You are on page 1of 14

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


----------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

ĐỀ SỐ 39: NÊU NHỮNG SAI XÓT THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI


TƯ VẤN KHI TƯ VẤN PHÁP LUẬT BẰNG VĂN BẢN VÀ ĐƯA
RA NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC. MINH HỌA BẰNG
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

HỌ VÀ TÊN:
MÃ SV:
LỚP :

HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................................1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT BẰNG VĂN
BẢN................................................................................................................................1
1. Khái niệm tư vấn pháp luật bằng văn bản................................................................1
2. Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản.................................................................2
3. Những yêu cầu khi tư vấn pháp luật bằng văn bản..................................................3
CHƯƠNG II. NHỮNG SAI XÓT THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI TƯ VẤN KHI
TƯ VẤN PHÁP LUẬT BẰNG VĂN BẢN.................................................................5
1. Khó nắm bắt được hết tâm lí, thái độ của khách hàng.............................................5
2. Một số văn bản thiếu tính logic, súc tích và chính xác............................................5
3. Kỹ năng soạn thảo văn bản chưa được vận dụng tốt...............................................5
4. Khó khăn trong diễn đạt bằng văn bản....................................................................6
5. Thời gian nhận và trả lời tư vấn còn nhiều hạn chế.................................................6
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAU XÓT KHI
TƯ VẤN PHÁP LUẬT BẰNG VĂN BẢN CỦA NGƯỜI TƯ VẤN........................6
1. Cần hình dung và lập ra dàn ý chi tiết của phương án tư vấn..................................6
2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp......................................................................................7
3. Rà soát lại toàn bộ nội dung văn bản trước khi gửi cho khách hàng.......................7
4. Trả lời tư vấn đúng hẹn............................................................................................7
CHƯƠNG 4. TÌNH HUỐNG MINH HỌA THỰC TIỄN.........................................8
1. Ví dụ 1: Tư vấn pháp lý cho công ty A mở văn phòng đại diện hoặc công ty........8
2. Ví dụ 2: Tư vấn về việc ly hôn đơn phương cho chị A............................................8
KẾT LUẬN.....................................................................................................................10
MỞ ĐẦU

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng phát triển thì
kéo theo đó lại có nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh. Mỗi công dân đều có nhu cầu
được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đã phần họ không thể tự bảo vệ hoặc
chưa có cách nhìn đúng đắn về những vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của
họ. Vì vậy loại hình dịch vụ tư vấn pháp lý ra đời. Theo đó, những trung tâm tư vấn
pháp luật, văn phòng luật sư sẽ giúp họ đưa ra những tư vấn chính xác và cụ thể nhất. Có
hai hình thức tư vấn pháp luật gồm: tư vấn pháp luật bằng lời nói và tư vấn pháp luật
bằng văn bản. Mỗi hình thức tư vấn đều mang những đặc trưng và yêu cầu riêng biệt.
Tuy nhiên, hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản là loại hình khá phổ biến. Trên thực
tế, đã có rất nhiều sai xót củ người tư vấn trong quá trình này. Để hiểu rõ hơn những sai
xót ấy, em xin phân tích qua đề số 39: “Nêu những sai sót thường gặp của người tư vấn
khi tư vấn pháp luật bằng văn bản và đưa ra những giải pháp khắc phục. Minh họa
bằng các tình huống thực tiễn”.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT BẰNG VĂN BẢN

1. Khái niệm tư vấn pháp luật bằng văn bản

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) đưa ra
khái niệm tư vấn pháp luật như sau: “Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật,
hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ
chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ”.

Hiện nay, bên cạnh hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói, người thực hiện tư vấn
còn có thể viết dưới hình thức một văn bản với các nội dung thông tin nhằm tư vấn pháp
luật liên quan đến vụ việc cụ thể của khách hàng, giúp khách hàng hiểu được quy định
của pháp luật, áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (kèm
theo phương án tư vấn có thể là các văn bản cần soạn thảo để phục vụ cho phương án tư
vấn). Theo yêu cầu của khách hàng thì việc tư vấn bằng văn bản có thể được thực hiện
1
theo hai hình thức: Khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax; Khách hàng trực tiếp đến gặp
luật sư tư vấn và đề nghi tư vấn bằng văn bản.1

2. Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản

Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản thông thường sẽ theo các bước như sau:

Bước 1, tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng. Theo đó, việc tiếp nhận
thông tin và yêu cầu của khách hàng được xem là bước đầu tiên cho việc trao đổi thông
tin giữa người tư vấn và khách hàng. Việc tiếp nhận thông tin là một bước đệm quan
trọng để người tư vấn có cái nhìn tổng quan về vụ việc cũng như định hướng được rõ
ràng yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợp. Nếu quá trình này
không được rõ ràng sẽ là nguyên nhân dẫn đến hệ quả của việc cung cấp dịch vụ pháp lý
sai với yêu cầu của khách hàng cũng như không đảm bảo chất lượng dịch vụ. 2

Bước 2, nghiên cứu các thông tin, tài liệu được cung cấp và tìm kiếm các quy
định pháp luật. Khi tiếp cận một vấn đề pháp lý người tư vấn phải tìm kiếm được cơ sở
pháp lý cho các vấn đề có liên quan để làm khung hành lang pháp lý cho công việc đang
thực hiện. Bên cạnh tìm kiếm cơ sở pháp lý cho vấn đề liên quan, người tư vấn cũng cần
nghiên cứu các tài liệu mà khách hàng cung cấp (các hồ sơ, chứng từ liên quan đến giao
dịch khách hàng đang dự định thực hiện …). Việc nghiên cứu các tài liệu này giúp
người tư vấn bổ sung thêm thông tin cho việc cung cấp ý kiến tư vấn và soạn thảo hợp
đồng theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 3, cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý. Sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu các
quy định pháp luật, tài liệu được cung cấp, người tư vấn sẽ đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý
đối với các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Nếu khách hàng có yêu cầu rõ ràng cho nội
dung ý kiến tư vấn pháp lý thì người tư vấn sẽ cung cấp ý kiến tư vấn dựa trên cơ sở yêu
cầu của khách hàng. Trong trường hợp yêu cầu tư vấn của khách hàng không rõ ràng,
người tư vấn sẽ cung cấp ý kiến tư vấn cho những nội dung tổng quát và có liên quan,
ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng.
1
Xem Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, TS. Phan Chí Hiếu – Ths. Nguyễn Thị Hằng.
2
Xem Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản, truy cập https://dvdn247.net/quy-trinh-tu-van-phap-luat-bang-van-ban/
ngày 17/04/2022.
2
Bước 4, Soạn thảo hợp đồng. Trên cơ sở ý kiến tư vấn pháp lý, người tư vấn sẽ
soạn thảo hợp đồng căn cứ vào quyết định và lựa chọn của khách hàng. Khi soạn thảo
hợp đồng, người tư vấn cũng lưu ý việc soạn thảo hợp đồng phải đảm bảo quy định pháp
luật về nội dung và hình thức, tránh rơi vào các trường hợp bị vô hiệu theo quy định Bộ
luật dân sự.

3. Những yêu cầu khi tư vấn pháp luật bằng văn bản

a. Tính lôgic

Tất cả các văn bản do luật sư soạn đòi hỏi tính lôgic rất cao, nghĩa là phải được
trình bày trong một trật tự lôgic. Để đảm bảo tính lôgic của văn bản, trước khi bắt tay
vào soạn thảo, người soạn cần hình dung trong đầu những nội dung chính nào cần viết
và xây dựng một đề cương hay dàn ý. Chẳng hạn, một trật tự mà mọi thư tư vấn đều
tuân thủ là: Khẳng định phạm vi tư vấn; Mô tả tóm tắt sự việc và các tài liệu đã kiểm tra;
Xác định các vấn đề luật sư được yêu cầu tư vấn; Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và
lời khuyên; Kết thúc (chào cuối thư). Nếu trong một thư cần phải cần phải đề cập đến
nhiều chủ đề khác nhau thì cũng cần cố gắng trình bày trong một trật tự lôgic.

b. Tính súc tích

Tính súc tích yêu cầu phải diễn đạt sự việc bằng số lượng từ ít nhất chừng có thể.
Điều đó có nghĩa là tránh diễn đạt dài dòng, không nhắc lại hai ba lần cùng một sự việc
và đừng nói đến những điều không liên quan đến vấn đề mà khách hàng đặt ra. Tuy
nhiên, cũng cần chú ý đừng lạm dụng quá sự súc tích, diễn đạt quá ngắn gọn đến độ
khách hàng không hiểu được luật sư muốn nói gì.

c. Tính chính xác

Văn bản do luật sư soạn phải đảm bảo độ chính xác của ngôn từ, tránh sử dụng
những từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Mục đích của tiêu chí này là nhằm
đảm bảo việc người đọc hiểu đúng ý của người soạn thảo. Một văn bản soạn thảo không
rõ ràng làm cho khách hàng hiểu nhầm có thể dẫn tới những thiệt hại mà luật sư phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Tiêu chí chính xác cũng yêu cầu người soạn thảo phải kỹ

