You are on page 1of 20

Chuyên đề 5

KỸ NĂNG VIẾT THƯ TƯ VẤN,


LUẬN CỨ BÀO CHỮA
(Môn học Kỹ năng thực hành pháp luật)

4/21/2023 1
Phần 1. KỸ NĂNG VIẾT THƯ TƯ VẤN
• Tư vấn: Là đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến,
nhưng không có quyền quyết định.
• Tư vấn pháp luật: Là hướng dẫn, đưa ra các ý kiến pháp lý trong
các tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật, giúp người
được tư vấn đưa ra hướng giải quyết, ứng xử phù hợp với pháp
luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
• Hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư:
Đ.28 Luật Luật sư: "Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến,
giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của họ".
• Đặc điểm tư vấn pháp luật của Luật sư:
• Tư vấn pháp luật theo sự thỏa thuận với khách hàng về nội dung vụ việc trong
phạm vi tư vấn, giúp khách hàng đưa ra giải pháp cụ thể.
• Gắn/không gắn, liên quan/không liên quan với trá trình tranh tụng.

4/21/2023 2
1. Các yêu cầu chung
• Tính logic
• Tính súc tích
• Tính chính xác
• Tính cụ thể
• Tính rõ ràng
• Ngôn ngữ thích hợp, văn phong rõ ràng, dễ hiểu
• Trả lời đúng hẹn
• Đảm bảo kỹ thuật trình bày văn bản

4/21/2023 3
2. Cấu trúc của thư tư vấn
• Phần mở đầu
• Phần nội dung
- Mô tả tóm tắt nội dung sự việc
- Yêu cầu tư vấn của khách hàng
- Liệt kê cơ sở pháp lý
- Ý kiến tư vấn pháp lý cụ thể
• Phần kết thúc
- Kết luận nội dung tư vấn
- Giới hạn tư vấn pháp lý
- Chào, ký, đóng dấu (nếu có)

4/21/2023 4
Phần đầu văn bản
• Bên tư vấn (Công ty Luật, địa chỉ, điện thoại, web,
mail, điện thoại)
• Địa điểm, ngày, tháng, năm gửi thư
• Tiêu đề của thư tư vấn (lưu ý bảo mật)
• Tên Công ty, họ tên, địa chỉ người nhận (khách
hàng)
• Nêu cơ sở thỏa thuận, yêu cầu của khách hàng
làm phát sinh nội dung tư vấn

4/21/2023 5
Phần nội dung chính của văn bản
Tóm tắt nội dung và yêu cầu tư vấn:
• Chỉ nêu những sự kiện có ý nghĩa pháp lý:
• Tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp.
• Đối với những vụ việc phức tạp nên sử dụng bảng mô tả chi
tiết.
• Tóm tắt nội dung vụ việc của khách hàng.
• Yêu cầu tư vấn của khách hàng.
• Luật sư có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin,
giấy tờ, tài liệu (nếu có).
• Ý nghĩa:
• Xác định nội dung cần tư vấn.
• Xác định các tình tiết của vụ việc cần tư vấn.
• Giới hạn phạm vi tư vấn.

4/21/2023 6
Phần nội dung chính của văn bản
Liệt kê cơ sở pháp lý cho việc tư vấn
• Các văn bản pháp luật liên quan
• Công văn hướng dẫn, quy định chi tiết
• Cơ sở thực tiễn (vụ việc cụ thể, án lệ nếu có)
Lưu ý: Cách dẫn chiếu văn bản

4/21/2023 7
Phần nội dung chính của văn bản

Ý kiến tư vấn pháp lý cụ thể:


Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và lời khuyên
• Trả lời từng câu hỏi, từng yêu cầu của khách hàng
• Lập luận chặt chẽ, đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng
• Có thể nêu ra nhiều giải pháp, nhiều cách thức khác nhau và
đánh giá những thuận lợi, khó khăn, rủi ro pháp lý để khách
hàng cân nhắc, lựa chọn
• Đưa ra lời khuyên pháp lý cho khách hàng
• Bố cục rõ ràng, tiêu đề cụ thể, dễ hiểu, một nghĩa (mục, tiểu
mục cụ thể, rõ ràng)
• Cần thiết thì ghi chú cuối trang (footnote)

