You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC LUẬT NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ


NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI THU

DANH SÁCH NHÓM (NHÓM 8 – LỚP DÂN SỰ 47.1)

STT HỌ TÊN MSSV

1 Võ Đức Công 2153801012030

2 Phan Thị Thanh Bình 2253801012022

3 Hà Quốc Đạt 2253801012035

4 Đặng Bùi Minh Đức 2253801012044

5 Ngô Minh Duy 2253801012052

6 Nguyễn Gia Hân 2253801012063

7 Nguyễn Lê Gia Hân 2253801012065

8 Nguyễn Minh Hạnh 2253801012070

9 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2253801012071

10 Đỗ Thiên Hải Hậu 2253801012073

1
Contents
LÝ THUYẾT....................................................................................................................................3
Câu 2: Tại sao pháp luật ngân hàng Việt Nam lại quy định: “NHNNVN là một pháp nhân”. Hãy
chứng minh?.........................................................................................................................................3
Câu 10: Tái cấp vốn là gì? Cách thức vận hành công cụ này thế nào? Thực tế việc sử dụng công
cụ này hiện nay?...................................................................................................................................3
Câu 14: Dự trữ bắt buộc là gì ? Tại sao NHNN lại quy định các TCTD phải dự trữ bắt buộc ?
Việc quy định dự trữ bắt buộc như thế nào ? Cách thức vận hành công cụ này ? Thực tế việc sử
dụng công cụ này?................................................................................................................................4
Câu 18: Cách thức vận hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở như thế nào ? Ưu và nhược điểm
của công cụ này, từ đó rút ra nhận xét về công cụ này so với các công cụ thực hiện CSTT khác.. 4
Câu 21: Hoạt động tín dụng của NHNN khác gì với hoạt động tín dụng của các TCTD? Lý do
dẫn đến sự khác biệt đó?......................................................................................................................6
NHẬN ĐỊNH.....................................................................................................................................8
1) NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng
cho các TCTD.......................................................................................................................................8
2) Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ - ngân hàng................................................................................................................................9
3) Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn..................................9
4) NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ.............................................................9
5) NHNNVN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi tài chính của
mình.....................................................................................................................................................10
6) Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính.......................................................................................................10
7) NHNNVN là cơ quan trực thuộc Quốc Hội..................................................................................10
8) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân.......................10
9) Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ....................................................................11
10) NHNNVN chỉ cho TCTD là ngân hàng vay vốn.........................................................................11
11) NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
.............................................................................................................................................................11
12) NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi....................................................11
13) Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc..................12
14) Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN...........................12
15) Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ......................................12
LÝ THUYẾT
Câu 2: Tại sao pháp luật ngân hàng Việt Nam lại quy định: “NHNNVN là một
pháp nhân”. Hãy chứng minh?
- Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập theo pháp luật. Trên cơ sở
chủ trương chính sách mới về tài chính – kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II
(tháng 02/1951) đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc
lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là:
Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà
nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để
quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

- Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều
hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, các văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước và các đơn vị trực
thuộc.

- Thứ ba, có tài sản độc lập, vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước. Theo quy định tại
Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg: Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là
10.000 tỷ đồng, được hình thành từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp, vốn
đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, khoản trích từ chi phí bằng 12%
trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước
còn có các nguồn vốn khác. Ngân hàng Nhà nước được quản lý, sử dụng nguồn vốn để
trang trải chi phí hoạt động và tuân thủ quy định của pháp luật về chế độ tài chính của
Ngân hàng Nhà nước.

