You are on page 1of 21

THIẾT KẾ BỘ NGUỒN BĂM XUNG ÁP MỘT CHIỀU ĐIỀU

KHIỂN ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU CÓ ĐẢO CHIỀU

Công suất định Điện áp định Dải điều Nguồn cấp


mức (kW) mức (V) chỉnh tốc độ
1 110 30:1 3x380V;50Hz

CHƯƠNG I
ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
1.1.1 Cấu tạo động cơ điện một chiều
Động cơ điện một chiều chia thành 2 phần chính:
 Phần tĩnh(Stator):
-Gồm các bộ phận chính sau:
Cực từ chính
Dây quấn kích từ được quấn bằng dây đồng bọc cách điện.
Cực từ phụ
 Phần quay ( Rotor):
-Gồm các bộ phận chính sau:
Lõi thép phần ứng
Dây quấn phầnứng
Cổ góp
Cơ cấu chổi than

1.1.2 Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều


-Khi cho điện áp một chiều U vào hai chổi điện, trong dây quấn phần ứng có dòng điện I ư.
Các thanh dẫn có dòng điện nằm trong từ trường, sẽ chịu lực Fđt tác dụng làm cho rotor
quay.
-Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí các thanh dẫn đổi chỗ cho nhau, do có phiến
góp đổi chiều dòng điện, giữ cho chiều lực tác dụng không đổi, đảm bảo động cơ có chiều
quay không đổi.
-Khi động cơ quay, các thanh dẫn cắt từ trường, sẽ cảm ứng sức điện động Eư.Ở động
cơ điện một chiều sức điện động Eư ngược chiều với dòng điện Iư nên sức điện động Eư
còn được gọi là sức phản diện.
-Phương trình điện áp là: U =Eư + Rư . I ư
1.2 CÁC PHƯƠNG ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
Điều chỉnh tốc độ là một trong những nội dung chính của truyền động điện tự động
nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ của các máy sản xuất.
-Xét phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều:

-Ta thấy rằng việc điều chỉnh động cơ điện một chiều có thể thực
hiện được bằng cách thay đổi các đại lượng: Rư , Φ, Uư
-Thực tế có 3 phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều:
Phương pháp 1: Thay đổi điện trở phần ứng
Đây là phương pháp kinh điển dùng để điều khiển tốc độ động cơ trong nhiều năm.
Nguyên lý điều khiển:
-Trong phương pháp này người ta giữ U = Uđm; Φ = Φđm và nối thêm điện
trở phụ vào mạch phần ứng để tăng điện trở phần ứng.
-Độ cứng của đường đặc tính cơ:

Hình 1.3 Đồ thị đặc tính cơ khi thay đổi điện trởphụ
-Đặc điểm của phương pháp:
Điện trở mạch phần ứng càng tăng thì độ dốc đặc tính càng lớn, đặc tính cơ
càng mềm, độ ổn định tốc độ càng kém và sai số tốc độ càng lớn.
Phương pháp này chỉ cho phép điều chỉnh tốc độ trong vùng dưới tốc độ định
mức ( chỉ cho phép thay đổi tốc độ về phía giảm).
Chỉ áp dụng cho động cơ điện có công suất nhỏ, vì tổn hao năng lượng trên điện trở
phụ làm giảm hiệu suất của động cơ và trên thực tế thường dùng ở động cơ
điện trong cần trục.
-Đánh giá các chỉ tiêu
Tính liên tục: phương pháp này không thể điều khiển liên tục được mà phải
điều khiển nhảy cấp.
Dải điều chỉnh phụ thuộc vào chỉ số mômen tải. Tải càng nhỏ thì dải điều chỉnh D
= ωmax / ωmin càng nhỏ. Phương pháp này có thể điều chỉnh trong dải D= 3 : 1
Giá thành đầu tư ban đầu rẻ nhưng không kinh tế do tổn hao trên điện trở phụ
lớn. Chất lượng không cao dù điều khiển rất đơn giản.
Phương pháp 2: Thay đổi từ thông Φ
Nguyên lý điều khiển
-Giả thiết U= Uđm; Rư = const . Muốn thay đổi từ thông động cơ ta thay đổi dòng
điện kích từ.

