẽ ở phía trên và
người sử dụng vẫn khởi động xe để đi được bình thường. Sau khi chạy một đoạn ngắn
thì bắt đầu có sự hoà trộn hai nhiên liệu với nhau cùng đưa vào buồng đốt gây kích nổ
gây thiệt hại cho piston và thanh truyền và phá động cơ nhanh chóng.
- Còn trường hợp dầu đổ vào xăng thì chỉ nổ được một thời gian ngắn sẽ tự chết máy
do tia lửa điện không thể kích nổ được dầu nên sẽ ít ảnh hưởng hơn
Vì xăng là dùng tia lửa điện để kích nổ, còn dầu là dùng áp suất nén nổ.
- Quá trình cháy đẳng tích thường ứng với nhiên liệu xăng vì chu chình đảng tích chỉ
phụ thuộc vào tỷ số nén, tỷ số đoạn nhiệt của môi chất. khi tăng tỷ số nén thì áp suất
trung bình tăng.
- Quá trình cháy đẳng áp thường ứng với nhiên liệu diesel vì chu trình đẳng áp phụ
thuộc vào tỷ số nén, tỷ số đoạn nhiệt và tỷ số giản ở sau khi cháy. Khi tăng tỷ số giãn
nở thì áp suất trung bình của chu trình sẽ tăng, còn hiệu suất nhiệt thì giảm ít
- Đồ thị đường cong nén:
Giải thích tại sao quá trình nén là quá trình đa biến: Vì quá trình nén là quá trình chuyển
biến từ hóa năng của nhiên liệu thành nhiệt năng, rồi từ nhiệt năng chuyển thành công
có ích, làm tăng hiệu suất của chu trình.
Quá trình đa biến là qua trình biến đổi giửa các thông số của quá trình:
+ Áp suất cuối quá trình nén.
+ Nhiệt độ cuối quá trình nén.
+ Lượng môi chất ở đầu và cuối quá trình nén.
+ Sự trao đổi nhiệt trong quá trình nén. Tỷ số nén.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nén: Tốc độ và phụ tải động cơ, tình trạng kỹ thuật.
Nêu bản chất cháy của nhiên liệu Diesel. Động cơ diesel là động cơ có quá trình
hình thành hòa khí bên trong buồng đốt sau đó nén cháy và sinh công. Từ đặc điểm này
có thể chia quá trình cháy trong động cơ diesel thành 4 giai đoạn lần lượt là cháy trễ,
cháy nhanh, cháy chính và cháy rớt.
Đồ thị đường cong cháy:
Các quá trình cháy của động cơ Diesel:
- Giai đoạn cháy trễ là giai đoạn bắt đầu khi vòi phun phun nhiên liệu (tại điểm 1) đến
khi đường cháy tách khỏi đường nén (tại điểm 2). Về bản chất, cháy trễ là quá trình
châm cháy ở nhiệt độ thấp. Các thông số đặc trưng của giai đoạn cháy trễ đó là thời gian
cháy trễ hay góc cháy trễ. Các thông số này phụ thuộc vào thành phần và tính chất của
nhiên liệu.
- Giai đoạn cháy nhanh diễn ra bắt đầu từ cuối giai đoạn cháy trễ đến khi áp suất trong
buồng cháy đạt giá trị cao nhất (tại điểm 3). Phần hòa khí đã được chuẩn bị trong giai
đoạn cháy trễ bốc cháy rất nhanh làm cho áp suất và nhiệt độ trong xylanh tăng vọt. Lúc
này nhiên liệu trực tiếp phun vào buồng cháy làm tăng nồng độ nhiên liệu trong hòa
khí.
- Giai đoạn cháy chính diễn ra sau giai đoạn cháy nhanh (từ điểm 3 đến điểm 4 ). Ở giai
đoạn này, qúa trình cháy tiếp diễn với tốc độ cháy lớn, ở kỳ này kết thúc phun nhiên
liệu, sản vật cháy nhanh làm giảm nồng độ nhiên liệu và oxy. Nhiệt độ tăng cao, và
piston bắt đầu đi xuống nên áp xuất giảm.
- giai đoạn cháy rớt của động cơ diesel sẽ đốt cháy nốt những phần hòa khí còn lại (lớp
sát vách hay ở khe kẽ của buồng cháy…). Tốc độ cháy giảm, thể tích môi chất tăng, áp
suất và nhiệt độ giảm.

