You are on page 1of 24

Phần 1: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:


1. Mục đích:
- Nhằm giới thiệu cho chiến sĩ những hiểu biết chung về động cơ diêden ,
làm cơ sở vận dụng những kiến thức đã học cho công tác sau này.
2. Yêu cầu:
- Nắm chắc được cách phân loại động cơ Diêden
- Hiểu biết chung về hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diêden.
II. NỘI DUNG:
- Nguyên lý cấu tạo chung
- Cấu tạo các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Dieden
- Kiểm tra, điều chỉnh, những hư hỏng thông thường hệ cung cấp nhiên
liệu.
III. THỜI GIAN:
1. Thời gian chuẩn bị huấn luyện:
- Thời gian thông qua giáo án: 7 giờ 00 ngày 9 tháng 5 năm 2016
- Thời gian thục luyện giáo án: 7 giờ 00 ngày 9 tháng 5 năm 2016
- Thời gian hoàn thành mọi công tác chuẩn bị: 7 giờ 00 ngày 10 tháng 5
năm 2016
2. Thời gian thực hành huấn luyện:
- Tổng thời gian toàn bài: 6 tiết
- Thời gian lên lớp lý thuyết: 4 tiết
- Thời gian huấn luyện thực hành : 1 tiết
- Thời gian kiểm tra kết thúc huấn luyện: 1 tiết
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP:
1. Tổ chức: lấy đội hình lớp học để lên lớp lý thuyết.
2. Phương pháp:
a) Chuẩn bị huấn luyện: Người huấn luyện chuẩn bị giáo án, bài giảng
b) Thực hành huấn luyện:
- Giáo viên lên lớp lý thuyết, thuyết trình kết hợp phân tích giảng giải từng
nội dung, lấy ví dụ thực tiễn, dùng tranh vẽ và mô hình học cụ minh họa cho bài
giảng.
- Học viên nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ, tích cực ôn luyện, nắm vững nội
dung bài học.
V. ĐỊA ĐIỂM:
1. Lên lớp lý thuyết: tại phòng học giảng đường của lớp học.
2. Huấn luyện thực hành: tại xưởng thực hành của khoa TTG
VI. THÀNH PHẦN:
Học viên lớp 13DQS03151+ 13DQS03021+13DQS03022
VII. VẬT CHẦT BẢO ĐẢM:
1. Tài liệu: Cấu tạo động cơ TTG – Tiến sĩ Phạm Văn Trợ
2. Trang bị vật chất: Bài giảng, hệ thống trình chiếu, mô hình động cơ TTG
Phần 2: NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

MỞ ĐẦU

Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp cho động cơ lượng hỗn hợp nhiên
liệu và không khí phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. Nắm chắc nội
dung này làm cơ sở cho việc khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng động cơ trên xe TTG
sau này.

I.GIỚI THIỆU CHUNG


1. Công dụng

Hệ thống nhiên liệu của động cơ điêden dùng để :


- Chứa nhiên liệu dự trữ, đưa nhiên liệu từ thùng chứa vào động cơ.
- Lọc sạch các chất bẩn khỏi nhiên liệu.
- Phân phối nhiên liệu đều cho các xi lanh và phun nó vào xi lanh đúng lúc theo
qui luật đã định.
- Đánh tơi nhiên liệu thành từng hạt nhỏ tạo điều kiện trộn với không khí nén được
tốt.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu được phun cho phù hợp với các chế độ làm việc khác
nhau của động cơ.
2.Yêu cầu 

- Đảm bảo độ bền và độ tin cậy cao


- Dễ chế tạo, giá thành chế tạo thấp
- Dễ dàng và thuận lợi cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa
3. Phân loại 

- Dựa vào kết cấu vòi phun và bơm cao áp, hệ thống nhiên liệu có hai loại: Loại
riêng biệt và loại kết hợp.
a. Loại riêng biệt
- Là loại trong đó bơm cao áp và vòi phun được cấu tạo thành hai cụm riêng biệt.

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu rêng biệt.


1- Thùng nhiên liệu; 2- Bầu lọc thô nhiên liệu; 3- Các đường ống dẫn; 4- Bơm
nhiên liệu thấp áp; 5- Bầu lọc tinh nhiên liệu; 6- Bơm nhiên liệu cao áp; 7- Đường
ống nhiên liệu cao áp; 8- Vòi phun; 9- Ống dẫn nhiên liệu thừa; 10- Bộ điều chỉnh.

- Nhiên liệu từ thùng chứa (1) được bơm thấp áp hút qua bầu lọc thô nhiên liệu (2),
đưa đến bầu lọc tinh nhiên liệu, sau đó đến bơm cao áp. Nhiên liệu bị nén với áp
suất cao theo đường ống đến vòi phun vào buồng cháy.
- Định lượng nhiên liệu cho phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ nhờ bơm
cao áp, còn lượng nhiên liệu phun cho mỗi chu trình được điều chỉnh nhờ bộ điều
chỉnh
- Hệ thống nhiên liệu kiểu kết hợp được ứng dụng đối với động cơ điêden hai kỳ
như M-113A1 ; được sử dụng rộng rãi trên xe TTG như T54 ; T55 ; PT – 76 ;
BMP – 1.
b. Loại kết hợp :
- Bơm cao áp và vòi phun được cấu tạo thành một cụm. Loại này được sử dụng
rộng rãi trên các loại động cơ cao tốc đặt trên các thiết bị vận tải. (xe GMC ; M113
A1…). Hệ thống nhiên liệu kiểu kết hợp được ứng dụng đối với động cơ điêden
hai kỳ như M-113A1; M 577.
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu kết hợp.
1-Thùng nhiên liệu; 2- Bầu lọc thô nhiên liệu; 3- Bơm nhiên liệu thấp áp; 4-
Đường ống dẫn; 5- Bầu lọc tinh nhiên liệu; 6- Bơm-vòi phun kết hợp; 7- Ống dẫn
nhiên liệu thừa; 8- Thanh răng của bơm-vòi phun kết hợp.

- Định lượng và phun nhiên liệu được thực hiện nhờ thiết bị gọi là bơm-vòi phun
kết hợp. Trị số lượng nhiên liệu cung cấp cho một chu trình ở tất cả các chế độ (trừ
chế độ tốc độ vòng quay tối đa và tối thiểu của trục khuỷu) do người sử dụng quyết
định bằng cách tác động vào thanh răng của bơm-vòi phun kết hợp.

II. CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ
ĐIÊDEN

1. Bơm cao áp

a- Nhiệm vụ:
- Dùng để định lượng nhiên liệu phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ và
bảo đảm cung cấp đến vòi phun vào thời điểm xác định của chu trình công tác.
b- Phân loại :
- Bơm cao áp kiểu piston
- Bơm cao áp kiểu rôto
c- Cấu tạo:
 Trong các động cơ điêden trên các xe TTG hiện nay thường dùng loại bơm cao
áp kiểu pít tông( Hình 2.1) thành phần chủ yếu gồm có pít tông 12 và xi lanh 11.
Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo của phân bơm cao áp
1- Trục cam; 2- Con lăn của con đội; 3- Con đội; 4- Đai ốc hãm; 5- Bu lông điều
chỉnh; 6- Đĩa đỡ; 7- Lò xo; 8- Ống xoay pít tông; 9- Bánh răng rẽ quạt; 10- Thanh
răng; 11- xi lanh; 12- pít tông; 13- vỏ van nạp; 14- van nạp; 15- lò xo của van nạp;
16- Đầu nối với ống nhiên liệu cao áp; 17- Thân bơm; 18- Thanh ngang của pít
tông; 19- Vành giảm áp; 20- Dẫn hướng của van nạp; a- Lỗ vào; b- Lỗ ngắt; c và d
-Lỗ khoan dọc và ngang.
- Xi lanh được bố trí cố định trong thân bơm, còn pít tông chuyển động tịnh tiến
trong xi lanh và đồng thời có thể xoay quanh đường tâm của nó một góc nào đó.
Pít tông chuyển động đi lên nhờ vấu của trục cam quay được nhờ truyền động từ
trục khuỷu của động cơ.
- Pít tông chuyển động theo chiều ngược lại nhờ lò xo được tựa trên đĩa. Pít tông
quay xung quanh đường tâm của mình nhờ vấu, ống quay, vành răng và thanh
răng.
- Khi pít tông đi xuống, khoang trên của nó được điền đầy nhiên liệu từ đường vào
của bơm qua lỗ và các rãnh ở trong pít tông c, d, còn ở cuối hành trình qua lỗ
a.Vào thời điểm mà pít tông đóng cả hai lỗ bên hông xi lanh thì khoang trên pít
tông sẽ có độ chân không và làm cho một phần nhiên liệu bị bay hơi.
- Khi pít tông chuyển động lên, lúc đầu nhiên liệu trên đỉnh pít tông sẽ chuyển
động ngược ra đường vào bơm qua lỗ a, sau đó pít tông đóng lỗ a lại và nhiên liệu
bắt đầu cung cấp cho vòi phun cho đến khi gờ dưới trên pít tông thông với lỗ b. Từ
thời điểm này nhiên liệu ngừng cung cấp cho vòi phun và nhiên liệu chứa trong
khoang trên đỉnh pít tông theo rãnh chính giữa dọc của pít tông qua lỗ b đi vào
đường hút của bơm.
 Thay đổi lượng cung cấp nhiên liệu của phân bơm cao áp
- Van nạp (van giảm áp) :
Để quá trình bơm kết thúc dứt khoát và giảm dao động sóng trong đường ống cao
áp, ở phía trên bơm có bố trí van nạp. Van gồm có vỏ được ép chặt vào đầu xi
lanh. Khi nạp nhiên liệu, lõi van được nâng lên mở đường lưu thông cho nhiên liệu
vào đường cao áp. Ở thời điểm ngưng cung cấp nhiên liệu, lõi van dưới tác dụng
của lò xo đi xuống vào lỗ đỡ của mình và cách ly đường cao áp với khoang trên
của pít tông. Trong lúc đó vành làm nhiệm vụ như một pít tông tạo ra khoang
trống phía trên vành là nơi để cho áp suất nhiên liệu phía trên vành trong đường
ống cao áp giảm xuống nhanh, loại trừ được hiện tượng phun rớt.

Hình 2.2 Sơ đồ điều chỉnh lượng nhiên liệu của một chu trình trong
phân bơm cao áp
a- Cung cấp tồn phần; b- Không cung cấp; c- Cung cấp trung gian; d- Cắt cung
cấp; 1- Pít tông; 2- Xi lanh; 3 và 6- Đường dẫn; 4- Gờ; 5- Gờ ngắt; 7- Lỗ ngắt; 8-
Lỗ nạp.

- Lượng nhiên liệu cung cấp do bơm được điều chỉnh bằng cách thay đổi lượng
nhiên liệu đi từ khoang trên của pít tông theo đường khoan dọc 6 (hình 2.2) và
đường khoan ngang 3 vào chỗ khuyết 4. Gờ trên 5 của khuyết 4 có dạng xoắn. Khi
xoay pít tông 1, nhờ có gờ xoắn 5, có thể thay đổi thời điểm mở lỗ 7 và kết quả là
thay đổi được lượng nhiên liệu cung cấp. Trên hình 2.2 biểu diễn vị trí của gờ xoắn
của pít tông với lượng cung cấp nhiên liệu khác nhau. Vị trí a tương ứng với cung
cấp nhiên liệu tối đa nghĩa là lượng nhiên liệu đi ngược từ khoang trên pít tông vào
đầu vào của bơm là tối thiểu. Ở vị trí b pít tông không thể đóng đồng thời một lúc
cả hai lỗ trên xi lanh, do đó nhiên liệu không được cung cấp. Lượng nhiên liệu đi
từ khoang trên pít tông về đầu vào của bơm là tối đa. Vị trí c tương ứng với cung
cấp nhiên liệu trung gian. Vị trí d tương ứng với thời điểm ngắt nhiên liệu khi hành
trình của pít tông là lớn nhất.

Hình 2-3 Sơ đồ kết cấu các dạng pít tông của bơm cao áp
a- Với hai lỗ lệch nhau ở trên xi lanh và đường thốt ở chính tâm pít tông; b-
Với một lỗ ở trên xi lanh; c- Với hai lỗ đối diện nhau trên xi lanh; d- Với hai
lỗ ở trên xi lanh đối diện nhưng lệch nhau và hai rãnh xoắn ở trên pít tông.