4/21/2023 8
Phần cuối của văn bản
• Khẳng định lại lần nữa về nội dung tư vấn
• Câu trả lời, ý kiến pháp lý cô đọng của Luật sư
• Dựa vào Kết luận thì có thể thực hiện được ngay
giải pháp pháp lý
• Giới hạn hoạt động pháp lý của Luật sư
• Chào cuối thư
• Người có thẩm quyền ký phát hành
• Đóng dấu (nếu có)

4/21/2023 9
3. Thực hành
• Tình huống
• Vụ việc cụ thể
• Hồ sơ thực tế

4/21/2023 10
Phần 2. KỸ NĂNG VIẾT LUẬN CỨ BÀO CHỮA

- Luận cứ:
Là lý lẽ vận dụng để chứng minh, khẳng định hay bác bỏ.
- Luận cứ của Luật sư:
Là văn bản có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tố tụng, phản
ánh quan điểm của Luật sư, phản ánh tâm tư nguyện vọng
của khách hàng, thể hiện mong muốn của cả Luật sư và
thân chủ của mình thông qua các yêu cầu mà Luật sư đề
xuất; và thông qua luận cứ, Luật sư phân tích, nhận định,
đánh giá và giải thích pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình.
4/21/2023 11
Vai trò của Luận cứ
• Luận cứ là kết quả của cả quá trình lao động, làm việc của Luật sư chuẩn
bị cho phiên tòa.
• Luận cứ là “vũ khí” quan trọng, hữu hiệu để Luật sư sử dụng khi tham gia
tranh tụng tại phiên tòa.
• Luận cứ thể hiện trình độ, tài năng của Luật sư, thể hiện đạo đức, tư
cách, chuẩn mực của Luật sư.
• Luận cứ được chuẩn bị kỹ lưỡng, nội dung trong luận cứ được sắp
xếp lôgic, khoa học là tài liệu cần thiết để Luật sư sử dụng trong
quá trình bảo vệ cho thân chủ của mình, thuyết phục Hội đồng xét
xử quan điểm, ý kiến đề xuất, yêu cầu của Luật sự.
• Nhờ có bản luận cứ đã được chuẩn bị, Luật sư sẽ trình bày các
vấn đề có trọng tâm, trọng điểm, không bị bỏ sót, không bị thiếu ý,
và cũng không bị dàn trải lan man dẫn đến chất lượng tranh tụng
của Luật sư tại phiên tòa...

4/21/2023 12
Luận cứ bào chữa của Luật sư
Là văn bản do Luật sư bào chữa chuẩn bị, soạn thảo/viết ra, phản ánh
quan điểm, lập luận của Luật sư bào chữa cũng như mong muốn, nguyện
vọng của người bị buộc tội, giúp Luật sư bào chữa đi đúng hướng, có trọng
tâm, trọng điểm, tránh lan man để thuyết phục Hội đồng xét xử nhằm bảo
vê tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội tại phiên tòa
hình sự.
Đặc điểm:
• Là văn bản thể hiện quan điểm bào chữa của Luật sư đối với thân chủ
của mình trước sự cáo buộc của Viện kiểm sát và các bên đối trọng.
• Luận cứ bào chữa luôn gắn liền với thủ tục tố tụng và được trình bày
tại phiên tòa xét xư ̉(sơ thẩm/phúc thẩm/giám đốc thẩm/tái thẩm) (có
thể gửi đến Hội đồng xét xử trước khi mở phiên tòa).
• Người bào chữa trong vụ án hình sự là người thuyết phục Hội đồng xét
xử ra phán quyết theo hướng có lợi cho thân chủ của mình.
4/21/2023 13
Yêu cầu đối với Luận cứ bào chữa

• Cô đọng, súc tích.


