You are on page 1of 8

1

I. GIỚI THIỆU CHUNG


Kính thưa các thầy trong hội đồng!
Chúng ta có thể nhận thấy rõ vai trò hết sức quan trọng của thiết bị kỹ
thuật trong sản xuất và xây dựng. Nhưng việc khai thác sử dụng các trang thiết
bị kỹ thuật đạt hiệu quả chất lượng cao là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Do đó,
việc nắm chắc các tính năng kỹ thuật của máy, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
của các hệ thống, bộ phận máy để phát huy khả năng hoạt động, kéo dài tuổi thọ
của các máy xây dựng là vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành máy xây.
Máy xúc PC450-7 với các tính năng kỹ thuật khá hiện đại do hãng
KOMATSU của Nhật bản chế tạo, đặc biệt là hệ thống thủy lực giúp cho máy
xúc có thể thực hiện các thao tác dễ dàng và đạt năng suất cao trong sử dụng.
Tuy nhiên, trong điều kiện khai thác sử dụng máy xúc PC450-7 tại Việt Nam,
các hệ thống của máy xúc luôn phải làm việc trong điều kiện khí hậu khắc
nghiệt như ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, độ ẩm. Điều này gây ảnh hưởng
trực tiếp đến hệ thống thủy lực của máy xúc và làm giảm năng suất, các tính
năng kỹ thuật của máy.
Vì vậy khai thác sử dụng và bảo quản tốt máy xúc PC450-7 trong điều kiện
tại Việt Nam là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Để đáp ứng được yêu cầu đó,
bản thân em được giao đồ án tốt nghiệp với nhiệm vụ “Khai thác hệ thống thủy
lực thiết bị công tác máy xúc PC450-7”. Sau thời gian tự nghiên cứu và được sự
giúp đỡ của thầy hướng dẫn em đã hoàn thành yêu cầu đồ án tốt nghiệp. Sau đây
em xin trình bày nội dung đồ án

1.1 Công dụng của máu xúc thủy lực Komatsu PC 450-7
Máy xúc KOMATSU PC450-7 được sử dụng để cơ giới hóa công tác đất,
cát phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.2. Cấu tạo
Cấu tạo của máy xúc thuỷ lực KOMATSU PC450-7 gồm 2 phần cơ bản:
Xe cơ sở và thiết bị công tác
2

Xe cơ sở của máy gồm các bộ phận chủ yếu sau: Cabin; hệ thống di chuyển
xích; cơ cấu quay sàn; sàn quay,; động cơ và các bộ truyền động; đối trọng
Thiết bị công tác của máy gồm: Cần; xi lanh cần; tay gầu; xi lanh tay gầu;
gầu xúc; xi lanh gầu.
1.2.1. Động cơ và các bộ truyền động
Máy xúc PC450-7 sử dụng động cơ SAA6D125E-3 có hệ thống định
hướng phun nhiên liệu và có turbo tăng áp. Công động cơ 246,4 kw/1850v/p
1.2.2. Hệ thống di chuyển
Máy xúc KOMATSU PC450-7 có cơ cấu di chuyển bánh xích. Thiết bị di
chuyển bánh xích cho phép giảm đáng kể áp suất lên đất phân bố tương đối đều
trên bề mặt tựa nên thích hợp với các nền đất khác nhau.
Nhược điểm của thiết bị di chuyển bánh xích là trọng lượng lớn, cấu tạo
phức tạp, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa khó khăn, lực cản di chuyển lớn, vận tốc di
chuyển thấp khoảng 4 - 6 km/h và phạm vi hoạt động di chuyển trong khoảng
100m mới bảo đảm tính kinh tế cũng như kỹ thuật.
1.2.3. Cơ cấu quay sàn
Hoạt động theo nguyên lý tựa quay.
Chính nhờ cấu tạo như vậy nên cơ cấu quay sàn có thể quay được toàn
vòng, khi hoạt động sẽ giảm được hành trình của thiết bị công tác giúp tăng năng
suất và linh động trong quá trình làm việc.
1.3. Nguyên lý hoạt động
Sự làm việc của máy diễn ra theo từng chu kỳ như sau: Đưa máy đến vị trí
làm việc, vươn và hạ gầu xuống vị trí cần cắt đất, thực hiện cắt và tích đất, nâng
gầu ra khỏi tầng đào, đưa máy đến vị trí đổ đất và xả đất qua miệng gầu. Sự làm
việc của máy ở các chu kỳ tiếp theo tương tự.
Chương 2. Khai thác hệ thống thuỷ lực thiết bị công tác.
2.1. Hệ thống thuỷ lực chung của máy xúc KOMATSU PC 450-7:
Hệ thống truyền động thuỷ lực chung của máy xúc KOMATSU PC450-7
có chức năng chuyển động năng của động cơ đốt trong thành áp năng của dòng
3

