You are on page 1of 6

1.

PHẦN MỞ ĐẦU

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHÓM 3


LS. Nguyễn Thị Thảo Phương
LS. Lê Huỳnh Sang
LS. Lê Thị Thu Tài
VĂN PHÒNG TẠI TP. VŨNG TÀU
Số 80 Trương Công Định, Phường 3,TP Vũng Tàu,Việt Nam
LS. Hồ Thị Hiền Thảo TEL. : (84.4) 888.88.88 / 888.88.88 FAX : (84.4)
LS. Nguyễn Thị Mỹ Thu 877.77.77
LS. Trần Thị Như Tình E-MAIL : hv@gmail.com
LS. Đỗ Viết Vĩnh http://www.hv.vn
LS. Tạ Minh Yến

RIENG TU VA BAO MAT


TP Vũng Tàu , ngày ……tháng …… năm 2019

( ý kiến pháp lý của từng thời điểm sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi của pháp luật)

[Tên người nhận : Ông K


Chức vụ
Địa chỉ : Phường 1 , TP Vũng Tàu ]
Gửi qua fax : 0240-888-8885
Về việc: Về việc tư vấn pháp lý cho ông K .

Kính gửi ông K,


Lời đầu tiên, cho phép công ty luật Nhóm 3 gửi tới ông lời chúc sức khỏe tới ông và cảm ơn ông đã
tin tưởng lựa chọn sửa dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi.
Thưa ông, Ông đã có yêu cầu chúng tôi cung cấp ý kiến pháp lý về một số vấn đề liên quan đến
hợp đồng đặt cọc quyền sử dụng đất ký kết giữa ông và khách hàng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại của ông đối với hành vi của công ty BDS. Chúng tôi đã nhận được bản sao hợp đồng và tài
liệu liên quan đến vụ việc cần tư vấn của ông bao gồm bản sao của các loại giấy tờ :
- Visa doanh nhân.
- Quyền sử dụng của 06 thửa đất của ông
- Hợp động dịch vụ số 05/2018/DVHT.
- Công văn phúc đáp của Công ty BDS.
- Văn bản chấm dứt hợp đồng đối với công ty BDS.
- Biên nhận của Uỷ ban nhân dân Quận X.
- Hợp đồng uỷ quyền với công ty bất động sản L về việc rao bán dự án.
- Hợp đồng đặt cọc với Ông X, Ông E( thành viên hội đồng quản trị công ty BDS).
+ Hợp thức hoá ký lại hợp đồng đặt cọc đối với từng khách.
- Các chứng từ giao- nhận tiền đối với ông D.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thửa số 788.
Và dựa trên các tài liệu mà ông đã cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau :
1. Về vấn đề hợp đồng vô hiệu giữa ông với khách hàng :
a. Hợp đồng ủy quyền giữa ông và công ty bất động sản L .
Vào tháng 10/2016, ông ký hợp đồng ủy quyền cho công ty L để rao bán dự án. Công
ty L đã ký hợp đồng đặt cọc với 10 khách hàng, có chuyển tiền cho ông, trong 10 hợp
đồng này, chỉ có 01 hợp đồng là phù hợp vì thời gian ủy quyền với công ty L còn hiệu lực,
nhưng ông K không ký trực tiếp .
Căn cứ vào khoản 1 điều 142 BLDS 2015 về hậu quả của giao dịch do người không
có quyền đại diện xác lập thực hiện và điều 117 BLDS 2015 về điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự, thì 10 hợp đồng mà công ty L ký kết nhân danh ông đều có hiệu
lực pháp lý, do ông đã nhận tiền mặt từ các giao dịch trên đồng nghĩa với việc ông đã
công nhận những giao dịch mà công ty L không có thẩm quyền đại diện.
b. Hợp đồng giữa ông X và ông E .
Tháng 10 và tháng 11/ 2016, Ông cũng đã ký hợp đồng đặt cọc với ông X và ông E là
19 nền và 10 nền, mỗi nền đặt cọc 150 triệu đồng :
Căn cứ vào khoản 1 điều 181 Luật đất đai 2013 và điều 117 BLDS 2015 về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự thì khi giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất
phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, ông chưa nhận được giấy
phép tách thửa từ cơ quan có thẩm quyền nên ngoài 5 quyền sử dụng đất gồm thửa
đất số 742,787,788,789,790 thì ông không sở hũu quyền sử dụng đất từ các thửa đất
xin phép tách thửa. Nên giao dịch giữa ông và ông X và ông E là vô hiệu.
2. Về yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với công ty BDS :
2. PHẦN MÔ TẢ BỐI CẢNH

2.1 Liệt kê tất cả các tài liệu khách hàng cung cấp mà luật sư đã kiểm tra để đưa ra
ý kiến này
* Lưu ý : Chúng ta phải giả định tất cả các tài liệu mà khách hàng đưa ra là xác thực và
luật sư không chịu trách nhiệm về tính xác thực của tài liệu khi đưa ra ý kiến pháp lý
2.2. Tóm tắt sự việc dựa trên những thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp

- Khi mô tả tóm tắt sự việc, cần lưu ý chắt lọc để loại bỏ những chi tiết rườm rà và chỉ
nêu những sự kiện có ý nghĩa pháp lý. Cách mô tả khoa học nhất là sử dụng bảng sơ đồ
theo dòng thời gian và dòng sự kiện.
- Ý nghĩa của mô tả tóm tắt sự kiện :

Thứ nhất, nó giúp khách hàng có một cái nhìn toàn diện về toàn bộ câu chuyện.

