You are on page 1of 39

Hệ thống bôi trơn bánh răng vòng trong tua-bin điện gió công suất từ 1,5 MW

Hệ thống điều khiển.


Hệ thống điều khiển tua-bin điện gió gồm những tủ điện trong
thùng Nacelle và một tủ điều khiển khác trên mặt đất trong thân
trụ. Hệ thống điều khiển gồm những máy vi tính kiểm tra mọi tình
trạng của tua-bin điện gió.
Những tủ điện đặt trong thùng Nacelle ngòai hệ thống đổi tần còn
có công dụng điều khiển hệ thống chỉnh góc đón gío của cánh
quạt, chỉnh tua-bin theo hướng gió, chỉnh tốc độ số vòng quay của
hệ thống cánh quạt theo tín hiệu về tốc độ và hướng gió từ thiết bị
đo gió nằm trên thùng Nacelle.
Hệ thống điều khiển còn có chức năng chỉnh công suất điện theo
yêu cầu sản xuất cũng như chức năng đình chỉ tua-bin họat động
khi tốc độ gió lên quá cao.
Hệ thống điều khiển và thiết bị điện trong thùng Nacelle
Để bảo đảm tua-bin điện gió họat động hiệu quả, việc
theo dõi và kiểm tra tình trạng của tua-bin điện gió được
thực hiện với sự hỗ trợ của hệ thống máy tính và phần
mềm được nối mạng chung với Đài Khí tượng, trạm biến
thế và hệ thống lưới điện theo phương thức điều khiển
giám sát và thu thập dữ liệu SCADA (Supervisory
Control and Data Acquisition).
Sơ đồ nối mạng hệ thống tua-bin điện gió.
Tương tự như tủ điều khiển đặt trong thân trụ, những
thông số cần thiết như tình trạng họat động, thời gian
ngưng hoạt động của từng bộ phận trong tua-bin điện gió
được thực hiện với Nguyên tắc theo dõi hệ thống từ xa
Condition Monitoring System (CMS).
Màn hình hiện thị số giờ hoạt động và những thông tin khác đặt trong thân trụ.
Tua-bin Vestas
Hộp điện trong tua-bin điện gió
Máy phát điện.
Trong công nghiệp điện gió gồm những lọai máy phát điện:
• Máy phát điện dị bộ (Asynchron generator).
• Máy phát điện dị bộ kép (Double fed asynchron generator).
• Máy phát điện đồng bộ (Synchron generator).
• Máy phát điện đồng bộ vòng (Annular Generator) hoặc máy
phát điện nam châm vĩnh cửu (Permanent Magnet Generator).
Phần lớn máy phát điện trong tua-bin điện gió tạo ra dòng điện
xoay chiều ba pha, tương tự những máy phát điện thông thường.
Tùy theo lọai tua-bin điện gió mà máy phát điện có điện thế và
công suất khác nhau
• 12 V, 24 V hoặc 48 V: Tua-bin điện gió dưới 2 kW.
• 120 V đến 240 V: Tua-bin điện gió từ 2 đến 10 kW.
• 400 V: Tua-bin điện gió đến 600 kW.
• 400 V: Tua-bin điện gió trên 1,0 MW không hộp số.
• 690 V: Tua bin điện gió trên 600 kW có / không hộp số.
Máy phát điện dị bộ (Asynchron generator).
Cho đến khỏang năm 1990, tua-bin điện gió họat động với số vòng
quay cố định theo nguyên tắc tua-bin Đan Mạch. Với nguyên tắc
này cơ năng từ hệ thống Rotor được chuyển vào hộp số để tăng tốc
độ số vòng quay phù hợp với máy phát điện.
Máy phát điện của những tua-bin điện gió theo nguyên tắc Đan
Mạch là máy phát điện dị bộ có hiệu thế và tần số đáp ứng yêu cầu
của lưới điện nên dòng điện có thể chuyển trực tiếp vào mạng điện
quốc gia.

Nguyên tắc
máy phát điện dị bộ.
Máy phát điện dị bộ kép (Double-fed asynchron. generator - dASG).
Từ năm 1996 phần lớn tua-bin điện gió sử dụng máy phát điện dị
bộ kép (Double-fed asynchronous generator - dASG). Máy phát
điện này được thiết kế nối thêm với bộ đổi tần để điều chỉnh
dòng điện nên có thể họat động với tốc độ số vòng quay khác
nhau, một phần dòng điện khoảng từ 20 đến 40% được chuyển
qua bộ phận đổi tần để phù hợp với tần số và công suất điện qui
định.

Nguyên tắc máy phát điện dị bộ kép và lưới điện.