•Phân biệt các hiện tượng cháy sớm và cháy kích nổ


- Cháy sớm xuất hiện trước thời điểm bật tia lửa điện và không tạo ra sóng áp suất,
còn cháy kích nổ là kết quả của việc tự phát hỏa của phần hòa khí ở khu vực cuối hành
trình màng lử, khi màng lửa chưa lan tới, do bị chèn ép ngày càng mạnh của những phần
môi chất đã cháy gây ra , cháy kích nổ xuất hiện sau khi đã bật tia lửa điện và cháy kích
nổ tạo ra sóng áp suất truyền qua lại trong xilanh động cơ
•Bản chất cháy của nhiên liệu xăng
- Trong động cơ xăng, quá trình cháy bắt đầu từ khi tia lửa xuất hiện ở điện cực bugi
trong môi trường hòa khí được hòa trộn trước, sau đó xuất hiện màng lửa lan truyền
khắp mọi hướng trong không gian buồng cháy. Trong quá trình cháy, hóa năng của nhiên
liệu càng được cháy hoàn toàn và kịp thời thì năng lượng nhiệt được chuyện đổi thành
công càng tốt làm tăng công xuất và hiệu suất động cơ
• Thời kỳ cháy trễ I ( từ điểm 1 đến điểm 2)
- Tính từ lúc đánh lửa đến áp suất P tăng đột ngột. Trong thời kỳ này áp suất trong xianh
tương tự như trường hợp không đánh lửa, qua một thời gian ngắn đến lúc xuất hiện
nguồn lửa được gọi là màng lửa trung tâm. Phân tích thời kỳ cháy trễ thấy rằng, sau khi
bugi bật tia lửa điện, hòa khí trong xilanh không cháy ngay mà phải thực hiện một loạt
phản ứng sơ bộ tạo nên sản vật trung gian. Trong thời kỳ này lượng nhiệt nhả ra của các
phản ứng rất nhỏ. Thời kỳ cháy trễ dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : áp suất,
tính chất, nhiệt độ của hòa khí trước khi đánh lửa và năng lương tia lửa điện

• Thời kỳ cháy nhanh II ( được tính từ điểm 2-3 , điểm có áp suất cực đại)
- Thời kỳ cháy nhanh là giai đoạn chính trong quá trình cháy hòa khí của động cơ xăng
phần lớn nhiệt lượng được nhả ra trong giai đoạn này , quy luật nhả nhiệt sẽ quyết định
tăng áp suất và quyết định khả năng sinh công , vì vậy thời kỳ này ảnh hưởng quyết
định tới tính năng của động cơ

• Thời kỳ cháy rớt III ( được tính từ điểm 3 điểm áp suất cực đại trở đi )
- Trong quá trình giãn nở, do điều kiện hòa trộn thay đổi sẽ làm cho số nhiên liệu chưa
cháy được hòa trộn và bốc cháy tiếp tạo nên thời kỳ cháy rớt. Thời kỳ cháy rớt của động
cơ xăng thường ngắn. Thời lỳ cháy rớt dài hay ngắn là tuy thuộc vào số lượng hòa khí
cháy rớt, nhình chung đều mong muốn rút ngắn thời kỳ cháy rớt

• Các hiện tượng cháy không bình thường trong động cơ xăng
+Cháy kích nổ
- Sau khi bật tia lửa điện thì màng lửa bắt đầu lan truyền. Trong quá trình lan truyền, áp
suất và nhiệt độ hòa khí phía trước màng lửa tăng liên tục do bức xạ nhiệt và cho bị
chèn ép bởi kết quả nhả nhiệt của phần hòa khí đã cháy gây ra, làm gia tăng phản ứng
hóa học tại khu vực phía trước màng lửa.
+ Cháy sớm
- Cháy sớm xảy ra trước khi bugi bật tia lửa điện, làm sai quy luật cháy bình thường của
động cơ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cháy sớm của hòa khí trong xilanh động cơ
do xuất hiện những điểm hoặc mặt nóng trong buồng cháy, phần lớn do muội than tích
nhiệt trên supap thải hoặc trên cực bugi

• Các biện pháp tăng áp cho động cơ


- Tăng áp dẫn động bằng cơ khí
- Tăng áp dẫn động bằng tua-bin khí
- Tăng áp hỗn hợp
• Biện pháp tăng áp dẫn động bằng tua-bin khí thường được sử dụng.
• Giải thích
- Do tăng áp bằng tuabin khí được dẫn động năng lượng khí thải, không phải tiêu thụ
công suất từ trục khuỷu của động cơ như tăng áp dẫn động bằng cơ khí, nên có thể làm
tăng tính kinh tế của động cơ. Phương pháp có thể giảm suất tiêu hao nhiên liệu. Mặc
khác khi tăng áp bằng tuabin khí còn tạo điều kiện giảm tiếng ồn nên loại này được sử
dụng nhiều nhất hiện nay

