You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


🙦🟔🙤

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


Môn: Thiết Bị Năng Lượng Tàu Thủy 1

Đề Tài: Hệ Thống Nhiên Liệu

GVHD:.Đoàn Minh Thiện


Lớp: L01

Mã số SV Tên
Lê Minh Khoa
2211603
Hồ Bỉnh Toàn
2115023
Lê Nguyễn Gia Bảo
2112862
Nguyễn Văn Sơn
2014384
Lê Trung Quốc
2114571
Mục Lục
I.Trình bày nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống nhiên liệu. .................... 3
II. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu.
................................................................................................................... 3
III. Vẽ sơ đồ cấu tạo và trình bày hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu
kiểu piston và kiểu phiến gạt? ................................................................. 6
IV. Trình bày nhiệm vụ của bầu lọc dầu? vẽ cấu tạo và trình bày hoạt
động của bầu lọc dầu? cho biết một số lõi lọc thường dùng .................. 9
V. Công dụng, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bơm cao áp .......... 11
VI. Công dụng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van thoát dầu một
chiều ........................................................................................................ 12
VII. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của vòi phun. Các loại vòi phun, ưu
nhược điểm từng loại ............................................................................. 15
I.Trình bày nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống nhiên liệu.
* Nhiệm vụ:
-Hệ thống nhiên liệu là một trong những hệ thống quan trọng nhất trên động cơ,
có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu vào trong xilanh động cơ. Hệ thống bao gồm:
+ Hệ thống nhiên liệu áp suất thấp (hệ thống chuẩn bị nhiên liệu): cung cấp
nhiên liệu cho hệ thống nhiên liệu áp suất cao.
+Hệ thống nhiên liệu áp suất cao (hệ thống phun nhiên liệu): phun nhiên liệu
vào buồng đốt của động cơ.
* Yêu cầu:
- Hệ thống chuẩn bị nhiên liệu: đảm bảo cung cấp một lượng nhiên liệu cùng với
áp suất phù hợp với từng chế độ làm việc vủa động cơ
- Hệ thống phun nhiên liệu:
+ Phun chính xác lượng nhiên liệu cho mỗi chu trình
+ Pha cấp nhiên liệu và đặc tính phun phù hợp với mọi chế độ làm việc
+ Chất lượng phun nhiên liệu, là áp suất phun phải đủ lớn ở mọi chế độ động cơ.

II. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu.
Sơ đồ tổng quát hệ thống nhiên liệu:

Nguyên lý hoạt động được chia làm hai hệ thống thành phần:
1. Hệ thống chuẩn bị nhiên liệu:
Sơ đồ hệ thống chuẩn bị nhiên liệu