- Trong động cơ nhiều xi lanh, thường sử dụng bơm cao áp có số cặp pít tông-xi
lanh bằng số xi lanh của động cơ, nó là sự ghép của nhiều phân bơm thành một
khối nên quá trình làm việc của khối bơm cũng tương tự như quá trình làm việc
của một phân bơm, điều khác biệt là sự điều khiển toàn bộ bơm.
- Điều khiển cung cấp nhiên liệu trong bơm cao áp nhiều phân bơm được thực hiện
bằng một thanh răng chung ăn khớp với tất cả các vành răng của các phân bơm. Vì
sự sai lệch kích thước của các chi tiết không thể tránh được trong quá trình sản
xuất, mặt khác trong quá trình sử dụng độ mài mòn của các cặp pít tông-xi lanh
không giống nhau, do đó lượng nhiên liệu cung cấp giữa các phân bơm sẽ không
giống nhau ở cùng một vị trí của thanh răng. Để điều chỉnh lượng nhiên liệu cung
cấp cho một chu trình, các vành răng trên các phân bơm được xẻ miệng và được cố
định vào ống xi lanh quay bằng các bulông xiết. Khi nới lỏng các bulông này, ống
xi lanh cùng pít tông có thể quay xung quanh vành răng nên có thể bảo đảm hiệu
chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu của từng phân bơm khi mà vị trí thanh răng không
thay đổi.
- Ngoài điều chỉnh trên, cần điều chỉnh thời điểm bắt đầu cung cấp nhiên liệu các
phân bơm. Thời điểm bắt đầu cung cấp được thực hiện nhờ bu lông điều chỉnh nằm
trong con đội. Vặn ra hoặc vào bulông có thể điều chỉnh vị trí của pít tông so với
các lỗ bên hông của xi lanh theo chiều cao.
- Trong hệ thống nhiên liệu không tách rời, mỗi xi lanh được bố trí từ một bộ bơm-
vòi phun kết hợp. Điều khiển sự làm việc của chúng được thực hiện bằng một hệ
thống chung. Nội dung điều chỉnh cũng bao gồm điều chỉnh sự giống nhau về
lượng nhiên liệu cung cấp và thời điểm cung cấp.
Ưu điểm của hệ thống nhiên liệu bơm-vòi phun kết hợp thể hiện ở cấu tạo hợp lý
và không có đường ống cao áp giữa bơm và vòi phun nên loại trừ được ảnh hưởng
của nhiên liệu trong đường ống cao áp đến quá trình phun nhiên liệu.
2. Vòi phun
a. Nhiệm vụ:
Vòi phun dùng để phun tơi nhiên liệu và phân bố đều nhiên liệu trong không gian
của buồng cháy.
b. Phân loại:
Trên động cơ điêden ngày nay thường sử dụng hai loại vòi phun: hở và kín.
 Vòi phun hở: trong vòi phun hở, khoang của đường ống cao áp luôn thông với lỗ
phun b (hình 2.4),