Thứ hai, trong một chuẩn mực nào đó, cũng giống như việc tuyên một bản án, ý
kiến pháp lý của luật sư phải dựa trên các sự kiện mà khách hàng cung cấp, nếu
khách hàng cung cấp thông tin sai hoặc thiếu có thể làm cho ý kiến pháp lý bị sai
lệch.

Thứ ba, còn nhằm giới hạn trách nhiệm của luật sư.

Những câu mang tính chất bảo lưu của luật sư

Trang 2/5
3. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ LUẬT SƯ ĐƯỢC YÊU CẦU TƯ VẤN

Trong phần mở đầu, khi khẳng định phạm vi tư vấn đã cho thấy vấn đề mà luật sự được yêu
cầu tư vấn. Tuy nhiên trong mục này cần diễn đạt yêu cầu của khách hàng dưới dạng câu hỏi
pháp lý cụ thể nên nêu các câu hỏi pháp lý cụ thể vì phần phân tích sự việc tiếp theo chính là
câu trả lời của luật sư đối với các câu hỏi pháp lý ở trên.

4. PHẦN CƠ SỞ PHÁP LÝ.

Để có thể cung cấp ý kiến pháp lý này, chúng tôi cũng đã kiểm tra các luật và quy định
có liên quan, nhất là : [liệt kê các văn bản pháp luật có liên quan mà luật sư đã kiểm tra
để đưa ra ý kiến pháp lý này]

Trong mục này, luật sư liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để giải
quyết vụ việc của khách hàng. Mục đích của việc liệt kê tài liệu này nhằm chỉ cho khách
hàng thấy căn cứ pháp lý mà luật sư dựa vào đó để đưa ra ý kiến;

Ngoài việc liệt kê các văn bản pháp luật, cũng nên kể thêm các phương tiện giải thích bổ
trợ. Chẳng hạn, liên quan đến một vấn đề khách hàng hỏi mà luật pháp không rõ ràng,
luật sư thường gửi công văn hỏi ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công văn
trả lời được xem như một trong các căn cứ pháp lý cho ý kiến của luật sư.

Lưu ý: xử lý trong trường hợp quá nhiều văn bản, thì có thể lựa chọn phương án chú
thích.

Trang 3/5
5. PHẦN NHẬN ĐỊNH VÀ ĐƯA RA HƯỚNG TƯ VẤN

Đây là nội dung chính và quan trọng nhất của thư tư vấn. Để có thể đi đến câu trả lời
hoặc đề xuất giải pháp, luật sư phải suy nghĩ, lập luận áp dụng các quy tắc pháp lý vào
trường hợp cụ thể của khách hàng. Cuối cùng, phải viết ra những lập luận đó theo một
trình tự logic.

Khi trả lời hoặc đưa ra giải pháp cho khách hàng, luật sư cần giải thích lý do tại sao
mình lại đề xuất như vậy.

Sau khi phân tích các khía cạnh pháp lý của vụ việc, luật sư cần đưa ra kết luận khuyến
nghị hay giải pháp .

Một số luật sư thích đưa phần kết luận trước phần lập luận, phân tích khi kết luận rõ
ràng và có lợi cho khách hàng. Cách thức này có ưu điểm là thông tin ngay cho khách
hàng kết luận mà họ muốn.

Khi phần kết luận tỏ ra chưa chắc chắn hoặc bất lợi cho khách hàng thì nên phân tích
lập luận trước rồi mới đưa ra kết luận.

Kinh nghiệm soạn thảo ý kiến pháp lý trong trường hợp câu trả lời không chắc chắn là
luật sư nên phân tích các khả năng khác nhau có thể xảy ra, hậu quả pháp lý của từng
khả năng đó, các giải pháp có thể sử dụng để thay đổi tình thế, những cơ may thành
công và rủi ro gặp phải đối với từng giải pháp... trong mọi trường hợp, một khi kết luận
không chắc chắn thì luật sư không thể diễn đạt theo lối dứt khoát bởi vì sau này có thể
khách hàng sẽ quy trách nhiệm của luật sư đã khiến cho họ nhầm lẫn về hoàn cảnh.

Cuối cùng đừng quên đưa ra những khuyến nghị của luật sư

Trang 4/5
6. CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG (NẾU CÓ)

Ý kiến pháp lý này gồm…. trang, được gửi riêng cho Ông/bà và trong bất cứ trường hợp nào
cũng không được tiết lộ cho những tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự đồng ý trước của
Ông/bà.

7. PHẦN KẾT THÚC

- Như đối với tất cả các thư tín thông thường, cuối cùng là lời chào cuối thư và khẳng định
thiện chí sẵn sàng trao đổi thêm với khách hàng vì rất có thể khách hàng cần phải hỏi thêm
một số vấn đề trong nội dung của thư tư vấn.

Thường thấy trong các thư tư vấn , những câu như :

 Chúng tôi rất mong nhận được sự hồi âm của Ông về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao
đổi với Ông những thông tin cần thiết.

 Trên đây là những ý kiến pháp lý của chúng tôi liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý
Ông. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về Thư tư vấn này, xin hãy liên lạc ngay với chúng tôi
để được giải đáp và làm rõ.

Trang 5/5

You might also like