- Nhiên liệu nặng chứa trong kết dự trữ 1, qua hộp van 2, đến bộ lọc thô 3,
vào một trong hai bơm chuyển 4 (một bơm dự phòng) đến bình lắng đọng 5 có
gia nhiệt. Từ két lắng đọng 5 (sau khi loại bỏ nước và cặn bùn) hoặc trực tiếp từ
kết dự trữ nhờ bơm đưa đến bộ gia nhiệt 8 rồi qua máy phân ly 7 để được làm
sạch. Với nhiên liệu diesel (DO) không cần gia nhiệt, nên máy phản ly 6 dùng
riêng cho nhiên liệu DO không gắn bộ hâm nóng. Nhiên liệu nặng sau khi làm
sạch trong máy phân ly 7, bơm vào các két chi dùng kép 10, còn DO thì được
bơm của máy phân ly 6 chuyển tới kết đôi hàng ngày 11. Các két hàng ngày có
dạng két đôi, với một két dùng để lắng, còn kết còn lại cung cấp nhiên liệu cho
động cơ.
- Để tăng cường quá trình lắng đọng các tạp ở các két 5 và 10, thông thường
người ta gắn thêm các bộ gia nhiệt.
- Nhiên liệu sau khi lắng đọng, từ két chi dùng 10 tự chảy đến bình tách khí
13 và bộ lọc thô 14 và đến một trong hai bơm chuyển nhiên liệu 15 (bơm còn
lại dự phòng), sau đó được làm nóng ở bộ gia nhiệt 16, đến bộ lọc tỉnh 17, rồi
đến bơm cao áp 22. Để duy trì độ nhớt của nhiên liệu ở trong khoảng giới hạn
cho phép, người ta sử dụng bộ tự động điều chỉnh độ nhớt 18, với cơ chế điều
chỉnh lượng hơi nước cung cấp cho bộ gia nhiệt 16.
- Lượng nhiên liệu thừa từ bơm cao áp theo ống 23 vào két 13, nhằm bảo
đảm loại bỏ hoàn toàn các bọt khí trong các hốc của bơm cao áp, người ta đặt
ống 9 ở két 13 để cho không khí và hơi nhiên liệu ra ngoài. Đường ống nhánh
nhiên liệu 23 có lắp van tiết lưu 20 để duy trì áp suất trong khoảng 0,2 - 0,4MPa.
Nếu như van tiết lưu bị tắc thì van dự phòng 21 sẽ mở cho nhiên liệu lưu thông.
Bơm cao áp 22 nên nhiên liệu vào đường ống áp suất cao 24 đến vòi phun 25 để
phun vào xilanh động cơ diesel.
- Các két chi dùng nhiên liệu nặng và diesel được lắp song song, trong đó
nhiên liệu diesel chi sử dụng ở chế độ khởi động động cơ, cơ động tàu, chạy rửa
hệ thống nhiên liệu trước khi dùng máy lâu dài và đôi khi ở chế độ tải thấp. Nhiên
liệu từ các két này khi tương ứng với vị trí của van ba ngã 12 sẽ đến két 13, gia
nhiệt và điều chỉnh độ nhớt, sau đó tiếp tục đến động cơ. Lượng tiêu thụ nhiên
liệu của động cơ được đo bằng lưu lượng kế phân sai 19.
-Nhiên liệu được lọc sạch từng phần trên toàn bộ đường ống dẫn từ két dự
trữ đến bơm cao áp. Bơm chuyển và bơm nhận nhiên liệu của máy phân ly có lắp
đặt các bộ lọc thô (phần tử lọc thường làm bằng lưới)trước các bơm chuyển nhiên
liệu có lập các bộ lọc với kích thước lưới lọc nhỏ hơn hoặc dạng lọc khe hở. Bộ
lọc nhiên liệu cuối cùng có dạng khe hở đặt trong hệ thống nhiên liệu cao áp (trên
đường ống cao áp, phía trước vòi phun hoặc ngay trong vòi phun).
- Nhiên liệu cấp cho lò hơi độc lập 2 nhờ bơm dẫn động điện 4, qua lọc 3.
Thiết bị phân ly 15 được dùng để làm sạch nhiên liệu từ két dự trữ 14, rồi cung
cấp vào các két hàng ngày 5, 6, 7. Nhiên liệu thừa xả từ động cơ diesel và từ đáy
các két hàng ngày được gom về két tháo 17. Từ két tháo, nhiên liệu được thiết bị
phân ly 15 làm sạch và chuyển trở về các kết hàng ngày hoặc khi m, nó được bơm
9 chuyển trực tiếp trở lại các kết hàng ngày mà không qua thiết bị phân ly. Khi
cần chuyển nhiên liệu lên bờ hoặc sang tàu khác, người ta sử dụng bơm 9 chuyển
nhiên liệu qua ống 11.
2. Hệ thống phun nhiên liệu:
Xuất phát từ những yêu cầu đa dạng, nên hệ thống này có những kết cấu
khác nhau. Phụ thuộc vào sơ đồ cấu tạ, người ta chia làm hai nhóm:
- Hệ thống tác động trực tiếp: nhiên liệu cấp từ bơm cao áp đến vòi phun
và phun vào xinh lanh động cơ trong thời gian piston nén. Chia làm hai dạng:
BCA-VP (bơm cao áp-vòi phun) riêng và BCA-VP liên hợp.ở dạng đàu tiên BCA
và vòi phun được chế tạo riếng rồi nối bằng ống nhiên liệu cao áp, còn dạng thứ
hai thì được hợp nhất trong một vỏ chung và tạo thành hệ thống bơm-vòi phun
liên hợp. Dạng đầu tiên được dùng rộng rãi hơn.
- Hệ thống tích lũy: việc phun nhiên liệu vào xi lanh nhờ năng lượng của
nhiên liệu được tích lũy ở dạng áp cao trước khi phun bằng bộ tích áp đặc biệt.
hệ thống này của tàu thủy chỉ sử dụng loại tích lũy thủy lực. Trong đó, nhiên liệu
được nén bằng BCA vào trong bộ tích lũy hoặc đường ống chung để phun vào
xilanh động cơ, hoặc là một bình tích nhỏ dành trước cho mỗi cần phun.

