You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


CHUYỀN ĐỀ 1

GVHD: Th.S NGUYỄN TRỊNH NGUYÊN


LỚP : DH18OT

HCM, 08/2022

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................2

PHẦN 1: ĐỘNG CƠ.....................................................................................................3

1 CẤU TẠO...........................................................................................................3
2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG..............................................................................4
3 ƯU & NHƯỢC ĐIỂM.........................................................................................4
3.1 Ưu điểm........................................................................................................4
3.2 Nhược điểm...................................................................................................5
4 ỨNG DỤNG........................................................................................................5
Nissan Leaf................................................................................................................ 6
PHẦN 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI......................................................................................7

2
PHẦN 1: ĐỘNG CƠ
1 CẤU TẠO
Động cơ xoay chiều đồng bộ nam châm vĩnh cửu (ĐB NCVC) có roto là nam
châm vĩnh cửu và dây quấn 3 pha ở stator.
Trong động cơ đồng bộ NCVC thường kèm theo các cảm biến vị trí và cảm biến
tốc độ được sử dụng cho hệ truyền động servo.
ĐBNCVC thường được cấp hoặc điều khiển từ một bộ biến tần nguồn áp hoặc
nguồn dòng với điều khiển tần số và điện áp theo quy luật yêu cầu.

Hình 1.1 Cấu tạo của động cơ đồng bộ NCVC cực từ bố trí mặt ngoài và cưc chìm bên
trong( SPM và IPM)
Động cơ IPM ( Interior Permanent Magnet), còn gọi là động cơ đồng bộ nam
châm vĩnh cửu cực chìm, thuộc loại động cơ đồng bộ ba pha kích từ nam châm vĩnh
cửu. Trong đó phần cảm được kích thích bằng những phiến nam châm bố trí dưới bề
mặt rotor. Các thanh nam châm thường được làm bằng đất hiếm, là các nam châm có
suất năng lượng cao và giảm tối đa hiệu ứng khử từ.
Rotor của động cơ IPM thường làm bằng thép hợp kim chất lượng cao, được
rèn thành khối trụ sau đó gia cong phay rãnh để đặt các thanh nam châm.
Khi các thanh nam châm ẩn trong rotor thì có thể đạt được cấu trúc cơ học bền
vững hơn, kiểu này thường được sử dụng trong các động cơ cao tốc.
Tốc độ loại này thường cao nên để hạn chế lực li tâm rotor thường có dạng hình trống
với tỉ số “chiều dài/đường kính” lớn.

3
Đối với cấu trúc nam châm vĩnh cửu chìm, máy không thể được coi là khe hở không
khí đều như động cơ nam châm cực lồi. Trong trường hợp này các thanh nam châm
được lắp bên trong lõi thép rotor về mặt vật lý coi là không có sự thay đổi nào của bề
mặt hình học các nam châm.
Mỗi nam châm được bọc bởi một mảng cực thép nên nó làm mạch từ của máy thay đổi
khá mạnh, vì do các mảng cực thép này tạo ra các đường dẫn sao cho từ thông cắt
ngang các cực này và cả trong không gian vuông góc với từ thông nam châm. Do đó
hiệu ứng cực lồi là rõ ràng và nó làm thay đổi cơ chế sản sinh momen của máy điện.
2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Đồng bộ nam châm vĩnh cửu làm việc dựa trên sự tương tác giữa từ trường quay
của cuộn stator và từ trường của nam châm vĩnh cửu đặt trên roto tạo nên.
Khi số đôi cực của từ trường stator và rotor như nhau, vận tốc quay của các từ
trường bằng nhau, thì xuất hiện lực kéo điện từ giữa các cực từ của stator và rotor và
hình thành momen điện từ.
Động cơ khởi động dưới tác dụng của momen không đồng bộ hình thành do sự
tương tác giữa từ trường rotor và dòng điện trong dây quấn stator.
Khi đạt tới tốc độ gần đồng bộ ,nhờ tác dụng từ trường quay stator và cực từ NCVC,
rotor được kéo vào đồng bộ.

Trong đó fs là tần số của mạch stator, Pc là số đôi cực của động cơ đồng bộ.
3 ƯU & NHƯỢC ĐIỂM
3.1 Ưu điểm
Động cơ đồng bộ nói chung, động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu nói riêng
được sử dụng rộng rãi trong các hệ truyền động điện công nghiệp vì nó thừa
hưởng được những ưu điểm của cả hai loại động cơ một chiều (DC) và động
cơ không đồng bộ:
1/ Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu không có cổ ghóp nên nó gọn nhẹ hơn
động cơ một chiều, giá thành đầu tư thấp và nó làm việc tin cậy ít phải bảo dưỡng hơn.
Động cơ đồng bộ còn khả năng làm việc ở dải tốc độ rất thấp và rất cao, những vùng
tốc độ mà truyền động điện một chiều rất khó đạt được.
2/ Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu có sự tách biệt giữa phần cảm và phần
ứng do sử dụng nam châm tạo từ thông nên nó dễ điều chỉnh tốc độ và momen hơn so
với động cơ không đồng bộ.