dầu thuỷ lực để dẫn động thiết bị công tác (cần, tay gầu, gầu), dẫn động quay
sàn và dẫn động hệ thống di chuyển. Ngoài ra một phần năng lượng dầu còn
dùng để điều khiển sự làm việc của các van và của bơm trong hệ thống.
2.1.1. Các máy thuỷ lực:
+ Cụm bơm chính
+ Mô tơ quay sàn
+ Mô tơ di chuyển
+ Các xi lanh thuỷ lực: xi lanh gầu, xi lanh tay gầu, xi lanh cần dùng để
điều khiển sự làm việc của thiết bị tương ứng (gầu, tay gầu, cần).
Các phần tử điều khiển:
+ Cụm van phân phối có chức năng thay đổi hướng dòng dầu thuỷ lực
được cấp từ bơm đến các cơ cấu và thiết bị công tác.
+ Van hợp_chia dòng dùng để hợp và chia dòng dầu cấp từ hai bơm đến
các cơ cấu và thiết bị công tác.
+ Cụm van điện từ là tổ hợp của các van điện từ dùng để điều khiển sự
làm việc của các van
Các phần tử điều chỉnh:
Van chống tụt cần có chức năng giữ cho cần không bị hạ tự do trong quá
trình làm việc.
+ Van tiết lưu có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng dầu qua van, từ đó có thể
điều khiển được vận tốc của cơ cấu chấp hành.
2.1.3. Hoạt động của hệ thống như sau:
Dưới tác dụng của mô men dẫn động từ động cơ đốt trong, các bơm trước,
bơm sau trong cụm bơm chính hoạt động: Bơm dầu từ thùng dầu và cấp dầu có
áp suất cao vào các đường ống chính nối liền với cửa đẩy của bơm. Tại đây, dầu
được đưa vào các đường dẫn dầu song song đặt ở cụm van phân phối và thông
qua cụm van này để cấp đến các thiết bị dẫn động cơ cấu công tác tương ứng.
Cụ thể, dầu có áp suất PP1 của bơm trước được đẩy tới kênh dẫn dầu song song
của các van phân phối thuộc nhóm gầu: Van phân phối điều khiển xi lanh cần,
4

