You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------

BÁO CÁO

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

GVHD : Bùi Văn Tâm


MÔN HỌC : ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
NHÓM : 10
THÀNH VIÊN : Lê Trung Hiếu
: Nguyễn Huy Hoàng
: Nguyễn trần tiến phát
: Lê Hoàng Mạnh Tiến

Lớp : 21DOTA5

TP. HCM, tháng ...../201…


BÀI 1
Động cơ đốt ngoài:
Động cơ đốt ngoài là động cơ nhiệt trong đó chất lỏng làm việc, chứa
bên trong, được đốt nóng bằng cách đốt từ nguồn bên ngoài, thông
qua thành động cơ hoặc bộ trao đổi nhiệt. Chất lỏng sau đó, thông qua
giãn nở và tác động lên cơ chế của động cơ, sẽ tạo ra chuyển động
và công, mà con người có thể sử dụng.[1] Chất lỏng sau đó được làm
mát, nén và tái sử dụng (chu trình kín) hoặc thải ra ngoài (chu trình
mở). Trong các loại động cơ này, quá trình đốt cháy chủ yếu được sử
dụng làm nguồn nhiệt và động cơ có thể hoạt động tốt như nhau với
các loại nguồn nhiệt khác.
Động cơ đốt ngoài gồm: Máy hơi nước. Tuabin hơi nước
Động cơ đốt trong;
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong quá trình đốt cháy
nhiên liệu, động có sẽ tạo ra nhiệt và sinh ra công cơ học. Các loại
động cơ đốt trong sẽ sử dụng dòng chảy để tạo ra công ra ngay trong
buồng công tác (xilanh) của động cơ. 

Bên cạnh đó, sự giãn nở của khí ở nhiệt độ cao và áp suất cao trong
quá trình đốt cháy sẽ tác dụng lực trực tiếp lên một số thành phần của
động cơ như piston, cánh tuabin, cánh quạt hoặc vòi phun. Chính lực
này giúp di chuyển vật thể trên một quãng đường nhất định, biến năng
lượng hóa học thành công hữu ích.
Động cơ xăng