III. Vẽ sơ đồ cấu tạo và trình bày hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu
kiểu piston và kiểu phiến gạt?
1.Bơm nhiên liệu kiểu piston:
- Sơ đồ cấu tạo:

1-Thân bơm; 2-Xupap; 3-Nút; 4-Xy lanh của bơm tay; 5-Nắp xy lanh bơm tay; 6- Núm
; 7-Cần bơm; 8-Piston bơm tay; 9-Bi chặn; 10,17,19-Lỏ xo; 12-Bạc bảo vệ; 13-Bu lông;
14-Thân con đội; 15-Chốt; 16-Trục; 18,21-Rãnh nhiên liệu; 20-Nút thân; 22-Piston
bơm; 23-Cần con đội; 24-Con lăn.

- Nguyên lí hoạt động:

+ Khi trục cam 1 của bơm cao áp quay, đấy con đội 2 lên phía trên. Sự chuyển
động của con đội thông qua cần đòn đấy 9 truyền đến pitiông 8. Lúc này áp suất nhiên
liệu trên pittông tăng lên, còn áp suất ở dưới pittông giảm xuống. Van nạp 6 đóng lại,
còn van đẩy 4 mở ra, nhiên liệu trong khoang trên pittông được đẩy ra ngoài một nữa,
phần còn lại được đấy xuống khoang dưới pittông. Khi pittông 8 đi xuống nhờ vào lực
hồi của lò xo 5, khi đó van nạp mở cho nhiên liệu nạp vào khoang trên pittông, van đẩy
4 đóng lại đồng thởi nhiên liệu trong khoang phía dưới pittông được đấy ra ngoài một
phần, phân còn lại được đấy ra ngoài qua cửa 3. Quá trình làm việc của bơm được lặp
đi lặp lại như thế.

+ Trong thời gian làm việc của bơm ở cửa đẩy 3 áp suất nhiên liệu tăng lên và lò
xo 5 không khắc phục nổi sức cần của nhiên liệu và dấy pittông 8 trên toàn bộ chiều dài
của hành trình. Lỏ xo chỉ đấy pittông chuyển động một phần hành trình tương ứng với
thể tích nhiên liệu cần thiết cho động cơ hoạt động. Lượng nhiên liệu cần thiết cho sự
hoạt động của động cơ càng bé thì pittông càng 8 có hành trình công tác nhỏ.

2. Bơm chuyển nhiên liệu kiểu phiến gạt:

Kiểu phiến gạt đơn:

- Sơ đồ cấu tạo:
- Nguyên lí hoạt động:

+Một chu kỳ của gồm 1 lần hút và một lần đẩy nên được gọi là bơm phiến gạt
đơn.
+Khi motor truyền động vào trục của bơm lá đơn thì trục quay. Rotor quay làm các cánh
gạt trượt trong các rãnh và gạt chất lỏng do tâm vỏ và tâm rotor lệch nhau.
+Ở quá trình hút, áp suất bơm cánh gạt đơn sẽ giảm do có sự chuyển động qua lại của
cánh gạt theo rãnh bơm và sự chuyển động cánh gạt theo chiều quay của rotor.
+Ở quá trình đẩy, áp suất bơm tăng nhờ sự chuyển động của rotor và dầu mang áp suất
sẽ đi ra ngoài qua cửa thoát. Bơm sẽ kết thúc một chu trình và sẽ bắt đầu một chu trình
bơm mới.
Kiểu phiến kép:
- Sơ đồ cấu tạo:
- Nguyên lí hoạt động: nguyên lý cơ bản của bơm thủy lực cánh gạt kép tương tự
bơm đơn. Tuy nhiên, do cấu tạo đặc biệt nên trong 1 chu kỳ bơm, khi trục quay được 1
vòng thì bơm cánh gạt tác động kép thực hiện được 2 lần hút và 2 lần xả. Hay có thể
nói chính là 2 lần tăng, giảm thể tích.

