You are on page 1of 442

Chương 1: Cở sở lý thuyết động cơ đốt trong

1.1. Nhiệm vụ và phân loại động cơ đốt trong


1.1.1. Nhiệm vụ
Động cơ đốt trong là một thiết bị cơ khí dùng để chuyển đổi hóa năng thành cơ
năng
1.1.2. Phân loại
a. Số lượng xilanh
- Động cơ 1 xilanh
- Động cơ nhiều xilanh
b. Cách bố trí xilanh
- Động cơ thẳng hàng 1 dãy
- Động cơ trên hai dãy đối nghịch nhau
- Động cơ hình chữ V
- Đông cơ hình chữ W
- Động cơ hình sao
c. Cách bố trí xupap
- Cơ cấu xupap đặt
- Cơ cấu xupap treo
d. Phương pháp làm mát
- Động cơ làm mát bằng gió
- Động cơ làm mát bằng nước
- Động cơ làm mát bằng dung dịch
- Động cơ làm mát bằng hỗ hợp
e. Số kỳ
- Động cơ 2 kỳ
- Động cơ 4 kỳ
f. Loại nhiên liệu sử dụng
- Động cơ sử dụng nhiên liệu diezel
- Động cơ sử dụng nhiên liệu xăng
- Động cơ sử dụng nhiên liệu Gas
g. Phương pháp nạp khí vào xilanh
- Động cơ tăng áp
- Động cơ không tăng áp
1.2. Lý thuyết về quá trình làm việc của động cơ đốt trong kiểu Piston
1.2.1. Nguyên lý làm việc động cơ xăng 4 kỳ
a. Kỳ nạp

1. Cacte dưới; 2. Trục khuỷu; 3. Thân máy; 4. Hỗn hợp nhiên liệu; 5. Bề mặt lắp
ghép giữa thân máy và lắp máy; 6. Xuppap hút; 7. Bugi; 8. Xuppap thải; 9.
Piston; 10. Thanh truyền; 11. Bề mặt lắp ghép giữa thân máy và cacte dưới
Nhờ vào nguyền năng lượng ngoài (vd. bộ khởi động điện..), trục khuỷu động
cơ được đưa vào hoạt động quay và pitton bắt đầu đi từ ĐCT xuống ĐCD
Thể tích không gian phía trên pitton tăng lên do đó làm áp suất giảm xuống
đến khoảng nhỏ hơn 1at, xupap nạp mở hút hỗn hợp hòa khí vào trong xilanh
động cơ, cuối quá trình nạp. nhiệt độ, áp suất trong xilanh đạt
- P = 0,75 – 0,9 at
- t = 75 - 1200 c
b. Qúa trình nén

Pítton đi hướng từ ĐCD lên ĐCT, cả hai xupap đóng lại, thể tích xilanh giảm
dần, hỗn hợp hòa khí bị nén đến nhiệt độ và áp xuất cao
Cuối kỳ nén nhiệt độ và áp xuất trong xilanh lần lượt đạt
- P = 10 – 15 at
- t = 350 - 4000 c
c. Qúa trình cháy giãn nở, sinh công

Cuối quá trình nén khi pitton gần ĐCT bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp
nhiên liệu trong xilanh động cơ ( khoảng 0,0025 – 0,02 s), xuppap nạp, xả vẫn
đóng kín làm cho P, t tăng rất nhanh
Toàn bộ quá trình cháy được coi là đẳng tích
Kết thúc quá trình cháy ta có P, t đạt giá trị sau:
P = 35 – 50 at
T = 2200 - 25000 c
Với P, t cao sẽ đẩy pitton chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD và thực hiện quá
trình giãn nở sinh công cho động cơ.
Do pitton đi xuống làm p, t của khí cháy giảm dần trong quá trình giãn nở
P, t quá trình cháy giãn nở:
P = 3 – 5 at
T = 1500 - 18000 c
d. Qúa trình thải

Pitton đi từ ĐCD lên ĐCT, xuppap thải mở, nạp đóng do thể tích xilanh giảm
nên khí cháy được đẩy theo cửa ra ngoài, P, t trong xilanh giảm xuống, quá trình
này được coi như gần đẳng áp
P = 1,1 – 1,2 at
T = 700 - 8000 c
1.2.2. Nguyên lý làm việc của động cơ diezel 4 kỳ
a. Kỳ nạp
Pitton đi từ ĐCT xuống ĐCD, xuppap nạp mở, thải đóng, V xilanh tăng, p giảm
tạo nên trong xilanh
Không khí được lọc sạch đẩy vào trong xilanh, khi piston gần ĐCD xuppap
nạp đóng kín.
Cuối kỳ nạp:
- P = 0,85 – 0,95 at
- t = 30 - 350 c
b. Kỳ nén
Diễn biến như động cơ xăng, tuy nhiên trên động cơ diezel là nén không khí
đã được lọc sạch
Pitton đi từ ĐCD lên ĐCT
Xuppap nạp và xả đều đóng kín
Do quá trình cháy trên động cơ diezel là tự bốc cháy do đó p, t cuối quá trình
nén phải cao, tỉ số nén của động cơ cũng phải cao
Cuối kỳ nén:
- P = 35 – 40 at
- t = 600 - 6500 c
c. Kỳ cháy giãn nở sinh công
Cuối kỳ nén nhiên liệu được vòi phun bơm vào xilanh với áp suất cao, dạng
sương mù tại đây nó gặp không khí hòa trộn với khôg khí và tự bốc cháy, quá
trình cháy được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn cháy đẳng tích: nhiên liệu tự bốc cháy với thời gian rất nhanh, pitton
chưa kịp rời khởi vị trí ĐCT, V xilanh coi như không đổi, vì vậy mà giai đoạn
đầu quá trình cháy được xem như đẳng tích
- p = 60 – 80 at
- t = 1800 - 20000 c
Sau khi cháy đẳng tích là quá trình cháy giãn nở sinh công pitton từ ĐCT xuống
ĐCD, nhiên liệu tiếp tục được phun vào xilanh và thực hiện quá trình cháy trên
giai đoạn 2
Giai đoạn cháy đẳng áp: do nhiên liệu vẫn được bơm vào xilanh nên quá trình
cháy tiếp tục diễn ra, p, t khí cháy vẫn tăng nhưng do V xilanh lúc này cùng tăng
vì vậy giai đoạn này quá trình cháy gần như đẳng áp
Khi giãn nở piston chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD và kết thức giai đoạn 3
khi pitton đến ĐCD. P, t cuối quá trình cháy có giá trị sau:
- p = 4,5 – 5 at
- t = 600 - 7000 c
d. Kỳ xả
pitton đi hướng từ ĐCD lên ĐCT và kết thúc quá trình thải
- p = 1,01 – 1,2 at
- t = 600 – 700
Chú ý: muốn nạp đầy và thải sạch phải có sự mở sớm và đóng muộn của các
xupap
Trong 4 quá trình trên chỉ có duy nhất kỳ cháy giãn nở là kỳ sinh công, còn lại
các kỳ khác thực hiện nhờ động năng của bánh đà
1.2.3. So sánh động cơ diezel và động cơ xăng
a. Ưu điểm
- Động cơ diezel có tỉ số nén lớn hơn động cơ xăng
- Hiệu suất lớn hơn động cơ xăng
- Cùng công suất như nhau thì lượng tiêu hao nhiên liệu ít hơn động cơ xăng
- Gía nhiên liệu rẻ hơn
b. Nhược điểm
- Các chi tiết trong động cơ của động cơ diezel lớn hơn động cơ xăng
- Thời tiết lạnh động cơ diezel khó khởi động hơn động cơ xăng
1.2.4 Nguyên lý làm việc động cơ xăng 2 kỳ
Trong động cơ 2 kỳ không có cơ cấu phân phối khí bằng xupap, nhưng có
buồng quét
Chu kỳ công tác của động cưo 2 kỳ được hoàn thành sau 1 vòng quay của trục
khuỷu
a. Kỳ nén
pitton di chuyển từ ĐCD lên ĐCT và bắt đầu đóng của xả, sau đó đóng cửa
quét, tạo ra độ chân không trong không gian cacte nhờ đó hòa khí được hút vào
cacte qua bộ chế hòa khí, hút vào xilanh qua cửa hút
trong thời gian này pitton nén hỗn hợp đã được đưa vào trước đó.
Cuối kỳ nén bigi bật tia lửu đốt cháy hòa khí trong xilanh
1. cửa quét; 2. Bugi; 3. Cửa xả; 4. Cửa nạp
b. Kỳ cháy giãn nở, xả và nạp
Pitton đi từ ĐCT xuống ĐCD, khi gần đến ĐCT hỗn hợp nhiên liệu bốc cháy
do bugi bật tia lửa điện.
Khí cháy giãn nở đẩy pitton về phía ĐCD
Pitton đóng cửa nạp và nén hỗn hợp nạp mới vào buồng trục khuỷu (p = 0,12
– 0,14 Mpa)
Cuối hành trình, pitto mở cửa xả thải khí thải ra ngoài sau đó mở cửa quét và
hỗn hợp mới từ buồng trục khuỷu đưa vào xilanh
1.2.5. Nguyên lý làm việc của động cơ diezel 2 kỳ
a. Kỳ quét, nén
1. Ống hút; 2. Máy nén; 3. Pitton; 4. Xupap xả; 5. Vòi phun; 6. Ống xả; 7.
Khoang khí nén; 8. Cửa nạp (quét)
Khi pitton xuống ĐCD cửa nạp 8 mở ra, không khí tăng áp qua ống 1 nạp vào
xilanh
Kỳ nén bắt đầu khi pitton đi từ ĐCD lên ĐCT, lúc này quá trình quét, xả khí
cháy vẫn được tiếp tục, sản phẩm cháy được xả qua xupap 4 và ống xả 6
Kết thúc quá trình quét và nạp không khí vào xilanh tại thời điểm đóng các cửa
quét và xả
b. Kỳ cháy, giãn nở, xả và quét
pitton đi hướng ĐCD lên ĐCT, trước khi lên ĐCT nhiên liệu được bơm vào
xilanh, hỗn hợp tự bốc cháy.
Dưới tác dụng của áp lực khí cháy đẩy pitton xuống ĐCD, thực hiện quá trình
giãn nở sinh công
Trước khi đến ĐCD (65 – 75 độ). Bắt đầu mở xupap xả đẩy sản phẩm cháy ra
ngoài
Cửa quét mở ra khi mép trên pitton đi qua mép trên cửa quét, khi đó áp suất
khí xả trong xilanh bằng hoặc nhỏ hơn áp suất khí nạp tăng áp
Quá trình quét tiếp tục cho đến khi pitton dịch chuyển lên ĐCT và đóng cửa
quét
1.2.6. So sánh động cơ 2 kỳ và 4 kỳ
a. Ưu điểm
Động cơ 2 kỳ một vòng quay thì sinh công
Cùng thể tích, số xilanh thì công suất của động cơ 2 kỳ lớn hơn động cơ 4 kỳ
khoảng 50 – 70 %
Tốc độ quay động cơ 2 kỳ đều hơn
b. Nhược điểm
Do quét vòng nên động cơ 2 kỳ hút không đầy, thải không sạch
Nhiên liệu phải pha dầu bôi trơn để bôi trơn trục khuỷu thanh truyền
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU BIÊN TAY QUAY
2.1. Nhiệm vụ và phân loại
2.1.1. Nhiệm vụ
Thực hiện chu trình làm việc của động cơ và biến chuyển động tịnh tiến của
piston trong xilanh thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu
Trong động cơ đốt trong những chi tiết chính bao gồm 2 phần: phần cố định và
phần di động
Phần cố định: nắp xilanh, thân xilanh, hộp trục khuỷu, đế máy, máng dầu….
Phần di động: trục khuỷu, thanh truyền….
2.1.2. Phân loại
- Thân máy kiểu thân xilanh: loại thân máy có xilanh kiểu đúc liền
- Thân máy kiểu vỏ thân: xilanh làm riêng thành ống lót lắp vào thân máy
- Nắp và thân xilanh làm riêng từng xilanh
- Nắp và thân xilanh làm chung cho nhiều xilanh
- Thân máy kiểu thân xilanh – hộp trục khuỷu
- Thân máy kiểu thân rời
2.2. Nhóm piston
2.2.1. Pitton
a. Nhiệm vụ
trong quá trình làm việc, piston tiếp nhận lực khí thể truyền qua thành truyền
để làm quay trục khuỷu và nhận lực quán tính từ trục khuỷu giúp cho động cơ
làm việc liên tục
b. Điều kiện làm việc
Trong quá trình làm việc piston chịu lực lớn, nhiệt độ cao, ma sát và ăn mòn
rất lớn
Các tải trọng tác dụng lên piston gồm có:
* Tải trọng cơ học
- Chịu tác dụng của áp lực khí thể rất lớn của quá trình cháy giãn nở
- Lực quán tính tác dụng lên piston rất lớn, nhất là với động cơ tốc độ cao
Các tải trọng này tác dụng lên piston gây ứng suất và biến dạng lớn, nếu vượt
quá giới hạn sẽ làm hỏng piston
* Tải trọng nhiệt
Trong quá trình cháy nhiệt độ đỉnh piston rất cao (500 - 8000 k), và gây ra các
tác hại sau:
- Ứng suất nhiệt lớn, có thể làm rạn nứt piston
- Gây biến dạng piston, tăng ma sát hoặc có thể làm bó kẹt piston trong xilanh
- Làm giảm sức bền piston
- Làm giảm chất lượng dầu bôi trơn
- Dễ gây ra hiện tượng cháy kích nổ trên động cơ xăng
- Làm giảm hệ số nạp và ảnh hưởng đến công suất động cơ
* Ma sát và ăn mòn hóa học
Do điều kiện bôi trơn của piston và xilanh không đầy đủ nên piston chịu ma
sát lớn, ngoài ra do các lực quán tính, nhiệt độ và lực ngang N làm cho piston
biến dạng nên ma sát càng tăng.
Piston tiếp cúc trực tiếp với sản phẩm cháy nên còn bị sản vật cháy ăn mòn
c. Vật liệu chế tạo
Piston phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đủ sức bền khi piston làm việc ở nhiệt độ cao và tải trọng thay đổi
- Trọng lượng riêng nhỏ
- Hệ số giãn nở vì nhiệt nhỏ và hệ số dẫn nhiệt lớn
- Chịu mòn tốt trong điều kiện bôi trơn kém và nhiệt độ cao
- Chống được ăn mòn hóa học của khí cháy
Ngày nay vật liệu chế tạo piston thường là gang hợp kim (động cơ có tốc độ
thấp), hợp kim nhẹ (động cơ có tốc độ cao)
d. Kết cấu của piston động cơ xăng – động cơ Diezel

1. Đỉnh piston; 2. Đầu piston; 3. Thân piston; 4. Rãnh lắp xecmang khí; 5.
Rãnh lắp xecmang dầu; 6. Bệ chốt piston; 7. Chân piston
𝑑1. Đỉnh piston:
Là phần trên cùng của piston, cùng với xilanh, nắp xilanh tạo thành không gian
buồng cháy
* Đỉnh bằng: được sử dụng phổ biến nhất
Diện tích chịu nhiệt bé, kết cấu đơn giản dễ chế tạo. được sử dụng trong động
cơ xăng, động cơ diezel có buồng cháy dự bị và xoáy tốc
* Đỉnh lồi: có độ cứng vững cao, loại này có thể không cần bố trí các đường
gân dưới đỉnh nên trọng lượng piston có thể giảm
Có bề mặt chịu nhiệt lớn, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của piston
Thường được dùng trong động cơ xăng có buồng cháy chỏm cầu dùng xupap
treo và trong động cơ xăng 2 kỳ cỡ nhỏ

* Đỉnh lõm: thường dùng trong động cơ xăng (buồng cháy chỏm cầu) và động
cơ diezel (buồng cháy dự bị lốc xoáy).
Phần lõm chịu nhiệt lớn hơn, tạo ra lốc xoáy nhẹ trong quá trình nén, cháy
* Đỉnh lồi: chỉ dùng cho 2 kỳ cỡ nhỏ, phần lồi lắp sát về phía cửa quét để dẫn
hướng dòng khí vào xilanh

* Đỉnh lõm: sử dụng trên động cơ diezel 2 kỳ và 4 kỳ có buồng đốt cháy thống
nhất (buồng cháy trên đỉnh pitton), loại này độ lốc xoáy rất mạnh trong quá trình
nén để tạo hỗn hợp cháy tốt nhất

𝑑2: Đầu pitton


Bao gồm đỉnh, vùng đai lắp các xecmang, trong quá trình làm việc đầu pitton
truyền phần lớn nhiệt lượng do khí cháy sinh ra
* Vấn đề tản nhiệt:
Đỉnh pitton mỏng nhưng có gân tản nhiệt ở phía dưới đỉnh pitton để tăng diện
tích tiếp xúc