Hình 1.4 Đặc tính cơ của động cơ khi giảm từ


thông -Đặc điểm của phương pháp;
Phương pháp này có thể thay đổi tốc độ về phía tăng
Phương pháp này chỉ điều khiển ở vùng tải không quá lớn so với định
mức Việc thay đổi từ thông không làm thay đổi dòng điện ngắn mạch
Việc điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông là phương pháp điều
khiển với công suất không đổi
-Đánh giá các chỉ tiêu điều khiển:
Sai số tốc độ lớn: đặc tính điều khiển nằm trên và dốc hơn đặc tính
tự nhiên.
Dải điều khiển phụ thuộc vào phần cơ của máy. Có thể điều khiển trơn trong
dải điều chỉnh D = 3 :1
Tính liên tục: vì công suất của cuộn dây kích từ bé, dòng điện kích từ
nhỏ nên ta có thể điều khiển liên tục với Φ ≈ 1
Phương pháp này được áp dụng tương đối phổ biến, có thể thay đổi liên
tục và kinh tế ( vì việc điều chỉnh tốc độ thực hiện ở mạch kích từ với dòng kích từ
= (1 – 10)%Iđm của phần ứng nên tổn hao điều chỉnh thấp).
→ Đây là phương pháp gần như là duy nhất đối với động cơ điện một chiều khi cần
điều chỉnh tốc độ lớn hơn tốc độ điều khiển.
Phương pháp 3: Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện
áp
Nguyên lý làm việc:
Để điều chỉnh điện áp phần ứng động cơ một chiều cần có thiết bị nguồn
(máy phát điện một chiều kích từ độc lập, các bộ chỉnh lưu điều khiển…)

Hình 1.5 Đặc tính cơ của động cơ khi thay đổi điện áp
-Ở phương pháp này: U = var; Φđm = const; Rf = 0
-Đặc điểm của phương pháp:
Điện áp phần ứng càng giảm, tốc độ động cơ càng thấp.
Điều chỉnh trơn trong toàn bộ dải điều chỉnh.
Độ cứng đặc tính cơ cao và được giữ không đổi trong toàn dải điều chỉnh.
Chỉ thay đổi tốc độ về phía giảm
Rất dễ tự động hóa khi dùng chỉnh lưu có điều khiển.
Phương pháp này điều khiển với mômen không đổi vì Φ và Iư đều không đổi
-Đánh giá chi tiêu điều khiển:
Sai số tốc độ lớn ( sai số tốc độ bằng sai số tốc độ của đặc tính cơ tự nhiên)
Tính liên tục: điện áp của động cơ được điều khiển bằng bộ biến đổi. Các bộ
biến đổi hiện nay đều có công suất bé nên có thể điều chỉnh liên tục.
Dải điều chỉnh có thể đạt được D = 10:1
⇒ Đây là phương pháp duy nhất có thể điều chỉnh liên tục tốc độ động cơ trong vùng
tốc độ thấp hơn tốc độ định mức đối với động cơ một chiều.
⇒ Qua việc xét ba phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ ta thấy phương pháp điều
chỉnh điện áp phần ứng là triệt để và có nhiều ưu điểm hơn cả nên ta chọn phương pháp
này để điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều
Chương II
PHƯƠNG ÁN CHỌN MẠCH LỰC

2.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ:


-Theo đề bài thì động cơ làm việc với kích từ bằng nam châm vĩnh cửu nên từ thông của nó

không thay đổi và do đó ta không thể điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông được.