3
lưỡng đối với cả hình thức thể hiện văn bản. Thông thường, người ta hay sử dụng cách
viết tắt những cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên, việc viết tắt chỉ được
chấp nhận nếu người soạn thảo đã quy ước cách viết đó ngay từ đầu thư.

d. Ngôn ngữ thích hợp, lịch sự

Ngôn ngữ được sử dụng phải là ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, thể hiện đạo đức
nghề nghiệp của nghề luật sư. Trong rất nhiều trường hợp, người tư vấn có thể phải từ
chối một khách hàng, giúp khách hàng gửi một yêu cầu cho phía đối phương, làm cầu
nối cho việc đàm phán hay thay mặt khách hàng từ chối một yêu cầu từ phía đối tác…
Cũng cần phải nói đến cách sử dụng thuật ngữ chuyên môn trong các văn bản do luật sư
soạn thảo. Có rất nhiều tình huống chẳng hạn như việc viết một ý kiến pháp lý, luật sư
cần phải sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để diễn đạt. Nhìn chung, tùy thuộc vào đối
tượng khách hàng, luật sư cần phải biết điều chỉnh văn phong cho phù hợp.

e. Trả lời đúng hẹn

Trả lời đúng hẹn hay trả lời sớm là phương cách tốt nhất chứng tỏ thái độ chuyên
nghiệp và khiến cho khách hàng có cảm tưởng là thực sự luật sư đang cố gắng để làm
hài lòng họ. Ngoài ra, một câu trả lời muộn màng có thể khiến cho khách hàng tìm đến
luật sư khác. Vì vậy, nếu chưa thể đưa ra ngay lời tư vấn, luật sư nên ghi nhận với khách
hàng về yêu cầu đó và hẹn thời gian để trả lời.

f. Kỹ thuật trình bày văn bản

Một thư tín được đánh máy cẩn thận, trình bày sáng sủa chắc chắn sẽ gây thiện cảm
cho người đọc. Việc chia đoạn và xuống dòng theo từng ý sẽ giúp cho người đọc dễ
dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Một nguyên tắc mà người soạn thảo cần phải biết là
mỗi trang đánh máy phải được chia tối thiểu làm hai đoạn. Ngoài ra, khi soạn thảo và
đánh máy văn bản xong, nhất thiết phải rà soát lại toàn bộ nội dung văn bản để chỉnh sửa
sai sót về hình thức (như lỗi chính tả, ngữ pháp, ý bị lặp lại…) hay về nội dung (cách
diễn đạt, dùng từ…).

4
CHƯƠNG II. NHỮNG SAI XÓT THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI TƯ VẤN KHI TƯ
VẤN PHÁP LUẬT BẰNG VĂN BẢN

1. Khó nắm bắt được hết tâm lí, thái độ của khách hàng

Tư vấn bằng văn bản thường được sử dụng khi khách hàng ở xa hoặc muốn khẳng
định độ tin cậy của giải pháp và sử dụng chúng. Có thể nói hình thức này tiết kiệm một
khoản chi phí đi lại nhưng người tư vấn khó có thể nắm bắt bắt được hết tâm lý khách
hàng, khó có cơ hội tương tác để tìm hiểu rõ hơn những yêu cầu của khách hàng. Bên
cạnh đó, khách hàng cũng có thể gặp khó khăn trong cách đặt câu hỏi gửi đến người tư
vấn vì cách sử dụng văn nói và văn viết có nhiều nét khác nhau. Chính vì vậy, người tư
vấn khó có thể đưa ra được những giải pháp vừa đúng pháp luật, vừa hợp lý, lại hợp
tình.

2. Một số văn bản thiếu tính logic, súc tích và chính xác

Nội dung của một vài văn bản tư vấn còn thiếu tính logic, súc tính và chính xác.
Tất cả các văn bản do luật sư soạn đòi hỏi tính lôgic rất cao, nghĩa là phải được trình bày
trong một trật tự lôgic.