- Thứ tư, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam là ngân hàng trực thuộc Chính phủ nên mức độ độc lập giữa Ngân
hàng Trung ương với Chính phủ sẽ yếu hơn so với Ngan hàng Trung ương trực thuộc
quốc hội. Tuy nhiên, mô hình này phù hợp với thể chế của Việt Nam. Vì vậy, các nhà
làm luật ý thức được tính độc lập của ngân hàng Nhà nước có vẻ yếu khi theo mô hình
Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ nên các nhà làm luật đã không ngừng bổ
sung những quy định để gia tăng tính độc lập của Ngân hàng Trung ương với Chính
phủ và một trong những biện pháp đó là trao tư cách pháp nhân một cách mạnh mẽ và
rõ rệt cho Ngân hàng Nhà nước VN dù là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ.
Câu 10: Tái cấp vốn là gì? Cách thức vận hành công cụ này thế nào? Thực tế việc
sử dụng công cụ này hiện nay?
- Theo khoản 1 Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 thì: “Tái cấp vốn là hình
thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương
tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc
tái cấp vốn cho các ngân hàng theo những hình thức như cho vay có bảo đảm bằng
cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá, các hình thức tái cấp vốn khác.
- Thực tế việc sử dụng tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước: Tái cấp vốn được xem là
phương thức cung ứng tiền một cách lành mạnh vì dựa trên một lượng hàng hoá vật tư
đang lưu thông trên thị trường, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã đóng góp không
3
nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại,
góp phần ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong những năm vừa
qua. Tuy nhiên, thứ nhất hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung
nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng, các chức
năng nhằm điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ, điều chỉnh
quá trình phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư dựa trên sự cấp vốn theo thời
gian, theo lĩnh vực ngành kinh tế, theo từng vùng lãnh thổ chưa được phát huy, thứ hai
hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao và mối liên hệ giữa
công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng1.
Câu 14: Dự trữ bắt buộc là gì ? Tại sao NHNN lại quy định các TCTD phải dự
trữ bắt buộc ? Việc quy định dự trữ bắt buộc như thế nào ? Cách thức vận hành
công cụ này ? Thực tế việc sử dụng công cụ này?
- Dự trữ bắt buộc: Theo khoản 1 Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010,
dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- NHNN lại quy định các TCTD phải dự trữ bắt buộc nhằm bảo vệ quyền lợi khách
hàng. Khi một người muốn ngay lập tức rút hết tiền tiết kiệm hoặc vay tiền, ngân hàng
sẽ luôn đảm bảo có đủ nguồn tiền mặt để đáp ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng
sự tin tưởng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng.
- Việc quy định dự trữ bắt buộc: Theo khoản 2 Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam 2010, Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình
tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia.
- Cách thức vận hành: NHNN sử dụng công cụ này để tác động đến nguồn vốn khả
dụng của TCTD, điều chỉnh được lượng tiền trong lưu thông.
- Thực tế việc sử dụng: Kiểm soát lạm phát bằng cách hạn chế số tiền cho vay đang có
sẵn, thường tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao và giảm tỷ lệ
khi giảm phát. Qua đó, ổn định nền kinh tế.
Câu 18: Cách thức vận hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở như thế nào ? Ưu
và nhược điểm của công cụ này, từ đó rút ra nhận xét về công cụ này so với các
công cụ thực hiện CSTT khác.
Phương thức mua bán giấy tờ có giá:
Mỗi phiên giao dịch thị trường mở chỉ áp dụng một trong các hình thức sau:
1. Giao dịch mua có kì hạn: là Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu giấy
tờ có giá từ tổ chức tín dụng, đồng thời tổ chức tín dụng cam kết sẽ mua lại và nhận lại
quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.