-Cũng từ đề bài, công suất của động cơ chỉ là 1 kW. Công suất này nhỏ do đó ta không

dùng phương pháp thêm điện trở phụ vào vì như vậy sẽ khiến hiệu suất kém đi.
- Với phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng ta thấy ngay các
ưu điểm của nó so với hai phương pháp trên là:

Hiệu suất điều chỉnh cao (phương trình điều khiển là tuyến tính, triệt để) hơn,
tổn hao công suất điều khiển nhỏ.
Việc thay đổi điện áp phần ứng cụ thể là làm giảm U dẫn đến mômen ngắn mạch
giảm, dòng ngắn mạch giảm. Điều này rất có ý nghĩa trong lúc khởi động̣ động̣ cơ.
Độ ̣sụt tốc tuyệt đối trên tòan dải điều chỉnh ứng với một mômen điều chỉnh xác
định là như nhau nên dải điều chỉnh đều, trơn, liên tục
2.2 LỰA CHỌN SƠ ĐỒ MẠCH LỰC:
-Theo đề bài ta chọn mạch băm xung một chiều theo phương pháp đối xứng để điều
khiển tốc độ động cơ và có cả đảo chiều.
-Theo đề bài, động cơ làm việc với công suất tải là P = Uđm.Iđm = 1kW<5kW, ta chọn chỉnh
lưu loại 1 pha.
-Cũng từ đề bài, điện áp Uđm = 110V nên ta chọn sơ đồ hình cầu.
=> Vì vậy ta chọn sơ đồ loại chỉnh lưu cầu 1 pha.

-Mạch băm xung áp cần nguồn là nguồn một chiều. Do không có nguồn Ác quy nên
nên ta phải lấy điện áp từ lưới điện xoay chiều. Do đó để có được nguồn một chiều
cho mạch băm xung áp ta sẽ phải dùng một mạch chỉnh lưu. Và ở đây ta dùng mạch
chỉnh lưu không điều khiển (các van là diode). Để chất lượng điện áp sau bộ chỉnh
lưu tốt hay nói cách khác giảm được hệ số đập mạch của điện áp sau chỉnh lưu ta cần
có thêm bộ lọc ở sau khâu chỉnh lưu

Sơ đồ mạch lực của hệ thống ban đầu như sau:


Sơ đồ khối của hệ thống như sau:
2.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH LỰC :
2.3.1 Chỉnh lưu cầu 1 pha
Trong khoảng thời gian từ 0 – π van D16 và D17 dẫn, điện áp trên tải UAB bằng điện áp U2
ở nửa chu kỳ đầu. Dòng điện có chiều từ A sang B
Trong khoảng thời giản từ π - 2π van D15 và D18 dẫn, điện áp trên tải UAB bằng – U2.
Dòng điện vẫn có chiều từ A sang B
2.3.2 Điều khiển đối xứng
Phương pháp điều khiển
Trong phương pháp này các van được chia thành 2 nhóm Q1 , Q2 và Q3 , Q4 . Tuy nhiên
chúng hoạt động ở bất cứ chiều dòng tải nào. Van cùng nhóm được điều khiển như nhau
( cùng mở hoặc cùng khóa), nhưng hai nhóm lại được điều khiển trái trạng thái, điều
khiển mở nhóm này thì điều khiển khóa nhóm kia và ngược lại.
Trong khoảng (0-t0): Q1 , Q2 mở còn Q3 Q4 khóa nên Ut = E
Trong khoảng (t0- T): Q3 Q4 mở còn Q1 Q2 khóa nên Ut = - E
Sơ đồ mạch lực
Do đó điện áp ra tải có quy luật điều chỉnh khác:

Biểu thức cho thấy:


Với γ>0,5 thì Ut dương
Với γ<0,5 thì Ut âm
Với γ =0,5 thì Ut bằng 0
Trong khoảng (t – t0) Tr1 ,Tr2 mở còn Tr3 , Tr4 khóa nên dòng điện nguồn E qua Tr1 – tải
– Tr2 rồi về nguồn (hình a) , nên ta có Ut = E
Vào thời điểm t0, hai van Tr1 , Tr1 bị khóa, Tr3 Tr4 được điều khiển mở, song do dòng
điện vẫn phải chạy theo chiều cũ ( do tải có điện cảm) nên dòng điện không thể đi ngược
qua Tr3 Tr4 mà buộc phải chạy qua các diot đấu song song với chúng (hình b)
Trong giai đoạn t = (t0 – T) năng lượng tích lũy ở điện cảm được trả về nguồn E
Trạng thái dòng điện
2.3.3 Tính toán các thông số trong mạch
2.4 TÍNH CHỌN THIẾT BỊ MẠCH LỰC:

2.4.1 Tính chọn động cơ:

-Thông số động cơ được chọn trong bảng dưới:


Động cơ Pđm(kW) Uđm(V) Iđm(A) Ikt(A) η nđm Dải điều
(vòng/phút) chỉnh
1 110 10.1 0.5 0.83 2000 30:1

2.4.2 Tính chọn van:


-Thyristor là linh kiện bán dẫn đùng dể biến đổi đại lượng xoay chiều thành đại lượng
một chiều có điều khiển.Việc biến đại lượng xoay chiều thành đại lượng một chiều dùng
Thyristor có thể được thực hiện điều khiển giá trị tín hiệu ra bằng góc điều khiển α
-Để Thyristor làm việc tin cậy và đảm bảo an toàn thì các Thyristor được chọn sao cho nó
có thể làm việc ở trạng thái làm việc nặng nề nhất.
-Thyristor được chọn theo hai điều kiện chủ yếu sau:

-Ung max = 1,3Udm = 110*1,3=143 V

 Ung D = Ung IGBT = ki * Ung max = 2.5*143 = 358 V


- Iđm = 11 A

 Iđm D = Iđm IGBT = kv * Iđm = 2,5*11 = 27.5 A

Chọn diot có thông số trong bảng


Ký hiệu Itb(A) Ihd (A) Udm(V) Uv(V) Rd(10−5Ω)
B50,BN50 50 78 100-1200 0,6 200

Itb: giá trị trung bình cho phép của dòng điện chảy qua diot trong điều kiện chuẩn
Ihd: giá trị hiệu dụng của dòng điện cho phép chảy qua diot trong điều kiện chuẩn
Udm: giá trị cực đại cho phép của điện áp đặt lên diot
Uv :giá trị trung bình của sụt áp trên diot
Rd: điện trở trong đặc tính VA của diot

Chọn van IGBT có thông số cho trong bảng

Ký hiệu Ucemax (v) Ic (A) Uce P (W) R (Ω)


(bão hòa)
BSM50GB60DL 600 5 1,95 330 0,37
C 0

2.4.3 Tính chọn máy biến áp lực


Máy biến áp lực có tác dụng cách ly mạch động lực với lưới điện.Cung cấp điện áp thứ cấp
bằng điện áp yêu cầu của bộ chỉnh lưu.
Máy biến áp có tổ đấu dây Y/Y với:

Công suất tính toán của máy biến áp nguồn

Sba = 1,23 Pd (tham số phụ thuộc vào loại sơ đồ)

+) Tính các thông số cơ bản

1) Công suất biểu kiến của


MBA S = Ks . Pd (Ks = 1,23)
2) Điện áp pha sơ cấp của
MBA Up = 220V
3) Điện áp pha thứ cấp của MBA
Điện áp tổng quát Ud khi có tải bao gồm:

Ud = Udm +2ΔUv +ΔUluoi +ΣΔUR +ΣΔUY (1.1)