4
3/ Vì rotor của động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu là nam châm vĩnh cửu nên
nó có ưu điểm hơn động cơ đồng bộ rotor dây quấn ở chỗ sẽ ít tổn thất đồng ở rotor
hơn. Với những loại nam châm vĩnh cửu có mật độ năng lượng cao như
Neodymium – Iron – Boron (NdFeB), kích thước động cơ sẽ nhỏ hơn dẫn đến
momen quán tính thấp hơn, tạo nhiều ưu điểm trong điều khiển truyền động điện.
4/ Đặc biệt động cơ nam châm vĩnh cửu chìm (IPM) do có sự khác biệt giữa điện
cảm 2 trục d, q có khả năng phát huy momen cao, chịu quá tải lớn, tốc độ làm việc
cao.Như vậy có thể thấy động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu có rất nhiều ưu điểm
tuy nhiên do chế tạo khó khăn giá thành của nó khá cao.Trong vài năm gần đây, với sự
phát triển của công nghệ chế tạo, giá thành của NdFeB có xu hướng giảm dẫn đến
động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu càng được ứng dụng rộng rãi. Điều này khiến
các nhà nghiên cứu chú tâm hơn đến động cơ đông bộ nam châm vĩnh cửu cụ thể là
IPM. Với các ưu thế về hiệu suất và kích cỡ động cơ IPM trờ thành sự lựa chọn rất
thích hợp trong các ứng dụng cần tiết kiệm năng lượng điển hình là trong xe điện. Dải
công suất được sử dụng thường là trung bình và thấp và thường nhỏ hơn 100 kW.
3.2 Nhược điểm
Tuy nhiên, thiết kế nam châm vĩnh cửu nhúng trong rotor trên động cơ IPM có hạn chế
khi xe vận hành ở tốc độ cao sẽ khó kiểm soát do từ trường quay bị cố định.

4 ỨNG DỤNG
Trong những năm qua, quá trình chuyển đổi công nghệ từ các phương tiện giao
thông thông thường sang sử dụng nhiều điện hơn đã được tạo điều kiện thuận lợi do sự
chuyển đổi nhận thức ngày càng sâu rộng về các nền tảng công nghệ thân thiện với
môi trường và hiệu quả năng lượng. 
Xu hướng này đặc biệt rõ ràng trong các ứng dụng ô tô và servo hiện đại. Các
ứng dụng sức kéo điện yêu cầu động cơ hiệu suất cao với mật độ mô-men xoắn cao,
hiệu suất cao trên phạm vi hoạt động tốc độ rộng và khả năng quá tải tạm thời cao, các
đặc tính hoàn toàn được đáp ứng trong cấu hình động cơ IPM. 
Các đường cong tốc độ mô-men xoắn và tốc độ công suất của động cơ IPM
điển hình được mô tả trong hình 2 và 3, bao gồm Vùng mô-men xoắn không đổi
(CTR) và Vùng công suất không đổi (CPR). Rõ ràng là trong vùng CPR, sự giảm mô-
men xoắn đối với cùng một dòng điện của động cơ là thấp, đặc biệt là đối với các điều
kiện tải thấp hơn, do mô-men trở lực tăng thêm vào mô-men xoắn nam châm.

5
Một số xe sử dụng động cơ IPM
VinFast VF e34
VF e34 được trang bị khối động cơ điện có công suất tối đa 110 Kw, tương
đương với 147.5 mã lực, momen xoắn cực đại lên đến 242Nm.

Hình 4.1 Vinfast E34


Khi được sạc đầy có thể di chuyển trên quảng đường 300km. Pin của VF e34 có
khả năng sạc nhanh 15 phút, cho phép xe di chuyển quảng đường 180km.
Nissan Leaf
Sản sinh công suất tối đa 148 mã lực và mô men xoắn 320 Nm cho phép xe
chạy ở tốc độ tối đa 145 km/giờ

Hình 4.2 Nissan Leaf

6
PHẦN 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Sự khác nhau giữa động cơ đồng bộ (IPM) và động cơ không đồng bộ
(IM)
Về nguyên lý:
Động cơ không đồng bộ (IM) có sự trượt giữa tốc độ quay của từ trường và tốc
độ quay chậm hơn của rotor. Còn động cơ đồng bộ (IPM) thì rotor quay cùng tốc độ
với từ trường của Stator.
Về động cơ:
Động cơ đồng bộ: Stato có các khe dọc theo phần trục, bao gồm các khe của
cuộn dây stato được làm theo một số cực cụ thể. Nói chung, 1 rotor cực mạnh thường
được gắn trên đó 1 cuộn dây rôto. Cuộn dây roto sẽ cung cấp cho nguồn cung cấp DC
nhờ vào sự trợ giúp của vòng trượt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một cánh quạt
cùng với nam châm vĩnh cửu là đủ.
Động cơ không đồng bộ: Cuộn dây stato bên trong cũng tương tự như động cơ
đồng bộ. Đó là dấu hiệu cho một số cực cụ thể của một rôto lồng sóc hoặc một rôto
dây quấn có thể được sử dụng. Trong rôto lồng sóc, các thanh rôto cũng được ngắn
mạch vĩnh viễn cùng với các vòng cuối. Trong rôto dây quấn, cuộn dây cũng bị ngắn
mạch vĩnh viễn, do đó lúc này sẽ không cần vòng trượt.
Về cảm biến:
Khác nhau ở cảm biến Hall
Câu 2: Nhận xét đồ thị:

7
Khác với động cơ đốt trong, động cơ điện có được sức mạnh gần như là tức thì,
dù cho nó quay ở tốc độ như thế nào. Ngoài ra, sự thay đổi tốc độ quay của động cơ
điện cũng nhanh hơn nhiều lần tốc độ đó của động cơ đốt trong, mang đến khả năng
tăng tốc tốt hơn cho xe điện.

You might also like