IV. Trình bày nhiệm vụ của bầu lọc dầu? vẽ cấu tạo và trình bày hoạt
động của bầu lọc dầu? cho biết một số lõi lọc thường dùng
Nhiệm vụ của bầu lọc dầu
 Lọc các hạt kim loại và tạp chất cơ học
 Lọc dầu khỏi nước
 Bảo vệ động cơ hoặc máy móc
 Đảm bảo dầu sạch
 Đảm bảo dầu sạch

Cấu tạo bầu lọc dầu và nguyên lí hoạt động


Hình 4. Sơ đồ nguyên lý bộ lọc dầu tự làm sạch
Hình 4 là sơ đồ nguyên lý của bộ lọc dầu tự làm sạch bằng hệ thống phục hồi (tái
sinh) tự động các đặc tính thủy lực và tính chất lọc mà không cần dừng bộ lọc để xử lý.
Trên vỏ của bộ lọc 1 có các lỗ dẫn dầu bẩn vào a, lỗ lấy dầu sạch sau khi lọc b và lỗ xả
chất bẩn có sau khi được giữ lại một số chất bẩn trong buồng 2 nhờ các phần tử lọc 3.
Buồng 2 nối với các lỗ a, b, c qua van chuyển 5 được điều khiển tự động bằng điện. Ở
phía trên của vô 1 có lắp van một chiều 4 để cung cấp không khí nén làm sạch (tái sinh)
các phần tử lọc 3. Trên hình 4a mô tả vị trí làm việc của van 5, khi buồng 2 liên tục
nhận dầu bôi trơn vào để làm sạch. Khi trong buồng 2 đạt độ chênh áp xác định do các
phần tử lọc 3 bị bám bẩn quá nhiều, van chuyển 5 tự động xoay quay trục đến vị trí như
trên hình 4b. Buồng 2 ngắt quá trình lọc, còn phần tử lọc 3 được rửa bằng dòng hỗn hợp
của dầu còn lại trong buồng 2 với không khí nén cung cấp qua van 4. Sau khi kết thúc
quá trình tái sinh phần tử lọc 3, van 5 tự động xoay về vị trí làm việc, phần không khí
nén còn lại trong khoang được loại bỏ qua một van riêng và quá trình lọc trong buồng
2 được tiếp tục trở lại.

Một số lõi lọc thường dùng


 Lõi sợi sợi thủy tinh
 Lõi sợi tổng hợp
 Lõi lọc sàng
 Lõi lọc từ tính
 Lõi lọc ly tâm
 Lõi lọc than hoạt tính

V. Công dụng, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bơm cao áp
Công dụng:
Bơm cao áp trên động cơ diesel tàu thủy trước đây chỉ dùng cơ cấu dẫn động
bằng cơ khí, nghĩa là piston cùng với con đội được dẫn động từ cam nhiên liệu
gắn trên trục phân phối của động cơ hoặc là trục của BCA (như trong BCA cụm).
Dẫn động bằng cơ khí bảo đảm độ tin cậy khi làm việc và điều chỉnh BCA, nhưng
ở áp suất cao của nhiên liệu để có đặc tính đáp ứng nhanh với tải, trong nhiều
động cơ diesel (đặc biệt là động cơ trung, cao tốc) dẫn động này rất cồng kềnh.
Vì vậy, người ta nghiên cứu thay thế dẫn động cơ khí bằng các dẫn động bằng khí
nén, thủy lực và điện.
Nhiệm vụ chính bao gồm tiếp nhận nhiên liệu đã được lọc qua từ bình chứa nhiên
liệu, định lượng nhiên liệu đưa đến kim phun rồi phân phối đến từng xilanh của
động cơ.
Cấu tạo:

