You are on page 1of 2

1. Kể tên các hệ thống chính trên động cơ đốt trong.

– Động cơ đốt trong gồm 4 hệ thống chính: Hệ thống bôi trơn, hệ thống làm


mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, hệ thống khởi động.
2. Vẽ và giải thích đồ thị công P-V của động cơ Diesel 2 kỳ.
a. Kỳ thứ nhất (nén khí)
Trong hành trình này khi trục khuỷu  quay pit tông  sẽ dịch chuyển từ
ĐCD lên ĐCT, cửa thổi được pit tông đậy kín và sau đó xu páp xả  cũng
được đóng lại, không khí có sẵn trong xi lanh  bị nén lại, áp suất và
nhiệt độ của nó tăng lên cho đến khi pit tông gần tới ĐCT, vòi phun của
hệ thống nhiên liệu sẽ phun nhiên liệu vào buồng cháy dưới dạng sương
mù, gặp không khí bị nén trong xi lanh có nhiệt độ cao và tự cháy.
Cuối quá trình nén, áp suất và nhiệt độ của khí nén trong xi lanh là:
P = 4 – 5 MP
T = 800 – 9000°C
b. Kỳ thứ hai (sinh công và thay khí)
Trong hành trình này, do nhiên liệu đã được đốt cháy ở cuối kỳ nén, nên
khi pit tông đến ĐCT nhiên liệu cháy càng nhanh hơn làm cho áp suất
khí cháy tăng lên và đẩy pit tông dịch chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, qua
thanh truyền làm quay trục khuỷu, sinh công.
Khi pit tông dịch chuyển gần tới ĐCD, xu páp xả mở, đồng thời sau đó
cửa thổi cũng được mở ra. Do đó, khí cháy sau khi đã làm việc, có áp
suất lớn hơn áp suất khí trời được xả ra ngoài và không khí mới ở bên
ngoài, qua bầu lọc nhờ máy nén khí, buồng khí và cửa thổi  được cung
cấp vào xi lanh với áp lớn hơn áp suất của khí xả còn lại trong xi lanh,
góp phần làm sạch khí cháy trong đó và chuẩn bị cho chu kỳ làm việc
sau.
Áp suất nhiệt độ của khí cháy trong xi lanh là:
P = 8 – 10 MPa
T = 1.700 – 19000°C
Sau kỳ sinh công và thay khí, nếu động cơ tiếp tục làm việc chu trình làm
việc của động cơ diesel hai kỳ này lặp lại như trên.
3. Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ
không tăng áp.

a. Kỳ nạp
Trong kỳ hút của động cơ xăng 4 kỳ (Hình 2.1.a) Xu páp nạp mở piston
chuyển động đi xuống, tạo ra độ chân không phía trên piston (áp suất
giảm). Lúc này áp suất khí quyển đẩy hỗn hợp nhiên liệu (do bộ chế hòa
khí tạo ra hòa trộn với không khí) đi theo đường ống hút qua cửa hút vào
xi lanh. Khi piston đến ĐCD thì xu páp hút và thải đều đóng lại và hỗn
hợp cháy đã điền đầy trong xi lanh. Đồng thời góc quay của trục khuỷu
quay từ 0⁰ đến 180⁰. Cuối quá trình hút áp suất và nhiệt độ hỗn hợp trong
xi lanh vào khoảng:
Pa = (0,8 - 0,9) kg/cm2
Ta = (320 - 370)K = (90 - 120)℃
K: là nhiệt độ kenvin.
b. Kỳ nén
Piston chuyển động từ ĐCD lên ĐCT cả xu páp hút và thải đều đóng kín,
hỗn hợp khí trong xi lanh bị nén dần lại. Đồng thời trục khuỷu tiếp tục
quay từ 180⁰ đến 360⁰. Đến cuối quá trình nén, áp suất và nhiệt độ hỗn
hợp khí trong xi lanh vào khoảng:
Pc = (5 - 15) kg/cm2
Tc = (600 - 700)K = (350 - 450)℃
c. Kỳ nổ (Cháy-giãn nở-sinh công)
Khi piston tới ĐCT kỳ nén hoàn thành hai xu páp vẫn đóng kín, lúc này
buji đánh tia lửa điện làm cho hỗn hợp khí cháy đã bị nén bốc cháy rất
nhanh và giãn nở mãnh liệt, tạo ra một áp suất lớn pz = 25 - 50 kg/cm2 tác
dụng lên đỉnh piston và đẩy nó đi xuống từ ĐCT xuống ĐCD qua thanh
truyền làm trục khuỷu quay từ 360⁰ đến 540⁰ và truyền mô men xoắn ra
ngoài. Nhiệt độ ở quá trình cháy lên tới Tz = 2000 - 2800℃. Kỳ này hai
xu páp vẫn đóng, khi piston đi xuống ĐCD là kết thúc kỳ nổ.
d. Kỳ xả
Trục khuỷu tiếp tục quay từ 540o đến 720o Piston đi từ ĐCD lên ĐCT, lúc này
xu páp hút đóng, xu páp thải từ từ mở piston ép dần khí thải ra ngoài xi lanh.
Kết thúc quá trình thải. Piston lên đến ĐCT thì xu páp thải đóng lại, xu páp hút
mở để nạp hỗn hợp khí cháy vào. Các quá trình lại được lặp lại như cũ. Như vậy
qua bốn quá trình hút, nén, nổ, thải, trục khuỷu đã quay được hai vòng
từ 0⁰ đến 720⁰. Trong đó chỉ có quá trình thứ ba là sinh công có ích. Còn ba quá
trình còn lại đều là quá trình tiêu hao công.

You might also like