Hình 2-4 Sơ đồ kết cấu của vòi phun và các loại đầu kim phun.
a- đầu kim phun với các lỗ phun; b- đầu kim phun kiểu hở; c- kim phun kiểu chốt.
1- đầu nối của ống dẫn nhiên liệu thừa; 2- thân của vít điều chỉnh; 3- đệm; 4- thân
của vòi phun; 5- cần dọc của kim phun; 6- đai ốc; 7- đầu phun; 8- các lỗ phun; 9-
kim phun; 10- rãnh dẫn nhiên liệu; 11- lò xo; 12- đế lò xo; 13- vít điều chỉnh; 14-
đai ốc hãm của vít điều chỉnh.
 Vòi phun kín: khoang của đường ống cao áp không nối thường xuyên với lỗ phun
a, c (hình 2.4) mà bị ngăn bởi đầu của kim phun, nó chỉ thông với nhau trong thời
kỳ phun nhiên liệu.
Vòi phun kín có hai loại: vòi phun với kim phun a, và vòi phun với chốt phun c.
c. Đặc điểm cấu tạo:
Thành phần quan trọng nhất của vòi phun là
đầu phun. Số lượng và hướng của lỗ phun phải
chọn sao cho phù hợp dạng buồng cháy và
phương pháp tạo hỗn hợp.
Thành phần chủ yếu của vòi phun gồm: thân 5,
đế kim 10 và kim phun 9.
- Thân vòi phun: bằng thép, dùng để lắp các
chi tiết còn lại của vòi phun. Ở phần giữa thân
có lỗ ren nối với đường ống cao áp để dẫn
nhiên liệu từ bơm cao áp đến vòi phun. Đầu
mút cuối phía dưới thân vòi phun là phần làm
kín nên được mài kỹ. Đầu bề mặt phía cuối
thân vòi phun có rãnh vành khăn và thông với
rãnh dọc dẫn nhiên liệu từ đầu vào. Rãnh vành
khăn trùng với đường kính trong ống lót 8 Hình 2.5 Vòi phun
của bộ phận lọc kiểu khe. Theo lỗ trung tâm
dọc theo thân vòi phun được bố trí cần dọc có 1- Đai ốc của lò xo; 2- Đệm tựa; 3- Đai
ốc hãm; 4- Lò xo; 5- Thân; 6- Cần dọc; 7-
nhiễm từ 6. Nhờ đó những bụi kim loại lọt
Đai ốc của đầu phun; 8- Ống ngồi của lõi
vào nhiên liệu được giữ lại trên bề mặt ngoài
lọc; 9- Kim phun; 10- Đế kim phun; 11-
của cần dọc. Phần trên của thân có bố trí lò
vòng làm kín; a- Lỗ thốt của nhiên liệu
xo 4 của vòi phun. thừa; b- Rãnh vành khăn của kim phun;
- Đế kim phun: chế tạo bằng thép đặc biệt, c- Mặt côn trên của kim phun; d- Lỗ
qua nhiệt luyện và gia công với độ chính xác phun; e- Khoang trong đầu phun; g-
rất cao. Đầu dưới của đế kim phun có dạng Đường dẫn trong thân đầu phun; i- Rãnh
cầu, trên đó được khoan các lỗ nhỏ với số vành khăn ở trong đầu cuối của thân đầu
phun; k- Đầu nối l- Rãnh ra; m- Rãnh;
lượng từ 5 đến 9 lỗ đường kính 0,15 - 0,25
mm. Đầu mút trong các lỗ phun là khoang n- Rãnh vành khăn
nhỏ mà phía đầu trên của khoang là bề mặt
côn để ăn khớp với mặt côn của đầu mút kim phun 9. Để làm kín tốt, bề mặt cuối
trên của đế kim phun có rãnh vành khăn để gom nhiên liệu đi qua lõi lọc. Từ rãnh
vành khăn này có ba rãnh dọc trong đế kim phun dẫn nhiên liệu xuống khoang
chứa nhiên liệu nằm phía trên mặt côn đế kim phun.
- Kim phun: bằng thép đặc biệt, qua nhiệt luyện và gia công cẩn thận cả bề mặt
trục lẫn bề mặt côn. Bề mặt côn dưới cùng của kim phun ăn khớp với bề mặt côn
trên đế kim phun để ngăn không cho nhiên liệu lọt xuống lỗ phun khi chưa đến
thời điểm phun. Trên đuôi kim phun có mặt côn thứ hai, nhiên liệu tác động áp lực
lên bề mặt này để nâng kim phun. Trên bề mặt ngoài kim phun có hai rãnh để làm
kín, không cho nhiên liệu lọt qua khe hở giữa kim và đế kim phun.
Bộ đôi chi tiết kim phun và đế kim phun thuộc loại siêu chính xác, được lắp ghép
thành cặp, không cho phép thay một trong hai chi tiết. Đầu trên của kim phun tì
vào đầu dưới của cần dọc 6 nhờ nén của lò xo 4 không cho kim nâng lên chừng
nào áp suất của nhiên liệu tác động vào mặt côn của kim chưa lớn hơn lực nén của
lò xo. Nhờ đó, sau khi phun kim phun sẽ nhanh chóng đóng khoang dưới của đế
kim phun không cho nhiên liệu thông với lỗ phun.
- Lõi lọc: giữa đế kim phun và thân vòi phun có bố trí lõi lọc kiểu khe để lọc nhiên
liệu tránh kim phun bị kẹt và lỗ phun bị tắc do chất bẩn trong nhiên liệu.
Lõi lọc gồm hai ống thép 8 và 12 được lồng vào nhau. Trên bề mặt ngoài của ống
12 có các rãnh dọc cụt, so le, tức rãnh này đi từ đầu trên xuống lưng chừng rồi kết
thúc, còn rãnh tiếp theo đi từ đầu dưới lên lưng chừng rồi cũng kết thúc.
Nhiên liệu muốn đi từ rãnh này sang rãnh kia phải đi qua khe hở được tạo bởi bề
mặt trong của ống 8 và bề mặt ngoài ống 12. Khe hở giữa hai ống là 0,02 -
0,04mm. Lõi lọc được gia công đồng bộ nên không được phép thay một trong hai
ống. Ống 12 có lỗ bậc ở trung tâm để cho cần dọc 6 đi qua. Bề mặt trong và bề mặt
ngoài của ống 8 đều nhẵn.
Chiều cao nâng của kim phun 9 được hạn chế bởi ống 12 của lõi lọc.
Đai ốc 7, mà bề mặt ngoài có gờ vành dẫn hướng, dùng để nối chặt đế kim phun,
lõi lọc và thân vòi phun với nhau.
Lò xo 4, đầu dưới tựa vào cần dọc 6, đầu trên tì vào ốc điều chỉnh 1 thông qua đệm
2. Ở tâm đệm 2 và ốc điều chỉnh 1 có lỗ để thoát nhiên liệu bị lọt qua các khe hở
giữa kim và đế kim phun. Lực nén lò xo phù hợp với áp suất bắt đầu nâng kim
phun từ 150 – 250 kG/cm2.
d. Nguyên lý hoạt động:
- Nhiên liệu từ bơm cao áp, theo đường ống tới vòi phun dưới áp suất cao, theo lỗ
dọc trong thân vòi phun đến rãnh vành khăn nằm giữa thân và lõi lọc, đi qua khe
hở giữa hai ống 8 và 12 đến rãnh vành khăn nằm ngoài lõi lọc và đế kim phun,
theo ba lỗ dọc nằm trong đế kim phun đi xuống vào khoang chứa trên của đế kim
và kim phun.
- Áp suất nhiên liệu tác động vào mặt côn của kim phun thắng lực nén của lò xo,
kim phun được nâng lên, nhiên liệu đi qua đầu kim phun tới khoang dưới và theo
các lỗ phun, phun vào buồng đốt của xi lanh. Khi bơm cao áp ngừng cung cấp
nhiên liệu, áp suất trong đường ống cao áp; khoang dưới của kim phun giảm
xuống, dưới tác dụng của lò xo đẩy kim phun đi xuống đóng khoang trên của đế
kim phun và quá trình phun nhiên liệu kết thúc.
Vòi phun được bố trí ở trong lỗ trên nắp máy, được cố định bằng hai vít cấy và đai
ốc thông qua hai lỗ trên tai của thân vòi phun.