Bố trí rãnh chắn nhiệt, xecmang khí thứ nhất gần khu vực nước làm mát
Dùng hợp kim nhôm có hệ số dẫn nhiệt lớn để giảm nhiệt độ của pitton hoặc
bố trí dầu bôi trơn từ dưới đỉnh để làm mát đỉnh pitton
* Vấn đề bao kín
Sử dụng xécmang để làm kín buồng đốt, xécmang nhiều thì càng kín tuy nhiên
lại tăng chiều dài pitton dẫn tới tăng độ ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc
- Động cơ xăng dùng 3 – 4 xecmang khí 1 -2 xecmang dầu
- Động cơ diezel cao tốc dùng 3-6 xecmang khí, 1-3 xecmang dầu
- Động cơ diezel tốc độ thấp dùng từ 5 – 7 xecmang khí, 1-4 xecmang dầu
* Vấn đề sức bền
Để đảm bảo độ cứng vững và sức bền của đỉnh pitton và đầu pitton ngoài việc
làm gân chịu lực phía dưới người ta còn làm gân dọc nối với bệ chốt pitton, điều
đó làm tăng độ cứng vững cho phần đầu pitton lại tăng độ cứng vững cho bệ chốt
𝑑3: Thân pitton
Là phần dưới rãnh xecmang cuối cùng, tác dụng dẫn hướng cho pitton chuyển
động trong xilanh và chịu lực ngang.
Để dẫn hướng tốt ít va đập thì khe hở giữa pitton và xilanh phải bé
* Chiều dài thân pitton
Phụ thuộc vào kiểu loại động cơ, động cơ diesel có lực ngang lớn nên phần
thân dài hơn động cơ xăng
Chiều dài thân pitton đảm bảo khi đến ĐCT nó vẫn đóng kín cửa thải và quét
với động cơ hai kỳ
* Vị trí lỗ bệ chốt pitton
Chốt pitton thường đặt ở vị trí cao hơn trọng tâm của phần thân để áp suất lực
ngang N gây nên phân bố đều hơn
𝐻𝑐ℎ = (0,6-0,74)𝐻𝑡ℎ
* Dạng thân piston
Thường có dạng ovan hoặc vát ở phía hai đầu bệ chốt pitton, do khi động cơ
làm việc pitton chịu lực khí thể, lực ngang và nhiệt độ làm biến dạng gây nên hiện
tượng bó kẹt trong xilanh

Khi pitton chịu nhiệt cao, do kim loại phân bố không đều (tập trung nhiều hai
hệ chốt) nên pitton giãn nở theo phương đường tâm chốt (hình a)
Khi pitton chịu lực khí thể, áp suất khí thể ép lõm xuống làm thân cũng biến
dạng theo chiều đường tâm chốt pitton (hình b)
Khi pitton chịu lực ngang N, lực ép thân pitton lên vách xylanh nên cũng làm
cho thân biến dạng theo hướng đường tâm chốt (hình c)
𝑑4: Biện pháp giảm mài mòn và giảm va đập giữa pitton - xylanh
- Làm thân pitton dạng ovan mà trục ngắn của nó trùng với đường tâm chốt
pitton
- Tiện vát bớt một phần kim loại của thân ở hai đầu bệ chốt
- Giảm độ cứng vững của thân pitton bằng cách xẻ các rãnh T hoặc π trên thân
- Đúc gắn miếng hợp kim invar thép cacbon để đỡ bệ chốt pitton do hệ số giãn
nở nhiệt của hợp kim này rất nhỏ
- Thiết kế khe hở giữa pitton và xylanh nằm trong giới hạn cho phép
- Làm bệ chốt pitton có dạng lệch tâm để giảm lực ngang N từ đó làm giảm lực
va đập
2.2.2. Chốt pitton
a. Nhiệm vụ
Dùng để kết nối pitton với đầu nhỏ thanh truyền, nó truyền chuyển động từ
pitton đến thanh truyền làm quay trục khuỷu và ngược lại
b. Điều kiện làm việc
Trong quá trình làm việc, chốt pitton chịu lực khí thể và lực quán tính rất lớn,
các lực này thay đổi có tính chất chu kỳ và gây va đập mạnh
Chịu tác động của nhiệt độ cao (>1000 𝑐) trong điều kiện bôi trơn kém, điều
này làm cho chốt pitton dễ bị mòn
c. Vật liệu chế tạo
Đảm bảo độ bền, cứng vững cao, chống mòn tốt và bên trong phải dẻo để chống
mỏi tốt, khi lắp ghép với đầu nhỏ thanh truyền, khe hở phải nhỏ để chịu được lực
va đập lớn
Vật liệu hay dùng là thép cácbon, hợp kim có thành phần cacbon thấp như thép
20, 20X, 15XA….
d. Kết cấu chốt pitton
Có dạng hình trụ rỗng để giảm trọng lượng
Lắp ghép chốt pitton thường dùng 3 kiểu sau:
* Cố định chốt pitton trên bệ chốt pitton
Chốt pitton được cố định trên bệ chốt bằng các bulong
Ưu điểm:
- Do không có sự di chuyển tương đối với bệ chốt nên bệ chốt được làm ngắn
lại và không cần tổ chức bôi trơn cho bệ chốt
- Đầu nhỏ thanh truyền được làm dài hơn nên dễ bôi trơn và giảm áp suất tiếp
xúc
Nhược điểm:
- Do bệ chốt làm ngắn đi, khoảng cách hai gối đỡ tăng nên độ võng của chốt
cũng lớn
- Trên bệ chốt và chốt phải gia công ren nên gây ứng suất tập trung
- Tình trạng chịu lực và mài mòn chốt không đều
- Làm tăng khối lượng chuyển động tịnh tiến do dùng bulong lắp ghép
* Cố định chốt pitton trên đầu nhỏ thanh truyền

Chốt pitton được cố định trên đầu nhỏ thanh truyền bằng bulong
Ưu điểm:
- Làm giảm chiều dài đầu nhỏ thanh truyền và không cần bôi trơn cho đầu nhỏ
- Tăng chiều dài chốt nên làm giảm độ võng chốt
Nhược điểm:
- Vùng chịu lực không đều nên chốt bị mòn không đều
- Bệ chốt pitton thường dùng bạc lót
* Chốt pitton lắp tự do

Chốt không cố định trên đầu nhỏ thanh truyền cũng như trên bệ chốt, trong quá
trình làm việc chốt có thể xoay tự do quanh đường tâm và di chuyển dọc trục
Ưu điểm:
- Chốt xoay tự do quanh tâm nên mòn đều và mặt chịu lực thay đổi nên ít mỏi
- Trong trường hợp bị kẹt với đầu nhỏ hay bệ chốt thì chốt vẫn làm việc bình
thường như 1 trong 2 trường hợp trên
2.2.3. Xecmang
a. Nhiệm vụ
Bao kín không gian buồng cháy trong xilanh và ngăn không cho dầu bôi trơn
đi vào buồng cháy
Xecmang có hai loại khí và dầu
- Xecmang khí có nhiệm vụ bao kín buồng cháy ngăn không cho khí cháy lọt
xuống cacte
- Xecmang dầu ngăn dầu bôi trơn đi ngược lên buồng cháy
b. Điều kiện làm việc
- Chịu nhiệt độ cao: do trực tiếp với khí cháy và do pitton truyền nhiệt nên
xecmang có nhiệt độ rất cao (6230 -67300 ) làm giảm sức bền cơ học, độ đàn hồi
của xecmang
- Chịu lực và va đập lớn: khi pitton chuyển động sẽ sinh ra lực va đập rất mạnh
giữa xecmang với rãnh xecmang và lực này càng lớn trên các động cơ cao tốc
- Chịu mài mòn: khi làm việc xecmang cọ sát vào vách xilanh sinh ra ma sát
lớn (công ma sát khoảng 50-60% công tổn thất động cơ).
c. Vật liệu chế tạo
Đảm bảo điều kiện sau:
- Sức bền và độ đàn hồi tốt trong điều kiện làm việc ở nhiệt độ cao
- Chịu mòn tốt ở điều kiện ma sát lớn
- Có khả năng kín khít cao với hệ số ma sát nhỏ với mặt xilanh
Hiện nay vật liệu tốt nhất chế tạo xecmang là “gang xám” với các ưu điểm sau:
- Khi bề mặt xước thì trong quá trình làm việc vết xước tự mất và bề mặt được
khôi phục như ban đầu
- Graphit trong hợp kim gang có khả năng bôi trơn ma sát nên hệ số ma sát nhỏ
- Ít gây ra ứng suất tập trung sinh ra ở các vùng vết xước
d. Kết cấu xecmang động cơ
* Xecmang khí
Cấu tạo đơn giản là một vòng thép hở miệng, đường kính D của xecmang là
đường kính ngoài của xecmang khi lắp vào trong xilanh

1- mặt đáy, 2- mặt lưng, 3- mặt bụng, 4- Phần miệng, 𝑓𝑜 - Khe hở miệng
Trong động cơ, khí cháy có thể lọt xuống cácte theo 3 đường:
- Qua khe hở giữa mặt xilanh và mặt lưng xecmang
- Qua khe hở giữa xecmang và rãnh xecmang
- Qua khe hở phần miệng xecmang
Để tránh lọt khí cần sử dụng nhiều xecmang, số lượng xecmang khí phụ thuộc
vào loại động cơ, tốc độ, áp suất trong xilanh, động cơ diesel thường nhiều
xecmang hơn động cơ xăng
Kết cấu xecmang khí thường chỉ khác nhau ở tiết diện ngang, có các kiểu sau:

- Tiết diện chữ nhật (hình a): thông dụng nhất, dễ chế tạo
- Tiết diện hình côn (b, c): mặt lưng xecmang làm thành mặt côn (góc β=15 -
300 ) nhằm tăng áp suất tiếp xúc giữa xecmang và xilanh nâng cao khả năng bao
kín
- Tiết diện không đối xứng (e, g): khi lắp vào xilanh, mặt lưng vênh lên thành
mặt côn làm áp suất tiếp xúc cao, ít lọt khí
- Tiết diện hình thang (h): làm tăng áp suất tiếp xúc, chống kết muội than ở mặt
đáy xecmang nhưng bị mòn và lực ngang thay đổi thì khe hở mặt đáy tăng lên rất
nhanh
Mặt của xecmang khí có thể cắt theo nhiêu kiểu khác nhau:

- Loại a: dùng nhiều trong động cơ hiện nay, đơn giản, dễ chế tạo nhưng dễ lọt
khí
- Loại b: dùng trong các động cơ cao tốc, hạn chế việc lọt khí, tùy theo yêu cầu
động cơ mà góc nghiêng lớn hay nhỏ
- Loại c: dùng cho động cơ tốc độ thấp, miệng cắt kiểu này hạn chế lọt khí vừa
ngăn dầu bôi nhờn lên buồng cháy nhưng chế tạo phức tạp
- Loại d: dùng cho động cơ 2 kỳ, xecmang không xoay khi làm việc
* Xecmang dầu
Có nhiệm vụ gạt dầu bám trên vách xilanh về cacte, phân bổ đều trên bề mặt
xilanh một lớp dầu mỏng để bôi trơn tốt cho thành xilanh và pitton
Kết cấu xecmang dầu có nhiều kiểu loại khác nhau tương tự trên như tiết diện
hình thang, lưỡi dao, xẻ rãnh thoát dầu.
Trong rãnh xecmang dầu có khoan hoặc phay rãnh thoát dầu và rãnh xecmang
trên pitton cũng có các rãnh thoát dầu
2.3. Nhóm thanh truyền
Nhóm thanh truyền gồm có: thanh truyền, bulong thanh truyền và bạc lót thanh
truyền
2.3.1. Nhiệm vụ
Là chi tiết kết nối pitton với trục khuỷu qua chốt pitton, trong quá trinh làm
việc nhóm thanh truyền nhận lực tác dụng trên pitton truyền cho trục khuỷu làm
quay trục khuỷu
2.3.2. Điều kiện làm việc
Khi động cơ làm việc thanh truyền chịu tác dụng những lực sau đây:
- Lực khí thể của quá trình nén và cháy giãn nở
- Lực quán tính của các chi tiết chuyển động tịnh tiến
- Lực quán tính của bản thân thanh truyền
Khi làm việc lực quán tính và khí thể luôn thay đổi do đó tải trọng tác động
vào thanh truyền cũng thay đổi có tính chất va đập mạnh, thân thanh truyền chịu
nén và uốn lớn
2.3.3. Vật liệu chế tạo
Vật liệu thường là thép cacbon hoặc thép hợp kim, thông thường thép cácbon
được sử dụng vì giá thành thấp, dễ gia công
- Với tàu thủy tốc độ thấp, động cơ tĩnh sử dụng thép: CT4, CT5, 30, 35, 40,
40X
- Với tàu thủy tốc độ cao, ô tô, máy kéo dùng thép cácbon 40, 45 và hợp kim
40XH, 30XMA, 18XHBA,..
- Động cơ cao tốc, xe đua, ô tô du lịch: 18XHBA, 18XHMA, 12XHBA….
2.3.4. Kết cấu thanh truyền, bulong và bạc lót thanh truyền

Kết cấu gồm 3 phần chính:


- Đầu nhỏ thanh truyền: lắp ghép thanh truyền với chốt pitton
- Đầu to thanh truyền: lắp ghép với chốt khuỷu
- Thân thanh truyền: phần nối đầu nhỏ và to thanh truyền
a. Đầu nhỏ thanh truyền
Cấu tạo phụ thuộc vào kích thước chốt pitton và phương pháp lắp ghép với
chốt pitton
* Chốt pitton lắp tự do
Có dạng hình trụ rỗng, loại động cơ lớn thì có dạng cung tròn đồng tâm hoặc
ovan (hình b)
Trong động cơ máy bay, động cơ xăng trên ô tô thì đầu nhỏ có dạng hình trụ
mỏng (hình c)
Đường dẫn dầu bôi trơn đưa lên mặt chốt pitton và bạc lót được khoan dọc theo
thân xilanh
Trong động cơ hai kỳ đầu nhỏ thanh truyền luôn chịu lực nén, do đó trên bạc
lót đầu nhỏ thường có các rãnh chéo để chứa dầu bôi trơn (hình d)
Loại động cơ làm mát bằng đỉnh pitton bằng cách phun dầu vào mặt dưới đỉnh
pitton phải bố trí lỗ dầu phun
Chiều dày bạc lót vào khoảng (0.08-0,085)𝑑𝑐 , với 𝑑𝑐 đường kính chốt pitton
* Chốt pitton cố định trên đầu nhỏ thanh truyền
Đầu nhỏ thường có dạng kết cấu hở miệng và dùng bulong để cố định chốt
pitton trên đầu nhỏ (thuận tiện lắp ghép)
b. Thân thanh truyền

- Hình c,d (thân thanh truyền tiết diện tròn): dễ gia công chế tạo nhưng nếu vật
liệu sử dụng không tốt gây lực phẳng lắc lớn gấp 4 lần lực vuông góc nên chỉ phù
hợp với động cơ tĩnh, hay tốc độ thấp
- Hình g,I (tiết diện chữ nhật, ovan): dễ chế tạo, dùng trong xe gắn máy, ô tô
cỡ nhỏ
- Hình e, (tiết diện chữ H): loại này tương đối cứng vững
- Hình a,b ( tiết diện hình chữ I): loại phân bổ vật liệu hợp lý nhất vì đảm bảo
độ cứng vững, trọng lượng giảm
- Hình h: có gân tăng cường độ cứng vững, loại này chế tạo rất khó đường dầu
nên thường ống dẫn dầu bôi trơn ngoài thân
c. Đầu to thanh truyền
Gồm hai nửa ôm lấy chốt khuỷu, được bố trí bạc lót thuận tiện cho việc bảo
dưỡng và sửa chữa
Đầu to thanh truyền phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Đảm bảo độ cứng vững
- Nhỏ gọn
- Giữa đầu to và thân có góc lượn tránh ứng suất tập trung
- Thuận lợi cho việc lắp ghép (cấu tạo hai mảng, ghép với nhau nhừo bulong)
d. Bulong thanh truyền
Trong quá trình làm việc bulong chịu các lực sau:
- Lực siết khi lắp ghép
- Lực tác dụng trong quá trình làm việc ( lực quán tính chuyển động tịnh tiến
và chuyển động quay)
Bulong là chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng nên vật liệu chọn đảm bảo chịu
được sức bền và mỏi lớn nhất, thường chọn thép hợp kim
Khi thiết kế bulong cần lưu ý một số tính chất sau:
* Chịu lực kéo
Tránh các lực cắt và uốn tác dụng trên bulong
- Gia công bề mặt tựa đầu bulong và đai ốc vuông góc với đường tâm thanh
truyền ( không chịu lực uốn do mặt tiếp xúc kênh)
- Hình dạng đầu bulong thiết kế đối xứng, mặt ren làm đồng tâm với đường
tâm bulong (khi siết không gây ra phản momen)
* Tăng sức bền chống mỏi
- Các vị trí thay đổi kích thước bulong ( ren, đầu bulong..) phải có góc lượn để
giảm ứng suất tập trung, bán kính lượn khoảng 0,2-1 mm
- Phần nối ren thường làm thắt lại một ít
- Dùng loại đai ốc chịu kéo, giảm ứng suất trên các mối ren
- Khi lắp ghép siết ốc đều và đúng lực
- Tăng độ cứng vững của lắp đầu to thanh truyền
* Tăng sức bền của bulong thanh truyền bằng các biện pháp sau:
- Mài bóng toàn bộ bulong thanh truyền
- Dùng các loại thép tốt, có độ cứng đạt HRC 26-332 và ram ở nhiệt độ cao
- Lăn ren để tạo ren ốc, kiểu tạo ren này có sức bền cao hơn 2 – 3 lần loại tiện
ren
c. Bạc lót thanh truyền
Cấu tạo gồm hai mảnh, gộp bạc bằng thép ở hai phía ngoài và lớp hợp kim chịu
mòn được tráng trên mặt trong của bạc
Có hai phương pháp tráng bạc:
- Tráng trực tiếp hợp kim chịu mòn lên đầu to thanh truyền
- Tráng hợp kim chịu mòn lên bạc lót
Tùy theo độ dày lớp tráng ta có bạc lót dày và bạc lót mỏng
- Bạc lót dày có chiều dày gộp bạc từ 3-6 mm, lớp hợp kim chịu mòn dày 1,5-
3mm
- Bạc lót dày có chiều dày gộp bạc từ 0,9-3 mm, lớp hợp kim chịu mòn dày
0,4-0,7 mm