- Các phương pháp hình thành hòa khí trên động cơ xăng:
+ Sử dụng bộ chế hòa khí
+ Phun xăng trên đường ống nạp
+ Phun xăng trực tiếp vào buồng cháy (GDI)
+ Tạo hỗn hợp phân lớp.
- Các phương pháp đo gió trong động cơ xăng:
+ Giảm độ chân không ở giclơ chính
+ Giảm độ chân không ở họng
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng kiểu L – Jetronic:
Xăng ở thùng chứa được bơm bằng bơm đi đến bình lọc tinh. Sau khi đã được lọc các
cặn bẩn thì xăng đi đến vòi phun và được phun vào xylanh. Vòi phun được điều khiển
bằng điện, đóng mở theo sự điều khiển của bộ điều khiển. Bộ điều chỉnh áp suất (dạng
cơ khí) có chức năng điều chỉnh lượng nhiên liệu hồi về thùng chứa, duy trì chênh lệch
áp suất (ΔP) trước và sau vòi phun. Nếu ΔP tăng, bộ điều chỉnh sẽ mở rộng đường hồi
về để giảm áp suất nhiên liệu đưa tới vòi phun. Nếu ΔP giảm thì ngược lại, bộ điều
chỉnh sẽ đóng bớt đường hồi để tăng áp suất nhiên liệu đến mức cần thiết.Ở đường
không khí nạp, lá van lật được gắn cảm biến góc quay. Khi không khí đi vào sẽ làm vị
trí góc quay của van bị thay đổi. Tín hiệu từ cảm biến sẽ được truyền về bộ điều khiển.
Từ những tín hiệu này, bộ điều khiển sẽ xác định được lượng không khí đi vào và điều
chỉnh hoạt động của vòi phun sao cho thích hợp nhất.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng kiểu K – Jetronic:
Ở trạng thái bình thường, xăng ở trong thùng xăng được bơm đưa đến bộ dự trữ áp suất,
sau đó đi đến bình lọc tinh. Tại đây, các cặn bẩn được lọc bỏ và xăng tiếp tục di chuyển
đến cụm chi tiết piston, cửa thoát và bộ hằng chênh áp . Ở giữa piston là cửa thoát có
phần tiết diện nhỏ hơn. Nhiên liệu đi qua cửa thoát đến bộ hằng chênh áp bằng cửa nạp
dưới. Phần nhiên liệu còn lại sẽ đi qua cửa nạp phía trên đến vòi phun và được phun
vào xylanh động cơ. Bộ hằng chênh áp có tác dụng duy trì ΔP ổn định. Làm cho lượng
xăng đi tới vòi phun chỉ phụ thuộc vào một yếu tố đó là độ mở của cửa thoát phía trên.
Giúp việc kiểm soát lượng nhiên liệu tốt hơn.
Ở trạng thái bắt đầu làm việc, rơle được mở làm cho áp suất ở các cổng gíclơ giảm đột
ngột. Áp lực trên đỉnh piston giảm xuống làm piston di chuyển lên trên và mở rộng
thêm cửa nạp phía trên. Cung cấp thêm nhiều nhiên liệu hơn.Đồng thời khi này rơle
cũng được mở, cung cấp thêm một lượng không khí đi vào xylanh thông qua đường bổ
sung khí nạp. Khi nhiệt độ của động cơ đạt đến mức ổn định. Các rơle này sẽ ngắt và
hệ thống nhiên liệu quay về trạng thái hoạt động bình thường.