3. Bơm và vòi phun kết hợp

 Cấu tạo bơm vòi phun kết hợp


Trong phần trên của bơm-vòi phun được bố trí
cặp pít tông-xi lanh cùng với bánh răng điều
chỉnh, thanh răng, con đội và lò xo. Trong phần
dưới có đầu phun và van nạp. Nhiên liệu từ
bơm thấp áp theo đường nhiên liệu chính trong
nắp xi lanh đến đầu vào của bơm 1 (hình 2.7).
Sau đó, nhiên liệu đi qua lõi lọc 2 theo đường
rãnh trong thân bơm và điền đầy khoang trong
bơm-vòi phun kết hợp. Một phần nhiên liệu từ
khoang này đi qua lỗ 4 xuyên qua xi lanh 5 của
pít tông 3 vào khoang công tác ở phía dưới pít
tông. Phần nhiên liệu thừa theo đường rãnh
trong thân bơm qua lõi lọc đến đầu ra của bơm
và theo đường ống dẫn để trở về thùng chứa.
Sự tuần hồn liên tục của nhiên liệu đảm bảo
làm mát các chi tiết của bơm-vòi phun, đồng
thời đẩy các bọt khí chứa trong nhiên liệu.
- Khi pít tông đi xuống, nhiên liệu chứa Hình 2-7. Bơm-vòi phun kết hợp
dưới đỉnh pít tông bị đẩy qua các lỗ trên
xi lanh 5 vào khoang xung quanh xi lanh 1- Đầu vào; 2- Lõi lọc; 3- Pít tông; 4-
phía bên ngồi. Sự chuyển động này của lỗ; 5- Xi lanh; 6- Đầu phun; 7- Van
lá; 8- Van kiểm tra; 9, 12- Lò xo; 10-
Thanh răng; 11- Bánh răng
nhiên liệu tiếp tục ngay cả khi đầu cuối pít tông che lỗ dưới trên thân xi lanh. Pít
tông tiếp tục chuyển động đi xuống và nhiên liệu bị đẩy qua lỗ trên vào khoang có
rãnh xoắn của pít tông cho đến khi gờ rãnh xoắn trên của pít tông che hồn tồn lỗ
trên. Thời điểm này là thời điểm bắt đầu phun nhiên liệu.
- Nhiên liệu dưới đỉnh pít tông bị nén, đi qua van lá 7 mở van kiểm tra 8. Van này
bị nén bởi lò xo 9, nhiên liệu đi tới các lỗ phun của đầu phun 6 và phun vào buồng
cháy của xi lanh.
- Thời điểm kết thúc phun khi rãnh xoắn dưới của pít tông mở lỗ dưới trên xi lanh.
Sau thời điểm này nhiên liệu bị đẩy ngược ra khoang xung quanh phía ngồi xi lanh.
- Trong thời gian pít tông chuyển động đi lên, dưới tác dụng của lò xo 12, nhiên
liệu sẽ nạp đầy vào khoang xi lanh.
- Pít tông quay xung quanh đường tâm nó nhờ tác động của thanh răng 10 ăn khớp
với bánh răng 11 trên pít tông.
Quay pít tông là thay đổi vị trí các rãnh xoắn so với các lỗ trên thành xi lanh. Nhờ
đó thay đổi thời điểm đóng, mở các lỗ trên xi lanh – nghĩa là tăng hoặc giảm chiều
dài của hành trình bơm. Do đó thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp vào xi lanh động
cơ.
- Khi kéo hết thanh răng về bên trái, lỗ trên của xi lanh chưa bị đóng bằng gờ xoắn
trên của pít tông chừng nào lỗ dưới của xi lanh chưa được mở bằng gờ dưới của
rãnh xoắn trên pít tông. Với vị trí này nhiên liệu sẽ quay lại đường nạp và sẽ không
có phun nhiên liệu.
- Khi đẩy thanh răng hết cỡ về bên phải, lỗ trên sẽ đóng ngay sau khi lỗ dưới bị
đóng lại, như vậy hành trình bơm sẽ lớn nhất và nhiên liệu được cung cấp cũng sẽ
lớn nhất.
- Tăng lượng nhiên liệu được cung cấp bằng cách xoay pít tông, tức nhờ giảm
khoảng cách giữa hai gờ trên và dưới của rãnh xoắn trên pít tông.
- Với tăng cung cấp nhiên liệu thời điểm bắt đầu cung cấp sẽ sớm hơn và thời điểm
kết thúc cung cấp sẽ muộn hơn. Như vậy khi tăng lượng nhiên liệu cung cấp thì
trường độ phun nhiên liệu cũng được tăng lên.
Van lá 7 dùng để ngăn không cho khí trong buồng cháy lọt vào bơm trong trường
hợp van kiểm tra 8 không kín do các hạt bẩn lọt vào giữa các bề mặt làm việc của
van. Trong trường hợp này nhiên liệu sẽ bị phun kéo dài.
Ở phía dưới đầu phun có lỗ phun nhỏ với đường kính khoảng 0,15mm, nhờ đó với
số vòng quay lớn của trục khuỷu, áp suất phun của nhiên liệu rất cao khoảng
1400kG/cm2. Ngược lại, ở vòng quay thấp áp suất phun nhiên liệu giảm xuống và
chất lượng phun sẽ xấu đi. Do đó nên hạn chế làm việc của động cơ ở vòng quay
thấp.
- Các lỗ ở đầu vòi phun rất nhỏ nên dễ bị bẩn bám vào, nhất là muội than trong
buồng cháy làm tắc có thể làm đứt đầu phun hoặc gãy cơ cấu đòn gánh phía trên
bơm-vòi phun. Vì vậy cần lọc sạch nhiên liệu, ở đầu vào và đầu ra của bơm-vòi
phun có lõi lọc chế tạo bằng các hạt đồng đường kính từ 0,3 - 0,42mm và hàn với
nhau ở các điểm tiếp xúc.

4. Bơm thấp áp

a. Nhiệm vụ:
- Cung cấp nhiên liệu với áp suất thấp ban đầu cho bơm cao áp.
b. Phân loại:
- Bơm thấp áp kiểu pít tông. - Kiểu màng (sử dụng ít).
- Kiểu phiến gạt. - Kiểu bánh răng.
Bơm bố trí trong bơm cao áp, trên thân máy, ở bên hông các te hoặc ở một trong
các bộ phận phụ của động cơ.
c. Bơm thấp áp kiểu pít tông

Hình 2.8 Bơm nhiên liệu thấp áp kiểu pít tông.

1, 5- lò xo; 2- pít tông; 3- thân bơm; 4, 11, 12- rãnh; 6- đũa đẩy; 7- con đội; 8-
chốt; 9- rãnh dọc; 10- rãnh vành khăn; 13- bơm tay; 14- van hút; 15- van nạp.

- Thường được bố trí trên bơm cao áp, dẫn động từ một vấu cam hoặc một bánh
lệch tâm của trục cam bơm cao áp. Bơm có thể tạo độ chân không ở đầu vào
khoảng 2 m cột nước, do đó đảm bảo hút được nhiên liệu trong thùng chứa bố trí
thấp so với bơm.
- Nhược điểm loại bơm này là quá trình làm việc mang tính mạch động, làm cho
đồng hồ chỉ áp suất giao động, mặt khác khi pít tông bị mòn thì lượng nhiên liệu
cung cấp bị giảm theo.
- Bơm gồm có: pít tông bằng thép 2, lò xo 1, thân bơm 3. Pít tông chuyển động
nhờ đũa đẩy 6 và con đội lăn 7.
- Con đội bị ép vào vấu cam nhờ lò xo 5, khoang dưới pít tông được nối với rãnh
11 thông với lỗ ra trong thân bơm. Khoang trên pít tông thông với rãnh 12, trên
rãnh này có bố trí van hút 14. Khoang này nối với lỗ vào và rãnh phụ mà trên đó có
van nạp 15 nối với lỗ ra của bơm.
Để tránh nhiên liệu bị lọt từ bơm thấp áp xuống các te bơm cao áp làm loãng dầu
bôi trơn chứa trong đó, ở phần giữa chiều dài lỗ lưu thông của đũa đẩy có rãnh
vành khăn 10 để chứa nhiên liệu bị lọt và rãnh này được nối với rãnh 4 của khoang
hút.
Để đảm bảo độ song song giữa tâm chốt 8 con lăn và tâm trục cam bơm cao áp, có
rãnh dọc 9 nằm trong lỗ lưu thông của con đội. Trên thân bơm bố trí bơm tay 13.
- Nguyên lý hoạt động