Trên bạc lót có lưỡi gà để định vị bạc lót trên đầu to


Để tăng độ cứng vững khi lắp ghép, đường kính ngoài bạc lớn hơn đầu to thanh
truyền khoảng 0,03 – 0,04 mm
Khe hở bạc lót và má khuỷu nhỏ hơn 0,15-0,25 mm, nếu khe lớn dầu bôi trơn
bị văng ra ngoài
2.4. Trục khuỷu
Là chi tiết quan trọng nhất, với cường độ làm việc lớn, giá thành cao nhất trong
động cơ
Khối lượng chiếm 7 – 15% động cơ, giá thành chiếm 25 – 30% động cơ
2.4.1. Nhiệm vụ
Tiếp nhận lực của pitton do thanh truyền chuyển tới và biến đổi thành momen
xoắn, truyền đến cơ cấu truyền động
Dẫn động các cơ cấu còn lại và một vài chi tiết phụ như, bơm cao áp, quạt
gió….
2.4.2. Điều kiện làm việc
Trong quá trình làm việc trục khuỷu chịu các lực thay đổi gây ra ứng suất uốn,
xoắn làm cổ trục khuỷu bị mài mòn, các va đập và rung lắc mạnh làm cho động
cơ mất cân bằng
Để đảm bảo trục khuỷu hoạt động tốt phải đảm bảo điều kiện sau:
- Độ bền, cứng vững cao, nhưng trọng lượng nhỏ, ít mài mòn
- Có độ chính xác gia công cao, cổ trục mài bóng và độ cứng cao
- Không xảy ra hiện tượng dao động công hưởng
- Kết cấu đảm bảo tính cân bằng, dễ chế tạo
2.4.3. Vật liệu chế tạo
Sử dụng thép cacbon 40-45. Ngoài ra còn dùng thép hợp kim mangan, niken –
crom
Ưu điểm thép cacbon
- Hệ số ma sát lớn hơn thép hợp kim, giảm dao động xoắn và làm cho ứng suất
nhỏ
- Thép cacbon rẻ hơn hợp kim
2.4.4. Kết cấu trục khuỷu
Hình dạng, kết cấu phụ thuộc vào số xilanh, cách bố trí, số kỳ và thứ tự làm
việc của xilanh
Xét vào kết cấu có hai loại: trục khuỷu nguyên và trục khuỷu ghép
a. Trục khuỷu nguyên
Các bộ phận cổ trục, má khuỷu, chốt khuỷu…. làm liền với nhau thành 1 khối,
loại này dùng cho cỡ nhỏ và trung bình
b. Trục khuỷu ghép
Các bộ phận chế tạo rời và ghép lại với nhau, hoặc làm cổ trục riêng rồi ghép
với khuỷu
Cấu tạo trục khuỷu bao gồm các bệ phận trên hình vẽ

* Đầu trục khuỷu

1- Đai ốc khởi động; 2- Vành ngăn dầu; 3- Phớt dầu; 4- Bánh răng chủ
động; 5- Bánh đai dẫn động; 6- Đệm hãm; 7- ổ chắn dọc trục
Đầu trục khuỷu thường dùng để lắp bánh răng dẫn động bơm nước, bôi trơn,
bơm cao áp……
Một số động cơ lắp thêm bộ giảm giao động xoắn của hệ trục khuỷu ở đầu trục
khuỷu
* Cổ trục khuỷu
Nằm trên đường tâm với cổ trục khuỷu, kích thước, đường kính phụ thuộc vào
điều kiện tính toán đồng cơ, hình thành dầu bôi trơn và thời gian sử dụng động

Cổ trục lớn làm tăng sức bền và khả năng chịu lực của cổ trục khủy đồng đêu
hơn
Kích thước của cổ trục khuỷu động cơ nằm trong phạm vi sau:
- Động cơ xăng 𝑑𝑐𝑡 = (0,65-0,8)D
- Động cơ diesel 𝑑𝑐𝑡 = (0,7-0,85)D
D: đường kính xilanh
* Chốt khuỷu
Thường đường kính chốt khuỷu bằng đường kính cổ trục, trên một số động cơ
tốc cao chốt khuỷu có thể nhỏ hơn cổ trục để giảm quán tính quay
Chốt khuỷu thường khoan rỗng để chứa dầu bôi trơn, giữa chốt khuỷu và cổ
trục thường có đường dầu liên hệ thông qua má khuỷu

Hình : Chốt khuỷu rỗng và các dạng đường dầu bôi trơn
* Má khuỷu
Là bộ phận kết nối chốt khuỷu với cổ khuỷu, các hình dạng thường thấy như
chữ nhật, elip….
Khi thiết kế thường khối lượng của má khuỷu sẽ được giảm
𝑆
Với động cơ cao tốc tỷ lệ giảm theo công thức tỷ số
𝐷

- S: Hành trình pitton


- D: Đường kính xilanh
* Đối trọng
Có tác dụng cân bằng lực và mômen quán tính không cân bằng của động cơ,
giảm tải cho cổ trục không chịu ứng suất uốn do mômen quán tính tạo ra
Có 3 cách lắp đối trọng với má khuỷu:
- Làm liền với má khuỷu: dùng cho động cơ ô tô, động cơ xăng công suất nhỏ
(hình g)
- Đối trọng làm riêng sau đó hàn lên má khuỷu: ít dùng vì dễ gây biến dạng
trục
- Đối trọng làm riêng sau đó được lắp lên má khuỷu bằng bulong: thường dùng
nhất (hình a,b,c,d,e,f)

* Đuôi trục khuỷu


Thường để lắp với các chi tiết dẫn động công suất ra ngoài (bánh đà, khớp
nối,…)
Đuôi trục khuỷu thường có mặt bích hoặc côn để lắp bánh đà
Trực khuỷu và trục thu công suất thường đồng tâm nối với nhau băng khớp nối
mềm, nếu nối song song phải dùng đai truyền và bánh đai nắp trên đôi trục để
dẫn động
Ngoài ra đuôi trục khuỷu còn có các chốt định vị,vách chắn dầu ren hồi dầu…
để dùng khống chế dịch chuyển theo chiều trục của động cơ

1- Chốt định vị; 2- Vành ngăn dầu


2.5. Bánh đà
2.5.1. Nhiệm vụ
Công dụng của bánh đà như sau:
- Đảm bảo tốc độ quay đồng đều của trục khuỷu động cơ
- Trong quá trình làm việc, bánh đà tích trữ năng lượng dư sinh ra trong kỳ sinh
công và bù vào phần năng lượng trong hành trình tiêu hao công
- Trong động cơ có tỷ số nén cao, xilanh ít và khởi động bằng phươg pháp quán
tính, bánh đà tích năng lượng khởi động động cơ
- Trong động cơ nhỏ làm mát bằng gió, cánh quạt và thường có nam châm vĩnh
cửa được đức liền với bánh đà, lúc này bánh đà như một quạt gió, và cũng như 1
stato quay của máy phát điện xoay chiều
- Bánh đà còn là nơi để ghi lại những ký hiệu ĐCT, ĐCD, đánh lửa sớm…
2.5.2. Điều kiện làm việc
Khi làm việc bánh đà chịu tác dụng lực mômen quay không đều, lực quán tính
lớn do trọng lượng bản thân quay với tốc độ cao gây ra
2.5.3. Vật liệu chế tạo
Khi động cơ tốc thấp bánh đà thường được làm từ gang xám
Khi động cơ tốc cao (n > 4.500 v/ph), bánh đà đươc làm từ thép cácbon (hàm
lượng thấp)
2.5.4. Kết cấu của bánh đà
Tùy thuộc vào loại động cơ có kích thước bánh đà khác nhau:
- Động cơ nhiều xilanh banh đà càng nhỏ
- Trên ô tô có kích thước nhỏ hơn động cơ tĩnh tại tàu thủy
Kích thước cơ bản bánh đà là đường kính ngoài của nó, cùng 1 momen bánh
đà có đường kính càng lớn thì càng nhẹ và ít tốn vật liệu chế tạo
- Đường kính bánh đà ô tô không được vượt quá 300-450 mm
- Máy kéo không vượt quá 350-650 mm
Muốn tăng mômen bánh đà có thể tăng bề dày hoặc thiết diện của vành đai
Kết cấu bánh đà được chia làm 3 loại:
a. Bánh đà dạng đĩa
Bánh đà có dạng đĩa tròn chiều dày đồng đều, phần moayơ bánh đà lắp với mặt
bích đuôi trục khuỷu bằng bulong có chốt định vị, hoặc các lỗ bulong bố trí không
đối xứng để tránh lắp sai vị trí làm việc
Trên động cơ điện bánh đà còn có các vành răng khởi động
Mặt ma sát trên bánh đà là một trong những mặt làm việc của bộ ly hơp lắp
trên bánh đà, khi làm việc mặt ma sát bánh đà tiếp xúc với mặt làm việc của tấm
ma sát
Loại này có momen không lớn phù hợp dùng cho động cơ nhiều xilanh, tốc
cao, ô tô. Đối với loại ít xilanh, tốc thấp dùng bánh đà dạng vành
b. Bánh đà dạng vành
Loại này có monmen bánh đà lớn mà trọng lượng nhỏ, khối lượng vành bánh
đà chiếm 80-90% khối lượng bánh đà
Phần vành và phần ổ bánh đà liên kết bằng tấm mỏng, nan hoa tiết diện ô van
hoặc chữ thập
Kích thước bánh đà dạng vành khá lớn (trên 3m) nên thường chế tạo thành hai
phần rồi ghép lại băng bulong

c. Bánh đà dạng chậu


Về kết cấu bánh đà dạng chậu chỉ khác bánh đà dạng đĩa ở chỗ có thêm phần
vành đúc liền với đĩa
Loại này có sức bền và mômen lớn, tuổi thọ cao
Sử dụng trên động cơ diesel máy kéo
2.6. Thân máy và nắp máy
2.6.1. Thân máy
Đây là bộ phận khá phức tạp, kích thước khối lượng lớn (chiếm 30-60%) toàn
bộ động cơ
2.6.1.1. Nhiệm vụ
Kết hợp với các chi tiết khác (xilanh, nắp xilanh, pitton…) hình thành không
gian làm việc của động cơ
Đóng vai trò truyền nhiệt giữa môi chất công tác và môi trường làm mát động

Làm thành một khung chịu lực, trên đó có các bộ phận chi tiết khác của động

2.6.1.2. Kết cấu thân máy động cơ xăng – động cơ diesel
Thân máy động cơ diesel và xăng về cơ bản giống nhau, tùy thuộc vào cơ cấu
phân phối khí và làm mát mà có những đặc điểm khác
Được chia làm hai loại: thân máy kiểu thân xilanh - hộp trục khuỷu và thân
máy kiểu rời
a. Thân máy kiểu thân xilanh hộp trục khuỷu
Dùng chủ yếu trên ô tô, động cơ tĩnh và tàu thủy cỡ nhỏ
Các xilanh được đúc liền với thân hoặc làm thành ống lót rồi lắp trên thân,
xung quanh máy có đường làm mát trong quá trình động cơ làm việc, dùng cho
động cơ xăng và diesel
Ưu điểm loại này là kết cấu đơn giản, nhỏ gọn và đỡ tốn kim loại hơn thân rời
Dạng thân máy kiểu thân xilanh hộp trục khuỷu được chia làm 3 loại:
* Thân xilanh chịu lực
Loại này, lực khí thể tác dụng trên nắp xilanh sẽ truyền cho thân xilanh qua
các gujong nắp xilanh gây ứng suất kéo lên tiết diện thân xilanh, thường dùng
trên động cơ xăng
* Vỏ thân chịu lực

Loại này lực khí thể tác dụng lên nắp xilanh truyền cho vỏ thân qua gujong nắp
xilanh gây ứng suất kéo trên tiết diện vuông góc với đường tâm xilanh
Loại máy này thường chế tạo xilanh riêng dạng ống lót rồi lắp vào vỏ thân, nên
ống lót chịu lực kéo trên đường tâm xilanh, khi mòn có thể tháo ra thay thế
* Gujong chịu lực
Loại này lực tác dụng truyền cho gujong liên kết nắp xilanh, thân máy hộp trục
khuỷu với đế máy
Gujong được chế tạo khá dài chịu lực kéo, thân xilanh không chịu lực kéo gây
ra bởi lực khí thể
Có thể sử dụng lót xilanh ướt, khô hoặc không có xilanh
b. Thân máy kiểu thân rời
Trên các động cơ có đường kính xilanh lớn cơ cấu thân máy – hộp trục khuỷu
chế tạo rất khó vì vậy người ta chế tạo thân rời cho thuận tiện cho gia công và chế
tạo
Sử dụng cho các động cơ tĩnh , tàu thủy, một số loại ô tô công xuất lớn
Thân rời có thể làm riêng từng xilanh một hoặc cho nhiều xilanh và có khi cả
dãy xilanh trong cùng một thân
Loại này cũng dùng lót xilanh khô và lót ướt
- Loại khô dùng cho động cơ làm mát bằng gió
- Loại ướt dùng cho động cơ diesel tàu thủy và tĩnh tại
Để tăng độ cứng vững cho lót xilanh người ta làm thêm gân ở phía ngoài ống
lót
Dựa vào tình trạng chịu lực, thân máy kiểu rời chia làm 3 loại:
* Xilanh chịu lực
Loại này lực tác dụng sẽ do xilanh chịu đựng
Sử dụng cho động cơ làm mát bằng gió
Nắp xilanh lắp cố định trên xilanh và xilanh lắp cố định trên hộp trục khuỷu
bằng bulong
* Vỏ thân chịu lực
Loại này vỏ thân chịu lực kéo còn xilanh không, kết cấu này có thể phân ra làm
hai loại
- Nắp xilanh, vỏ thân và hộp trục khuỷu lắp với nahu bằng bulong ngắn, nắp
xilanh lắp với thân máy lắp với hộp trục khuỷu
- Vỏ thân và hộp trục khuỷu lắp với nhau bằng bulong dài, còn nắp xilanh lắp
vào thân máy bằng bulong ngắn

* Bulong chịu lực


Loại này lực tác dụng do bulong chịu, sử dụng nhiều trên động cơ làm mát
bằng gió và động cơ chữ V
2.6.1.3. Lót xilanh
a. Nhiệm vụ
Kéo dài tuổi thọ máy
Kết cấu máy phụ thuộc vào kiểu lót xilanh, có thể dùng lót khô, lót ướt, hoặc
không lót
Mặt lót được gia công với động chính xác cao, mặt trong mài bóng, độ côn và
ô van trong phạm vi 0,01 – 0,06 mm
b. Phân loại
Có hai loại lót khô và lót ướt
* Lót khô
Là loại ống lót lắp trong xilanh, mặt ngoài ống lót tiếp xúc mặt trong lỗ xilanh
không tiếp xúc trục tiếp nước làm mát
Có các ưu điểm sau:
- Độ cứng vững cao, dễ làm mỏng ít tốn vật liệu
- Ít bị biến dạng khi xiết bulong do thân máy cứng vững
- Không bị rò rỉ nước và lọt khí do không không tiếp xúc trực tiếp nước làm
mát
- Truyền nhiệt kém, khó tháo lắp trong quá trình bảo dưỡng
* Lót ướt
Khi lắp vào vỏ thân, mặt ngoài của lót tiếp xúc trực tiếp nước làm mát
Đặc điểm của lót xilanh ướt:
- Hiệu quả làm mát tốt nên không xảy ra hiện tượng quá tải nhiệt
- Vật liệu chế tạo thân máy không yêu cầu cao
- Công nghệ gia công lót xilanh đơn giản
- Thuận tiện trong bảo dưỡng và sửa chữa
- Khó bao kín, dễ bị rò rỉ nước làm mát và lọt khí
- Độ cứng vững kém hơn xilanh khô
2.6.2. Năp máy
2.6.2.1. Nhiệm vụ
Là chi tiết đậy kín một đầu phía trên xilanh, cùng với xilanh và pitton tạo thành
không gian buồng cháy
Để gá lắp các chi tiết khác như vòi phun, bugi, cơ cấu phân phối khí….
Bố trí đường nạp, thải, dẫn dầu bôi trơn….
2.6.2.2. Kết cấu nắp máy động cơ xăng – diesel
Đây là bộ phận làm việc với điều kiện rất xấu: áp suất, nhiệt độ ăn mòn hóa
học cao…
- Nắp máy trên động cơ diesel làm mát bằng nước là gang hợp kim
- Nắp máy động cơ xăng là hợp kim nhôm
Nắp được ghép trên thân máy bằng 1 tấm gioăng, sau đó được bắt ghép bằng
bulong (thứ tự bắt siết buông theo quy định nhà sản xuất)
a. Kết cấu nắp máy động cơ xăng
Kết cấu nắp máy động cơ tùy thuộc vào kết cấu buồng cháy, bố trí cơ cấu
xupap, số xupap….
Nắp máy động cơ xăng có một số dạng sau:
* Nắp xilanh có buồng cháy dạng bán cầu ( chỉ chú ý đến khu vưc buồng cháy)

Loại này sử dụng xuppap treo, xupap nạp lớn hơn xupap thải, buggi đặt bên
hông buồng cháy, khoảng cách bugi đến điểm xa vùng cháy nhất bằng đường
kính xilanh
* Nắp xilanh có buồng cháy hình chêm
Dùng cho động cơ chữ V và loại nhiều hàng xilanh
Ưu điểm: nhỏ gọn, có cường độ lốc xoáy tốt
Trên nắp xilanh có lỗ dẫn nước làm mát, lỗ bắt bulong, lỗ đũa đẩy….
Loại này được làm mát từ thân máy đi lên nắp xilanh qua 4 lỗ nhỏ trung quanh
mỗi xilanh và hai lỗ dẹt hai bên đường thải và nạp nên tránh được hiện tượng kích
nổ, ứng với mỗi xilanh dùng 5 bulong bắt chặt nắp xilanh
Đặc điểm: mỗi xilanh bố trí 1 xupap nạp, 1 thải, hai xupap này cùng 1 phía,
trục cam được bố trí ở thân hoặc nắp máy điều khiển đóng mở xupap

a. Kết cấu nắp máy động cơ diesel


Loại này phức tạp hơn động cơ xăng do bố trí nhiều chi tiết hơn: buồng cháy
phụ, vòi phun, ……
Kết cấu nắp xilanh phụ thuộc từng loại động cơ, kiểu buồng cháy, số kỳ, cơ
cấu phân phối khí….. tuy nhiên phải thỏa mãn những điều kiện sau
- Tạo được lốc xoáy mạnh
- Kết cấu gọn, hợp lý tránh tổn thất nhiệt và lưu động của dòng khí
- Vị trí vòi phun, xupap, đường thải, nạp hợp lý, thuận tiện cho quá trình hình
thành hỗ hợp và trao đổi môi chất
* Nắp xilanh có buồng cháy trục tiếp
Mặt nóng nắp xilanh được làm phẳng
- Vòi phun bố trí chính giữa trùng đường tâm xilanh với động cơ cỡ lớn
- Vòi phun bố trí lệch 1 góc nhất định với động cơ ô tô, máy kéo, động cơ tĩnh
cỡ nhỏ
Để tạo lốc xoáy người ta làm đường nạp có độ nghiêng và thắt dần về phía
xupap nạp (đôi khi dùng bản dẫn hướng khí), lợi dụng chèn khí giữa đỉnh và nắp
xilanh

