You are on page 1of 4

Máy phát điện đồng trục (shaft generator)

Máy phát điện đồng trục là thuật ngữ được sử dụng bởi ngành Hàng hải, là một hệ thống phát
được điều khiển bằng máy chính. Trục đẩy chính của tàu từ động cơ đến chân vịt đi qua một hộp
số lớn, hộp số này có thể có nhiều hơn một trục phụ để truyền động các bộ phận của các thiết bị
như máy nén hoặc bơm thủy lực, hoặc máy phát điện,...

I. Điều kiện làm việc


Điều kiện hoạt động của máy phát đồng trục khác nhiều so với điều kiện hoạt
động của máy phát có truyền động riêng, ví dụ như trong các chế độ sau: Chế
độ điều động tàu, chế độ tàu hành trình qua kênh, chế độ tàu hành trình trên
biển trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn... Quá trình khai thác máy phát
đồng trục đòi hỏi hệ thống công tác ổn định trong giới hạn thay đổi tốc độ quay
chân vịt từ (60-100)% tốc độ định mức. Giới hạn này có liên quan đến sự ổn
định điện áp và tần số của lưới điện. Với bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến sự
thay đổi tốc độ quay của chân vịt thì vẫn phải đảm bảo điện áp và tần số ra với
độ chính xác cho phép theo yêu cầu của Đăng kiểm. Do yêu cầu về độ tin cậy
của các thiết bị điện tàu thuỷ, đặc biệt là thiết bị điều khiển, kiểm tra, thông tin
liên lạc, thiết bị dẫn hướng sử dụng vệ tinh ... nên mục đích ổn định điện áp,
tần số và công tác song song được với các tổ hợp máy phát khác trên tàu thuỷ
người ta phải ứng dụng cả hai chức năng đó là:
- Có khả năng giữ ổn định điện áp
- Có khả năng giữ ổn định tần số.
II. Các hệ thống máy phát điện đồng trục trong thực tế
Hệ thống phát điện đồng trục có thể chia ra làm 2 phần chính là phần cơ và
phần điện. Phần cơ thể hiện phương pháp, cách thức bố trí máy phát đồng trục
để lấy cơ năng từ máy chính, phần điện thể hiện cấu trúc máy điện và phương
pháp điều khiển chúng để chuyển đổi từ cơ năng sang điện năng.
1. Cách bố trí máy phát đồng trục để lấy cơ năng từ máy chính
Các máy phát đồng trục được bố trí bằng nhiều cách khác nhau để lấy cơ
năng từ máy chính (ME). Mỗi cách bố trí đều có các ưu và nhược điểm của
riêng của nó, cụ thể có các cách bố trí như sau:

Hình 1.1
- Máy phát đồng trục là một phần của trục chân vịt được thể hiện ở hình 1.1.
Máy phát đồng trục có rotor là một đoạn của trục chân vịt, được đặt ở giữa
chân vịt và máy chính. Đây là phương pháp đơn giản không cần có hộp số,
khớp nối riêng để đóng máy phát đồng trục vào hoặc đưa ra. Tuy nhiên, khi
tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy phát phải tiến hành các thao tác phức
tạp để tháo rời máy phát khỏi bệ và hệ trục. Trong trường hợp tốc độ chân
vịt quá thấp, tần số chỉ đạt từ 15 - 20 Hz, hệ thống buộc phải trang bị thêm
biến tần, như vậy làm tăng giá thành hệ thống, giảm hiệu suất của máy
phát. Mặt khác với cấu trúc như trên do sự tác dụng của chấn động là lực
xoắn nên khe khí của máy phát đồng trục phải lớn, hệ thống này có hiệu
suất không cao.

Hình 1.2
- Máy phát đồng trục được đặt đối diện với chân vịt qua máy chính được thể
hiện ở hình 1.2. Máy phát đồng trục được đặt sau máy chính, được nối với
trục máy chính bằng khớp đàn hồi, vì vậy giảm khe khí giữa rotor và stator,
giảm bớt từ trở cho máy. Tuy nhiên, hệ thống này có nhược điểm là hiệu
suất cơ không cao và chiếm diện tích lớn trong buồng máy.