Dưới tác động của vấu cam, thông


qua con đội và đũa đẩy làm pít
tông 2 chuyển động từ dưới lên,
nhiên liệu từ khoang 16 trên pít
tông vào khoang 17 dưới pít tông
qua van nạp 15. Van hút 14 đóng.
Khi pít tông chuyển động ngược
lại, dưới tác dụng của lò xo 1,
khoang trên pít tông được điền Hình 2.9 Sơ đồ làm việc của bơm thấp áp kiểu
đầy nhiên liệu từ lỗ hút đi qua van pít tông
hút, còn nhiên liệu nằm ở khoang a- Hút nhiên liệu vào khoang công tác; b- Đẩy
dưới pít tông được nạp vào đầu ra nhiên liệu ra; c- Không cung cấp nhiên liệu;
của bơm, van nạp lúc này đóng.
Pít tông sẽ không thực hiện hành trình của mình và tách khỏi con đội 7 vào thời
điểm khi mà áp suất đầu ra của nhiên liệu cân bằng với lực lò xo. Như vậy sẽ thực
hiện được tự động thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp của bơm.
d. Bơm thấp áp kiểu phiến gạt (rôto cánh gạt)
Được ứng dụng rộng rãi trong động cơ điêden. Bơm
gồm có rôto 9 được gắn lệch tâm vào lỗ hình trụ
trong thân 8. Trong rãnh hướng kính của rôto có lắp
phiến gạt 10. Đầu mút các phiến gạt tì sát vào thành
trong lỗ thân bơm nhờ lò xo 11. Số lượng phiến gạt
có thể từ 2 đến bốn. Do bố trí rôto lệch tâm với tâm
lỗ hình trụ trong thân bơm nên tạo ra khoảng không
gian giữa rôto và bề mặt trong của thân bơm, có tiết
diện dạng lưỡi liềm, nhờ đó thể tích phía sau và
trước phiến gạt thay đổi khi rôto quay.
- Nguyên lý làm việc
Khi rôto quay, thể tích phía sau phiến gạt tăng Hình 2.11 Bơm thấp áp kiểu
dần lên và được điền đầy nhiên liệu từ lỗ vào của phiến gạt
bơm. Thể tích phía trước phiến gạt nhỏ dần và nhiên liệu được đẩy vào đầu ra của
bơm. Nhiên liệu dư sẽ được đi qua van an toàn được lắp trong thân bơm. Nguyên
lý hoạt động của van an toàn tương tự như van an toàn trong các loại bơm bánh
răng.

5. Bầu lọc nhiên liệu

Đối với động cơ điêden do có các cụm chi


tiết thuộc loại siêu chính xác như bộ đôi
pít tông-xi lanh của bơm cao áp, kim phun
và đế kim phun trong vòi phun, các van
trong bơm cao áp, trong bơm-vòi phun kết
hợp, cho nên chất lượng lọc sạch nhiên
liệu đòi hỏi ở mức độ rất cao. Nếu như các
hạt bẩn lọt vào nhiên liệu có thể làm cho
các chi tiết trên bị mài mòn nhanh hoặc
phá hỏng sự làm việc của bơm cao áp và
vòi phun.
Hình 2.12 Bầu lọc tinh nhiên liệu
Thông thường trong động cơ điêden cao
tốc sử dụng hai cấp lọc đối với nhiên liệu: lọc thô và lọc tinh. Đôi khi còn sử dụng
thêm lọc bảo vệ được bố trí trong đầu vào và đầu ra của bơm và vòi phun.
Hình 2-10 Bầu
lọc tinh nhiên
liệu
6. Bộ điều tốc – Bộ hiệu chỉnh cung cấp nhiên liệu