* Nắp xilanh có buồng đốt phụ


Gồm buồng cháy trước và buồng đốt xoáy lốc
Cấu tạo phần chung
Loại này chế tạo theo kiểu tổ hợp: nửa trên của buồng cháy xoáy lốc đúc liền
với nắp xilanh, nửa dưới buồng cháy có họng làm bằng thép chịu nhiệt hoặc bằng
gang để ép vào xilanh
Buồng cháy dự bị cũng được gia công ép vào lỗ trên nắp xilanh
Việc bố trí vòi phun xupap dựa theo số lượng xupap
- với động cơ tĩnh, tàu thủy số xupap thường 3-4 vòi phun đặt chính giưã
- Trên ô tô, máy kéo 2 xupap vòi phun đặt lệch theo họng thông buồng cháy để
tiếp diện lưu thông lớn nhất
Trong động cơ loại này việc làm mát rất quan trọng, thường thiết kế đường dãn
nước đi qua hai ống phun đúc liện với mặt ống của nắp xilanh
Nắp xilanh được thiết kế lắp vào thân xilanh bằng các bulong , trên nắp được
bố trí đường dầu khoan dọc theo chiều dài nắp, đường làm mát bố trí xung quanh
và gần bulong
Buồng đốt cháy trước:

Buồng đốt phụ chiếm 25-150 kg/𝑐𝑚2 để đốt cháy ngay 1/3 lượng nhiên liệu
phun vào
Áp suất tăng cao đột ngột đẩy nhiên liệu còn lại vào buồng chính đốt cháy hoàn
toàn, do nhiên liệu đốt cháy ở buồng đốt phụ mà nhiên liệu buồng đốt chính được
sấy nóng nên khả năng tán và cháy rất tốt do đó kim phun không cần có lỗ tia nhỏ
tạo sương
Ưu điểm
- Áp suất phun thấp nên lỗ kim phun ít bị ghẹt
Nhược điểm
- Hao nhiên liệu, khó khởi động
Buồng đốt xoáy lốc

Chiếm 50-80% thể tích buồng đốt, dạng hình trụ hay cầu đặt trên nắp xilanh
và thông với buồng đốt chính trong xilanh bằng 1 hay vài đường thông có tiết
diện lớn đặt tiếp tuyến với phòng đốt xoáy lốc
Ưu điểm:
- Áp suất phun trên kim phun giảm, khó bị nghẹt, xoáy lốc mạnh
Nhược điểm
- Khó khởi động, tổn thất nhiên liệu
CHƯƠNG 3: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
3.1. Nhiệm vụ, phân loại, yêu cầu
3.1.1. Nhiệm vụ
Thực hiện quá trình thay đổi môi chất, thải sạch sản vật cháy ra khỏi xilanh
và nạp đầy môi chất mới vào xilanh giúp cho động cơ làm việc liên tục
3.1.2. Phân loại
Xét trên động cơ đốt trong có các loại cơ cấu phân phối sau:
- Cơ cấu phân phối khí sử dụng xupap: dùng xupap đóng mở lỗ nạp, thải
- Cơ cấu phân phối khí kiểu van trượt: sử dụng trên động cơ hai kỳ, pitton
đóng vai trò như 1 van trượt điều khiển đóng mở lỗ nạp và thải
- Cơ cấu phân phối khí kết hợp: kết hợp hai kiểu trên, sử dụng trên động cơ
hai kỳ quét thẳng
3.1.3. Yêu cầu
Để đảm bảo tính năng làm việc, cơ cấu phân phối khí đảm bảo những điều
kiện sau:
- Đóng mở đúng thời gian quy định và đảm bảo độ kín khít
- Độ mở đủ lớn để dòng khí lưu thông
- Làm việc êm dịu, tuổi thọ độ tin cậy cao
- Thuận tiện bảo dưỡng, sửa chữa, giá thành hợp lý
3.2. Các phương án bố trí xupap
Các động cơ đốt trong dùng cơ cấu phân phối khí kiểu xupap hiện này theo
hai phương án: Bố trí xupap đặt và bố trí xupap treo
3.2.1. Bố trí xupap đặt
Dùng trên động cơ xăng có tỷ số nén thấp và số vòng quay không lớn lắm
a. Cấu tạo
Cấu tạo xupap đặt gồm có con đội, trục cam, xupap, lò xo, cửa nạp và cửa xả
Trên con đội có lắp bulong để điều chỉnh khe hở xupap, lò xo lồng vào xupap
và được hãm vào đuôi xupap bằng móng hãm
Trục cam do trục khuỷu dẫn động qua cặp bánh răng hay đĩa xích
b. Nguyên lý làm việc
Khi đỉnh cam chưa tác dụng vào đuôi xupap, lò xo xupap đi xuống, cửa nạp và
xả đóng lại
Khi đỉnh cam quay lên, con đội tác dụng vào xupap nâng xupap đi lên, cửa nạp
hoặc xả mở từ từ, tại điểm con đội ở vị trí cao nhất của cam thì cửa xupap mở lớn
nhất
Trục cam tiếp tục quay, đỉnh cam đi xuống, lò xo căng ra đẩy xupap đi xuống
đóng dần cửa xupap, khi con đội tiếp xúc vị trí thấp nhất cam thì cửa xupap đóng
hoàn toàn
c. Ưu, nhược điểm
* Ưu điểm
Toàn bộ cơ cấu phân phối khí đặt ở thân máy do đó:
- Giảm chiều cao máy
- Lực quán tính cơ cấu nhỏ
- Bề mặt cam và con đội ít mòn mỏi
- Kết cấu đơn giản, dẫn động xupap dễ dàng
* Nhược điểm
Khó bố trí buồng cháy nhỏ gọn dẫn tới
- Tỷ số nén không quá cao (không thích hợp trang bị trên diesel)
- Dễ xảy ra kích nổ
- Dòng khí trao đổi lưu thông khó nên hệ số nạp thấp
Ngày nay chỉ áp dụng trên động cơ xăng nhỏ
3.2.2. Bố trí xupap treo
a. Cấu tạo

1- xupap; 2- lò xo; 3- cần mở; 4- trục cần mở; 5- Vít điều chỉnh; 6- Đũa đẩy;
7- con đội; 8- trục cam
Đặc điểm:
- Xupap được bố trí trên nắp máy
- Trục cam có thể bố trí trên nắp hoặc thân máy
Có thể bố trí 1 hoặc hai trục cam để điều chỉnh đóng mở xupap
- Loại 1 trục cam bố trí các xupap thành 1 hoặc hai hàng
- Loại 2 trục cam, 1 trục điều chỉnh xupap nạp, 1 trục điều chỉnh xupap xả
Khi cam bố trí trên lắp máy thì dẫn động không có đũa đẩy thay vào đó là dẫn
động bằng xích hoặc đai truyền có răng

b. Nguyên lý làm việc


Trục cam quay do trục khuỷu dẫn động, cam trên trục cam đẩy con đội đi lên,
qua đũa đẩy, vít điều chỉnh làm cho đòn mở ấn xupap đi xuống để mở cửa nạp
hoặc xả
Trục cam tiếp tục quay, cam quay xuống, lò xo căng ra đẩy xupap đi lên đóng
dần cửa xupap, khi con đội tiếp xúc tại vị trí thấp nhất của cam, cửa xupap đóng
hoàn toàn
c. Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
Do xupap bố trí trong phần không gian xilanh nên:
- Buồng cháy nhỏ gọn, tăng tỷ số nén của động cơ
- Giảm được kích nổ động cơ xăng
- Dòng khí lưu động thuận tiện, ít bị tổn thất, tạo điều kiện xả sạch nạp đầy
Nhược điểm:
- Tăng chiều cao động cơ
- Lực quán tính của các chi tiết tác dụng lên bề mặt cam và con đội lớn
- Kết cấu nắp máy phức tạp hơn, khó chế tạo, gia công
3.2.3. Dẫn động xupap

Để dẫn động xupap, trục cam có thể bố trí trên nắp xilanh hoặc hộp trục khuỷu
để dẫn động trục tiếp hay giãn tiếp qua đòn bẩy
Số trục cam trên nắp xilanh có thể có một (SOHC) hoặc hai trục cam(DOHC)
Trục cam có thể bố trí ở thân máy, và dẫn động qua con đội, đũa đẩy…
3.3. Phương pháp dẫn động trục cam
Trục cam được dẫn động trục tiếp hoặc giãn tiếp từ trục khuỷu với tỷ số truyền:
- ½ với động cơ 4 kỳ
- 1/1 với động cơ 2 kỳ
3.3.1. Dẫn động trục cam bằng bánh răng
Sử dụng trên động cơ có cơ cấu phân phối khí trục cam bố trí trên thân máy,
hộp trục khuỷu gần với trục khuỷu
Có thể dùng 1 hoặc nhiều bánh răng ăn khớp tùy thuộc khoảng cách
Để giảm tiếng ổn cặp bánh răng trục cam và trục khuỷu thiết kế răng nghiêng
a. Ưu điểm
- Kết cấu đơn giản
- Truyền động êm dịu, bền (do bánh răng nghiêng)
b. Nhược điểm
- Nếu khoảng cách trục cam và khuỷu lớn phải dùng nhiều bánh răng làm cơ
cấu cồng kềnh, phức tạp
3.3.2. Dẫn động trục cam bằng xích

a. Ưu điểm
- Sử dụng cho động cơ khi trục cam và khuỷu xa nhau với ưu điểm gọn nhẹ và
dùng cho các trục có khoảng cách lớn
b. Nhược điểm
- Giá thành cao hơn loại bánh răng
- Gây tiếng ồn và dễ rung động làm việc sai lệch pha phân phối khí
- Phải sử dụng cơ cấu căng xích
3.3.3. Dẫn động trục cam bằng trục
Sử dụng với động cơ có cơ có trục cam và khuỷu xa nhau
Việc ăn khớp của trục trung gian và trục cam, trục khuỷu bằng các cặp bánh
răng dạng côn, có ổ bi đỡ chặn để cố định trục khi làm việc
3.3.4. Dẫn động trục cam bằng đai răng

a. Ưu điểm
- Truyền động êm dịu
- Đai có tuổi thọ khá cao không cần bảo dưỡng
- Giá thành thấp hơn xích nhiều lần
Để đai luôn căng trong quá trình làm việc, không trượt đai làm sai quy luật
phối khí người ta dùng các bánh căng đai
3.4. Kết cấu các chi tiết chính trong cơ cấu phân phối khí
3.4.1. Xupap
3.4.1.1. Phân tích vai trò, điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo
a. Vai trò
Nhiệm vụ đóng mở các lỗ nạp và thải theo đúng thời điểm qui định, hình thành
nên quy luật phối khí trên động cơ
b. Điều kiện làm việc
Trong quá trình làm việc xupap chịu tải trọng va đập, lực khí thể và tải trọng
nhiệt độ rất lớn
- Lực khí thể tác dụng trên mặt nấm đạt 10.000 – 30.000
- Va đạp mạnh với đế xupap nên dễ biến dạng
- Mặt nấm xupap thải tiếp xúc khí cháy với (1.100-1.2000 C với động cơ diesel
và 700 - 9000 C động cơ xăng)
- Bị ăn mòn hóa học
c. Vật liệu
Đảm bảo sức bền, cơ tính tốt, chịu nhiệt và chống được ăn mòn hóa học: vật
liệu chủ yếu X9C2, HX9C2…
Có thể dùng thêm hợp kim cứng mạ lên trên mặt nấm
3.4.1.2. Phân loại
- Kiểu xupap đặt
- Kiểu xupap treo: OHC, SOHC, DOHC…
- Kiểu xupap hỗn hợp
3.4.1.3. Kết cấu xupap

a. Nấm xupap (đầu xupap)


Bộ phận tiếp xúc với đế xupap có dạng mặt côn với góc α= 15-450
- Góc càng nhỏ tiết diện lưu thông càng lớn, nhưng phần nấm mỏng
Kết cấu của nấm có 3 loại:
- Nấm bằng: chế tạo đơn giản, có thể dùng cho cả xupap nạp và thải

- Nấm lõm: kết cấu này cải thiện tình trạng lưu thông của dòng khí nạp vào
xilanh và tăng độ cứng vững cho phần nấm, nhưng mặt chịu nhiệt lớn dễ quá tải
nhiệt và khó chế tạo

- Nấm lồi: cải thiện tình trạng lưu động của dòng khí, nhưng khó chế tạo và
mặt chịu nhiệt lớn

Một số động cơ cường hóa công suất xupap thải sẽ được làm rỗng bên trong
chữa Na (50-60% thể tích) giúp cho xupap thải không bị quá tải nhiệt
b. Thân xupap
Có tác dụng dẫn hướng và tản nhiệt
Phần thân không được làm quá lớn, phải gọn nhẹ và dòng lưu thông khí dễ
dàng
- Khi xupap dẫn động bằng con đội (đòn bẩy là lực điều khiển theo phương
trục xupap do đó không có lực nghiêng hoặc rất nhỏ), thân xupap có: d=(0,16-
0,25)𝑑𝑛
- Khi trục cam trực tiếp dẫn động Xupap (xuất hiện lực nghiêng lớn) nên
d=(0,3-0,4) 𝑑𝑛
Với 𝑑𝑛 : đường kính nấm xupap
Khi chế tạo thân xupap chú ý việc thu nhỏ xupap một chút tạo khe hở, hoặc
khoét ống dẫn hướng tránh tình trạng kẹt xupap
c. Đuôi xupap

Loại dẫn động xupap bằng cơ cấu con đội và đũa đẩy. đĩa lò xo lắp với xupap
bằng hai móng hãm hình côn lắp vào đuôi xupap
- Mặt côn phía ngoài móng hãm ăn khớp với mặt côn đĩa lò xo (góc 10-150 )
- Mặt côn có tác dụng chống ứng xuất tập trung lên đuôi xupap
Xupap được thiết kế vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động xoay nhờ cơ
cấu xoay xupap
* Nguyên lý làm việc cơ cấu xoay xupap
a) Xupap thải b) Xupap đóng c) Xupap mở d) Các chi tiết cơ cấu
1- Thân cơ cấu xoay; 2- Viên bi; 3- Vòng tựa; 4- Vòng khóa; 5- Lò xo xupap;
6- Vòng chặn lò xo; 7- Móng hãm; 8- Lò xo đĩa; 9- Lò xo hồi; 10- Ống chặn lò
xo; 11- Natri kim loại
Khi xupap đóng (hình b), mép ngoài lò xo (8) cong lên và mép trong tựa vào
vai thân (1)
Khi xupap mở (hình c), lực lò xo (5) tăng, lò xo đĩa (8) bị ép thẳng ra nằm tựa
lên các viên bi (2), các viên bi này trong khi lăn theo rãnh vòng cung của thân sẽ
làm lò xo và vòng tựa quay, do đó làm quay xupap và thân xupap
Khi xupap đóng, lực lò xo 5 giãn ra, lò xo đĩa 8 cong lên tựa vào vai thân giải
phóng bi (2), các bi (2) dưới tác dụng lò xo 9 trở về vị trí ban đầu
d. Khe hở nhiệt xupap