Tính súc tích yêu cầu phải diễn đạt sự việc bằng số lượng từ ít nhất chừng có thể.
Tuy nhiên, cách diễn đạt dài dòng, nhắc lại hai ba lần cùng một sự việc và nói đến
những điều không liên quan đến vấn đề mà khách hàng đặt ra vẫn chưa được giải quyết
triệt để. Đồng thời, lạm dụng quá sự súc tích, diễn đạt quá ngắn gọn đến độ khách hàng
không hiểu được luật sư muốn nói gì. 3

Tiêu chí chính xác cũng yêu cầu người soạn thảo phải kỹ lưỡng đối với cả hình
thức thể hiện văn bản. Tuy nhiên, người soạn thảo bất cẩn không để ý đến việc quy ước
những từ ngữ được viết tắt đó ngay từ đầu thư.

3. Kỹ năng soạn thảo văn bản chưa được vận dụng tốt

Hình thức này, ngoài việc đòi hỏi người tư vấn phải có những kỹ năng chung, thì
còn đòi hỏi phải có kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn tốt. Tuy nhiên, trong một số văn

3
Xem Chu Liên Anh, Một số vấn đề lý luận về tư vấn pháp luật, Tạp chí Tâm lý học, số 2 (119), 2 – 2009.
5
bản vẫn tồn tại những sai sót về cách sử dụng ngôn từ và kỹ thuật trình bày văn bản. Cần
phải nói đến cách sử dụng thuật ngữ chuyên môn trong các văn bản do luật sư soạn thảo.
Có rất nhiều tình huống chẳng hạn như việc viết một ý kiến pháp lý, người tư vấn cần
phải sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để diễn đạt. Tuy nhiên, người tư vấn chủ quan
khi sử dụng những thuật ngữ quá chuyên biệt khiến khách hàng không thể hiểu được,
hoặc dẫn đến việc khách hàng hiểu sai nghĩa của một từ, một câu nào đó trong văn bản
gây khó khăn cho việc tư vấn trong tương lai. Cách trình bày mỗi ý chính của văn bản
còn thiếu mạch lạc, thiếu sự liên kết. Việc không chia đoạn và không xuống dòng theo
từng ý sẽ khiến cho người đọc nắm bắt nội dung của văn bản một cách khó khăn.

4. Khó khăn trong diễn đạt bằng văn bản

Khách hàng không có cơ hội để tìm hiểu, yêu cầu giải đáp các vướng mắc mới phát
sinh, thời gian nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sẽ lâu hơn so với tư vấn trực tiếp bằng
lời nói. Một câu trả lời muộn màng có thể khiến cho khách hàng tìm đến luật sư khác.
Điều này khiến cho cả hai bên đều tốn thời gian, công sức để có thể trao đổi và giải
quyết triệt để từng vấn đề. Đối với khách hàng, họ tốn thời gian chờ đợi được nhận phản
hồi, ảnh hưởng đến tâm lý của họ rất nhiều, và dễ dàng để nhận thấy họ sẽ đi tìm trung
tâm tư vấn hoặc một luật sư có thể mang lại cho họ sự tin tưởng và câu trả lời đúng, đủ
căn cứ pháp lý và thời gian đã giao hẹn.

5. Thời gian nhận và trả lời tư vấn còn nhiều hạn chế

Người tư vấn gặp khó khăn khi tư vấn, hướng dẫn một cách rõ ràng, tỉ mỉ đến
khách hàng những giấy tờ, tài liệu cần thực hiện. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã
có nhiều giải pháp cụ thể nhằm nhanh chóng giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên,
tình trạng trên chưa được cải thiện nhiều do một số thủ tục vẫn rườm rà mà thông qua
hình thức tư vấn bằng văn bản có thể giúp khách hàng hiểu được vấn đề hay không là
một câu hỏi rất khó giải đáp. Không những khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm
hiểu, thực hiện những giấy tờ có liên quan mà còn làm cho người tư vấn phải loay hoay
tìm cách để giải thích cho bên khách hàng hiểu rõ.

6
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAU XÓT KHI TƯ VẤN
PHÁP LUẬT BẰNG VĂN BẢN CỦA NGƯỜI TƯ VẤN

Trên cơ sở những sai xót đã phân tích ở trên, em xin đưa ra được các giải pháp dưới
đây:

1. Cần hình dung và lập ra dàn ý chi tiết của phương án tư vấn

Trước khi bắt tay vào soạn thảo văn bản cần lập dàn ý chi tiết phương án tư vấn và
trả lời trong một trật tự logic: vấn đề nảy sinh trước thì cần đề cập trước. Chỉ bắt đầu dự
thảo khi đã biết rõ mình đang viết gì. Tránh diễn đạt dài dòng, không nhắc lại nhiều lần
cùng một sự việc và không nhắc đến điều không liên quan. Đảm bảo độ chính xác của
ngôn từ, tránh sử dụng những từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ như “sáp
nhập” và “sát nhập” là hai từ có cách đọc rất dễ gây nhầm lẫn, nhưng cách dùng lại khác
nhau. “Sáp nhập” là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm
một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ “sát nhập”, từ “sát” là từ biến âm, biến
thể dân gian của từ “sáp” mà ra. Từ “sát” trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ
“sáp”. Nhưng không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không hợp lý.