van phân phối điều khiển mô tơ di chuyển bên phải, van phân phối điều khiển xi
lanh gầu,van phân phối điều khiển các thiết bị phụ. Tương tự, dầu có áp suất PP2
của bơm sau được đẩy tới kênh dẫn dầu song song của các van phân phối thuộc
nhóm tay gầu: Van phân phối điều khiển mô tơ quay sàn, van phân phối điều
khiển mô tơ di chuyển bên trái, van phân phối điều khiển xi lanh tay gầu. Đồng
thời, dầu có áp suất thấp từ các thiết bị dẫn động cơ cấu công tác được đưa trở
lại cụm van phân phối và hồi về thùng.
Để đảm bảo áp suất làm việc trong giới hạn nhất định, hệ thống được lắp
các van giảm áp hai cấp. Khi các van phân phối ở vị trí trung gian, dầu không
hồi về thùng qua van giảm áp mà hồi về thùng qua van dỡ tải để giảm sự tăng
nhiệt độ dầu.
2.2. Hệ thống thuỷ lực dẫn động cần;
2.2.1 Nguyên lý hoạt động
2.1.3 Một số phần tử trong hệ thống
a. Cụm bơm chính
- Cấu tạo
Cụm bơm chính có chức năng chuyển đổi cơ năng của động cơ đốt trong
thành áp năng của dòng dầu thuỷ lực để duy trì sự làm việc của cả hệ thống.
Cụm bơm chính gồm hai bơm pit tông hướng trục đĩa nghiêng loại HPV
190, áp suất làm việc 37,8 MPa; lưu lượng 345 lít/phút. Trên cụm bơm, người ta
bố trí các van PC, van LS và van EPC.Trục của hai bơm được nối với nhau nhờ
khớp nối rãnh then và được dẫn động chung bằng động cơ đốt trong.
- Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của bơm:
Dưới tác dụng của mô men dẫn động từ động cơ đốt trong, trục chuyển
động và làm cho khối xi lanh quay theo. Khi đó, các pit tông trong khối thực
hiện hai chuyển động đồng thời: chuyển động quay theo khối xi lanh và chuyển
động tịnh tiến theo chiều trục của khối xi lanh. Trong suốt quá trình chuyển
động, các chân pit tông luôn tỳ chặt lên mặt A của đĩa nghiêng. Do đó, nếu như
5

góc α hợp bởi đường tâm x của đĩa nghiêng và hướng trục của khối xi lanh khác
0 thì sẽ xảy ra sự chênh lệch thể tích giữa hai khoang E và F bên trong khối xi
lanh. Cụ thể, thể tích ở khoang sẽ E giảm (pit tông nén vào) và thể tích ở khoang
F tăng lên (pit tông thực hiện quá trình hút). Khi các khoang này tiếp xúc với
các rãnh trên đĩa van phân phối, dầu sẽ được đẩy ra ở khoang E và hút vào ở
khoang F.
Quá trình làm việc, đĩa nghiêng có thể dịch chuyển dọc theo bề mặt hình
trụ B tuỳ theo sự tác động của pit tông trợ động làm cho góc α hợp bởi đường
tâm x của đĩa nghiêng và hướng trục của khối xi lanh thay đổi. Khi đó, sự chênh
lệch thể tích giữa hai khoang E, F thay đổi và lưu lượng cấp của bơm cũng thay
đổi theo.
Khi đường tâm của đĩa nghiêng trùng với hướng của khối xi lanh (α=0),
lưu lượng dầu cấp bởi bơm sẽ bằng không (trên thực tế α luôn khác 0).
- Điều chỉnh lưu lượng bơm:
+ Nguyên lý điều khiển góc đĩa nghiêng của bơm
Góc đĩa nghiêng của bơm (lưu lượng đầu ra của bơm) được điều khiển sao
cho độ chênh áp ∆PLS (∆PLS = PP - PLS) là hằng số.
Nếu độ chênh áp ∆PLS bé hơn giá trị áp suất thiết lập của van LS (khi áp
suất gây ra bởi tải trên thiết bị dẫn động cơ cấu công tác cao) thì đĩa nghiêng của
bơm sẽ dịch chuyển về vị trí có góc nghiêng lớn nhất và ngược lại.
2.3.1. Mô tơ quay sàn
Hệ thống truyền động thuỷ lực dẫn động cơ cấu quay sàn có chức năng dẫn
động quay sàn trong quá trình làm việc. Nhờ đó, vị trí thiết bị công tác được
thay đổi trong mặt phẳng ngang, mở rộng phạm vi làm việc của máy.
Hệ thống truyền động thuỷ lực dẫn động cơ cấu quay sàn gồm: Các máy
thuỷ lực: bơm chính, mô tơ quay sàn; phần tử điều khiển: van phân phối, van
điều khiển, van điện từ,...; phần tử điều chỉnh: van tự giảm áp, van giảm 2 cấp,
van dỡ tải,...; các thiết bị phụ: thùng dầu, bầu lọc dầu, bộ làm mát dầu, ắc quy
thủy lực
6