Giữa đuôi xupap với con đội, đòn bẩy hay múi cam bao giờ cũng có khe hở
đây gọi là khe hở nhiệt
Tùy vào thông số thiết kế hãng xe mà khe hở nhiệt có thông số khác nhau
Thông thường khe hở xupap nạp sẽ nhỏ hơn trên xupap thải
e. Đế xupap
* Mục đích, yêu cầu, vật liệu chế tạo
Được lắp vào thân máy (cơ cấu xupap đặt), xilanh (cơ cấu xupap treo)
Mục đích giảm mài mòn cho thân máy và nắp xilanh khi chịu va đạp của xupap
Vật liệu chế tạo từ hợp kim chống mài mòn cao, chịu nhiệt tốt, được ép vào
thân máy hay xilanh
* Kết cấu
Có dạng vòng tròn hình trụ, trên có mặt vát con để tiếp xúc với nấp xupap
a) Mặt ngoài đế có dạng hình trụ; b) Mặt ngoài đế có côn nhỏ; c) Đế xupap
lắp bằng ren; d) Đế xupap lắp ghép có khe hở nhỏ ở đáy; e,g) rất ít dùng
f. Lò xo xupap
* Mục đích, yêu cầu, vật liệu
Để đóng kín xupap trên đế xupap chống hiện tượng va đập đồng thời đảm bảo
xupap chuyển động theo đúng quy luật cơ cấu phân phối khí
Vật liệu thường là thép C65 có đường kính 3-5 mm
* Kết cấu
Dùng nhiều nhất là loại xoắn ốc hình trụ, hai vòng hai đầu quấn sít nhau được
mài phẳng để lắp ghép
Số vòng công tác từ 4-10 vòng
- Số vòng nhỏ lò xo chịu ứng xuất lớn
- Số vòng lớn lò xo giảm tính đàn hồi dễ xảy ra hiện tượng cổng hưởng làm
gẫy gay va đập trong cơ cấu
g. Ống dẫn hướng xupap
* Mục địch, yêu cầu, vật liệu
Là chi tiết được lắp vào thân máy hoặc nắp xilanh với chức năng dẫn hướng
cho xupap chuyển động theo một quy luật nhất định
Đảm bảo dễ sửa chữa và tránh hao mòn cho thân hoặc nắp máy
Được chế tạo từ gang hợp kim hoặc hợp kim đồng nhôm
* Kết cấu
Dạng hình trụ với 3 kiểu loại
- Loại ép vào thân, nắp máy tới 1 khoảng nhất định
- Loại có vai được đóng lút đến sát vai
- Loại mặt ngoài hình côn nhỏ đóng ép vào lỗ côn trên thân lắp máy

h. Trục cam
* Vai trò, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo
Dùng để đóng mở xupap theo một quy luật nhất định
Ngoài ra một số loại trục cam dẫn động đóng mở bơm dầu bôi trơn, cao áp, bộ
chia điện…
Trục cam làm việc chịu ma sát và mài mòn lớn
Được chế tạo từ thép hợp kim cácbon thấp: 15X, 15XH,… Thép trung bình 40
hay 45
* Kết cấu
Hình dạng cam quyết định thứ tự làm việc, góc độ phối khí
Một động cơ có thể bố trí một hoặc hai cam phân phối
Loại động cơ tĩnh và tàu thủy trục được làm rời rồi lắp lên một trục bằng then
hoặc đai ốc
Bánh răng dẫn động cam được làm răng nghiêng cho êm dịu
Bố trí ổ dọc trục để cố định vị trí cam

i. Con đội
* Vai trò, điệu kiện, vật liệu
Là chi tiết truyền lực trung gian, chịu lực nghiêng do cam gây ra trong quá
trình dẫn động
Thường được làm bằng thép cacbon thấp, trung bình hay hợp kim 15X,
20X,…..
Mặt làm việc được thấm than có độ cứng cao
* Kết cấu
Gồm 2 phần: dẫn hướng và tiếp xúc với mặt cam phối khí
Thân con đội có dạng hình trụ, còn mặt tiếp xúc có nhiều dạng khác nhau
Có 3 loại con đội:
- Loại 1: Con đội hình nấm và hình trụ
Phần tiếp xúc với đầu đũa đẩy thường có bán kính lớn hơn bán kính đầu đũa
đẩy khoảng 0,2-0,3 mm
- Loại 2: Con đội lăn
Do mặt tiếp xúc giữa con đội và cam là ma sát lăn nên ma sát nhỏ, nhưng kết
cấu phức tạp

- Loại 3: Con đội thủy lực


Loại này khác phục được khe hở nhiệt ( không có khe hở nhiệt như hai loại
trên)
k. Cò mổ, đũa đẩy
* Vai trò, điều kiện, vật liệu của cò mổ
Cò mổ là chi tiết truyền lực trung gian từ cam tới xupap, một đầu tiếp xúc đũa
đẩy, một đầu tiếp súc đuôi xupap
Đòn bẩy được dập bằng thép cacbon trung bình 30, 35, 45. Một số dập bằng
thép tấm
* Vai trò, điều kiện, vật liệu đũa đẩy
Dùng cho cơ cấu xupap treo có dạng thanh thép nhỏ, dài, đặc hoặc rỗng dùng
để truyền lực từ con đội đến đòn bẩy
Đũa được làm bằng thép có thành phần cácbon trung tính
* Kết cấu

Đầu tiếp xúc đũa đẩy thường có vít điều chỉnh khe hở nhiệt, vít này được hãm
chặt bằng đại ốc
Đầu tiếp xúc đuôi xupap thường có dạng trụ được tôi cứng
Trên đòn bẩy có khoan lỗ dầu bôi trơn
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG LÀM MÁT ĐỘNG CƠ
4.1. Nhiệm vụ, phân loại
4.1.1. Nhiệm vụ
Trong quá trình làm việc, động cơ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn gây ra các
hiện tượng sau:
- Giảm tuổi thọ, độ cứng và sức bền các chi tiết
- Giảm chất lượng dầu bôi trơn làm tăng tổn thất ma sat
- Gây hiện tượng bó kẹt pitton
- Giảm hệ số nạp, giảm công suất động cơ
- Gây hiện tượng kích nổ trên động cơ xăng
Nếu làm mát quá cao cũng giảm chất lượng dầu bôi trơn, hấp thụ nhiệt, nhiên
liệu khó bay hơi, ngưng tụ ảnh hưởng đến công xuất
Do đó, “Hệ thống làm mát” giúp giải nhiệt các chi tiết, giữ cho động cơ luôn
làm việc trong khoảng nhiệt ổn định

Hình 4.1: Mỗi quan hệ suất tiêu hao, độ mòn xilanh với nhiệt độ làm việc
động cơ
Từ đồ thị 4.1 ta thấy:
- Nhiệt độ nước làm mát động cơ từ 70-800 C là vùng có suất tiêu hao thấp nhất
- Nhiệt độ tăng thì độ mòn càng giảm
4.1.2. Phân loại
Hệ thống làm mát có các loại sau:
- Hệ thống làm mát bằng không khí
- Hệ thống làm mát bằng chất lỏng
+ Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi
+ Hệ thống làm mát kiểu đối lưu tự nhiên
+ Hệ thống làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức ( loại vòng kín, loại hai vòng,
loại 1 vòng hở)
4.2. Hệ thống làm mát bằng nước
4.2.1. Hệ thống làm mát bằng nước kiểu bốc hơi
a. Cấu tạo

1- Thân máy; 2- Pitton; 3- Thanh truyền; 4- Hộp trục khuỷu; 5- Bình nhiên
liệu; 6- Bình bốc hơi; 7- Nắp xilanh
Bộ phận chứa nước bao gồm các khoang trong thân máy, nắp xilanh 7 và bình
bốc hơi 6 lắp với thân máy 1
b. Nguyên lý
Khi động cơ làm việc, nước tại các khoang bao buồng cháy sẽ sôi
- Nước có nhiệt độ càng cao tỷ trọng càng giảm và nổi trên mặt thoáng của
bình, bốc hơi ra ngoài làm mát động cơ
Sau khi mất nhiệt tỷ trọng nước tăng, nước lại chìm xuống tạo thành lưu động
đối lưu
* Nhược điểm
- Phải bổ xung nước thường xuyên
- Làm mát không đều (do tốc độ lưu động của nước rất nhỏ)
Do đó kiểu làm mát này phù hợp động cơ cỡ nhỏ nằm ngang trong nông nghiệp
4.2.2. Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên

a. Cấu tạo

1- Thân máy; 2- Xylanh; 3- Nắp xilanh; 4- Đường nước ra két; 5- Nắp két
nước; 6- Két nước; 7- Không khí làm mát; 8- Quạt gió; 9- Đường nước làm mát
vào động cơ
Nguyên lý làm việc:
Nước lưu động tuần hoàn nhờ sự chênh lệch khối lượng riêng ρ ở các giá trị
nhiệt độ khác nhau
Nước làm mát nhận nhiệt của thân xilanh 1, ρ giảm nước nổi lên trên.
Trong khoang nắp xilanh 3, nước tiếp tục nhận nhiệt của các chi tiết bao quanh
buồng cháy, ρ tiếp tục giảm do nhiệt vẫn tăng, nước tiếp tục nổi lên và dẫn ra két
làm mát 6
Quạt gió 8 được dẫn động bởi puly từ trục khuỷu hút không khí qua két
Nước bên trong két được làm mát, ρ giảm, nước chìm xuống khoang dưới két
và từ đây lại đi vào thân máy, thực hiện tuần hoàn
* Đặc điểm
Tốc độ lưu thông nước khoảng 0,12-0,19 m/s, do đó chênh lệch nhiệt độ giữa
nước vào và nước ra lớn, làm mát không đều
Để khắc phục phải bố trí két nước lớn, tăng chiều cao lắp đặt két, động cơ cồng
kềnh
4.2.3. Hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức
Loại này có đặc điểm khắc phục được nhược điểm vận tốc lưu động dòng nước
thấp, tăng hiệu quả làm mát, nhờ vào việc tăng lưu động dòng nước thông qua
bơm nước lắp trong hệ thống, dẫn động từ trục khuỷu.
Có ba loại làm mát tuần hoàn cưỡng bức:
Loại 1: Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức một vòng kín

1- Nước vào làm mát nắp xilanh; 2- Các đường nước làm mát trong động cơ;
3- Van điều nhiệt và đường nước nối tắt về bơm; 4- Nước về két; 5- Nước ra
khỏi két; 6- Nước vào làm mát thân máy; 7- Nước vào làm mát xylanh và nắp
xylanh

1- Thân máy; 2- Nắp xilanh; 3- Nước ra khỏi động cơ; 4- Ống dẫn bọt nước;
5- Van hằng nhiệt; 6- Nắp rót nước; 7- Két làm mát; 8- Quạt gió; 9- Puly; 10-
Ống nước nối tắt về bơm; 11; Đường nước vào động cơ; 12- Bơm nước; 13-
Két làm mát dầu; 14- Ống phân phối nước
Nước làm mát nhiệt độ thấp được bơm 12 hút từ bình chứa dưới két nước 7
qua ống 10 rồi qua két 13 để làm mát dầu sau đó vào động cơ
Nước vào thân máy chảy qua ống phân phối 14 đúc sẵn trong thân máy để
làm mát đều các xilanh
Nước tiếp tục đi lên nắp xilanh làm mát rồi theo ống 3 ra khỏi động cơ đến
van hằng nhiệt 5
Khi van mở, nước qua van vào bình chứa phía trên két, nước trên đi qua các
ống mỏng có gắn cánh tản nhiệt
Nước tại đây được làm mát bằng dòng không khí do quạt 8 tạo ra
Quạt được dẫn động bằng puly nối từ trục khuỷu, sau đó nước làm mát vào
bình chứa phía dưới két tạo thành chu trình
Loại 2: Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hai vòng

1- Thân máy; 2- Nắp xilanh; 3- Van hằng nhiệt; 4- Két làm mát; 5- Đường
nước ra vòng hở; 6- Bơm vòng hở; 7- Đường nước vào vòng hở; 8- Bơm nước
vòng kín
Loại này nước được làm mát nhờ két nước 4 không phải bằng dòng không
khí
Hệ thống có hai vòng tuần hoàn
- Vòng 1: Làm mát như động cơ như hệ thống tuần hoàn cưỡng bức 1 vòng
kín
- Vòng 2: Với nước sông hoặc biển được bơm 6 chuyển đến két làm mát để
làm mát nước vòng kín sau đó thải ra sông, biển nên được gọi là vòng hở
Chủ yếu dùng cho tàu thủy
Loại 3: Hệ thống làm mát 1 vòng hở

1- Thân máy; 2- Nắp máy; 3- Van hằng nhiệt; 4- Đường nước ra; 5- Lọc
nước; 6- Bơm nước
Loại này nước làm mát là nước sông biển được bơm 6 hút vào làm mát động
cơ sau đó theo đường 4 ra ngoài
Ưu điểm:
- Rất đơn giản
Nhược điểm:
- Chênh lệch nhiệt độ lớn ( tăng trở nhiệt của quá trình trao đổi nhiệt) nên gây
ra hiện tượng đóng cặn khoang nước, ứng suất nhiệt các chi tiết làm mát lớn
- áp dụng cho các loại tàu thủy cao tốc
4.3. Kết cấu một số bộ phận chính của hệ thống làm mát bằng nước

4.3.1. Két nước


1- Nắp két nước; 2- Ống dẫn nước vào két; 3- Ngăn chứa phía dưới; 4- Ống
dẫn nước vào động cơ; 5- Ngăn giữa két nước; 6- Ngăn phía trên két
* Tác dụng
Chứa nước, truyền nhiệt từ nước ra không khí làm giảm nhiệt độ của nước để
cung cấp nước có nhiệt độ thấp làm mát động cơ
* Cấu tạo
Gồm 3 phần chính:
- Ngăn phía trên:
+ Làm bằng đồng hoặc tôn dập, ở động cơ diesel và cỡ lớn thì được đúc bằng
gang
+ Có cổ rót nước và nắp đậy két nước
- Ngăn phía dưới:
+ làm bằng đồng, hoặc tôn dập
+ Có đường dẫn nước từ két tới bơm nước, đi làm mát động cơ
+ Phía đáy của ngăn có khóa nước khi xục rửa hoặc thay nước trong két
- Ngăn giữa két nước
+ Làm thành các ống nối liền ngăn trên và ngăn dưới két
+ Các ống có mặt hình tròn hoặc dẹt, xung quang có gắn cánh tản nhiệt mỏng
bằng đồng lá để truyền nhiệt ra không khí nhanh
+ Động cơ xăng các ống làm bằng đồng thau có chiều dày 0,2-0,35 mm, lá
tản nhiệt dày 0,1-0,2 mm, cách nhau 2,3-4,5 mm
+ Động cơ diesel, ống được làm bằng thép, dày 0,2-0,35 mm, cánh tản nhiệt
dày 0,1-0,2 mm, cách nhau 2,3-4,5 mm

4.3.2. Nắp két nước


Bố trí trên đỉnh két, tác dụng làm kín két nước, giữ áp suất trong két nước,
làm nhiệt độ sôi của nước làm mát lớn hơn 1000 C, giúp tăng hiệu quả làm mát
mà không cần tăng kích thước két

1- Ống dẫn đến bình dự trữ; 2- Van giảm áp; 3- Van chân không; 4- Lò xo
van chân không; 5- Lò xo van giảm áp
Khi nhiệt độ nước làm mát tăng cao (100-1200 ), áp suất nước trong két tăng
lên, khi áp suất két tăng hơn 1,2 Kg/𝑐𝑚2 thì áp lực này sẽ thắng lực căng lò xo
van, nắp van mở ra để không khí và nước thoát ra theo đường ống 1.
Khi nhiệt độ giảm, áp suất ngăn trên giảm xuống dưới 0,94 Kg/𝑐𝑚2 thì
không khí ngoài trời qua ống 1 vào phía trên van đẩy nắp van 3 mở không khí
vào ngăn trên két, nhờ van 1 chiều áp suất két luôn ổn định
4.3.3. Van điều nhiệt (van hằng nhiệt)
Có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát khi động cơ làm việc đạt 85-
900 C
Rút ngắn thời gian đạt nhiệt độ làm việc tối ưu của động cơ sau khi khởi động
a. Cấu tạo

1- Ống rỗng; 2,6- Xupap dưới; 3- Thân; 4- Ống xếp; 5- Đáy ống xếp; 7- Giá
đỡ; 8- Bi; 9- Xupap trên
Được bố trí giữa két nước và động cơ:
- Khi nhiệt độ nước làm mát thấp, van đóng để ngăn không cho nước ra két
- Khi nhiệt độ nước làm mát tăng, van mở để cho nước từ động cơ thoát ra
két làm mát
b. Nguyên lý làm việc
Khi nhiệt độ nước dưới 700 C, áp suất hơi trong ống xếp còn thấp nên ống xếp
co lại dưới tác dụng của lực đàn hồi thành ống, xupap 9 đóng kín đường đến két
nước, xuppap phụ mở ra để nước đi tắt đến cửa vào bơm nước
Khi nhiệt độ nước quá 700 C, áp suất hơi trong ống xếp đẩy dài ống xếp ra làm
đóng xupap phụ và mở xupap 9 để nước về két nước
Sau khi nước làm mát được xả hết ra ngoài, không khí bên trong động cơ không
thoát ra ngoài dễ dàng, vì thế khi nạp lại nước làm mát thì nó khó vào vì van hằng
nhiệt đã đóng lại. Vì vậy, không khí được xả ra qua van xả khí để quá trình nạp
lại nước làm mát được thực hiện dễ hơn.
c. Các loại van hàng nhiệt
* Loại 1: không có van chuyển dòng
Được bố trí ở đường ra nước làm mát ở động cơ

* Loại 2: có chuyển dòng


Bố trí đường nước vào động cơ làm mát
Loại này thường được sử dụng rộng rãi trên xe do có những ưu điểm sau
- Có đường đi nối tắt về bơm lớn hơn và đảm bảo việc phân phối đồng đều
- Đóng hoàn toàn thương đối đường đi nối tắt về bơm
- Van hằng nhiệt phản ứng môyj cách nhanh chóng để ổn định nhiệt độ nước
làm mát
4.3.4. Bơm nước
Có tác dụng cung cấp lưu lượng nước với một áp suất nhât định trong hệ thống
làm mát động cơ
Thường sử dụng loại bơm nước kiểu ly tâm do đơn giản, chắc chắn, giá thành
hợp lý
a. Cấu tạo

Được đúc bằng gang hoặc hợp kim nhôm


Đặt phía trước máy và được dẫn động bằng đai răng từ trục khuỷu
Đường dẫn nước vào được nối bằng cao su
Cánh bơm được đức bằng gang hoặc hợp kim đồng, nắp trong thân, cố định
cuối trục bơm
Trục bơm được cố định trong thân bơm và chuyền động trên các ổ bi
Phần đuôi trục lắp bánh công tác, đầu trục lắp puly
Phớt chặn được lắp giữa bánh công tác và thân
* Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ làm việc, trục bơm quay làm các bánh công tác quay theo, nước
từ phần dưới két được đưa vào phần giữa của cánh bơm, dưới tác dụng của lực ly
tâm nước được đẩy từ bên trong cánh quạt tạo áp lực đẩy nước vào động cơ
4.4. Hệ thống làm mát bằng không khí
4.4.1. Cấu tạo

1- Quạt gió; 2- Cánh tản nhiệt; 3- Tấm hướng gió; 4- Vỏ bọc; 5- Đường
thoát không khí
Quanh xilanh và nắp xilanh được đúc các cánh tản nhiệt để tăng diện tích tiếp
xúc với không khí
Khoảng cánh các cánh tản nhiệt từ 2-4 mm
4.4.2. Nguyên lý
Quạt gió 1 được dẫn động từ trục khuỷu cung cấp không khí với lưu lượng
lớn làm mát động cơ
Bản hướng gió 3 có tác dụng phân phối không khí sao cho các xilanh và từng
xilanh được làm mát đều nhất
4.4.3. So sánh kiểu làm mát bằng nước và không khí
Hệ thống làm mát bằng nước có đặc điểm hơn so với hệ thống làm mát bằng
khí như sau:
- Hiệu quả làm mát cao và ổn định hơn
- Mức độ đồng đều khi làm mát cho các xilanh trong cùng động cơ tốt hơn
- Giảm được khả năng phát sinh kích nổ trong động cơ xăng
- Giảm được chiều dài động cơ
- Tổn hao công suất cho hệ thống làm mát nhỏ hơn
- Kích thước của động cơ nhỏ gọn hơn do không phải bố trí cánh tản nhiệt
- Quạt gió có công suất nhỏ hơn làm việc ít ồn hơn
Hiện này đa phần động cơ sử dụng làm mát bằng nước, tuy nhiên cần có các
biện phát can thiệp khi làm việc ở vùng lạnh, tránh rò rỉ nước xuống cácte, gây
ăn mòn bong tróc cơ cấu
Động cơ làm mát bằng gió thường sử dụng trong xe quân đội, vùng xa mạc….
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ
5.1. Nhiệm vụ và công dụng của dầu bôi trơn

5.1.1. Nhiệm vụ

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ cung cấp một lượng dầu bôi trơn với áp suất
và lưu lượng thích hợp đến các bề mặt của những chi tiết máy có chuyển động
tương đối.