2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp

Ngôn ngữ của người tư vấn không được suồng sã, phải lịch sự và tôn trọng khách
hàng, và không nên sử dụng thuật ngữ chuyên môn quá chuyên biệt khiến khách hàng
không thể hiểu được thì tốt hơn hết hãy dùng một từ phổ thông có nghĩa tương đương
hoặc định nghĩa hay giải thích thuật ngữ đó. Nhìn chung, tùy thuộc vào đối tượng khách
hàng (là một cá nhân thông thường hoặc là người cũng có đôi chút hiểu biết pháp luật),
luật sư cần phải biết điều chỉnh văn phong cho phù hợp.

3. Rà soát lại toàn bộ nội dung văn bản trước khi gửi cho khách hàng

Khi soạn thảo và đánh máy ý kiến xong, nhất thiết phải rà soát lại toàn bộ nội dung
văn bản để chỉnh sửa sai sót về hình thức (như lỗi chính tả, ngữ pháp, ý bị lặp lại…) hay
về nội dung (cách diễn đạt, dùng từ…). Một thư tín được đánh máy cẩn thận, trình bày
sáng sủa chắc chắn sẽ gây thiện cảm cho người đọc. Vì vậy, đừng quên chia đoạn các

7
nội dung trong văn bản. Việc chia đoạn và xuống dòng theo từng ý sẽ giúp cho người
đọc dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Một nguyên tắc mà người soạn thảo cần phải
biết là mỗi trang đánh máy phải được chia tối thiểu làm hai đoạn. Tốt nhất, đối với
những văn bản quan trọng, nên cho một người khác đọc lại văn bản vì người khác có thể
dễ dàng phát hiện những sai sót mà nhiều khi người soạn thảo không thấy.4

4. Trả lời tư vấn đúng hẹn

Khi trả lời đúng hẹn là tác phong cần thiết cho sự chuyên nghiệp và khiến cho
khách hàng hài lòng. Khi đưa ra câu trả lời muộn có thể khiến cho khách hàng tìm đến
luật sư khác. Trên thực tế, khi gặp phải những vấn đề về pháp luật, khách hàng có thể có
tâm lý căng thẳng, suy sụp và bối rối. Người tư vấn lúc này phải là người bạn đáng tin
cậy và đồng cảm, thấu hiểu với khách hàng để giúp họ có được sự cân bằng trong tâm lý
mà vượt qua được những khó khăn của bản thân. Để thấu hiểu được tâm lý cũng như
biểu hiện của khách hàng, người tư vấn nên tận dụng lợi ích mà các trang mạng xã hội
như Facebook, Zalo, ... Trong tương lai gần, đây sẽ là cách khắc phục nhanh gọn vấn đề
làm cách nào để thấu hiểu được khách hàng cũng như tạo tương tác tốt qua cách trả lời
các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng, hướng dẫn một cách rõ ràng, tỉ mỉ
đến khách hàng những giấy tờ, tài liệu cần thực hiện mà vẫn tiết kiệm được một khoản
chi phí đi lại…

CHƯƠNG 4. TÌNH HUỐNG MINH HỌA THỰC TIỄN

1. Ví dụ 1: Tư vấn pháp lý cho công ty A mở văn phòng đại diện hoặc công ty

Công ty A đang triển khai các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nên có ý định mở
văn phòng đại diện hoặc công ty. Anh B đại diện cho công ty hỏi giá dịch vụ tư vấn ở
một số văn phòng luật sư của Việt Nam cũng như một số chi nhánh văn phòng luật sư
nước ngoài tại Việt Nam thì nhận được bản chào giá dịch vụ rất chi tiết từ các chi nhánh
văn phòng luật sư nước ngoài, còn các văn phòng luật sư Việt Nam được hỏi thì không
có câu trả lời hoặc chỉ trả lời vắn tắt qua điện thoại hoặc cả tuần sau mới gửi một bản
chào giá rất sơ sài. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như uy tín, hiện nay với tình
4
Xem Lê Xuân Thân, Nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp luật sư, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 3(156), 2005.
8
hình dịch bệnh Covid- 19 đang có chuyển biến phức tạp, hình thức tư vấn bằng lời nói
không có nhiều lợi thế so với tư vấn bằng văn bản. Một số văn phòng luật sư của Việt
Nam nên tận dụng hình thức tư vấn bằng văn bản và cần tập trung hoàn thiện bảng chào
giá với nội dung đầy đủ chi tiết, đúng kĩ thuật soạn thảo văn bản để gửi đến anh A trong
thời gian sớm nhất.