Hình 1.3
- - Máy phát đồng trục được truyền động qua hộp số cùng phía chân vịt được
thể hiện ở hình 1.3. Các động cơ diesel lai chân vịt phổ biến nhất hiện nay
là loại trung tốc, truyền động thông qua hộp số cơ khí. Máy phát đồng trục
với hộp số trong phương pháp truyền động này có giá thành thấp và công
suất cơ máy phát tiêu thụ là không hạn chế. Trong hệ thống mà động cơ
diesel là loại thấp tốc, khi truyền động cho máy phát đồng trục nhất thiết
phải lắp đặt trục trung gian với hộp số, vì vậy làm tăng giá thành, gây thêm
khó khăn cho việc bảo dưỡng, sửa chữa đường trục và hệ thống truyền
động máy phát.

Hình 1.4
- Máy phát đồng trục được truyền động qua hộp số phía đối diện với chân vịt
được thể hiện ở hình 1.4. Phần truyền động của máy phát đồng trục có thể
hoàn toàn tách được khỏi diesel để sửa chữa bảo dưỡng ngay cả khi diesel
công tác. Hệ thống này có công suất giới hạn và diện tích đòi hỏi không lớn
lắm.
- Ngoài ra còn có các phương pháp bố trí máy phát đồng trục khác như:
máy phát đồng trục lắp đặt ngay trên diesel của máy chính tức là phần vỏ
stator của máy phát đồng trục được bắt vít trực tiếp vào vỏ máy chính, rotor
của máy phát được nối với trục diesel chính, vòng bi của động cơ diesel
cũng là vòng bi nâng rotor máy phát đồng trục; Và máy phát đồng trục
được truyền động qua hộp số ngược với chân vịt ngay cạnh máy chính, hộp
số được truyền động trực tiếp từ trục quay của máy chính. Nhược điểm của
2 phương pháp trên là hệ thống cồng kềnh, dải hoạt động hẹp nên ít được
ứng dụng trong thực tế. Trong tất cả các phương pháp bố trí máy phát đồng
trục để lấy cơ năng từ máy chính đã được trình bày ở trên, thì phương pháp
truyền động qua hộp số cùng phía chân vị được ứng dụng trong thực tế
nhiều nhất vì phương pháp này đơn giản, có giá thành thấp và công suất cơ
cao.
Ống đuôi tàu có ổ đỡ

1. Chức năng:
- Chịu tải: Chân vịt treo ở đầu phía sau tác dụng tải trọng lên trục được đỡ và
chịu lực bởi ổ đỡ đuôi tàu. Ổ trục là một ống lót bằng gang được lót bằng
kim loại màu trắng có khả năng chịu tải và bôi trơn. Ống đuôi tàu được lắp
ở khung đuôi tàu và khung bên trong thân tàu ở đỉnh phía sau. Điều này cho
phép trục đuôi quay trơn tru trong khu vực ổ trục để đẩy không bị gián
đoạn.
- Làm kín: Ổ trục ống bao gồm bố trí bịt kín để ngăn nước xâm nhập và tránh
dầu bôi trơn thoát ra biển. Hệ thống bôi trơn dành cho tàu có mớn nước
thay đổi (do bốc dỡ hàng hóa) bao gồm các két tiêu đề nằm ở độ cao
khoảng 2 đến 3 mét so với mực nước để chênh lệch áp suất đảm bảo nước
không lọt vào.
2. Cấu tạo:
- Ống đuôi chủ yếu bao gồm các bộ phận sau: ống đuôi, mặt bích kết nối
(phía trước và phía sau), ổ trục (phía trước và phía sau), ống nhỏ hơn cho
cảm biến nhiệt độ, bôi trơn vòng đệm phía sau, ống xả cho vòng đệm khí và
phớt trước (phía buồng máy) và phớt sau (phía nước).

You might also like