• Nêu bật các chứng cứ, căn cứ pháp lý có lợi
cho thân chủ.
• Đưa ra các đề xuất có lý, có tình, thuyết
phục được Hội đồng xét xử và người nghe.

4/21/2023 14
Chuẩn bị viết Luận cứ bào chữa
• Nghiên cứu lại kiến thức pháp luật (về nội dung, về tố tụng, pháp luật trong lĩnh vực liên
quan đến tội danh của người bị buộc tội).
• Xem xét lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ và các quy định của pháp luật cần viện dẫn (nghiên
cứu kỹ hồ sơ vụ án hình sự):
- Về hành vi phạm tội, cấu thành tội phạm, tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ, tình
tiết giảm nhẹ TNHS, tình tiết gỡ tội, vô tội, giảm nhẹ hình phạt...
- Quy định pháp luật cần áp dụng: điều, khoản liên quan đến tội danh, trách nhiệm dân sự,
biện pháp tư pháp...
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến xử lý vật chứng và các vấn đề khác.
• Xác định lại lần nữa sự thật khách quan của vụ án, hoặc tính có căn cứ trong việc gỡ tội,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và thống nhất với người bị buộc tội về hướng bảo vệ.
• Xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu cần phân tích, lập luận, dự kiến cần tranh luận.
• Soạn và ghi ra các chứng cứ, các quy định pháp luật sẽ sử dụng trong bản luận cứ.
• Chuẩn bị các nội dung để phản bác lại ý kiến của phía đối phương.
4/21/2023 15
Xác định hướng bào chữa
• Vô tội (không phạm tội)
• Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
• Yêu cầu điều tra bổ sung
• Vấn đề trách nhiệm dân sự (nếu có)

4/21/2023 16
Cấu trúc của Luận cứ bào chữa
• Phần mở đầu
• Nội dung
• Nêu tóm tắt sự việc
• Trình bày các luận cứ bào chữa
• Về tố tụng
• Về nội dung
• Về vấn đề khác
• Kết luận

4/21/2023 17
Viết luận cứ bào chữa
- Viết đề cương chung cho phần nội dung
- Viết chi tiết, đầy đủ luận cứ bào chữa
- Những điểm cần lưu ý trong luận cứ bào chữa

4/21/2023 18
Viết chi tiết, đầy đủ luận cứ bào chữa
• Triển khai đề cương với đầy đủ ý phụ và chi tiết
• Ở mỗi vấn đề (tố tụng cũng như nội dung):
- Lý luận
- Chứng cứ
- Cơ sở pháp lý

4/21/2023 19
Thực hành
Viết bài bào chữa cho bị cáo Tài trong vụ án "cướp giật tài sản".
• Ngày 17/6/2019, Tấn chở Tài đi chơi bằng xe gắn máy (Tấn và Tài
là hai anh em ruột và đều trên 18 tuổi). Trên đường đi, Tấn rủ Tài
giật túi xách của một phụ nữ. Tài không đồng ý, Tấn vẫn đuổi
theo nạn nhân giật túi rồi đưa cho Tài giữ. Tài cầm túi để ở giữa
đùi, ngồi sát vào Tấn nhằm trách sự phát hiện của người đi
đường. Đến bãi đất trống, cả hai dừng lại mở ra xem. Thấy có
một số dấu hiệu bất thường, một số chiến sĩ cảnh sát đang tuần
tra đã tiếp cận để kiểm tra. Tấn và Tài bỏ chạy và bị bắt giữ.
• Tại phiên tòa sơ thẩm, Tài một mực kêu oan, nói ngay từ đầu
mình đã không đồng ý cướp giật. Tất cả là do Tấn chủ động giật
túi rồi đưa cho tài. Tài khai, lúc đó trong đầu không nghĩ được gì,
không biết phản ứng như thế nào. Việc cầm túi, che lại để không
bị phát hiện là do sợ bị bắt, bị đánh... VKS kết luận Tài là đồng
phạm giúp sức cướp giật tài sản. Tấn bị truy tố về tội cướp giật
tài sản theo K1 Đ171 BLHS.
4/21/2023 20

You might also like