1.Dựa vào sơ đồ hệ thống phun xăng kiểu GDI, nêu nguyên lý hoạt động?
-Nhiên liệu từ thùng chứa được bơm tiếp vận cung cấp đến bơm cao áp với áp suất cần
thiết.Đồng thời cung cấp nhiên liệu có áp suất cho ống phân phối để cấp đến các kim
phun thường
-Bơm cao áp cung cấp nhiên liệu có áp suất từ 4-20MPa đén ống phân phối để cấp đến
các kim phun thường
-Áp suất phun thay đổi theo tốc độ tải và tốc độ của động cơ.Tốc độ cần chừng 4Mpa,tải
lơn 20Mpa
-ECU điều khiển van cấp nhiên liệu để điều chỉnh áp suất nhiên liệu bằng cách điều
chỉnh lượng nhiên lieu cung cấp tới bơm cao áp
-ECU xác định áp suất nhiên liệu trong ống phân phối nhờ cảm biến áp suất nhiên liệu
và điều khiển sự đóng mở của van cấp nhiên liệu
-ECU sau khi nhận tín hiệu từ các cảm biến (cảm biến tốc độ động cơ,cảm biến vị trí
cốt cam,cảm biến áp suất nhiên liệu,cảm biến nhiệt độ nhiên liệu,nhiệt độ không
khí,nhiệt độ khí nạp,cảm biến nhiệt độ nước làm mát,cảm biến lượng khí nạp….)sẽ sử
lí các tín hiệu này và sau đó đưa ra các xung tín hiệu để điều khiển các vòi phun
2.ECU điều khiển phun nhiên liệu cơ bản trong ĐC xăng dựa vào những yếu tố nào?
-ECU tính toán khoảng thời gian phun nhiên liệu cơ bản dựa vào hai tín hiệu cơ bản:
•TÍn hiệu áp suất đường ống nạp từ cảm biến áp suất đường ống nạp hay lượng khí nạp
từ cảm biến lưu lượng khí nạp
•Tín hiệu tốc độ động cơ
-Khoảng thời gian phun nhiên liệu thực tế được xác định bằng hai yếu tố
•Khoảng thời gian phun cơ bản,được xác định bằng lượng khí nạp và tốc độ đọng cơ.
•Các hiêu chỉnh khác nhau dựa trên các tín hiệu từ cảm biến khác
3.So sánh ĐC phun xăng GDI và phun trên đường ống nạp?
-Phun trên đường ống nạp:
+lượng nhiên liệu ohun phụ thuộc vào lượng không khí nạp,nhiệt độ không khí nạp,tốc
độ động cơ,vị trí bướm ga…
+hỗn hợp giữa nhiên liệu và không khí phân bố k thật đều
-Phun xăng trực tiếp GDI:
+Dùng hệ thống kim phun áp suất cao
+Hỗn hợp nhiên liệu có độ đậm đặc tốt nhất xếp thành từng lớp ngay ở điện cực của
bugi
4. Nguyên lý hoạt động của bơm cao áp PE, VE?
•Piston bơm cao áp PE chuyển động lên xuống trong xy lanh nhờ cam lệch tâm bố trí
trên trục cam bơm dẫn động. Nếu để thanh răng ở vị trí nhất định thì piston chỉ chuyển
động lên xuống trong xy lanh mà không tự xoay được. Nguyên tắc hoạt động của bơm
cao áp PE tạm chia ra làm ba giai đoạn: Nạp nhiên liệu vào bơm, bắt đầu bơm và kết
thúc bơm.
•Khi động cơ hoạt động trục cam bơm cao áp quay dẫn động bơm chuyển nhiên liệu,
đĩa cam quay làm cho pít tông xoay và chuyển động lên xuống theo các vấu cam
- Quá trình cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp phân phối VE cũng có thể chia ra làm
ba giai đoạn như sau:
a) Hoạt động cuả bơm tiếp vận kiểu cánh quạt
b)Hoạt động dẫn động piston phân phối
c)Hoạt động của đĩa cam và dẫn động cam
d)Hoạt động định lượng và phun nhiên liệu
+Quá trình nạp nhiên liệu
+Vào thời điểm khởi phun
+Thời điểm kết thúc phun
+Khi piston trở về ĐCD
e)Van cao áp
f)Phun dầu sớm tự động

5.Các phương pháp hình thành hòa khí trên ĐC diezel.


Có 3 phương pháp hình thành khí hỗn hợp trong buồng cháy động cơ Diesel:
- Phương pháp thể tích. Nhiên liệu phun vào buồng cháy thành những hạt nhỏ phân bố
đều trong thể tích buồng cháy Vc , từ bề mặt các hạt nhiên liệu bay hơi hoà trộn với
không khí tạo thành hỗn hợp khí.
- Phương pháp màng. Khi nhiên liệu phun vào tạo thành những màng bám trên thành
buồng cháy. Từ mặt màng nhiên liệu sẽ bay hơi hoà trộn với không khí tạo thành hỗn
hợp khí.
- Phương pháp màng – thể tích .Nhiên liệu phun vào chia làm hai phần:- Một phần nhỏ
dưới 30% gct sẽ được đưa vào trung tâm buồng cháy.- Phần còn lại có kích thước hạt
tương đối lớn tạo thành màng mỏng bám lên thành buồng cháy và nó tập trung cháy ở
giai đoạn 3 để đạt công lớn (Limax).

You might also like