You are on page 1of 3

Nguyễn Đắc Trà

61TĐH1

Chương 2 tuần 4

Câu 7: Có mấy loại bộ biến tần đa mức, ưu nhược điểm của bộ biến
tần đa mức.
Về cấu tạo bộ biến tần đa mức có thể chia như sau:
- Bộ biến tần điot kẹp
- Bộ biến tần tụ điện kẹp
- Bộ biến tần đa mức nối tầng
Ưu điểm:
- Có khả năng tạo điện áp ra chứa ít sóng hài nhất nên có độ méo
nhỏ nhất đồng thời có tốc độ thay đổi điện áp nhỏ
- Tạo ra dòng điện có ít sóng hài bậc cao, độ méo nhỏ nhất
- Tạo điện áp ra ở chế độ chung nhỏ nhất, nên giảm được ứng suất
ở ổ bi và nếu sử dụng điều khiển thông minh để điều chế điện áp
ra có thể loại trừ điện áp chế độ chung
- Có thể làm việc với tần số đóng cắt thấp do đó giảm được tổn
thất đóng cắt, làm cho hiệu suất của bộ biến đổi cao
- Các van bán dẫn làm việc với điện áp định mức nhỏ
Nhược điểm cơ bản là sơ đồ và điều khiển phức tạp, cần nhiều van
bán dẫn đặc biệt khi số mức điện áp ra tăng.

Câu 8: Hãy kể tên các phương pháp điều chế điện áp ra của biến tần.
- Phương pháp điều biên đa mức hình sin PWM
- Phương pháp điều biên đa mức PWM lựa chọn loại bỏ sóng hài
- Phương pháp điều chế đa mức véc tơ SVM
Câu 9: Nguyên lý điều chế PWM bằng sóng mang.
Bản chất của sóng mang như sau: Dùng 1 sóng mang có tần số f c
tương đối lớn dạng tam giác cân và dạng sóng chuẩn hình sin có tần
số fs<fc. Hai sóng này được đưa tới bộ so sáng, tại điểm cắt của 2 hàm
này sẽ xác định thời điểm mở của các van.

Điều khiển chế độ rộng xung PWM là phương pháp hoạt động dựa
trên nguyên tắc đóng ngắt nguồn của tải, theo chu kỳ và điều chỉnh
thời gian đóng/ cắt. Phần tử thực hiện nhiệm vụ đóng cắt mạch là các
linh kiện bán dẫn. Cụ thể, cách hoạt động PWM:
PWM hoạt động bằng cách tạo ra xung dòng điện 1 chiều, đồng thời
thay đổi khoảng thời gian ở mỗi xung ở trạng thái “bật”. Từ đó kiểm
soát dòng điện chảy đển mỗi thiết bị trong mạch điện. PWM ở dạng
kỹ thuật số, với 2 trạng tháng bật - tắt, tương ứng với 0-1 ở hệ nhị
phân.
Theo đó, mỗi xung có thời gian bật càng lâu, thì đèn sẽ càng sáng.
Trường hợp, do khoảng cách giữa các sung quá ngắn, nên đèn led
không thực sự tắt, mang lại cảm giác như chiếu sáng liên tục.
Nếu xung nguồn 70%, có nghĩa là thời gian bật chiến đến 70%, tương
ứng độ sáng của đèn lên đến 70% thời gian. Nếu xung PWM đặt bằng
0% thì toàn bộ tín hiệu sẽ bằng phẳng, lúc này đèn led sẽ không hoạt
động.

Câu 10: Nguyên lý điều chế biến tần vector.


Trong kỹ thuật điện, điều chế vector không gian (vector Control), còn
gọi là điều khiển tốc độ tựa từ thông (Field Oriented Control - viết tắt
là FOC), là một phương pháp điểu khiển tần số (VFD) dòng điện của
stator trong các đông cơ điện xoay chiều 3 pha được chiếu bởi hai
thành phần vuông góc, 2 thành phần này có thể biểu diễn được trên
vector không gian. Thành phần thứ nhất xác định từ thông trên rotor
của động cơ, Thành phần thứ hai xác định mô men quay. Bộ điều
khiển sẽ tình toán các dòng điện tương ứng dựa vào từ thông, momen
quay từ bộ điều khiển tốc độ động cơ. Thường thì bộ điều khiển tỷ lệ -
tích phân (PI controller) sẽ được dùng để đo các thành phần dòng điện
trên tại các giá trị tham chiếu. Bộ điều chế độ rông xung (PWM) của
biến tần sẽ đóng ngắt các transistor dựa trên các mẫu điện áp stator từ
đầu ra của bộ điểu khiển PI.
FOC được dùng để điểu khiển tốc độ đông cơ xoay chiều đồng bộ và
không đồng bộ. Ban đầu nó được phát triển cho các ứng dụng cần
động cơ hiệu suất cao, yêu cầu hoạt động trơn tru với tốc độ tối đa,
tạo ra momen quay cực đại và có hiệu suất động năng cao, tăng và
giảm tốc nhanh. Tuy nhiên, nó đang trở nên ngày càng hấp dẫn đối
với các ứng dụng hiệu suất thấp hơn để giảm tiêu thụ điện năng, giảm
giá thành và kích cỡ của động cơ. Trong tương lai, với sự phát triển
mạnh mẽ của các bộ vi xử lý, FOC sẽ dần dần thay thế bộ điều khiển
đơn biến vô hướng volt-trên-Hertz (V/f).

You might also like