2. Ví dụ 2: Tư vấn về việc ly hôn đơn phương cho chị A

Chị A gọi điện nhờ luật sư tư vấn về việc ly hôn, chị A đơn phương ly hôn nhưng
yêu cầu người tư vấn sẽ tư vấn bằng văn bản.

Luật sư trao đổi với chị như hỏi một số thông tin cá nhân, một số thông tin khác
nhằm tạo sự tin cậy, thoải mái giữa luật sư và người yêu cầu tư vấn. Khi đã có một sự
trao đổi nhất định thì luật sư sẽ hỏi vào vấn đề, yêu cầu người cần tư vấn cung cấp các
thông tin liên quan đến vụ việc. Sau khi phân tích vụ việc, đối chiếu với các quy định
của pháp luật, luật sư đã nhìn thấy các giải pháp có thể áp dụng cho trường hợp của
khách hàng. Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng hoặc các phương tiện giải
thích bổ trợ: luật sư liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để giải quyết
vụ việc của khách hàng, nhằm mục đích chỉ cho khách hàng thấy các căn cứ pháp lý mà
luật sư dựa vào đó để cho ý kiến. Luật sư nêu các câu hỏi cụ thể của người yêu cầu tư
vấn để phân tích sự việc, đưa ra giải pháp lời khuyên. Và cuối cùng người tư vấn sẽ đưa
ra định hướng cho khách hàng.

Luật sư sẽ trả lời bằng văn bản như sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn:

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly hôn, cụ thể là:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn

Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng
không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

9
Như vậy, pháp luật có quy định vợ, chồng hay cả hai vợ chồng chị A đều có quyền yêu
cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Chị A có quyền đơn phương ly hôn mà không cần sự
đồng ý của người kia.

Thứ hai, về thủ tục ly hôn: Do chị quyết định sẽ đơn phương ly hôn, nên Luật sư sẽ
tư vấn thủ tục đơn phương ly hôn dưới đây:

1) Hồ sơ bao gồm: Đơn xin ly hôn theo mẫu; Bản sao sổ hộ khẩu; Bản sao chứng
minh nhân dân; Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu
có tài sản chung cần chia); Bản sao giấy khai sinh của con; Giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn (bản chính). Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần công chứng,
chứng thực theo quy định pháp luật.
2) Nơi nộp hồ sơ: tại Toà án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thuờng
trú, hoặc cư trú.
3) Thời hạn giải quyết: thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn có thể là 2 tháng
đến 6 tháng. Và thời hạn mở phiên tòa là từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết
định đưa vụ án ra xét xử.

Luật sư có thể soạn sẵn đơn ly hôn. Liệt kê các điều luật liên quan hướng dẫn người
yêu cầu tư vấn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng cứ chứng minh để Toà án căn cứ vào
đó để giải quyết. Nêu rõ các vấn đề liên quan đến việc chia tài sản, quyền nuôi con…

KẾT LUẬN

Hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản là cầu nối giữa người xây dựng pháp luật,
áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và các công dân, tổ chức – đối tượng của việc áp
dụng pháp luật. Mặt khác, người tư vấn cũng phát hiện được những lỗ hổng của pháp
luật, từ đó, có những kiến nghị kịp thời để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp
luật cho phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế xã hội cũng như nguyện vọng của người
dân.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).


2. Luật trợ giúp pháp lý năm 2017.
3. Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, TS. Phan Chí Hiếu – Ths. Nguyễn Thị
Hằng Nga (Chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.
4. Chu Liên Anh, Một số vấn đề lý luận về tư vấn pháp luật, Tạp chí Tâm lý học,
số 2 (119), 2 – 2009.
5. Lê Xuân Thân, Nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp luật sư, Tạp chí dân
chủ và pháp luật số 3(156), 2005.
6. Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản, truy cập https://dvdn247.net/quy-trinh-
tu-van-phap-luat-bang-van-ban/ ngày 17/04/2022.

11

You might also like