5.1.2. Công dụng

- Làm giảm ma sát cho các chi tiết chuyển động và giúp các chi tiết ăn khớp
đều với nhau

- Làm mát động cơ

- Rửa sạch bề mặt các chi tiết

- Bao kín khe hở giữa các chi tiết quan trọng như pitton-xilanh-xecmang…

- Chống oxi hóa, do dầu bôi trơn có các chất phụ gia có khả năng chống oxi
hóa bề mặt kim loại

5.2. Các phương án bôi trơn thường dùng trong động cơ đốt trong

5.2.1. Phương pháp bôi trơn vung té dầu

* Nguyên lý làm việc:


Dầu bôi trơn được chứa trong cacte
Khi động cơ làm việc, các gầu nằm ở đầu to thanh truyền sẽ múc dầu
bôi trơn và làm văng tung tóe vào hộp trục khuỷu tạo nên các hạt có
kích thước nhỏ
Các giọt đọng lại trên bề mặt các chi tiết, bôi trơn các chi tiết này sau
đó chảy lại xuống máng rồi lại máng gầu múc lên
* Ưu điểm
- Kết cấu đơn giản
* Nhược điểm
- Hiệu quả bôi trơn kém
- Khó đưa dầu đến các vùng chi tiết phức tạp
Phù hợp cho đồng cơ công suất nhỏ

5.2.2. Bôi trơn bằng dầu pha trong nhiên liệu

Dùng cho động cơ hai kỳ


* Nguyên lý
Dầu bội trơn được trộn lẫn nhiên liệu (xăng) theo tỷ lệ 1/15 đến 1/25
thể tích và người ta rót dầu vào bình nhiên liệu.
- Tỷ lệ dầu nhờn cao gây nhiều muội than vào đỉnh pitton, bugi,…
- Tỷ lệ dầu nhờn thấp bôi trơn kém, ma sát lớn, nhiệt lớn gây bó kẹt
trong xilanh.
Trong quá trình làm việc dầu bôi trơn được cấp cùng với nhiên liệu
vào xilanh và cacte.
Các hạt dầu đọng lại trên bề mặt công tác chi tiết và theo các rãnh
dầu vào các bề mặt
Dầu bôi trơn đã sử dụng cũng bị cuốn hút vào buồng đốt cùng cháy
như nhiên liệu và thải ra ngoài

5.2.3. Phương pháp bôi trơn cưỡng bức


Được sử dụng rộng rãi, dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt làm việc cửa các chi
tiết đầy đủ với lưu lượng, áp suất dầu thích hợp do bơm dầu cung cấp.

Hệ thống cưỡng bức có 2 loại:

- Hệ thống bôi trơn cacte ướt

- Hệ thống bôi trơn cacte khô

5.2.3.1. Hệ thống bôi trơn cacte ướt


Hình 5.2. Hệ thống bôi trơn cacte ướt

1. cacte dầu; 2. Phao hút dầu; 3. Bơm; 4. Van an toàn bơm dầu; 5. Bầu lọc
thô; 6. Van an toàn lọc dầu; 7. Đồng hồ báo áp suất dầu; 8. Đường dầu chính;
9. Đường dầu bôi trơn trục khuỷu; 10. Đường dầu bôi trơn trục cam; 11. Bầu
lọc tinh; 12. Két làm mát dầu; 13. Van khống chế lưu lượng dầu qua két làm
mát; 14. Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 15. Nắp rót dầu; 16. Que thăm dầu

Do toàn bộ lượng dầu bôi trơn được chứa trong cacte của động cơ nên gọi là
hệ thống bôi trơn cácte ướt

* Nguyên lý làm việc

- Bơm dầu được dẫn động từ trục cam hoặc khuỷu. Dầu trong cacte 1 được hút
vào bơm qua phao hút dầu 2

+ Phao hút có lưỡi chắn lọc sơ bộ tạp chất kích thước lớn

- Sau khi qua bơm dầu có áp suất cao chia thành 2 nhánh:

Nhánh 1: đến két 12 để làm mát rồi về cacte

Nhánh 2: qua bầu lọc thô 5, đến đường dầu chính 8

+ Dầu tiếp tục theo đường nhánh 9 đi bôi trơn trục khuỷu, thanh truyền…

+ Theo đường 10 đi bôi trơn trục cam


- Từ đường dầu chính, khoảng 15 – 20% lưu lượng dầu đến bầu lọc tinh 11.
(tại đây các phần tử tạp chất nhỏ được giữ lại nên dầu rất sạch)

- Qua bầu lọc tinh dầu áp suất nhỏ chảy về cacte

- Van an toàn 4 có tác dụng trả dầu về trước bơm khi động cơ làm việc tốc độ
cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dầu bôi trơn

- Van số 6 mở khi bầu lọc thô bị tắc, dầu bôi trơn vẫn được đi lên vào ống dầu
chính 8

Khi nhiệt độ cao hơn 800 𝑐, van 13 đóng để dầu qua két làm mát về cacte

Nhược điểm: động cơ có cacte sâu, chiều cao động cơ tăng, tuổi thọ dầu thấp
(tiếp xúc trực tiếp khí cháy)

5.2.3.1. Hệ thống bôi trơn cacte khô

Hình 5.3. Hệ thống bôi trơn cacte khô

Phương pháp tra dầu tương tự với loại cacte ướt.

Điểm khác:

- Sử dụng 2 bơm dầu (2) chuyển dầu sau bôi trơn rơi xuống cacte qua két làm
mát 13 vào thùng chứa dầu bên ngoài động cơ

Ưu điểm: khắc phục nhược điểm loại cacte ướt, giảm chiều cao động cơ và
nâng cao tuổi thọ dầu
Nhược điểm: kết cấu phức tạp.

5.3. Kết cấu của các bộ phận chủ yếu của hệ thống bôi trơn

5.3.1. Thiết bị lọc dầu

Gồm 2 loại: Bầu lọc thô, bầu lọc tinh

a. Bầu lọc thô

Lắp trực tiếp trên đường dầu trước khi đi bôi trơn

Lõi là những tấm kim loại đặt cách nhau bằng những tấm đệm trung gian (dày
0,09 đến 0,1 mm) lắp trên một trục

Khi chảy qua khe, chất bẩn sẽ được làm sạch (làm sạch được cặn bẩn lớn hơn
0,03 mm)

b. Lọc tinh
Có thể lọc được tạp chất có đường kính nhỏ đến 0,1 µm

Do sức cản lớn nên phải lắp theo mạch rẽ và lượng dầu nhánh qua lọc không
quá 20% lượng dầu toàn mạch

Sau khi qua lọc tinh dầu sẽ về cacte

Ngoài ra chúng ta còn có các loại bình lọc có phần lõi được làm từ giấy thấp,
nỉ, …

1. vỏ bầu lọc nửa dưới; 2. Đường dẫn dầu về cacte; 3. Đường dẫn dầu vào
ruột lọc; 4. Van an toàn; 5. Đường dẫn dầu ra khỏi bình lọc; 6. Ổ chặn; 7.
Roto; 8. Vỏ bình lọc nửa trên; 9. Đai ốc hãm vít; 10. Trục rỗng; 11. Tia phun
Dầu do bơm đẩy vào đường 3 đưa vào trong roto. Trên thành roto bố trí 2 lỗ
phun 11 sao cho tia dầu phun ngược chiều nhau.

- Nhờ phản lực của các lỗ phun làm roto quay với tốc cao (5000 – 8000
vòng/phút)

- Các cặn bẩn dưới lực li tâm văng ra bám vào thành bên của roto

- Dầu sạch tập trung ở gần trục roto theo ống dẫn 10 và ống dẫn dầu 5 trở về
cacte động cơ.

Nhược điểm: khi động cơ làm tốc thấp khả năng lọc dầu giảm

5.3.2. Bơm dầu

1. Thân bơm; 2. Bánh răng bị động; 3. Rãnh giảm áp; 4. Bánh răng chủ
động; 5. Đường dầu ra; 6. Đường dầu vào; 7. Đệm làm kín; 8. Nắp van điều
chỉnh; 9. Tấm đệm điều chỉnh; 10. Lò xo; 11.Van bi

Nhiệm vụ: đảm bảo cung cấp dầu bôi trơn với áp suất nhất định cho hệ thống,
đảm bảo việc luân chuyển dầu đến các vị trí cần thiết

Bơm gồm thân bơm 1, bên trong chứa hai bánh răng chủ động 4 được dẫn động
từ trục khuỷu hoặc cam.
Khi hai bánh răng ăn khớp và quay, do chênh lệnh áp suất ở khoang hút dầu,
dầu được dồn vào khoang trống giữa các bánh răng và chuyển động cùng bánh
răng rồi vào khoang đẩy

Rãnh triệt áp 3 có tác dụng tránh hiện tượng trèn dầu giữa các răng ăn khớp

Khi áp suất dầu vượt qua giới hạn cho phép, dầu được đưa về trước đường vào
dầu nhờ cụm van an toàn

5.3.3. Thông gió hộp trục khuỷu

Hình a. Thông gió kín Hình b. Thông gió hở


1. Ống gió kín; 2. Ống gió vào; 3. 1. Bầu lọc gió; 2. Nắp xilanh; 3. Lọc
Ống gió ra; 4. Đường nạp; 5. Bầu lọc khí thông gió; 4. Ống gió vào; 5. Cửa
gió; 6. Dầu giữ bụi gió ra; 6. Ống ra; 7. Lọc ngăn dầu
Nhiệm vụ làm giảm độ mài mòn các bề mặt ma sát của động cơ và tăng thời
gian sử dụng dầu

(do khí cháy lọt xuống cácte tạo sủi bọt nhũ tương, axit làm mòn)

a. Thông gió động cơ 4 kỳ

Gồm 2 loại: thống gió kín, thông gió hở

𝑎1 . Thông gió kín

Dựa theo nguyên lý cân bằng áp suất để xả hơi dầu ra khỏi đáy cacte
Sử dụng một ống cao su nối thông phần không gian của nắp kín van với phần
trên bình lọc gió (độ chân không nhỏ)

Một ống cao su thông cacte với bình dưới bình lọc gió (độ chân không lớn)

- Khi động cơ làm việc hơi dầu ra khỏi cácte lại được đưa vào xilanh trong quá
trình nạp của động cơ

𝑎2 . Thông gió hở

Dùng lỗ hoặc ống nối thông cácte với khí trời

- Khi động cơ làm việc, hơi dầu ở cacte qua lỗ này được xả ra ngoài khí trời

- Lỗ thông hơi thường làm chung miệng rót dầu vào cacte hoặc riêng và có lưới
lọc ngăn bụi

𝑎3 . Thông gió động cơ 2 kỳ

Động cơ 2 kỳ có van xả, phương pháp thông khí như 4 kỳ

Động cơ 2 kỳ không có van xả, không có cacte nên không phải thông hơi dầu
bôi trơn
CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU

6.1. Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

6.1.1. Khái niệm chung

a. Nhiệm vụ

Chuẩn bị và cung cấp hỗn hợp nhiên liệu cho động cơ đảm bảo về số lượng và
thành phần phù hợp với các chế độ làm việc.

b. Yêu cầu

- Phải đảm bảo số lượng và hàm lượng hỗn hợp nhiên liệu nạp vào động cơ

Thành phần hỗ hợp nhiên liệu đặc trưng bằng hệ số thừa không khí α
𝐿𝑡𝑡
𝛼=
𝐿𝑙𝑡

- 𝐿𝑡𝑡 : lượng không khí thực tế hòa trộn 1 đơn vị xăng

- 𝐿𝑙𝑡 : lượng không khí lý thuyết hòa trộn 1 đơn vị xăng

+ 𝛼 = 1, tỷ lệ hỗ hợp lý tưởng

+ 𝛼 < 1, hỗn hợp giàu xăng

+ 𝛼 > 1, hỗn hợp nghèo xăng

Luôn đảm bảo cho các xilanh có lượng cung cấp nhiên liệu như nhau

6.1.2. Cấu tạo chung của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (Bộ chế
hòa khí)

a. Cấu tạo chung


1. Buồng phao; 2. Phao xăng; 3. Kim ba cạnh; 4. Lỗ thông hơi; 5. Giclo; 6.
Họng ống khuếch tán; 7. Vòi phun; 8. Bướm ga.

b. Nguyên lý

Quá trình nạp: Pitton hướng từ ĐCT xuống ĐCD tạo độ giảm áp họng khuếch
tán

Không khí được hút qua họng khuếch tán.

Tại vị trí nhỏ nhất tại họng khuếch tán luồng khí chạy qua tăng áp suất giảm,
xăng được hút vào qua cửa giclo.

Tại đó xăng và khí sạch sẽ hòa trộn tạo hạt tơi

Lượng nhiên liệu nạp vào xilanh phụ thuộc vào bướm ga.

Chú ý:

+ Nếu chế độ tải nhỏ (hỗn hợp nghèo): động cơ chết máy

+ Nếu chế độ tải lớn (hỗn hợp giàu): động cơ chết máy

c. Các bộ phận chủ yếu

- Bộ phận định lượng chính

- Bộ phận làm giàu khi khởi động

- Bộ phận chạy không tải


- Bộ phận tăng công suất

- Bơm tăng tốc

6.1.2.1. Bộ phận định lượng chính

Đảm bảo hỗn hợp cháy cho thời gian động cơ làm việc có tải

Loại 1: Điều chỉnh độ chân không ở gic lơ chính

1. Họng khuếch tán; 2. Giclo không khí; 3. Buồng phao; 4. ống không khí; 5.
Giclo chính; 6. Vòi phun.

Gồm ống dẫn khí 4 lối thông với vòi phun 6 trước gic lơ 5

Khi chưa làm việc:

- Xăng buồng 3 bằng với ống dẫn khí 4 và vòi phun 6.

Khi động cơ làm việc:

- Xăng hút qua vòi 6, xăng trong ống 4 giảm nhanh

- Khi ống 4 hết xăng, không khí bên ngoài qua gic lơ 2 trộn với xăng

+ Độ chân không sau gic lơ 5 giảm

+ Xăng qua gic lơ 5 giảm

Thành phần cung cấp cho động cơ nghèo.

Ưu điểm:
- Đơn giản, phun xăng tốt, làm việc ổn định

Loại 2: Định lượng chính với gic lơ phụ

1. Buồng phao; 2. Gic lơ chính; 3. Vòi phun chính; 4. Họng ống khuếch tán;
5. Vòi phun phụ; 6. Ống không khí; 7. Giclơ phụ

Gồm 2 phần: phần đơn giản và phần gic lơ phụ

- Phần phụ: ống dẫn khí 6, gic lơ 7, vòi phun phụ 5

Khi chưa làm việc:

- Mức xăng buồng phao 1, vòi phun chính 3, phun phụ 5, ống khí 6 bằng nhau

Khi làm việc:

- Hệ thống phụ sẽ hoạt động như chính

- Thành phần hỗn hợp nhiên liệu sẽ nghèo đi

Loại 3: điều chỉnh độ chân không ở họng khuếch tán

1. Lò xo lá; 2. ống khuếch tán; 3. Vòi phun; 4. Buồng phao; 5.Gic lơ.
Cấu tạo: gồm 4 tấm lò xo lá, 1 đầu gắn cố định vào ống nạp, 1 đầu tì sát vào
thành ống khuếch tán

Nguyên lý:

- Khi tải nhỏ:

+ Độ chân không ống khuếch tán nhỏ

+ Các tấm lò xo chưa mở

+ Hỗn hợp cháy tạo ra thành phần hơi giàu

- Khi tải lớn:

+ Độ chân không tăng

+ Các tấm lò xo tự mở ra

+ Không khí qua khe hở giữa lò xo và thành ống, giảm độ chân không

+ Hỗn hợp nhiên liệu lúc này nghèo do lượng xăng hút ra giảm

6.2.1.2. Bộ phận làm giàu khi khởi động

Lúc đầu do lượng nhiên liệu nghèo nên khó khởi động

Hệ thống khởi động có tác dụng đảm bảo lượng hỗn hợp cháy có thành phần
giàu động cơ dễ khởi động

1. Bướm ga; 2. Đường hỗn hợp không tải; 3. Hệ thống phun chính; 4. Van an
toàn; 5. Bướm không khí; 6. Liên kết bướm không khí với bướm ga.