Dùng điều chỉnh tốc độ (vòng quay động cơ) phù hợp với phụ tải khi chân ga
không đổi.
a. Bộ điều tốc hai chế độ
- Là một hệ thống gồm các quả văng, lò xo, các cần nối với thanh răng bơm cao áp
đồng thời liên động với chân ga.
- Bộ điều tốc hai chế độ gồm hai hệ thống nối tiếp nhau: hệ thống thứ nhất điều
chỉnh số vòng quay tối thiểu không tải, hệ thống thứ hai cho cho số vòng quay cực
đại của trục khuỷu.
Quả văng lớn 4 và nhỏ 5 lắc trên chốt của giá 7. Vấu giữa của quả văng tì vào khớp
trượt 3 và cùng quay trên trục 2 của bộ điều tốc.
Trục 2 quay nhờ dẫn động từ trục cam bơm cao áp bằng bánh răng. Phía đối diện
trong khớp trượt có lò xo yếu 10 được đặt trong cốc 9. Cốc này tựa vào cần hai
càng 1. Cần hai càng được nối với thành răng 13 của bơm nhiên liệu và cần 8 của
chân ga thông qua cần hai đòn 14.
Khối lượng các quả văng và độ nén của lò xo yếu phải chọn sao cho cân bằng được
hệ thống, nghĩa là lực ly tâm của quả văng và lực nén lò xo đã được qui dẫn về
khớp nối phải bằng nhau khi số vòng quay tối thiểu không tải của trục khuỷu đạt
đến giá trị 400 - 600 v/phút.
Trong thời gian động cơ làm việc không tải, bàn đạp cung cấp nhiên liệu được thả
ra và cần hai đòn nằm ở vị trí I khi số vòng quay động cơ tăng lên, lực ly tâm tăng
theo và các quả văng giãn ra, vấu giữa của các quả văng thắng lực nén lò xo đẩy
khớp trượt 3 về phía trái và đẩy thanh răng của bơm cao áp về phía giảm cung cấp
nhiên liệu cho một chu trình. Trong trường hợp số vòng quay của trục khuỷu giảm
xuống, lực ly tâm của quả văng giảm, lò xo sẽ đẩy cần hai đòn về phía phải làm
cho thanh răng 13 chuyển dịch về phía tăng cung cấp nhiên liệu.
Như vậy hệ thống thứ nhất của bộ điều tốc đảm bảo cho động cơ làm việc ổn định
ở số vòng quay không tải nhỏ nhất.
- Khi chân tác động vào bàn đạp cung cấp nhiên liệu để vòng quay trục khuỷu tăng
lên, thí dụ như ở vị trí II của cần hai đòn. Hai vấu cuối của quả văng lớn tựa vào
vấu tì 6 của giá 7, còn cốc của lò xo yếu sẽ tựa vào đầu ống 11 của lò xo cứng 12.
Kết quả là bộ điều tốc sẽ không làm việc, còn chế độ làm việc của động cơ được
điều khiển do bàn đạp chân cung cấp nhiên liệu đảm nhiệm, vì rằng lực ly tâm của
các quả văng nhỏ không đủ để thắng lực nén lò xo lớn 12.
- Hệ thống thứ hai dùng để hạn chế tốc độ vòng quay tối đa của trục khuỷu cũng sử
dụng các thành phần của hệ thống thứ nhất như hệ thống cần cùng với khớp truợt,
quả văng nhỏ và lò xo cứng. Khối lượng của quả văng nhỏ và độ căng của lò xo
cứng được chọn sao cho hệ ở trạng thái cân bằng khi trục khuỷu ở số vòng quay tối
đa cho phép của động cơ. Nếu số bòng quay của trục khuỷu vượt quá trị số cho
phép thì lực ly tâm của các quả văng nhỏ thắng lực nén của lò xo cứng và chuyển
dịch khớp trượt cùng với cần hai đòn làm cho thanh răng của bơm cao áp dịch
chuyển về hướng giảm cung cấp nhiên liệu. Như vậy hệ thống thứ hai của bộ điều
tốc hai chế độ bảo đảm hạn chế vòng quay tối đa của trục khuỷu ngay cả khi tải
của động cơ bị giảm đột ngột.
b. Bộ điều tốc đa chế độ
- Bộ điều tốc đa chế độ tương tự bộ điều tốc hai chế độ, gồm các quả văng, lò xo,
cần nối với thanh răng của bơm cao áp.
- Sự khác biệt cơ bản của loại bộ điều tốc này là không có mối liện hệ trực tiếp
giữa thanh răng bơm cao áp với cần điều khiển cung cấp nhiên liệu. Cần điều khiển
cung cấp nhiên liệu trong trường hợp này được nối với thanh răng qua lò xo.
- Ở trạng thái cân bằng, lực ly tâm do quả văng sinh ra bằng lực căng lò xo 3. Khi
số vòng quay trục khuỷu tăng lên do giảm tải của động cơ và theo đó tốc độ quay
của trục bộ điều tốc cũng tăng theo. Lực ly tâm được quy dẫn về ống di động của
các quả văng tăng lên và lớn hơn lực căng của lò xo cũng được quy dẫn về ống di
động, làm cho ống di động chuyển dịch về phía trái qua cần 2 đẩy thanh răng bơm
cao áp về phía giảm cung cấp nhiên liệu cho một chu trình, do đó ổn định được số
vòng quay của trục khuỷu. Trong trường hợp giảm số vòng quay do tăng tải thì quá
trình diễn ra theo chiều ngược lại, nghĩa là thanh răng bơm cao áp sẽ chuyển dịch
về phía tăng cung cấp nhiên liệu.
- Để tăng số vòng quay của trục khuỷu thì chân hoặc tay điều khiển cung cấp nhiên
liệu phải ở vị trí tăng lực căng của lò xo.
c. Hiệu chỉnh cung cấp nhiên liệu
- Để sử dụng động cơ được tốt thì phải làm sao để ở chế độ toàn tải khi số vòng
quay trục khuỷu giảm xuống, mômen của động cơ phải được tăng lên.
- Khi số vòng quay giảm xuống thì lượng không khí nạp vào xi lanh tăng lên do hệ
số nạp tăng, nên cần phải tăng lượng nhiên liệu cung cấp cho một chu trình.
Phương pháp này được gọi là hiệu chỉnh cung cấp nhiên liệu trong động cơ điêden.
Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trên được dùng phổ biến là sử dụng cấu tạo tựa
mềm kiểu lò xo thay cho cấu tạo tựa cứng.
Cơ cấu hiệu chỉnh kiểu lò xo được trình bày trên hình 8-15. Cấu tạo này có hai
loại: Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp vào thanh răng của bơm cao áp.
Khi động cơ làm việc ở chế độ toàn tải, thanh răng của bơm cao áp tì vào tựa giới
hạn được lắp trên bơm cao áp nhờ vào hiệu lực quy dẫn của độ căng lò xo và ly
tâm của quả văng.
Hiệu số lực này tăng lên khi số vòng quay của trục bộ điều tốc giảm xuống vì rằng
lực ly tâm của quả văng giảm xuống còn lực căng lò xo không đổi, do đó tựa lò xo
bị nén lại khi số vòng quay giảm xuống và thanh răng sẽ chuyển dịch về phía tăng
cung cấp nhiên liệu.
cao áp.

III. KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH, NHỮNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG HỆ


CUNG CẤP NHIÊN LIỆU

1. Chăm Sóc Bảo Dưỡng

Nội dung công việc chăm sóc bảo dưỡng có nhiều điểm tương tự như ở hệ thống
nhiên liệu động cơ xăng. Ngoài ra cần chú ý tiến hành một số công việc sau:
a. Trước khi động cơ hoạt động:
- Bổ sung đủ nhiên liệu;
- Tiến hành bơm nhiên liệu bằng tay để xả khí;
- Kiểm tra sự hoạt động của bàn đạp nhiên liệu, các chỗ nối.
b. Bảo dưỡng cấp I:
Nội dung tương tự như trên; lau chùi lỗ thông khí nắp thùng nhiên liệu.
c. Bảo dưỡng cấp II:
Ngoài nội dung như bảo dưỡng I còn tiến hành súc rửa bầu lọc thô nhiên liệu
d. Bảo dưỡng cấp II lần 2:
Ngoài nội dung như bảo dưỡng II còn tiến hành súc rửa bầu lọc tinh nhiên liệu;
thay dầu bôi trơn bộ điều tốc bơm cao áp.

