You are on page 1of 6

4.5.3 HÃM ĐỘNG NĂNG.

- Có 2 dạng: hãm động năng kích từ độc lập và hãm động


năng tự kích.
+ Hãm động năng kích từ độc lập.
Là trạng thái động cơ làm việc ở chế độ máy phát
khi động cơ đang hoạt động ở chế độ động cơ tại điểm A
trên hình 4-22, thì thực hiện cắt nguồn điện khỏi phần
ứng động cơ và nối kín mạch phần ứng thông qua một
điện trở hãm Rb. Lúc này, sức điện động phần ứng (phụ
thuộc từ thông và tốc độ) sẽ tạo ra một dòng điện ngược
chiều với ban đầu và sinh ra mô men ngược lại làm hãm
tốc độ động cơ. Như vậy, điểm làm việc sẽ chuyển lập
tức từ A sang B, tại B tốc độ bắt đầu giảm dần đến O
theo quá độ cơ học. Nếu phụ tải là loại phản kháng, hệ
thống dừng và kết thúc tại điểm O. Khi phụ tải là loại thế
năng, sau khi đến điểm O, mô men của phụ tải sẽ kéo
động cơ quay theo chiều ngược lại và ổn định tại điểm C.

Hãm động năng tự kích tương tự như hãm động năng


kích từ độc lập. Riêng cuộn dây kích từ thường được mắc
song song với hai đầu cực động cơ như hình 4-23 (sao
cho dòng kích từ ban đầu không bị đổi chiều và không
quá định mức). Do đó, sức điện động phần ứng làm
nguồn cấp cho kích từ (nhờ từ dư ban đầu) và giảm theo
tốc độ, điều này làm cho từ thông suy giảm theo tốc độ
dẫn đến quan hệ mô men và tốc độ có dạng cong parabol
(bậc 2). Khi mang tải thế năng, tốc độ sẽ quay theo chiều
ngược lại từ điểm gốc tọa độ O nhờ có từ dư hình thành
trong động cơ. Tuy nhiên, thực tế điều này không chắc
chắn, khó kiểm soát việc chuyển động, nên để an toàn,
không nên sử dụng trạng thái hãm động năng tự kích với
tải thế năng.
4.6 ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ
ĐỘC LẬP.
-Nhu cầu điều chỉnh tốc độ .
-Nhu cầu ổn định tốc độ .
-Phương pháp điều chỉnh tốc độ máy sản xuất .
+ Phương pháp cơ.
+ Phương pháp điện.
4.6.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN .
- giảm nhẹ kết cấu cơ học cũng như giá thành cho hệ thống .
- một phương pháp điều chỉnh thích hợp sẽ làm cho quá trình
sản xuất được thuận lợi, nâng cao được chất lượng sản phẩm,
nâng cao năng suất máy.
- các chỉ tiêu điều chỉnh tốc độ:
+ Sai số tốc độ xác lập.
+ Dải điều chỉnh.
+ Độ tinh (độ mượt) trong điều chỉnh.
+ Hướng điều chỉnh.
+ Mức độ phù hợp.
+ Khả năng tự động hóa.
+ Tính kinh tế trong điều chỉnh.
4.6.2 CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH.
- phương trình đặc tính cơ (4-7) hoặc (4-8).
- đặc tính tốc độ (4-9).
=> tốc độ động cơ điện có thể được điều chỉnh bằng cách
thêm điện trở phụ vào phần ứng, giảm từ thông kích từ
và điện áp phần ứng.
- phương pháp thêm điện trở phụ có nhược điểm là đặc
tính cơ bị mềm hơn và hiệu suất rất thấp nên không
được sử dụng.
- Phương pháp giảm từ thông kích từ có thể làm tăng tốc
độ và cũng làm tăng dòng phần ứng. trong khi đặc tính
cơ quá mềm nên cũng không được sử dụng.
- phương pháp điều chỉnh điện áp phần ứng: Điện áp
phần ứng thường được điều chỉnh thông qua các bộ biến
đổi điện áp.
-nguồn điện có sẵn DC:
+ chopper giảm áp (buck).
+ chopper tăng áp (boost).
+ chopper tăng giảm áp (buck-boost).

- nguồn điện có sẵn AC:


+ các bộ chỉnh lưu có điều khiển một pha hoặc 3 pha.
4.6.3 ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP MẠCH PHẦN ỨNG.
- là phương pháp phổ biến nhất vì tính ổn định và hiệu
quả cao.
+Độ cứng đặc tính cơ trong phương pháp này không bị
giảm.
+ phương pháp này đòi hỏi sử dụng các bộ biến đổi điện
tử công suất.
- Đặc tính cơ khi điều chỉnh điện áp phần ứng có dạng
như hình 4-26.
4.6.3.1 Sử dụng bộ biến đổi AC-DC.
- vì điện áp nguồn cấp cho động cơ là nguồn xoay chiều
và thường lấy từ lưới điện. Khi đó, các bộ chỉnh lưu có
nhiệm vụ ụ biến đổi nguồn xoay chiều sang nguồn một
chiều có giá trị điện áp phù hợp để cấp cho động cơ với
một tốc độ yêu cầu cho trước.
Note: các bộ chỉnh lưu có điều khiển 1pha hoặc 3 pha
trong một số trường hợp, các bộ chỉnh lưu nhiều pha
hơn được sử dụng, chẳng hạn như chỉnh lưu 6 pha.
4.6.3.2 Sử dụng bộ biến đổi DC-DC.
4.6.3.2.1 Bộ biến đổi giảm áp.
4.6.3.2.2 Bộ biến đổi tăng áp.

You might also like