1
Tạp Chí Nghiên Cứu Tài Chính Kế Toán Tháng 6/2006
4
2. Giao dịch bán có kì hạn: Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao giấy tờ có giá
cho tổ chức tín dụng, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có
giá đó sau một thời gian nhất định.
3. Giao dịch mua hẳn: Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá
từ tổ chức tín dụng, không có cam kết bán lại giấy tờ có giá.
4. Giao dịch bán hẳn: Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ
có giá cho tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá.
Phương thức đấu thầu giấy tờ có giá:
- Đấu thầu khối lượng: là việc xét thầu dựa trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ
chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và lãi
suất do Ngân hàng nước thông báo.
- Đấu thầu lãi suất: là việc xét thầu căn cứ trên cơ sở lãi suất tham gia dự thầu, khối
lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, căn cứ trên khối lượng giấy tờ có giá mà Ngân
hàng Nhà nước cần mua hoặc bán.
• Ưu điểm:
- Nghiệp vụ thị trường mở tác động đến khối lượng tiền tệ có thể được hoàn thành
nhanh chóng và không gây chậm trễ về mặt hành chính.
- Nghiệp vụ thị trường mở đảm bảo độ linh hoạt và chính xác cao. Ngân hàng trung
ương có thể thực hiện bằng cách mua, bán khối lượng lớn hay nhỏ chứng khoán. Khi
có một quyết định sai lầm về việc sử dụng công vụ này, Ngân hàng có thể dễ dàng đảo
ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Khi muốn thay đổi cơ số tiền hoặc dự trữ, NHTW
có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch.
Ví dụ: Nếu Ngân hàng trung ương thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do mua
quá nhiều giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến
hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở.
• Nhược điểm:
- Để công cụ phát huy được hết hiệu quả của mình thì đòi hỏi phải có thị trường tài
chính phát triển, các giấy tờ có giá phải đa dạng và phong phú. Ngân hàng trung ương
phải đưa ra dự báo được mức vốn khả dụng của toàn hệ thống để đưa ra quyết định
mua hoặc bán, khi Ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán trên thị trường mở
thì sẽ tác động đến lượng tiền trung ương và ảnh hưởng tới lãi suất. Vì vậy, để kiểm
soát được các vấn đề này, Ngân hàng trung ương phải có các giải pháp xủ lý phù hợp.

5
- Với độ linh hoạt cao, dễ dàng sửa chữa và có tính chính xác cao, công cụ ngiệp vụ
thị trường mở đã có những lợi thế hơn hẳn so với các công cụ khác, đã được áp dụng
rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển.
Câu 21: Hoạt động tín dụng của NHNN khác gì với hoạt động tín dụng của các
TCTD? Lý do dẫn đến sự khác biệt đó?
Tiêu chí Tín dụng ngân hàng Tín dụng nhà nước

- Tín dụng ngân hàng được hiểu là - Tín dụng nhà nước là tín dụng do
một quan hệ vay mượn lẫn nhau cơ quan Tài chính thực hiện. Đây là
giữa người cho vay và người đi vay hình thức mà người trực tiếp cho
với điều kiện liên quan đến quy vay là nhà nước. Nhà nước sẽ trực
định về thời hạn hoàn trả cả vốn và tiếp đi vay vốn ở trong nước và
Khái niệm lãi suất sau khoảng thời gian nhất nước ngoài để giải quyết các vấn đề
định. của Ngân sách nhà nước. Và bên
cạnh hoạt động đi vay vốn thì nhà
nước còn thực hiện hoạt động cho
vay vốn bằng nguồn vốn đã huy
động được.

- Nguồn vốn vay: Ngân hàng có - Phạm vi huy động vốn của nhà
thể huy động nguồn vốn vay bằng nước rất lớn, vừa huy động vốn
cách vay ngắn, trung hoặc dài hạn ngoài nhà nước vừa huy động vốn
từ ngân hàng hay các tổ chức tín trong nước như phát hành trái phiếu
dụng khác hoặc nhận quỹ ủy thác Chính phủ, huy động tiền nhà rỗi
đầu tư của các tổ chức tài trợ để cho của các tầng lớp dân cư, vay nước
một số đối tượng vay đã được lựa ngoài hay các tổ chức quốc tế.
Nguồn vốn chọn.

- Nguồn vốn huy động khác: Bằng


cách phát hành các loại chứng
khoán như kỳ phiếu, trái phiếu để
huy động vốn từ dân cư hay tổ
chức, công ty nào đó.

Các loại tiền - Tiền gửi không kỳ hạn: Là số tiền


gửi nằm trong tài khoản tương lai hoặc
tài khoản thanh toán của khách
hàng và có thể rút ra bất kỳ lúc nào.

- Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm 2

6
loại: loại tới hạn được rút ra và phải
báo trước.

- Tiền gửi tiết kiệm: Là loại tiền gửi


tiết kiệm là nguồn vốn quan trọng
của ngân hàng

Thời hạn cho vay tùy thuộc vào Tương tự như tín dụng ngân hàng,
Thời hạn cho từng loại tín dụng mà thời hạn sẽ tín dụng nhà nước cũng chia thành
vay bao gồm thời hạn ngắn hạn, trung tín dụng có thời hạn ngắn hạn, trung
và dài hạn. hạn và dài hạn.

- Trong quá trình phát triển của nền - Khắc phục, hạn chế các khuyết tật
kinh tế thì tín dụng ngân hàng ra thị trường cụ thể là sửa chữa, hạn
đời đã có ưu thế hơn các hình thức chế được các khuyết tật của thị
tín dụng trước đó, ngay cả tín dụng trường là một trong số những lý do
nhà nước, tín dụng cho vay nặng kinh tế căn bản cho sự can thiệp của
lãi, tín dụng thương mại. Bởi: nhà nước vào nền kinh tế, bằng
- Nguồn vốn cho vay rất lớn, đáp cách thông qua các công cụ kinh tế
ứng được nhu cầu sử dụng vốn của như cơ chế, luật lệ, tín dụng, hỗ trợ
doanh nghiệp, cá nhân bởi vì đây là giá,…và một số công cụ phi kinh tế
toàn bộ nguồn vốn trong nền kinh khác
Lợi ích của
tế mà ngân hàng có thể tập trung và - Thực hiện chức năng kinh tế và
tín dụng
huy động được. vai trò điều tiết của nhà nước. Đảm
- Đây là hình thức tín dụng linh bảo các hoạt động sản xuất, cung
hoạt vì đối tượng vay mượn là vay cấp hàng hóa công cộng và hàng
tiền do đó phù hợp với nhu cầu của hóa mang tính công cụ để hỗ trợ
nhiều đối tượng khách hàng khác người dân.
nhau.

- Luôn đáp ứng được nhu cầu về


vốn cho nền kinh tế một cách linh
hoạt, kịp thời và nhanh chóng.

Vai trò của - Tín dụng ngân hàng được xem là - Vai trò của tín dụng nhà nước là
tín dụng một chủ thể trung gian tài chính, hỗ trợ các dự án, các sản phẩm
ngân hàng đóng vai trò là người trọng điểm thuộc một số ngành then
môi giới giữa một bên là những chốt, lĩnh vực quan trọng, những
người cần đi vay tiền và bên còn lại chương trình kinh tế có quy mô lớn
là những người có tiền để cho vay và có tác động trực tiếp đến tăng

7
vốn. Do đó, thông qua cơ chế thị trưởng kinh tế. Từ đó đẩy mạnh
trường bằng những biện pháp kinh hoạt động phát triển các ngành,
tế năng động và áp dụng các nghề, kinh doanh, sản phẩm này
phương pháp, khả năng linh động, hoặc ưu tiên, khuyến khích đầu tư
dự đoán được nền kinh tế hiện đại, cho các vùng miền, đặc biệt là
ngân hàng đã luôn thay đổi để phù những miền, vùng có kinh tế khó
hợp với nhu cầu của người vay. khăn, khu vực doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Tạo điều kiện cho các doanh
- Thông qua cơ chế thị trường bằng nghiệp, địa phương thúc đẩy tăng
những biện pháp kinh tế năng động trưởng kinh tế bền vững, thực hiện
và áp dụng các phương pháp kỹ các định hướng mục tiêu phát triển
thuật hiện đại, tiên tiến của nền kinh tế xã hội trong thời kỳ của
kinh tế Ngân hàng đã thu hút những Chính phủ.
nguồn vốn tiền tệ, tiết kiệm, dự trữ
trong xã hội để vận hành, chuyển
giao đến đúng đối tượng có nhu cầu
sử dụng, phù hợp với nhu cầu vốn
trong sản xuất kinh doanh. Do đó,
những đồng tiền đang nhàn rỗi
được vận hành, sử dụng đúng nơi,
đúng lúc, phù hợp với nhu cầu của
nền kinh tế, từ đó tạo động lực cho
nhiều cá nhân, tổ chức có cơ hội
được phát triển.