2. Những hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Trường hợp 1
- Động cơ không khới động được, hoặc khởi động một lúc rồi tắt:
* Hiện tượng 1
- Động cơ không bốc hoặc chỉ được lúc đầu, sau đó không nhận được nhiên liệu
hoặc làm việc một thời gian rồi tự tắt
+ Nguyên nhân:
- Chưa mở khóa nhiên liệu - Hết nhiên liệu trong thùng
- Lọt không khí vào hệ thống - Đường ống bị tắc
- Bơm tay bị kẹt hoặc bơm thấp áp hỏng
+ Khắc phục:
- Tùy nguyên nhân mà có biện pháp xử lý: mở khóa; kiểm tra bổ sung nhiên liệu;
xả khí hệ thống; kiểm tra đường ống; kiểm tra bơm tay và bơm thấp áp.
* Hiện tượng 2
- Trục khuỷu quay chậm, không khởi động được.
+ Nguyên nhân:
- Động cơ khởi động quay yếu - Áp suất bình khí nén qúa thấp
+ Khắc phục:
- Kiểm tra bình điện, động cơ khởi động, cần thiết phải thay mới
- Kiểm tra áp suất khí nén, nếu thiếu nạp cho đủ
b. Trường hợp 2
- Động cơ không phát huy hết công suất
 Hiện tượng 1
- Động cơ làm việc bình thường, có khói ít và tải nhẹ
+ Nguyên nhân:
- Bơm cao áp cung cấp thiếu nhiên liệu vì điều chỉnh không đúng
+ Khắc phục
- Đạp hết cỡ bàn đạp, khe hở tay quay và vít hạn chế dưới < 0,3 mm, nếu lớn hơn
thì điều chỉnh cần kéo.
 Hiện tượng 2
- Động cơ bị rung nhiều
+ Nguyên nhân:
- Có một vài xi lanh không làm việc vì phân bơm nhiên liệu hỏng
- Kim phun bị kẹt vì bẩn nên một số vòi phun không phun nhiên liệu vào xi lanh
được.
+ Khắc phục:
- Xác định phân bơm cao áp hỏng bằng cách sờ tay vào từng ống cao áp, nếu
không thấy rung và có độ nóng là phân bơm có thể hỏng. Tháo đầu nối ống cao áp
không có nhiên liệu phụt ra là phân bơm hỏng, thay thế bơm cao áp.
- Xác định kim phun kẹt bằng cách cho động cơ chạy chậm, sờ tay vào ống cao áp,
nếu ống nào rung nhiều và nóng qúa là kim phun bị kẹt. Có thể mở từng ống dẫn
cao áp nếu mở vòi phun nào mà tiếng động cơ không thay đổi là vòi đó hỏng, thay
vòi phun.
 Hiện tượng 3
- Ống xả phun khói đen, có tia lửa
+ Nguyên nhân:
- Kim phun đậy không kín, nhiên liệu phun bị nhỏ giọt cháy không hoàn toàn.
- Góc phun sớm nhiên liệu qúa muộn nên nhiên liệu cháy trong ống xả.
+ Khắc phục:
- Mở kiểm tra từng vòi phun và thay thế.
- Kiểm tra đặt lại góc phun sớm nhiên liệu; nếu ống nối bơm cao áp qúa mòn thì
thay mới.
c. Trường hợp 3
- Vòng quay động cơ tăng vọt không điều khiển được.
 Hiện tượng:
- Thả bàn đạp nhiên liệu nhưng vòng quay động cơ vẫn tăng vọt cao hơn vòng
quay lớn nhất và tiếp tục tăng.
 Nguyên nhân:
- Kẹt thanh răng hoặc hỏng bộ điều tốc bơm cao áp.
 Khắc phục:
- Đóng khóa nhiên liệu; tăng tải để động cơ chết máy, kiểm tra nguyên nhân bị kẹt
và khắc phục. Nếu hư hỏng nặng thì thay bơm cao áp.
KẾT LUẬN, ÔN LUYỆN VÀ KIỂM TRA
1. Kết luận:
- Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel cung cấp kịp thời, đầy đủ nhiên liệu với áp
suất cao vào buồng đốt ở cuối kỳ nén để đốt cháy sinh công.
- Một số chi tiết của hệ thống được chế tạo siêu chính xác nhằm tạo áp suất cao và
tăng tuổi thọ.
- Để các chi tiết hoạt động tốt, phải thực hiện đầy đủ nội dung chăm sóc bảo
dưỡng, kiểm tra điều chỉnh hệ thống.
2. Hướng dẫn nghiên cứu
- Học viên đọc thêm phần Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trong « Cấu tạo động
cơ TTG » - Quyển 1 các trang 120 đến 137. 
- Học viên đọc thêm phần Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel động cơ TTG trong
«
 Cấu tạo động cơ TTG » - Quyển 2 các trang 194 đến 213; trang 248 đến 268;
trang 310 đến 338; trang 376 đến 377.
3. Tổ chức ôn luyện
Phụ trách: Lớp trưởng.
Các Tiểu đội, Tổ học tập, tổng hợp những nội dung thắc mắc chưa rõ để giải đáp
trong giờ học sau.
4. Địa điểm: Tại H310
5.Kiểm tra kết thúc huấn luyện
a. Mục đính:
Nhằm đánh giá chất lượng huấn luyện từ đó rút ra được những phương pháp huấn
luyện tích cực hiệu quả hơn.
b. Yêu cầu:
Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất.
Kiểm tra đến từng cá nhân học viên được học tập.
Có phương pháp bồi dưỡng, bổ túc thêm kịp thời.
Kiểm tra những nội dung trọng tâm của bài học.
c. Nội dung kiểm tra:
Nêu công dụng của hệ thống nhiên liệu động cơ điêden?
Thời gian kiểm tra: 10 phút.
d. Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp.
Câu hỏi ôn tập:

1.Trình bày nhiệm vụ và nguyên lý hệ thống nhiên liệu động cơ điêden?


2. khi làm việc hành trình chuyển động của bơ cao áp có thay đôiẻ không? Vì sao?
3. Để điều chỉnh áp suất vòi phun thì phải làm gì?
4. Nguyên lý hoạt động của bộ điều tốc như thế nào?
5. Tại sao phải điều chỉnh số vòng quay của trục khuỷa dộng cơ điêden?
KẾT QUẢ KIỂM TRA

Nội dung Ghi


STT Họ và tên Cấp bậc Chức vụ KẾT QUẢ
kiểm tra chú
Điểm Xếp loại

TỔNG HỢP KẾT QUẢ


Giỏi: = %
Khá: = %
Đạt: = %
Không đạt: = %
Đánh giá kết quả chung:

Ngày 27 tháng 05 năm 2016


NGƯỜI BIÊN SOẠN

Trợ lý Ngô Thanh Toàn

You might also like