You are on page 1of 10

1. Định nghĩa truyền động và truyền động điện?

Truyền động là quá trình chuyển động của một vật qua tương tác cơ học dẫn đến chuyển
động của một vật khác.
Truyền động điện là tổ hợp của nhiều thiết bị và phần tử điện - cơ dùng để biến đổi điện
năng thành cơ năng (và ngược lại), cung cấp cho cơ cấu công tác trên các máy sản xuất,
đồng thời có thể điều khiển dòng năng lượng đó tuỳ theo yêu cầu công nghệ của máy sản
xuất.
2. Hệ truyền động điện có chức năng và nhiệm vụ gì ? Hãy nêu cấu trúc cơ bản của
hệ ?
* Cấu trúc cơ bản của hệ:
* Hệ truyền động điện có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Biến đổi năng lượng: chuyển đổi năng lượng từ điện thành cơ, cung cấp cho cơ cấu
chấp hành trên các máy sản xuất.
- Điều khiển quá trình biến đổi năng lượng, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
Thực hiện việc truyền tín hiệu thông tin để đồng bộ hóa và điều khiển các thiết bị trong
quá trình sản xuất.
3. Nêu một số ưu điểm của truyền động điện?
- Sử dụng đồng thời trên nhiều vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất.
- Lực dọc trục cao: phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu sức mạnh và độ bền.
- Kiểm soát chính xác tốc độ, vị trí và mômen.
- Tiếng ồn thấp, chi phí vận hành tương đối thấp, tính linh hoạt cao.
4. Cho một số ví dụ về Truyền động điện trên ô tô?
- Máy phát điện: tạo ra và cung cấp năng lượng điện cho ắc quy và phụ tải khi động cơ
hoạt động. Nó cũng đóng vai trò sạc lại điện cho ắc quy.
- Ắc quy ô tô: Ắc quy cung cấp năng lượng điện cho máy khởi động để khởi động động
cơ và phụ tải khi động cơ chưa hoạt động.
- Máy khởi động: Máy khởi động làm quay bánh đà và trục khuỷu để khởi động động cơ
thông qua năng lượng điện từ ắc quy.
5. Thế nào là phụ tải của truyền động điện ? Hãy nêu các thành phần cơ bản của
phụ tải trong hệ ?
* Phụ tải của truyền động điện là bộ phận làm việc của máy sản xuất biến cơ năng thành
công hữu ích.
* Các thành phần cơ bản của phụ tải trong hệ
- Thành phần hữu ích
- Thành phần ma sát cơ khí (ma sát khô)
- Thành phần ma sát dính
- Thành phần khác.
6. Giải thích các loại tải khác nhau trong truyền động điện?
- Các loại tải khác nhau của hệ truyền động điện:
+ tải thụ động: là những loại tải có momen cản luông có hướng và dấu ngược lại với
chiều chuyển động ( mm tải sinh ra do ma sát, lực cản do tiếp xúc bề mặt, lực cản do môi
trường) (phụ tải)
+ tải chủ động: là những loại tải mà mm cản có xu hướng truyền động kéo trục động cơ
và làm bật ra khỏi trạng thái cân bằng. Những tải thuộc loại này thường giữ nguyên dấu
của mm cản khi chiều quay động cơ thay đổi:
++ mm tải sinh ra do trọng lực
++ mm tải sinh ra do lực kéo
++ mm tải sinh ra do nén hoặc xoắn
7. Tại sao cần quy đổi lực cản, mô men cản, mô men quán tính của hệ truyền động
điện về trục động cơ ? Hãy trình bày phương pháp quy đổi các đại lượng đó về trục
động cơ?
- Muốn tính chọn được công suất của động cơ hay viết các phương trình cân bằng lực ta
phải đổi các đại lượng này về trục động cơ
- Phương pháp quy đổi: quy đổi momen hoặc lực của tải về trục động cơ
+ nguyên tắc quy đổi: bảo toàn công suất

+ momen tải: trong đó ( )

+ lực tải: trong đó ( bk quy đổi: )


+ quy đổi momen quán tính: ng tắc: bảo toàn động năng của hệ thống:

Trong đó: Jm: momen quán tính của động cơ


Ji: -- phần tử quay thứ i
mj: khối lượng phần tử chuyển động tịnh tiến thứ j
ii: tử số tốc độ từ trục động cơ đến phần tử quay thứ i

j: bán kính quy đổi tốc độ từ phần tử chuyển động tịnh tiến thứ j đến trục động cơ
8. Hãy thiết lập phương trình chuyển động của hệ truyền động điện ? phân tích các
trạng thái làm việc của hệ ?
- Phương trình chuyển động của hệ truyền động điện:

(M>0: cùng chiều w :Mc < 0 ; M< 0 : ngược chiều w: Mc > 0


M>Mc: tăng tốc; M< Mc: giảm tốc; M=Mc: xác lập )
- Trạng thái làm việc của hệ:
+ Trạng thái động cơ: năng lượng được truyền từ động cơ đến máy sản xuất và được tiêu
thụ tại cơ cấu công tác của máy: Mc.w<0 -> Mw > 0
+ Trạng thái hãm: năng lượng truyền từ phía máy sản xuất về động cơ. Khi hệ làm việc
trong một điều kiện nào đó cơ cấu công tác của máy sx có thể tạo ra cơ năng do động
hoặc thế năng tích lại trong hệ đủ lớn, cơ năng đó được truyền về trục động cơ, động cơ
tiếp nhận năng lượng và làm việc như 1 máy phát điện( momen động cơ quay ngược
chiều tốc độ)

9. Các thành phần khác nhau của bộ truyền động điện là gì?

10. Các chế độ hoạt động của bộ truyền động điện?


- Chế độ động cơ
- Chế độ hãm:
+ hãm tái sinh
+ hãm ngược
+ hãm động năng
12. Ưu điểm của GTO so với SCR là gì?
1. Khả năng tắt điều khiển: GTO có khả năng tự tắt điều khiển bằng cách áp dụng một
xung cảnh báo tắt. Trong khi đó, SCR chỉ có thể tắt bằng cách giảm dòng qua nó đến mức
không đủ để duy trì hoạt động.
3.Hoạt động trong dải dòng rộng hơn
4. Ứng dụng trong các hệ thống biến tần: được sử dụng trong các ứng dụng biến tần, nơi
mà tần suất chuyển đổi cao và khả năng kiểm soát tốt là cần thiết.
13. Kể tên các loại động cơ DC
- Đcơ điệ điện DC kích từ độc lập
- “ “ -------------------------- song song
- ------------------------------hỗn hợp
- -----------------------------nối tiếp
14. Đặc tính cơ của động cơ điện là gì ?
Đặc tính cơ của động cơ điện là quan hệ giữa tốc độ quay và mômen của động cơ. Nó
bao gồm đặc tính cơ tự nhiên và đặc tính cơ nhân tạo.
+ Đặc tính cơ tự nhiên là đặc tính cơ xác định bởi các số liệu định mức cho trước
+ Đặc tính cơ nhân tạo có được do biến đổi thông số của nguồn, của mạch điện động cơ,
hoặc do thay đổi cách nối dây của mạch, hoặc do dùng thêm thiết bị biến đổi.
+ Phương trình đặc tính cơ của động cơ điện có thể viết theo dạng thuận M = f(ω) hoặc
dạng ngược ω = f(M) .
15. Phanh tái tạo có nghĩa là gì?
- Phanh tái tạo (phanh tái sinh) là hệ thống cho phép xe điện và hybrid trích dẫn một phần
động năng pin để sử dụng trở lại khi tăng tốc. Điều này được thực hiện qua hệ thống quay
kép của động cơ điện. Động cơ của xe điện quay theo 2 hướng: một để cung cấp năng
lượng cho bánh xe trong quá trình tăng tốc, và còn lại đến bánh xe cung cấp năng lượng
cho động cơ khi xe giảm tốc, biến động cơ thành máy phát điện.
18. Thiết lập phương trình đặc tính cơ, vẽ dạng đặc tính và nêu các đại lượng đặc
trưng cơ bản cho đặc tính cơ của động cơ một chiều kích từ song song ?

- Ptr:
- Các đại lượng đặc trưng cơ bản: nđm(v/p); Wđm(rad/h); Mđm(Nm); Fđm(wb); tđm(Hz);
Uđm(V); Iđm(A); Pđm(Kw)

19. Hãy nêu các thông số ảnh hưởng đến đặc tính cơ của động cơ một
chiều kích từ song song ?
- Hệ số kết cấu động cơ: K
- Sức điện động phần ứng: Ea
- Dòng điện phần ứng: Ia (điện áp phần ứng Ua)
- Điện trở phần ứng Ra
20. Thế nào là trạng thái hãm trong động cơ điện ? Trình bày các
trạng thái hãm của động cho động cơ một chiều kích từ độc lập ?
-Trạng thái hãm là trạng thái mà động cơ sinh ra mômen quay ngược chiều với tốc độ,
hay còn gọi là chế độ máy phát. Động cơ điện một chiều kích từ độc lập có ba trạng thái
hãm:
+ Hãm tái sinh:
++Hãm tái sinh khi ω > ω0 : lúc này máy sản xuất như nguồn động lực quay rôto động cơ,
làm cho động cơ trở thành máy phát, phát năng lượng trả về nguồn
++Vì E > U, do đó dòng điện phần ứng sẽ thay đổi chiều so với trạng thái động cơ :