Khi khởi động:


- Bướm không khí 5 đóng

- Độ chân không họng khuếch tán và sau bướm ga lớn

- Hệ thống định lượng 3 và không tải 2 cùng làm việc

- Nhiên liệu tạo ra giàu

Khi đã nổ:

- Do độ chân không lớn sau bướm không khí, van 4 mở

- Liên kết bướm ga và bướm không khí 6 làm bướm 5 mở cực đại giảm bớt tổn
thất khí cục bộ

6.2.1.3. Bộ phận cháy không tải

Tạo ra hỗn hợp giàu khi trục quay với tốc độ nhỏ

a. Bộ phận không tải điều khiển bằng dòng khí

1. Bướm gió; 2. Vòi phun; 3. Ống khuếch đại; 4. Vít điều chỉnh; 5. Lò xo; 6.
Bướm ga; 7. Lỗ; 8. Vít gió; 9. Lỗ hút không khí; 10. Nút bướm xăng; 11. Buồng
phao; 12. Gic lơ chính; 13. Ống dẫn.

Gồm ống dẫn 13 nối thông vòi phun 2 và vít gió 8 để điều chỉnh lượng không
khí qua lỗ 9 vào trộn với xăng ống 13

Khi động cơ làm việc:


- Bướm ga mở bé

- Độ chân không lớn

- Lượng xăng hút ra lớn, hỗn hợp giàu phun ra lỗ 7

Thành phần hỗn hợp được điều chỉnh bởi vít 8, bằng cách phối hợp với vít 4
và lò xo 5

b. Điều chỉnh bằng lượng hỗn hợp cháy

1. Gic lơ chính; 2. Gic lơ không tải; 3,5. ống dẫn; 4. Gic lơ không khí; 6,8.
Lỗ phun; 7. Vít điều chỉnh; 9. Vít điều chỉnh bướm ga; 10. Tay gạt.

Khi chạy không tải, bướm ga mở nhỏ

- Độ chân không sau bướm ga lớn, xăng qua gic lơ 1, gic lơ không tải 2, ống
3, gic lơ khí 4 tạo thành hỗn hợp cháy 5 qua ống 8 vào sau bướm ga.

Khi tăng tốc

- Bướm ga mở to, độ chân không không giảm ở lỗ phun 8 vàv lỗ 6 nằm trong
vùng chân không lớn nên hỗn hợp qua ống dẫn 5 phun ra từ cả lỗ 6 và 8

Ưu điểm:

- Chuyển từ chế độ không tải sang có tải nhanh

6.2.1.4. Bộ phận tăng công suất


Bộ phận tăng công suất, làm giàu hỗn hợp cháy ở chế độ toàn tải (bướm ga mở
hoàn toàn)

a. Bộ phận tăng công suất dẫn động bằng cơ khí

1. Buồng phao; 2. Pitton có vòng khít; 3. Thanh đẩy; 4. Tay đòn; 5. Bướm ga;
6,7. Vòi phun phụ, chính; 8,11. Gic lơ phụ chính; 9. Lò xo; 10. Van 1 chiều.

Gồm: Tay đòn 4, thanh đẩy 3 gắn vào pitton 2, van 1 chiều 10, vòi phun phụ 6

Khi động cơ làm việc với công suất lớn nhất:

- Bướm ga mở hết

- Tay đòn 4 quay xuống đẩy pitton 2 từ trên đi xuống

- Van 10 mở nén lò xo 9

- Xăng bị dồn qua gic lơ 8 phun qua vòi 6, phun cung vòi 7 làm nhiên liệu giàu
hơn

b. Bộ phận tăng công suất dẫn động bằng chân không.


1. Vòi phun phụ; 2. Bướm ga; 3. Ống dẫn; 4. Pitton; 5. Thanh đẩy; 6,11. Lò
xo; 7. Van 1 chiều; 8. Buồng phao; 9,10,12. Giclơ; 13. Lỗ; 14. Xilanh.

Gồm: Pitton 4 lắp trong xilanh, thanh đẩy 5 cố định với pitton lắp lò xo 6, van
1 chiều 7, lò xo 11, gic lơ 10, vòi phun phụ 1, gic lơ 12, xilanh 14 thông ống nạp
sau bướm ga bằng ống 3 và thông bên ngoài bằng lỗ 13

Khi động cơ làm việc công suất lớn nhất:

- Bươm ga mở hoàn toàn, độ chân không sau bướm ga và trên 4 giảm

- Dưới tác dụng lực căng lò xo 6, đẩy pitton 4 đi xuống, van 7 mở

- Xăng bị dồn qua 7, gic lơ 12 đến vòi phun 1 phun vào động cơ

Khi động cơ làm việc công suất thấp

- Độ chân không trên pitton tăng hút pitton thắng lực lò xo đi lên, van 7 đóng,
bộ phận tăng công suất dùng hoạt động

6.1.3. Bơm xăng


Hình : Bơm màng xăng

Có hai loại:

- Loại có đường hồi

- Loại không có đường hồi

Khi cam tác dụng vào cánh tay đòn, màng bơm chuyển động làm thay đổi thẻ
tích buồng phía trên và dưới

- Khi màng đi xuống: van nạp mở, xả đóng, nhiên liệu được nạp vào bơm

- Khi màng đi lên: van xả mở, nạp đóng. Nhiên liệu cung cấp cho chế hòa khí

6.1.4. Bình chứa nhiên liệu.

Hình : Bình chứa nhiên liệu

Được làm từ tấm thép mỏng đặt sau xe

Bên trong:

- Có lớp chống rỉ.

- Có các tấm ngăn để tránh thay đổi mức nhiên liệu khi chuyển động.

- Miệng ống dẫn xăng được đặt cao hơn đáy 2-3 cm.

- Có lọc thô và cảm biến mức nhiên liệu.

6.1.4. Phun xăng điện tử

6.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel


6.2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

a. Nhiệm vụ

- Chứa nhiên liệu dự trữ, đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục.

- Lọc sạch các tạp chất cơ học trong nhiên liệu.

- Cung cấp lượng nhiên liệu cần thiết.

- Cung cấp lượng nhiên liệu đồng đều.

- Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm.

- Phun tơi và phân bố đều hơi nhiên liệu.

b. Phân loại

Theo nguyên lý làm việc gồm 2 loại:

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu phân chia: Bơm và phun riêng rẽ.

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu không phân chia: Bơm và phun chung khối.

c. Yêu cầu

- Bền và có độ tin cậy cao.

- Dễ chế tạo, giá thành chế tạo rẻ.

- Dễ dàng và thuận tiện tháo lắp, bảo dưỡng.

6.2.2. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc

6.2.2.1. Loại phân chia

a. Cấu tạo
1. Đường dẫn nhiên liệu hồi; 2. Bơm cao áp; 3. Đường ống cao áp; 4. Vòi
phun; 5. Xilanh động cơ; 6. Miệng hút nhiên liệu; 7. Thùng chứa nhiên liệu; 8.
Đường ống thấp áp; 9. Bình lọc tinh; 10. Bơm chuyển nhiên liệu; 11. Bình lọc
thô.

b. Nguyên lý

- Bơm chuyển nhiên liệu 10 hút nhiên liệu từ thùng 7 qua lọc thô 11, bình lọc
tinh 9

+ Lọc thô và tinh làm sạch chất bẩn trong nhiên liệu

- Nhiên liệu tiếp đến bơm cao áp 2

- Nhiên liệu qua bơm có áp cao qua 3 đến vòi phun 4 cấp cho xilanh động cơ

- Nhiên liệu thừa qua ống 1 hồi về thùng chứa, 1 phần về lọc tinh

6.2.2.2. Loại không phân chia

a. Cấu tạo
1. Thùng chứa nhiên liệu; 2,4. Bình lọc; 3. Bơm chuyển nhiên liệu; 5. Ống
dẫn; 6. Bơm vòi phun; 7. Đường hồi.

b. Nguyên lý

- Bơm 3 hút dầu từ thùng 1 qua bình lọc 2 và tiếp tục qua bình lọc 4

- Dầu sạch áp thấp được chuyển tới cấu cấu bơm vòi phun 6 và cung cấp cho
động cơ

- Dầu thừa qua ống 7 về thùng chứa

6.2.3. Bơm cao áp

Gồm 2 loại: Bơm đơn và bơm phân phối

6.2.3.1. Bơm đơn

a. Cấu tạo
1. Trục cam; 2. Rãnh vát; 3. Thân bơm cao áp; 4. Khoang chữa dầu thông
với cứa xả; 5. Cửa xả; 6. Lò xo van cao áp; 7. Đai ốc nối; 8. Van cao áp; 9. Đế
van cao áp; 10. Của nạp; 11. Khoang chứa dầu thông với cửa nạp; 12. Chốt
định vị xilanh bơm; 13. Pitton bơm cao áp; 14. Xilanh bơm; 15. Lò xo; 16. Đĩa
lò xo; 17. Bulong điều chỉnh; 18. Đai ốc hãm; 19. Con đội; 20. Con lăn.

b. Nguyên lý

Khi động cơ làm việc:

- Vấu cam 1 tác dụng vào con đội 19 đẩy pitton 13 đi lên, lò xo 15 bị nén

- Khi vấu cam không tác dụng vào con đội, lò xo 15 dãn đẩy pitton 13 đi
xuống

Trên thân bơm 14 có cửa nạp 10 và xả 5

Quá trình nạp:

- Pitton đi xuống mở cửa nạp 10, dầu đi vào

- Khi pitton đi lên: đóng cửa xả 5 sau đó đóng cửa nạp 10 dầu bị nén dần
thắng lực lò xo 6 của van cao áp
+ Lúc này dầu phun ra với lực áp suất lớn

- Pitton tiếp tục đi lên, khi vát 2 đến cửa xả làm thông lỗ

+ Nhiên liệu thoát ra rãnh 4, áp suất khoang trên pitton giảm mạnh, lò xo 6
dãn ra đóng cửa phun kết thúc hành trình phun

6.2.3.2. Bơm phân phối

a. Cấu tạo

1. Trục dẫn động bơm; 2. Con lăn; 3. Đĩa cam; 4. Lò xo; 5. Pitton; 6. Quả tạ; 7.
Cửa thoát; 8. Nhánh phân phối; 9. Van cao áp; 10. Đường cao áp đến các vòi
phun; 11. Đường nhiên liệu hồi; 12. Cửa nạp; 13. Xilanh; 14. Cần điều khiển;
15. Lỗ thoát kết thúc phun; 16. Đường nhiên liệu vào hệ thống.

b. Nguyên lý

- Pitton 5 đi lên dần đóng cửa nạp (nhiên liệu chứa đầy trong xilanh).

+ Đóng hết của nạp dầu trong xilanh bị nén ép, áp suất dầu cao

- Pitton vừa đi lên vừa quay làm cửa thoát 7 trùng một nhánh phân phối 8

+ Dầu áp lực cao thắng lực căng lò xo 9, dầu thoát ra đường 10 đến vòi phun
cấp nhiên liệu

- Khi quả ga 6 mở lỗ thoát 15, áp suất pitton giảm đột ngột, van 9 đóng do lực
căng lò xo
- pitton tiếp tục đi lên, nhiên liệu còn lại qua đường 11 hồi dầu

6.2.4. Cấu tạo vòi phun

6.2.4.1. Vòi phun hở

a. Cấu tạo

1. Thân vòi phun; 2. Êcu tròng; 3. Đầu vòi phun.

- Một miệng phun có thể có một hay một vài lỗ phun

- Đường kính lỗ phun rất nhỏ (0,3 – 1,2 mm)

b. Ưu, nhược điểm

* Ưu điểm

- Đơn giản, dễ chế tạo, giá thành thấp

* Nhược điểm

- Khó phun tơi

- Dễ kẹt lỗ phun

- Qúa trình cấp nhiên liệu khó đôi khi khó khăn

6.2.4.2. Vòi phun kín


a. Cấu tạo

1. Đầu vòi phun; 2. Kim phun; 3. Êcu tròng; 4. Chốt đẩy; 5. Thân; 6. Lò xo;
7. Vít điều chỉnh; 8. Đai ốc đậy; 9. Đầu nối nhiên liệu cao áp; 10. Khoang chứa
nhiên liệu đầu vòi phun.

b. Nguyên lý

- Nhiên liệu cao áp đến khoang 10, qua đường 9

- Áp suất dầu tác dụng lên kim phun 2, thắng lực nén lò xo 6

+ Kim phun được nâng lên mở vòi phun

- Sau khi phun, áp suất nhiên liệu khoang 10 giảm, lò xo 6 giãn ra, kim phun
đi xuống đóng cơ cấu

6.3. Hệ thống điều chỉnh tự động tốc độ động cơ

6.3.1. Nhiệm vụ, phân loại

a. Nhiệm vụ.
- Nếu tốc độ động cơ tăng bộ điều tốc sẽ cắt bớt nhiên liệu

- Nếu tốc độ động cơ giảm thì bộ điều tốc cấp thêm nhiên liệu

Giúp động cơ làm việc ổn định.

b. Phân loại.

Gồm 3 loại:

- Bộ điều tốc cơ khí

- Bộ điều tốc chân không

- Bộ điều tốc thủy lực

6.3.1. Bộ điều tốc cơ khí.

6.3.1.1. Cấu tạo

Hình 6. . Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ điều tốc cơ khí.

1- Vị trí tắt máy; 2- Chế độ cầm chừng; 3- Chế độ đầy tải.

1. Bộ phận động lực

Là trục bộ điều tốc được lắp với trục bơm cao áp. Cốt bơm truyền momen trực
tiếp qua các quả văng, hai quả văng dạng ra do tác động lực ly tâm.

2. Cần liên lạc

Là tay đòn dẫn động, thanh kéo, trục tay tròn… liên lạc với bộ phận động lực.
3. Thanh răng điều khiển.

Điều khiển lượng nhiên liệu đến kim phun.

4. Các lò xo tốc độ.

Đặt ở vị trí chống lực li tâm của hai quả tạ và đẩy thanh răng về chiều tăng
nhiên liệu khi động cơ chưa làm việc

6.3.1.2. Nguyên lý làm việc.

Khi động cơ khởi động:

1. Kéo ga chiều tăng nhiên liệu. qua lò xo tốc độ, tay đòn.

- Cần liên hệ kéo thanh răng làm xoay vành răng, động cơ khởi động

- Khi động cơ đã khởi động:

+ Cốt bơm quay, lực ly tâm của hai quả tạ bung ra, đẩy khâu trượt tì lên tay
đòn, điều khiển thanh răng về chiều giảm nhiên liệu, tốc độ giảm

+ Khi lực ly tâm cân bằng, ống không trượt nữa.

Khi động cơ làm việc ổn định:

Th1: khi xe lên dốc:

- Do tăng tải, tốc độ động cơ giảm.

+ Lực ly tâm hai quả tạ giảm, xếp lại

+ Lò xo thắng lực li tâm đẩy khâu trượt ra.

+ Qua thanh đòn, cần điều khiển kéo thanh răng về chiều tăng nhiên liệu.

Th2: khi xe xuống dốc:

- Tốc độ tăng.

+ Lực ly tâm tăng, hai quả tạ thắng lực căng lò xo giang ra

+ Qua cơ cấu trung gian, kéo thanh răng về chiều giảm dầu.
CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG ĐIỆN

7.1. Nhiệm vụ, cấu tạo chung của hệ thống điện.

7.1.1. Nhiệm vụ

Bao gồm nhiều hệ thống khác nhau, có nhiệm vụ chức năng khác nhau.

- Hệ thống cung cấp điện.

- Hệ thống đánh lửa.

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.

- Hệ thống thông tin.

- Hệ thống các thiết bị phụ.

7.1.2. Cấu tạo chung hệ thống điện.

Gồm hai loại: mạch điện kép, mạch điện đơn

7.1.2.1. Mạch điện đơn.

Gồm:

- 1 dây dẫn từ nguồn đến tải,

- Từ tải về thông qua dây mát

7.1.2.1.Mạch điện kép

Sử sụng trên ô tô máy kéo khung gỗ, hiện nay ít dùng.

7.2. Mạch nguồn, (hệ thống cung cấp điện)

7.2.1. Nhiệm vụ và sơ đồ chung.

7.2.1.1. Sơ đồ cấu tạo.


Hình 7.1. Sơ đồ hệ thống nguồn trên ô tô

7.2.1.2. Nguyên lý.

Chế độ thứ nhất:

Khi động cơ không hoạt động, hoặc ở chế độ nhỏ:

- Máy phát không có điện áp, hoặc rất thấp (thấp hơn acqui)

- Ắc qui cung cấp điện cho phụ tải.

- Khóa 4 mở ngăn không cho điện ắc qui sang máy phát.

Chế độ 2:

Khi động cơ hoạt động chế độ trung bình cao.

- Máy phát tạo dòng điện cao hơn ắc qui.

- Khóa 4 đóng. Máy phát nạp cho ắc qui và cấp điện cho phụ tải.

7.2.2. Ắc qui.

7.2.2.1. Cấu tạo.


1. Tấm lưới; 2. Tấm ngăn; 3. Bản cực dương; 4. Bản cực âm; 5. Nhóm cực
dương; 6. Đầu nối; 7. Nhóm cực âm; 8. Nhóm cực âm dương nắp xen kẽ nhau;
9. Đầu cực dương; 10. Vỏ; 11. Nắp; 12. Lỗ rót dung dịch; 13. Đầu cực âm.

7.2.2.2. Nguyên lý.

a. Quá trình nạp.

Hai bản cực âm dương có 𝑃𝑏𝑆𝑂4 bám vào

Trong dung dịch có nước trung gian.

Khi nạp: đấu bản cực ắc quy cùng chiều máy phát.

Phản ứng lúc này tại hai cực:

- Cực âm: 𝑃𝑏𝑆𝑂4 + 𝐻2 = 𝑃𝑏 + 𝐻2 𝑆𝑂4

- Cực dương: 𝑃𝑏𝑆𝑂4 + 𝑆𝑂2 + 2𝐻2 𝑂 = 𝑃𝑏𝑂2 + 2𝐻2𝑆𝑂4

+ 𝐻 ++ về cực âm.