Trong đó :
Udm =110V - điện áp 1 chiều tải định mức
ΔUv - sụt áp trung bình trên van bán dẫn (vì sơ đồ là chỉnh lưu cầu có 2 van
nên sụt áp này tăng gấp đôi )
ΔUluoi - sụt áp nguồn xoay chiều dưới trị số định mức vì lưới điện không ổn
định (thường <= 20% Udm )
ΣΔUR - tổng sụt áp do thành phần 1 chiều dòng tải gây ra trên điện trở, gồm:
Sụt áp do điện trở dây quấn gây raΔUrba
Rba = er mU2
2

Sba

Trong đó:

m – số pha máy biến áp

Sba – tổng công suất máy biến áp

er – hệ số phụ thuộc giá trị Sba . Vậy ta có công thức


ΔUrba =Id Rba
Sụt áp dây dẫn phía lưới xoay chiều ΔUrdd = 0 (tính toán thực tế thường bỏ
qua sụt áp này)
Sụt áp dây dẫn phía một chiều ΔUr

ΔUY – sụt áp do hiện tượng chuyểnmạchgâyra


ΔUY =Ky Xa Id
Trong đó Xa là tổng toàn bộ các điện cảm phía xoay chiều, gồm:
2
Điện cảm lưới điện: Xal = mU1
Snm
m- số pha máy biến áp; U1- điện áp sơ cấp biến áp;
Snm – công suất ngắn mạch lưới điện

Điện áp pha của cuộn dây quy đổi về phía thứ cấp
Xba = ex mU22
Sba
ex phụ thuộc vào giá trị Sba

Điện cảm bản thân dây nối:


Xdn = ωLdn 2πf L*Ldn
Gây ra sụt áp trên dây nối ΔUxdn , ở đây L* - điện cảm dây nối trên
một đơn vị dài, Ldn – chiều dài dây nối
Thay các biểu thức tính các sụt áp trên vào (1.1) ta rút ra biểu thức
Udm+2 ΔUv+ Δ Urba+ Δ Urdd + Δ Uxdd
Ud= 1−(a+ b+c . Pd + Δ U 1)

M∗Ky∗ex m∗er m∗Ky


a= Ku∗Kp ; b= Ku∗Ku∗Kp ; c= Ku∗Snm

2
Vì là mạch chỉnh lưu cầu 1 pha ta có các trị số Ky= π ; Ku = 0,9 ; Kp = 1,23 ,m=1
Chọn sơ bộ:
ΔU1 =5% ; các hệ số er =2%; ex = 8%; ΔU v = 0,6V, vậy
1.2 .0 , 08 1.0 ,02
a= π . 0 , 9.0 , 9 .1 ,23 =0.0511; b= 0 , 9.0 , 9.1, 23 =0.02 ;
;
Coi công suất lưới điện là vô hạn so với tải nên thành phần “cPd” bằng không,coi
các sụt áp còn lại chiếm 5% điện áp Udm
110+2∗0.6+ 0.05∗110
Ud= 1−( 0.0511+ 0.02+ 0.05 ) =132 ,79 (V)
Pd=Ud*Idm=1460,7(W)
Sba = 1,23 Pd = 1,23.1460,7=1796,65 (VA)
Ud 132 , 79
U2dm = ( 1−Δ U 1 )∗Ku = ( 1−0 , 05 )∗0 , 9 =155 , 3 ( V )

Hệ số máy biến áp:


kba = 380/155,3=2,45
Trị số hiệu dụng dòng điện cuộn thứ cấp I2 = 1,11.Id = 22,2(A)

Dòng điện cuộn sơ cấp I1 = 1,11.Id / kba = 9,07 (A)


Chương III:MÔ PHỎNG MẠCH LỰC

5.1 SƠ ĐỒ TỔNG THỂ

Mạch băm xung một chiều có đảo chiều

Sơ đồ khối PWM
Kết quả mô phỏng:
*γ =0,8

Đồ thị tốc độ của động cơ

Đồ thị điện áp và dòng điện của động cơ

*γ=0,2

Đồ thị tốc độ của động cơ


Đồ thị điện áp và dòng điện của động cơ

You might also like