Trên hình 5.5 là một ví dụ điển hình về BCA piston-ngăn kéo có khả năng
điều chỉnh góc phun sớm, được gọi là VIT (Variable Injection Timing) của động
cơ diesel hãng MAN kiểu MC/MCE. Xilanh ở có vách dày ép với ống lót thành
mỏng, bên trong là piston ố. Phía trên xilanh lắp nắp bơm bằng gu-jông 74. Nhiên
liệu nạp vào xilanh qua lỗ van 27, sau đó vào khoang nạp-xả 79, rồi đến van nạp
9. Một phần nhiên liệu ở phần trên khoang nạp của bơm đi ngược về két tiêu thụ.
Sơ đồ nạp nhiên liệu như vậy bảo đảm sự gia nhiệt đồng đều cặp đôi piston-xilanh
BCA trong thời gian chạy chuyển đổi nhiên liệu DO sang nhiên liệu nặng của
động cơ diesel. Sóng áp suất sinh ra trong quá trình ngắt phun nhiên liệu được
dập tắt nhờ bộ giảm chân kiểu piston.

Nguyên lý hoạt động:


- Trong sơ đồ đã giải quyết được sự thất thoát do rò rỉ nhiên liệu qua cặp piston-
xilanh BCA. Phần nhiên liệu chính chảy ra khỏi lỗ van 20 vào khoang nạp-xả 19,
phần nhiên liệu còn lại trộn với dầu bôi trơn được dẫn vào lỗ 3 đẻ bôi trơn piston
và sau đó thoát ra ở lỗ 4. Thanh răng được lắp với vành răng của xilanh đẻ điều
chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu đặt ở phía dưới mặt bích của BCA.
Mức hút vào của bơm nhiên liệu dựa trên nguyên tắc điều chỉnh hình học bằng
độ dày của bộ đệm lót 10, qua đó làm thay đổi vị trí của cửa van nạp 9 một cách
tương đối với đỉnh piston, vì vậy khi vị trí dưới của lỗ nạp mở và qua đó nhiên
liệu từ khoang 19 nạp vào không gian phía trên đỉnh piston.
- Cam của BCA có biên dạng lõm về phía vòng tròn cơ sở. mà không có dạng
lồi như các động cơ dieesel khác. Việc ứng dụng dạng cam như vậy cho khả năng
trên các động cơ quét thẳng qua xupap chỉ lắp một trục phân phối, vừa cho BCA
vừa cho các xupap xả, bởi vì khi đảo chiều động cơ các cam này được quay cùng
một chiều.
Trình bày công dụng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van thoát dầu một chiều?

VI. Công dụng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van thoát dầu một
chiều
- Van thoát dầu một chiều, còn được gọi là van không thoát ngược, là một thiết bị được
sử dụng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí trong các ứng dụng công nghiệp
và hệ thống cấp thoát nước.
- Van thoát dầu một chiều thường được cấu tạo từ một hình dạng hình nón hoặc hình
cầu có một cánh đảo. Cánh đảo này có thể di chuyển mở khi áp suất của chất lỏng hoặc
khí vượt quá mức cho phép, cho phép chất lỏng hoặc khí thoát ra qua van. Khi áp suất
giảm xuống hoặc không còn áp suất nữa, cánh đảo tự động đóng lại để ngăn chặn sự
trào ngược.Van thoát dầu một chiều gồm các thành phần sau:

 Một thân van: Là phần chính của van, có vai trò chứa các bộ phận bên trong và
kết nối với hệ thống đường ống.
 Bộ van một chiều: Là bộ phận quan trọng của van, giúp ngăn chặn dầu quay
ngược. Bộ van một chiều thường được làm bằng vật liệu chịu được áp lực và
chịu mài mòn.
 Bộ khóa van: Là bộ phận giữ cho van đóng kín, ngăn chặn rò rỉ dầu.
 Bộ kết nối: Là phần giúp van được gắn kết chắc chắn vào hệ thống đường ống.