Máy phát điện đồng bộ (Synchron generator).
Máy phát điện đồng bộ họat động theo nguyên tắc cảm ứng điện từ
và được kích thích bởi chuyển động quay. Tại máy phát điện đồng
bộ, nguồn từ trường trong lõi được kích họat bằng dòng điện một
chiều tại vòng ngòai hoặc phần lõi được kích thích bởi nam châm
vĩnh cửu.
Trong máy phát điện nam châm vĩnh cửu, chuyển động quay của
lõi tại phần tĩnh (Stator) tạo ra dòng điện xoay chiều.
Công suất và tần số
điện lệ thuộc vào tốc
độ số vòng quay của
lõi và số cặp cực.

Nguyên tắc
máy phát điện đồng bộ.
ASG: máy phát điện dị bộ - SG: máy phát điện đồng bộ - dASG: máy phát điện dị bộ kép.

Thị trường máy phát điện trong công nghiệp điện gió đến năm 2004.
Máy phát điện nam châm vĩnh cửu.
Máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu (Permanet magnet
generator) được sử dụng nhiều trong kỹ nghệ từ những năm 1960
và chủ yếu trong những động cơ có công suất thấp. Trong hai
thập niên vừa qua việc nghiên cứu và ứng dụng máy phát điện
nam châm vĩnh cửu đã phát triển nhanh, điển hình là ứng dụng
trong kỹ nghệ sản xuất ổ đĩa cứng, màn hình LCD trong tin học
hoặc điện thoại cảm ứng cũng như trong kỹ nghệ xe hơi.

- Máy phát điện nam châm vĩnh cửu với tốc độ cao.
(High speed PM generators – HS PMG
- Máy phát điện nam châm vĩnh cửu với tốc độ trung bình.
(Medium speed PM generators - MS PMG
- Máy phát điện nam châm vĩnh cửu với tốc độ thấp.
(Low speed PM generators
Nguyên tắc đổi tần toàn phần của tua-bin dùng hộp số và máy  phát điện nam châm
vĩnh cửu với tốc độ cao (High speed PM generators – HS  PMG)
Nguyên tắc đổi tần toàn phần của tua-bin dùng hộp số kết hợp  trong máy phát
điện nam châm vĩnh cửu với tốc độ trung bình (Medium speed  PM generators -
MS PMG)
  Từ năm 1993 công nghiệp điện gió sử dụng máy phát
điện nam châm vĩnh cửu không dùng hộp số được sản
xuất và đưa vào thị trường. Nguyên tắc của lọai máy
phát điện này là sử dụng nam châm vĩnh cửu kết hợp
nhiều cực trong một vòng khung và được gắn trực tiếp
với hệ thống Rotor.
  Công nghệ này trong những năm 90 không phát triển
vì giá thành vật liệu nam châm vĩnh cửu từ đất hiếm rất
cao. Những năm vừa qua việc khai thác đất hiếm tăng
nên công nghệ máy phát điện nam châm vĩnh cửu phát
triển nhanh.
Nguyên tắc đổi tần toàn phần của tua-bin sử dụng máy phát điện nam
châm vĩnh cửu với tốc độ thấp (Low speed PM generators - LS PMG)
không dùng hộp số
Sử dụng máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu,
hộp số và máy phát điện thông thường cuả tua-bin điện
gió được thay thế bằng những mảng nam châm quay
vòng từ cơ năng của hệ thống cánh quạt và được gọi là
máy phát điện vòng.
Với nguyên tắc thiết kế này, máy phát điện họat động
với tốc độ số vòng quay rất thấp nhưng nguồn điện
năng sản xuất cao. Những ưu điểm cơ bản khác là máy
phát điện không cần bôi trơn bằng dầu, thời gian bảo trì
ngắn, độ bền cao và độ ồn phát sinh cũng thấp.
Nam châm vĩnh cửu được cấu tạo từ các các hợp chất của các nguyên tố đất
hiếm (rare earth) và kim loại chuyển tiếp có khả năng giữ từ tính cao và là nguồn
tạo ra từ trường như chất Samarium - Cobalt, Neodym (Nd), Dysprosium (Dy)
hoặc Terbium (Tb).

Cuộn dây đồng trong bộ phận tĩnh Stator.


Cảm ứng điện từ sảy ra trong những cuộn dây đồng của bộ phận
tĩnh Stator nhờ những lớp nam châm vĩnh cửu đặt tại vòng quay
Rotor. Khi Rotor quay, nguồn từ trường làm chuyển động những
nguyên tử electron và phát sinh ra dòng điện.
Trong máy phát điện đồng bộ vòng kích thích bởi nam châm vĩnh
cửu, hai bộ phận chính là bộ phận quay (Rotor) và bộ phận tĩnh
(Stator).

Rotor máy phát điện và phận lõi Stator - Tua-bin Avantis.


.

Sản xuất máy phát điện Nam châm vĩnh cửu.


Cấu trúc tua-bin Vensys sử dụng máy điện nam châm vĩnh cửu.