+ 𝑆𝑂4−− về cực dương.

b. Quá trình phóng điện.

Nối hai cực ắc qui với thiết bị điện.

Dòng điện phóng có chiều ngược nạp với công thức.

- Cực âm: 𝑃𝑏 + 𝑆𝑂4 = 𝑃𝑏𝑆𝑂4


- Cực dương: 𝑃𝑏𝑂2 + 𝐻2 + 𝐻2𝑆𝑂4 = 𝑃𝑏𝑆𝑂4 + 2𝐻2𝑂.

7.2.3. Máy phát điện 1 chiều và bộ điều chỉnh.

7.2.3.1. Máy phát 1 chiều

a. Cấu tạo.

1. Stato; 2. Mã nam châm; 3. Cuộn dây kích thích; 4. Cổ góp điện; 5. Chổi
than; 6. Roto; 7,8. Vít tải; 9. Giá đỡ chổi than; 10. Lò xo; 11,12. Nắp sau và
trước; 13. Bánh đai dẫn động.

b. Nguyên lý.

Roto quay, các quận dây có đường sức từ cắt qua nam châm.

Trong các cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng từ chổi than dương qua vít
tải đến cuộn phụ tải sau đó qua mát rồi trở về chổi than âm máy phát.

Cổ góp điện có tác dụng chỉnh lưu hay điều chỉnh dòng điện xoay chiều hình
sin trong cuộn dây thành dòng 1 chiều.

7.2.3.2. Bộ điều chỉnh máy phát một chiều

a. Bộ hạn chế điện áp.

Nhiệm vụ:

- Giữ điện áp máy phát điện ổn định khi vòng quay động cơ không đổi

Cấu tạo:
Hình 7.4. bộ điều chỉnh điện áp.

1. Gông từ; 2. Lõi thép; 3. Tay đòn; 4. Lò xo; 5. Máy phát điện.

Tiếp điểm K nối cuộn dây kích thích 𝑅𝑘 của máy phát.

Nguyên lý:

Th1: khi số vòng quay máy phát nhỏ hơn định mức.

- K đóng nhờ lò xo 4.

- Dòng điện chạy từ cực dương qua gông 1, qua K, qua 𝑅𝑘 rồi về cực âm máy
phát

Th2: Khi số vòng quay máy phát tăng hơn định mức.

- Dòng điện qua O tăng

- Lõi thép có từ trường mạnh thắng lực lò xo

- Tay đòn 3 bị hút, K mở

- Dòng điện từ cực dương máy phát qua 𝑅𝑝 và 𝑅𝑘 về cực âm máy phát

Chú ý:

Khi qua 𝑅𝑝 điện áp giảm xuống dẫn tới điện máy áp giảm.

Khi điện áp giảm quá định mức. lực hút lõi giảm, K đóng do lò xo co lại xong
1 hành trình.
b. Bộ điều chỉnh dòng điện.

Nhiệm vụ:

- Giữ máy phát không bị quá tải.

Cấu tạo:

Hình 7.5. bộ điều chỉnh dòng điện.

1. Gông từ; 2. Lõi thép; 3. Tay đòn; 4. Lò xo; 5. Máy phát điện.

Nguyên lý:

- Tương tự trên.

- Khác: cuộn dây O đướng đấu nối tiếp vào 5.

+ Lúc này dòng điện từ hóa lõi thép phụ thuộc dòng mạch ngoài hay dòng phụ
tải.

Th1: Khi động cơ làm việc K đóng.

- Dòng dương qua tiếp điểm K, 𝑅𝑘 , rồi về cực âm máy phát.

- Khi dòng tăng qua định mức, lực hút tay đòn 3 do lõi 2 từ hóa thắng lực lò xo
K mở.

+ Dòng kích thích qua 𝑅𝑝 giảm nên dòng phụ tải giảm
+ Giảm quá định mức, K đóng lo lò xo, do đó máy không qua tải.

c. Bộ ngăn dòng điện ngược.

Nhiệm vụ:

Giúp nối mạch điện khi điện máy phát lớn hơn ắc quy, và ngắt khi điện máy
phát nhỏ hơn ắc quy.

Cấu tạo:

Hình 7.6. bộ ngăn dòng điện ngược.

1. Gông từ; 2. Lõi thép; 3. Tay đòn; 4. Lò xo; 5. Máy phát; 6. ắc quy.

Gồm 2 cuộn P và O quấn quang lõi 2, tiếp điểm K luôn mở tác dụng lò xo 4.

Nguyên lý:

TH1: Máy phát chưa hoạt động hoặc số vòng nhỏ.

- K mở, ắc qui 6 cấp điện cho phụ tải

TH2: Máy phát quay qua định mức.

- Điện áp máy phát lớn, lực từ lõi thép 2 hút tay đòn, K đóng

+ Nạp điện cho ắc quy và phụ tải

TH3: máy lại quay nhỏ.

- Điện từ ắc quy qua cuộn O về máy phát


+ Do ngược dòng nên đường sức từ đảo chiều, lò xo co lại làm K mở

+ Ngắt dòng từ ắc quy về máy phát.

7.2.4. Máy phát xoay chiều và bộ điều chỉnh.

7.2.4.1. Máy phát xoay chiều

a. Cấu tạo

1. Roto; 2. Stato; 3. Cuộn dây; 4. Lõi thép; 5. Cực trung tính; 6. Phụ tải; 7.
Công tắc; 8. Trục của roto; 9,10. Nắp; 11. Vít; 12. Đai ốc.

Roto là một nam châm quay

Stato là 6 quận dây, các cuộn này đấu nối tiếp tạo 3 pha

- 3 cuộn dây tạo cực trun ng tính

- 3 cuộn dây cực (dây nóng)

Mỗi 1 cực với 1 trung tính tạo 1 pha.

b. Nguyên lý

khi roto quay nam châm quay, trong lõi thép có từ thông thay đổi và ở các
quận dây xuất hiện suất điện động xoay chiều.

- Qua bộ chỉnh lưu, cung cấp điện cho phụ tải.

7.2.4.2. Bộ điều chỉnh máy phát điện xoay chiều.

Gồm 3 loại:

- Loại điều kiện từ


- Loại bán dẫn

- Loại bán dẫn vi mạch

Ngày nay chỉ còn sử dụng loại bán dẫn vi mạch với ưu điểm

- Nhỏ gọn

- Nắp trực tiếp bên trong máy phát

- Chịu được rung động, nhiệt, chống ẩm, bụi…. Tốt hơn

Nhiệm vụ:

Hạn chế điện áp máy phát

a. Bộ điều chỉnh bán dẫn kiểu vi mạch.

* Sơ đồ

Hình 7.8. Sơ đồ nguyên lý bộ điều chỉnh bán dẫn kiểu vi mạch.

Transito T2 và T3 lắp theo sơ đồ Daclington để tăng độ khuếch đại.

Mạch R4-C1 để chuyển nhanh trạng thái mở khóa T1.

Tụ C2 khử thành phần nhiễu xoay chiều.

Điot D3 bảo vệ áp ngược T2,T3.

b. Bộ bảo vệ
* Cấu tạo.

Hình 7.9. Bộ bảo vệ.

Gồm:

- 1 RơLe điện tử có tiếp điểm ngắt mạch K

- Trên lõi thép có 3 cuộn dây

+ Cuộn dây chính 𝑅𝑐

+ Cuộn dây phụ 𝑅𝑝

+ Cuộn dây giữ 𝑅𝑔

7.3. Hệ thống đánh lửa dùng nguồn điện một chiều kiểu đenco thông thường

7.3.1. Cấu tạo.


Hình 7.10. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa 1 chiều.

1. Nguồn 1 chiều; 2. Máy phát; 3. Bộ điều chỉnh điện; 4. Khóa điện; 5. Điện
trở phụ; 6. Khóa hỗ trợ khởi động; 7. Biến áp đánh lửa; 8. Bộ tạo xung; 9. Tụ
điện; 10. Bộ chia điện; 11. Dây cao áp; 12. Bugi.

- Nguồn điện 1 chiều.

- Biến áp đánh lửa (Bô bin)

- Bộ ngắt nối mạch sơ cấp

- Bộ chia điện và bugi

Nguồn điện 1 chiều cung cấp cho hệ thống khởi động là ắc quy và máy phát 1
chiều, máy xoay chiều phải có chỉnh lưu

Chúng đc mắc song song với nhau.

7.3.2. Nguyên lý

Khi khóa 4 đóng.

- Dòng 1 chiều từ nguồn qua 5, qua sơ cấp W1 rồi đến bộ tạo xung 8.

+ Bộ tạo xung là 1 công tác và việc đóng mở do 1 trục cam hoặc khuỷu điều
khiển.

Th1: khi 8 đóng:

- Mạch sơ cấp khép kín, tạo từ trường qua cuộn thứ cấp,
+ Nhưng do dòng 1 chiều nên từ trường không đổi.

+ Cuộn thứ cấp không xuất hiện suất điện động cảm ứng

Th2: khi 8 mở:

- Dòng sơ cấp bị ngắt đột ngột.

+ Gây biến thiên đột ngột từ trường

- Cuộn dây thứ cấp W2 xuất hiện suất điện động cảm ứng E2 khoảng 15.000
đến 21.000 v

- E2 dẫn đến 10, nhờ con quay phân phối và dây cao áp 11 đến bugi 12 sinh tia
lửa điện.

Chú ý:

Khi mạch ngắt xuất hiện dòng tự cảm, làm giảm điện áp thứ cấp , cháy rỗ mã
vít 8. Nên khi thiết kế sẽ nắp thêm 1 tụ điện 9

- Tụ 9 có điện dung 0,15 – 0,25 (µF)

- Dòng tự cảm sinh ra sẽ nạp cho tụ 9.

Khi khởi động bằng ắc quy. Điện áp ắc quy sụt lớn.

- Dòng E2 tạo ra nhỏ, chất lượng đánh lửa kém.

Cách khắc phục:

- Thiết kế khóa 6.

+ Khi khởi động, khóa 6 đóng dòng điện đi tắt qua 5

+ Sau khởi động khóa 6 mở

7.4. Hệ thống đánh lửa ma nhê tô.

7.4.1. Cấu tạo chung.


Hình 7.11. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa dùng máy phát xoay chiều.

1. Nam châm vĩnh cửu; 2. Lõi thép; 3. ống tăng thế; 4. Bộ tạo xung; 5. Công
tắc tắt máy; 6. Điện cực bảo vệ; 7. Bộ chia điện; 8. Dây dẫn cao áp; 9. Bugi;
10. Bánh răng truyền động.

Nguồn điện là máy phát điện xoay chiều.

Tụ điện C mắc song song với công tác ngắt nối bộ tạo xung 4.

Trục cam 4, nam châm vĩnh cửu 1, bánh răng 10 của bộ chia điện 7 liên kết
dẫn động cơ học với nhau.

Cuộn sơ cấp 1 đầu nối lõi thép, 1 đầu nối bộ tạo xung 4

Cuốn thứ cấp 1 đầu nối với sơ cấp, 1 dầu nối với 7.

7.4.2. Nguyên lý.

* Động cơ khởi động.

- Nam châm vĩnh cửa quay tạo ra:

- Suất điện động E1 khoảng 20 đến 30 v

- Suất điện động E2 khoảng 1.000 đến 1.500 v

E2 không đủ tạo tia lửa điện.

Để tạo ra E2 lớn:
- Tại thời điểm E1 max, cho ngắt bộ tạo xung 1.

- Mạch W1 đột ngột về 0 sinh ra:

+ Suất điện động cảm ứng trong E2 lớn 20.000 đến 30.000 v đi đến bộ chia
điện tương tự loại 1

+ dòng tự cảm cuộn sơ cấp 200-300v được nạp cho tụ c

* Muốn dừng động cơ:

Đóng khóa 5, mạch sơ cấp luôn kín.

- Cặp tiếp điểm không có tác dụng ngắt nối, không có tia lửa điện bugi, động
cơ dừng làm việc.

- Điện cực bảo vệ 6 để bảo vệ W2 bị đánh thủng vì điện áp cao.

7.4. Một số trang bị điện khác.

7.4.1. Ống tăng thế.

Hình 7.12. Ống tăng thế.

1, 3, 7, 11. Vít; 2. Điện trở phụ; 4. Lõi thép; 5. Cuộn dây sơ cấp; 6. Vỏ; 8.
Tiếp điểm; 9. Nắp cách điện; 10. Cuộn dây thứ cấp; 12. Nắp.
Nhiêm vụ: tăng điện áp cho hệ thống.

- Cuộn thứ cấp khoảng 16.000 – 20.000 vòng, tiết diện 0,07- 0,1 mm.

- Cuộn sơ cấp khoảng: 200 – 300 vòng, tiết diện 0,7 – 0,8 mm.

7.4.2. Cụm đen cô.

7.4.2.1. Bộ ngắt nối.

Hình 7.13. Bộ ngắt nối.

1. Tay đòn; 2. Vít bạch kim; 3. Bánh cam; 4. Mấu cách điện; 5. Lò xo lá; 6.
Đầu dây sơ cấp

7.4.2.2. Bộ chia điện.

Hình 7.14. Bộ chia điện.

1. Nắp cố định; 2. Điện cực quay; 3. Điện cực cố định.

7.4.2.3. Bugi.
Hình 7.15. Bugi.

a. Phân loại.

- Bugi nóng: Phần dưới cách sứ điện dài, khe hở khoảng trống giữa sứ cách
điện và thân bugi lớn.

+ Phần trên ngắn

+ Khả năng dẫn điện kém

- Bugi lạnh: Phần dưới sứ cách điện ngắn, khe hở giữa sứ cách điện và thân
bugi nhỏ.

+ Phần trên dài

+ Khả năng dẫn điện lớn.


CHƯƠNG 8: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG.

8.1. Nhiệm vụ và phân loại.

8.1.1. Nhiệm vụ

Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng nhất định

* Công cần quay trục khuỷu.


𝑀.𝑛
N= mã lực.
716,2

- M: mômen cần quay trục khuỷu

- n: Số vòng quay tối thiếu trục khuỷu trong 1ph để khởi động đ/c

* Mômen cần quay trục.

M = 𝑀𝑚𝑠 + 𝑀𝑞𝑡 + 𝐾𝑘

- 𝑀𝑚𝑠 : mômen cản do ma sát

- 𝑀𝑞𝑡 : mômen quán tính khối lượng chuyển động

- 𝐾𝑘 : tỷ số Boonchinski

Thường để khởi động với:

- Đ/c xăng: 50-60 vg/ph

- Đ/c diesel: 150 – 200 vg/ph.

8.1.2. Phân loại.

- Khởi động bằng động cơ điện.

- Khởi động bằng động cơ phụ

- Khởi động bằng không khí nén

- Khởi động bằng sức người.

8.2. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

8.2.1. Cấu tạo

Hình 8.1. trang 171.


1. Bánh đà; 2. Stato; 3. Roto; 4. Vỏ động cơ điện; 5. Cổ góp; 6. Đường dẫn đến
mạch sơ cấp hệ thống đánh lửa; 7. Điện trở mạch sơ cấp; 8. ắc quy; 9. Khóa
khởi động; 10. Rơ le điện; 11. Cần dẫn động; 12. Bánh răng khởi động; 13.
Trục động cơ điện; 14. Bi; 15. Lò xo; 16. Bánh trượt.

8.2.2. Nguyên lý

a. Khi khởi động.

- Khóa 9 đóng, rơ le 10 bị hút sang trái đóng khóa K và K’.

- Khóa K đóng ngắt mạch sơ cấp hỗ trợ cho khởi động

- Khóa K’ đóng mạch stato 2 có điện, làm Roto quay

+ Lúc này qua rơ lơ 10, dẫn động 11 đẩy bánh răng 12 ăn khớp bánh đà

+ Bánh trượt 16 đẩy bi 14 về khe hẹp tạo thành nêm truyền mômen làm
quay trục khuỷu

b. Khi đã nổ

Khi tốc độ vành răng bánh đà lớn hơn tốc độ trục động cơ khởi động:

+ Các viên bi 14 di chuyển đến chỗ rộng, giải phóng liên kết 12 và bánh
trượt 16

Sau khi khởi động khóa 9 mở:

+ Khóa K và K’ cũng mở

+ Động cơ điện dừng khởi động

8.3. Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ.

8.3.1. Cấu tạo

Hình 8.2. trang 172

1. Cơ cấu khởi động động cơ phụ; 2. Động cơ chính; 3. Động cơ xăng phụ; 4.
Hộp bánh đà; 5. Ly hợp.

8.3.2. Nguyên lý.


Để khởi động đ/c chính cần khởi động động cơ xăng phụ 3 nhờ cơ cấu
khởi động 1.

Cơ cấu khởi động phụ có thể dùng bằng tay hoặc điện

Khi động cơ phụ ổn định điều khiển ly hợp 5 để đóng ngắt truyền momen
sang động cơ chính.

8.4. Khởi động bằng không khí nén.

8.4.1. Cấu tạo.

Hình 8.3. trang 173

1. Máy nén khí; 2. Bình chứa khí nén; 3. Van khởi động; 4. Van phân phối; 5.
Động cơ; 6. Van 1 chiều; 7. Đường dẫn khí nén.

8.4.2. Nguyên lý.

Nguyên tắc:

- Đưa dòng khí nén vào xilanh tại thời điểm tương ứng hành trình giãn nở
của động cơ làm quay trục khuỷu.

+ Khí nén được cấp máy nén khí 1

+ Chứa khí trong bình 2 với áp suất khoảng 2-3 MN/𝑚2

Khi khởi động van 3 mở, khí dẫn đến van phân phối 4

+ Van 4 được điều khiển bởi cam hoặc trục khuỷu rồi phân phối cho các
xilanh

Chú ý: Ngoài ra ta còn phương pháp khởi động bằng sức người.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like