Động cơ diesel

Động cơ khí
Động cơ piston
động cơ wankel
Động cơ đốt trong Động cơ phản lực
Tuốc bin khí
Động cơ piston tự do
Động cơ đốt trong Động cơ đốt ngoài
Có hiệu suất cao Có hiệu suất thấp
- Ne cao = 30/45%, - Ne thấp ≤ 15% đối với máy
- t max =2530 C ( tuy nhiên chỉ của tua pin
tồn tại trong một khoảng thời - Ne ≤ 25% so với tuabin hơi
gia rất nhỏ so với thời gian nước
công tác của động cơ) và tiêu - tmax ≤ 700ºC, nhiệt độ này
hao cho hệ thông làm mát ít duy trì trong toàn bộ chu
hơn trình công tác, nên tổn thất
nhiệt cho làm mát cao hơn
Nếu hai động cơ có cùng công suất Ne thì:
- gọn nhẹ hơn, không có thiết - nặng nề, cồng kềnh hơn vì
bị phụ như nồi hơi, bộ ngưng các thiết bị phụ như lò hơi,
tụ... bộ ngưng tụ.
- dễ khởi động, chỉ cần từ 3-5 - Thời gian khởi động lâu,
giây cần hàng giờ để đốt nồi hơi
- dùng ít nước thậm chí không - Tốn nhiều nước hơn, vì vậy
dùng nước như động cơ làm rất hạn chế khi sử dụng nơi
mát bằng gió thiếu nước.
- dùng nhiên liệu đắt tiền hơn - Dùng nhiên liệu rẻ tiền,
như xăng, gầu diesel hoặc
nhiên liệu thể khí - Động cơ có khả năng tự
- động cơ học tự khởi động khỏi động được khi áp lực
được nước đủ lớn
I. Động Cơ 4 Kỳ
1.1 Nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel và xăng 4 Kỳ :
a, Quá trình nạp (hút):
- Khi trục khuỷu quay, piston sẽ dịch chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp
mở, xupáp thải đóng, làm cho áp suất trong xi lanh giảm xuống -0,1 đến -0,3 bar
và do đó hoà khí/không khí sạch từ đường nạp được hút vào xi lanh.
- Để nạp được nhiều hòa khí/không khí sạch, xu páp nạp mở sớm khi góc quay
trục khuỷu ở trước ĐCT (5-400) và đóng muộn khi góc quay trục khuỷu ở sau
ĐCD (10-750)
Đối với động cơ xăng: Quá trình nạp sẽ nạp hòa khí với loại động cơ sử dụng bộ
chế hòa khí hoặc phun nhiên liệu ngoài buồng đốt, sẽ nạp không khí sạch đối với
động cơ phun xăng trực tiếp vào trong buồng đốt,
Lượng nạp phụ thuộc vào độ mở của bướm ga trên đường nạp (luôn luôn có
bướm ga trên đường nạp).
- Đối với động cơ diesel: Quá trình nạp sẽ nạp đầy không khí đã lọc sạch, lượng
khí nạp vào phụ thuộc vào tăng áp nạp, trên đường nạp không có bướm ga để
giới hạn lượng khí nạp.
b, Quá trình nén :
Trục khuỷu tiếp tục quay, xu páp nạp và xu páp xả đều đóng. Piston dịch chuyển
từ ĐCD lên ĐCT, hoà khí/không khí sạch trong xi lanh được nén lại vởi tỉ số
nén của động cơ, áp suất và nhiệt độ của nó tăng lên (phụ thuộc vào lượng khí
nạp, tỉ số nén, độ kín buồng đốt và nhiệt độ động cơ).
- Đối với động cơ xăng: Cuối quá trình nén áp suất đạt 11,0-15,0 kg/cm2; nhiệt
độ hòa khí tăng lên 500-7000K; Quá trình nạp và nén là khoảng thời gian để
nhiên liệu xăng hòa trộn đều với không khi (xăng cần hóa hơi hết và trộn đều
với không khí trước khi cháy). Trước khi piston lên đến ĐCT, bugi của hệ thống
đánh lửa phóng tia lửa điện để đốt cháy hoà khí (ĐC cháy cưỡng bức).
- Đối với động cơ diesel: Cuối quá trình nén áp suất đạt 40-50 kg/cm2; nhiệt độ
khí nén tăng lên 800-9000K (đây là điều kiện cần để nhiên liệu có thể tự cháy);
Trước khi piston lên đến ĐCT, vòi phun của hệ thống nhiên liệu sẽ phun nhiên
liệu tơi sương vào buồng đốt, nhiên liệu hòa trộn với không khí tự bốc cháy (ĐC
tự cháy).
c, Quá trình nổ :
Trục khuỷu tiếp tục quay, xu páp nạp và xu páp xả đều đóng. Nhiên liệu bắt đầu
cháy khi bugi đánh lửa/nhiên liệu diesel được phun vào buồng đốt trước điểm
chết trên vì cần một khoảng thời gian để cháy phần lớn nhiên liệu, khí cháy giãn
nở đạt được áp suất tối đa khi góc quay trục khủy qua khỏi điểm chết trên 4-100
đẩy piston dịch chuyển từ ĐCT xuống ĐCD (sinh công - nhiệt năng chuyển
thành cơ năng).
D, Quá trình thải ( xả ) :
Trục khuỷu tiếp tục quay, xu páp nạp đóng và xu páp xả mở. Piston dịch chuyển
từ ĐCD lên ĐCT đẩy khí cháy ra ngoài.
Ở cuối quá trình thải, xu páp nạp được mở sớm để giảm áp suất trong xi lanh và
mở đủ lớn để giảm công tiêu hao khi piston đi lên đẩy khí cháy ra khỏi xi lanh.
Đồng thời để thải sạch, xupáp xả cũng được đóng muộn sau khi piston qua khỏi
ĐCT (bắt đầu quá trình nạp tiếp theo) và lúc này xu páp nạp cũng đã được mở
sớm (thời điểm này cả 2 xu páp đều
1.2, Đồ thị P.V :

1.3, Giãn đồ pha ;


II, Động cơ 2 Kỳ :
1.1, Nguyên Lý hoạt dộng của dộng cơ xăng 2 kỳ (sử dụng lối quét vòng ):
a, Hành trình 1 ( Kỳ đầu ) :
Pittong di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới giai đoạn này hỗn hợp
nhiên liệu và không khí sẽ được đưa vào trong buồng đốt thực hiện quá trình
cháy, trong lúc đó mép trên pittong sẽ giãn nở sinh công gần cuối quá trình khi
mép trên của Pittong di chuyển qua gờ trên của cửa thải, khí thải thoát tự do ra
ngoài nhờ sự chênh lệch áp suất giữa khí thải và môi trường, lúc đó trục khuỷu
sẽ quay được nữa vòng. Khi pit-tong di chuyển xuống cửa nạp bắt đầu mở đồng
thời nạp khí vào xilanh và tiếp tục đẩy khí thải ra ngoài quá trình lập đi lập lại
như vậy. Lưu ý trong suốt quá trình áp suất dường như không thay đổi.
b, Hành trình 2 ( Kỳ sau ):
Còn gọi là hành trình đi lên, piston sẽ di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết
trên, trong giai đoạn này hỗn hợp nhiên liệu sẽ bị nén lại, ở cuối kỳ 2 bugi đánh
lửa sẽ đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu, đồng thời việc quét khí vẫn được tiếp tục
cho đến khi cửa cửa nạp đóng, dẫn đến áp suất cacte giảm. 
1.2, Đồ thị P.V :

1.3, Giãn Đồ Pha :

You might also like