• Lý do dẫn đến sự khác biệt đó:


- Nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia .
- Bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng.

NHẬN ĐỊNH
1) NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt
động ngân hàng cho các TCTD.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Khoản 9 Điều 4 LNHNN Việt Nam 2010; Điều 8; Điều 18 Luật Các tổ chức
tín dụng 2010 (sđ,bs 2017)
- Tổ chức tín dụng chỉ được thành lập và hoạt động ngân hàng nếu được sự cho phép
của NHNNVN, bởi vì ngân hàng nhà nước Việt Nam là NHTW của nước ta, một cơ
quan trực thuộc chính phủ và là cơ quan ngang bộ. Với vị trí này, NHNN Việt Nam là
cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hoạt động của TCTD

8
cũng là về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng nên đặt dưới sự quản lý, giám sát của
NHNN VN.
2) Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 51 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
- Giải thích: Người có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền
tệ - Ngân hàng bao gồm: Thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ; Chánh
Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; Cục trưởng Cục Thanh tra, giám
sát ngân hàng; Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh và Cơ quan
quản lý thị trường. Do đó, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng không có thẩm quyền quyết
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
3) Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 10 Thông tư số 17/2011/TT-NHNN quy định về việc cho vay có bảo
đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ
chức tín dụng và Điều 8 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN quy định về việc chiết khấu
giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Giải thích: Điều kiện chung đối với các tổ chức tín dụng để được tái cấp vốn là tổ
chức tín dụng đó không được nằm trong tình trạng kiểm soát đặc biệt tại thời điểm xin
tái cấp vốn:
• Đối với việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thì các tổ chức tín dụng đó phải đáp ứng các điều kiện cho vay cầm cố
được quy định tại Điều 10 Thông tư số 17.
• Đối với việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các tổ
chức tín dụng đó phải đáp ứng các điều kiện tái cấp vốn theo quy định tại Điều 8
Thông tư số 01.
→ Do đó, không phải mọi tổ chức tín dụng đều được phép vay vốn từ Ngân hàng Nhà
nước theo hình thức tái cấp vốn mà theo từng hình thức tái cấp vốn sẽ quy định rõ các
điều kiện tổ chức tín dụng cần đáp ứng để được phép vay vốn theo hình thức tái cấp
vốn.
4) NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 6 NĐ 134/2005/NĐ-CP quy định về việc ban hành quy chế quản lý vay
và trả nợ nước ngoài; Khoản 19 Điều 4 Luật NHNN Việt Nam 2010.
- Theo quy định tại Điều 6 NĐ 134/2005/NĐ-CP thì cơ quan quản lý nợ nước ngoài
của Chính phủ là Bộ tài chính - Cơ quan đầu mối của Chính phủ. Cụ thể ở “Điều 6.
9
Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vay, trả nợ nước ngoài: 1. Bộ Tài chính,
cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về vay và trả nợ nước
ngoài của quốc gia”. Trong khi đó, NHNN VN quản lý hoạt động vay, trả nợ nước
ngoài đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, hoạt động ngoại hối,
điều hoà cán cân thanh toán quốc tế… Vậy nên NHNN không phải cơ quan quản lý nợ
nước ngoài của Chính phủ mà cơ quan có thẩm quyền này là Bộ Tài chính.
5) NHNNVN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi
tài chính của mình.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 3 NĐ 07/2006 NĐ-CP; Điều 45 Luật NHNN Việt Nam 2010
- Phần chênh lệch thu, chi tài chính của NHNN sẽ được sử dụng để trích lập quỹ theo
quy định của Luật NHNN VN, phần còn lại của chênh lệch thu, chi sẽ được nộp vào
NSNN và NHNN không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp bởi vì NHNN không
phải là doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên NHNN không có
thu nhập doanh nghiệp để trở thành đối tượng đóng thuế TNDN.
6) Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
cho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 18 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy
định chi tiết về điều kiện và trình tự, thủ tục cấp phép thành lập, hoạt động của công ty
tài chính.
- Bộ Tài chính không phải là cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động