Công dụng của van thoát dầu một chiều:


1. Ngăn chặn sự trào ngược: Van thoát dầu một chiều được thiết kế để chỉ cho phép
dòng chất lỏng hoặc khí chảy đi theo một hướng duy nhất. Nó ngăn chặn sự trào ngược
của chất lỏng hoặc khí, đảm bảo rằng chúng không thể quay lại hệ thống nguồn gốc.

2. Giảm áp suất: Van thoát dầu một chiều cung cấp một lối thoát cho áp suất thừa
trong hệ thống. Khi có áp suất vượt quá mức cho phép, van mở ra để giảm áp suất và
cho phép chất lỏng hoặc khí thoát ra.
3. Bảo vệ hệ thống: Van thoát dầu một chiều giúp bảo vệ hệ thống khỏi các ảnh hưởng
có thể gây hại như sự tràn đổ, quá tải hoặc các sự cố khác. Nó đảm bảo rằng các thành
phần của hệ thống không bị hư hại do áp suất cao, quá tải hoặc sự trào ngược.
Nguyên lý hoạt động của van thoát dầu một chiều:

- Nguyên lý hoạt động của van thoát dầu một chiều dựa trên cơ chế cơ học. Khi áp
suất của chất lỏng hoặc khí vượt quá mức cho phép, cánh đảo trong van mở ra để tạo
một đường thoát. Cánh đảo di chuyển dựa trên áp suất chất lỏng hoặc khí, tạo ra một
lực đẩy để mở van. Khi áp suất giảm xuống hoặc không còn áp suất nữa, lực đẩy trên
cánh đảo mất đi và van tự động đóng lại để ngăn chặn sự trào ngược.
VII. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của vòi phun. Các loại vòi phun, ưu
nhược điểm từng loại

- Vòi phun của động cơ diesel tàu thủy được chế tạo hầu hết ở dạng vòi phun kín,
nghĩa là vòi phun có kim phun, đóng vai trò như một cái van. Sau khi kết thúc quá trình
phun nhiên liệu, kim phun dưới tác dụng của lò xo ở phía trên ép chặt lên ổ đặt, do đó
không cho rò rỉ nhiên vào buồng đốt của động cơ.
- Có 2 loại vòi phun: Vòi phun không cần bộ phận làm mát riêng (hình 5.7); Vòi phun
cần bộ phận làm mát riêng (hình 5.8)
Vòi phun không cần bộ phận làm mát riêng:
- Cấu tạo đặc biệt của vòi phun này bao gồm phẫn dẫn nhiên liệu đến đầu cuối của vòi
phun và lắp đặt van 4 trong kim phun 3. Nhiên liệu được dẫn đến vòi phun theo đường
ống chính 13 đến khoang 18 và sau đó mở van 4 đi vào hốc áp lực 19, ở phía dưới kim
phun được nén bởi lò xo 9. Khi kim phun đóng, nhiên liệu chạy tuần hoàn liên tục qua
vòi phun (nhờ sự hoạt động của bơm nhiên liệu), vì vậy trong phần dưới của chi tiết
dẫn nhiên liệu vào 17 có các lỗ đặc biệt đến các hốc ở bên trong vỏ của vòi phun, và
sau đó ra khỏi vòi phun ở cửa van 12. Các lỗ ở chi tiết dẫn 17 được đóng lại bởi van 4
khi nó nhấc lên. Độ nâng zmax của kim phun được hạn chế bởi chi tiết 17. Sự làm mát
vòi phun đạt được độ tin cậy, trong trường hợp này nó được bảo đảm qua chiều dày của
vỏ 6 với nước làm mát trong nắp xi lanh động cơ và nhiên liệu tuần hoàn qua các vòi
phun giữa các lần phun.
Vòi phun cần bộ phận làm mát riêng:
- Nước làm mát được đưa vào 4 đường lỗ khoan 10 (các lỗ còn lại nước không đi qua
các rãnh cắt). Kim phun 2 được đóng kín nhờ lò xo 9, lực căng lò xo được điều chỉnh
bởi vít 8.

You might also like