.
Chương 3. Tính toán khả năng làm việc của máy.
3.1. Lý thuyết quá trình đào đất và phương pháp tính lực cản đào
Theo N.G. Dombrovxki,
3.2. Tính toán kiểm tra khả năng làm việc của máy
Máy xúc thủy lực với trang bị gầu nghịch thường đào đất theo bốn cách:
- Cần và tay gầu làm việc đồng thời nhờ sự làm việc tương ứng của xi lanh
cần và xi lanh tay gầu. Trong trường hợp này, gầu xem như được gắn ứng với
tay gầu;
- Tay gầu và gầu làm việc đồng thời, cần đứng yên;
- Tay gầu quay quanh khớp bản lề nối với cần nhờ xi lanh tay gầu. Khi đó,
cần đứng yên và gầu xem như được gắn cứng với tay gầu;
- Gầu quay quanh khớp bản lề nối với tay gầu nhờ xi lanh gầu, cần và tay
gầu lúc này đứng yên.
3.2.1. Trường hợp đào bằng cách quay tay gầu

(3-5)

(bỏ qua thành phần P do phương của lực này gần như đi qua điểm O1 )
r1: Chiều dài cánh tay đòn của trọng lực Gg+đ đối với điểm O1, [m];
r2: Chiều dài cánh tay đòn của trọng lực Gtg đối với điểm O1, [m];
r3: Chiều dài cánh tay đòn của lực P01 đối với điểm O1, [m];
r4: Chiều dài cánh tay đòn của lực P đối với điểm O1, [m];
Các giá trị r1 , r2 , r3 , r4 có thể xác định bằng phương pháp giải tích dựa trên
các góc quay của các xi lanh và kích thước các thiết bị, hoặc xác định bằng
phương pháp đo dựa vào mối quan hệ động học giữa các khâu. Tuy nhiên, bài
toán đang xét ở đây chỉ tính tại một vị trí, do vậy để đơn giản ta dùng phương
pháp đo. Với vị trí làm việc của máy như hình 3.2, ta xác định được:
3.2.1. Trường hợp đào bằng cách quay tay gầu
7

Từ sơ đồ các lực tác dụng như hình 3.3b, 3.3c, lấy mô men của tất cả các
lực đối với khớp O, O2, ta được:

(bỏ qua thành phần P do phương của lực này đi qua điểm O )

, ;

(3-12)
3.3. Nhận xét
Từ các đồ thị mô tả lực cản đào và khả năng làm việc của máy, ta thấy:
- Khi chiều sâu đào đất tăng, lực cản đào cũng tăng theo;
- Lực cản tác dụng lên xi lanh tay gầu và xi lanh gầu tăng khi tăng chiều
dày đào đất;
- Ở mỗi cấp đất, máy chỉ có thể đào với chiều dày lớp cắt nhất định, và khi
cùng chiều dày cắt, lực cản tác dụng lên thiết bị công tác tăng dần khi cấp đất
thay đổi từ cấp I đến cấp IV.
Trong điều kiện cùng cấp đất và chiều dày cắt, lực cản tác dụng lên xi lanh
gầu khi đào bằng phương pháp quay gầu luôn bé hơn lực cản tác dụng lên xi
lanh tay gầu khi đào bằng phương pháp quay tay gầu.

KẾT LUẬN

Với nhiệm vụ được giao “Khai thác hệ thống thủy lực thiết bị công tác máy
xúc PC450-7”, bản thân em đã vận dụng những kiến thức đã được học trong thời
gian qua cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đặc biệt được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo Trần Minh Tuấn đã giúp em hoàn thành đồ án đúng thời
hạn.
8

Tuy nhiên, do trình độ bản thân còn có hạn, trong thời gian ngắn cộng với
khối lượng công việc khá lớn nên trong quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi
những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, kính mong sự giúp đỡ và chỉ bảo của các
thầy giáo bộ môn để em có thể hoàn thành đồ án được tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Minh Tuấn và thầy Vũ Đình
Độ cùng các thầy trong bộ môn Xe máy Công binh – Khoa Động lực đã tận tình
giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án.

You might also like