cho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động cho công ty tài chính, công
ty cho thuê tài chính là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7) NHNNVN là cơ quan trực thuộc Quốc Hội.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 1 Điều 2 LNHNN Việt Nam 2010.
- Giải thích: Hoạt động ngân hàng là hoạt động nhạy cảm nên cần có sự quyết định
linh hoạt nhưng Quốc hội họp 1 năm 2 lần và việc quyết định rất mất thời gian. Do đó,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ
8) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân.
- Nhận định sai.
-CSPL: Điều 84 Luật Dân sự 2015.
- Căn cứ theo quy định của bộ luật Dân sự chi nhánh, văn phòng đại diện không có tư
cách pháp nhân. Chi nhánh, văn phòng đại diện có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc
một phần chức năng của pháp nhân, là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân. Như vậy, chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không là một pháp nhân mà
chỉ là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có
nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
10
9) Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ.
- Nhận định đúng.
- CSPL: khoản 1 Điều 8 LNHNN Việt Nam 2010.
- Theo khoản 1 Điều 8 quy định thì thống đốc Ngân hàng là người đứng đầu Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ
trong Chính phủ. Do đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ
(tương đương cấp Bộ trưởng và do Thủ tướng đề nghị Quốc hội bổ nhiệm).
10) NHNNVN chỉ cho TCTD là ngân hàng vay vốn
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 11,24 LNHNN Việt Nam 2010, khoản 1 Điều 4 LTCTD.
- Bởi vì NHNNVN cho nhiều TCTD khác ngoài ngân hàng vay vốn nữa.
11) NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ
tướng Chính phủ.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Điều 25 LNHNN Việt Nam 2010, cụ thể như sau:
"Điều 25. Bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn.
2.Trong trường hợp có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo lãnh cho tổ
chức tín dụng vay vốn nước ngoài thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bảo
lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ."
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn nhưng
chỉ trong trường hợp có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
- Điều kiện để được bảo lãnh:
+ Có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Đáp ứng các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
12) NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi.
- Nhận định đúng.
- CSPL: khoản 2 Điều 3 Luật Ngân sách nhà nước 2015, cụ thể như sau:
"Điều 3. Nguồn thu ngân sách nhà nước
2. Trong trường hợp ngân sách nhà nước bị bội chi, Chính phủ có thể đề nghị Quốc
hội quyết định cho vay từ nguồn ngân quỹ nhà nước hoặc vay từ các tổ chức tín dụng
trong nước và nước ngoài."
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể cho ngân sách nhà nước vay khi ngân sách bị
thiếu hụt do bội chi.
- Điều kiện để được vay:
+ Ngân sách nhà nước bị bội chi.

11
+ Có đề nghị của Chính phủ.
+ Được Quốc hội quyết định.
13) Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt
buộc.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 14, Điều 10 LNHNN Việt Nam 2010
- Lưu trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và dự trữ là một công cụ thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia. Các tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín
dụng nhân dân, …. Tuy nhiên tại Điều 3 Thông tư 30/2019/ TT-NHNN có quy định
các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc gồm có tổ chức tín dụng kiểm
soát đặc biệt, tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng được chấp
thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền.
14) Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN
- Nhận định sai.
- CSPL: Số 1079/QĐ-TTg.
- Bởi vì hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để tư vấn cho Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề quan
trọng về chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
15) Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Nhân định: Sai.
- CSPL: Khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN.
- Bởi vì pháp luật quy định tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các
ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

12

You might also like