++Mômen động cơ đổi chiều (M < 0) và trở nên ngược chiều với tốc độ, trở thành
mômen hãm (Mh ): Mh= KIh<0
+ Hãm ngược: Hãm ngược là khi mômen hãm của động cơ ngược chiều với tốc độ quay
(M↑↓ω). Thường được sử dụng để dừng máy, hoặc để hạ các tải trọng nặng trong máy
nâng, cần trục với tốc độ ổn định
+ Hãm động năng: xảy ra khi động cơ đang quay mà ta cắt phần ứng của nó ra khác
nguồn với Uư, và đóng điện trở Rh( vẫn duy trì dòng điện kích từ để tạo từ thông). Rõ
ràng lúc này động cơ quay nhờ động năng tích lũy trong hệ cơ học, nó làm việc như một
máy phát điện độc lập, biến động năng đó thành điện năng và tiêu tán điện trở Rh dưới
dạng nhiệt. Trong quá trình biến đổi đó, nó tạo ra momen ngược chiều tốc độ và gây ra
tác dụng hãm.
21. Thiết lập phương trình đặc tính cơ, vẽ dạng đặc tính và nêu các đại lượng đặc
trưng cơ bản cho đặc tính cơ của động cơ một chiều kích từ nối tiếp ?

- Ptr:
Đồ thị
22. Hãy nêu các thông số ảnh hưởng đến đặc tính cơ của động cơ một
chiều kích từ nối tiếp ?( tt song song)
23. Hãy trình bày phương pháp xây dựng đặc tính cơ của động cơ một
chiều kích từ nối tiếp ?
- Bằng sơ đồ nối dây và các mối quan hệ giữa từ thông và sức điện động Ea và với
momen Td

24. Thế nào là điều chỉnh tốc độ trong hệ truyền động điện ? Hãy nêu
và phân tích các chỉ tiêu chất lượng dùng để đánh giá một hệ truyền
động điện ?
- Đc tốc độ trong hệ truyền động điện là dùng các phương pháp thuần túy điện, tác động
lên bản thân hệ thống truyền động điện( nguồn, đc điện) để thay đổi tốc độ quay của trục
động cơ điện
- Các chỉ tiêu:
+ Sai số tốc độ
+ Độ trơn của điều chỉnh tốc độ
+ Dải điều chỉnh tốc độ
+ Sự phù hợp giữa đặc tính điều chỉnh và đặc tính tải
+ Chỉ tiêu kinh tế
+ Tổn thất năng lượng khi điều chỉnh
25. Trình bày nguyên tắc điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập
bằng phương pháp thay đổi điện điện áp đặt vào mạch phần ứng ?
26. Làm thế nào để thay đổi chiều động cơ một chiều?
1. Thay đổi cực đấu của nguồn điện: Đây là phương pháp đơn giản nhất sẽ làm thay đổi
chiều của dòng điện và chiều quay của động cơ.
2. Sử dụng cầu H: Cầu H là một mạch điều khiển có thể đảo chiều của dòng điện điều
khiển động cơ một chiều.
3. Sử dụng mạch điều khiển đảo chiều. Các mạch điều khiển đảo chiều thường được sử
dụng để thay đổi chiều của động cơ một chiều một cách điều khiển. Các mạch này có thể
được kiểm soát bằng các tín hiệu từ vi điều khiển hoặc các thiết bị điều khiển khác.
4. Sử dụng bộ điều khiển PID: sẽ điều chỉnh tín hiệu điều khiển đầu vào để thay đổi chiều
quay của động cơ.
27. Chopper nghĩa là gì?
- Là một thiết bị chuyển đổi trực tiếp đầu vào DC cố định thành điện áp đầu ra DC thay
đổi. Về cơ bản chopper là một công tắc điện tử (ở tốc độ cao) được sử dụng để làm gián
đoạn một tín hiệu dưới dự điều khiển của tín hiệu khác. Nó có thể được coi là DC tương
đương với một máy biến áp AC vì chúng hoạt động giống hệt nhau.
28. Việc nóng lên xảy ra như thế nào trong các bộ truyền động điện động cơ?
1. Mất hiệu suất
2. Dòng điện lớn
3. Ma sát giữa các bộ phận.
4. Quá tải: Khi động cơ hoạt động ở mức tải quá mức cho phép
5. Không đủ bôi trơn
6. Hao mòn
7. Điều kiện môi trường
29. Hệ số nhiệm vụ(duty) là gì?
Hệ số nhiệm vụ (duty factor) là tỷ lệ thời gian hoạt động so với thời gian tổng cộng của
một chu kỳ hoặc một vòng lặp. Nó được tính bằng cách chia thời gian hoạt động cho thời
gian tổng cộng.

You might also like