Cấu trúc tua-bin Enercon sử dụng máy điện nam châm vĩnh cửu..
Cấu trúc tua-bin Siemens sử dụng máy điện nam châm vĩnh cửu
Trong những năm 1970-1980, nam châm vĩnh cửu được chế tạo từ
quặng Samarium-Cobalt (Sm2Co17). Từ năm 1987 nam châm vĩnh cửu
được chế tạo từ chất Neodym (Nd). Neodym được tách từ hợp chất
Neodymium-Iron-Bor (Nd2Fe14B) của đất hiếm, Neodym là một loại
nguyên liệu mới có nguồn từ trường cao và bền hơn Samarium-Cobalt.

Sự phát triển về nguyên liệu của nam châm vĩnh cửu


Sản xuất nguyên liệu Neodym từ đất hiếm
Việc khai thác đất hiếm hiện nay chủ yếu tại Trung Quốc. Tại
Việt Nam nguồn đất hiếm có thể khai thác được tìm thấy tại
mộ số tỉnh như Lai châu, Lào Cai, Yên Bái và theo sự đánh
giá của một số chuyên gia địa chất thì hàm lượng phóng xạ
trong đất hiếm tại đây có thể thấp hơn tại Baotou - Trung
Quốc và như thế việc khai thác cũng ít nguy hại đến sức khỏe
con người.
Rotor máy phát điện và phận lõi Stator - Tua-bin Enercon.
Hệ thống đổi tần, kết nối lưới điện.
Hệ thống đổi tần.
Tuabin điện gió sử dụng máy phát điện dị bộ kép được
chuyển thẳng vào lưới điện, phần còn lại khoảng từ 20 đến
40% được chuyển qua bộ phận đổi tần để phù hợp với tần
số và công suất điện qui định. Vì thế hệ thống đổi tần
thường có kích thước nhỏ và giá thành cũng thấp hơn.
Tua-bin điện gió sử dụng máy phát điện đồng bộ kích thích
bởi nam châm vĩnh cửu không hoạt động với tốc độ số
vòng quay nhất định nên điện thế và tần số điện luôn thay
đổi, vì thế những tua-bin điện gió này không thể gắn trực
tiếp được vào lưới điện mà phải kết hợp với một hệ thống
đổi tần để giữ tần số điện là 50 Hz hoặc 60 Hz.
Hệ thống đổi tần chuyển đổi tần số điện xoay chiều AC có tần
số không ổn định qua điện một chiều DC rồi từ đó qua điện
xoay chiều AC với tần số ổn định (AC-DC-AC converter).

Nguyên tắc đổi tần số điện AC-DC-AC.

Nguyên tắc của hệ thống đổi tần


Hệ thống đổi tần của tua-bin điện gió với Transistor cực điều
khiển cách ly (IGBT) và tủ điện nối mạng - PCS Green Line.
Hiệp hội điện gió châu Âu EWEA - Brussels - Bỉ - 2011
Kết nối lưới điện
Việc kết nối lưới điện cho cánh đồng điện gió cần đáp ứng
đầy đủ những yêu cầu kỹ thụât như việc cung cấp nguồn
điện và hạn chế được những ảnh hưởng gây xáo động
dòng điện; bảo đảm giữ mạng điện chính ổn định; đáp ứng
được tất cả những mã số về mạng điện cũng như yêu cầu
giảm truyền dòng điện áp LVRT (Low voltage ride through).

Yêu cầu kỹ thụât về mạng lưới điện trên thế giới có những
điểm khác biệt nên tua-bin điện gió sản xuất phải tuân thủ
những yêu cầu kỹ thuật riêng của từng nơi và chủ yếu là:
• Điều kiện kỹ thuật của mạng lưới điện.
• Công suất nối điện.
• Dòng điện thất thoát tối đa phải được định trước.
• Hệ thống bảo vệ mạng điện.
• Hệ thống bảo vệ tua-bin.
• Tần số điện phù hợp.
• Hệ thống bảo vệ khi bị chạm điện.
• Ảnh hưởng của lưới điện vào tua-bin.
Nối điện đến nơi tiêu thụ
Trạm biến thế.

Trạm biến thế trên mặt đất của tua-bin điện gió sử dụng hộp số
Trạm biến thế của cánh đồng
điện gió không dùng hộp số
Thùng Nacelle tua-bin điện gió Siemens SWT-3.0-101 DD
Trụ, chân đế.
Trụ tua-bin điện gió gồm lọai trụ cột nhỏ, trụ lưới (lọai ráp từ những
thanh sắt), trụ ống thép, trụ bê-ton, trụ kết hợp thép và bê-ton.

Cột và dây cáp giữ tua-bin điện gió. Trụ lưới. Trụ ống thép.
Sản xuất trụ ống thép.

Đọan chân trụ và vòng nối


hai lớp đinh ốc.
Trụ kết hợp thép và bê-ton (hybrid).

You might also like