You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ


BỘ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN


MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

I. MỤC TIÊU CHUNG

- Về kiến thức, sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:
+ Nắm được khái niệm, nhiệm vụ, nguồn của luật tố tụng dân sự; khái niệm,
thành phần chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và địa vị pháp lý của
các chủ thể trong tố tụng dân sự và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân
sự.

+ Xác định được các loại vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án, phân định thẩm quyền giữa các Tòa án theo cấp và theo lãnh thổ.

+ Nắm được khái niệm, bản chất và ý nghĩa của án phí, lệ phí; các loại án phí, lệ
phí và nguyên tắc xác định người phải chịu án phí, lệ phí và các chi phí về tố
tụng.

+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của chứng cứ, các loại chứng cứ; khái niệm
chứng minh, đối tượng chứng minh, phương tiện chứng minh và các hoạt động
chứng minh trong tố tụng dân sự.
+ Nắm được các biện pháp tố tụng Tòa án có thẩm quyền áp dụng trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự
+ Nhận thức được trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án theo
các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
+ Nhận thức được trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự tại Tòa án. Phân
biệt được sự khác nhau giữa trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự với trình
tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.

- Về kỹ năng, sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:

1
+ Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.
+ Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.

+ Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.
+ Rèn kỹ năng thuyết trình trước công chúng.
+ Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt
động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

- Sinh viên tự phân nhóm từ 3 -5 người, lớp trưởng tổng hợp và gửi danh sách
nhóm cho giáo viên phụ trách thảo luận trước buổi thảo luận đầu tiên.

- Các nhóm trưởng chịu trách nhiệm gửi bài cho lớp trưởng để tổng hợp và gửi
mail cho giáo viên phụ trách thảo luận theo lịch.
- Nội dung bài tập thảo luận bao gồm: (i) Bài tập tuần; (ii) Bài tập tháng và (iii)
Bài tập học kỳ.
III. HÌNH THỨC THỰC HIỆN

- Bài báo cáo, bao gồm:

1. Danh sách thành viên nhóm (trong đó nêu rõ nhiệm vụ của thành viên đối với
bài tập nhóm);
2. Bài báo cáo nội dung trình bày theo yêu cầu của Bài tập dưới dạng WORD.

- Bài được đặt tên FILE: BT…(…)_ ChuDe_Nhom_Lop_ThoiGian


Ví dụ: BTTuan(1)_NguyenTac_Nhom01_LopCLC_080320
Ví dụ: BTHocKy _Nhom01_LopCLC_080320
- Quy định Format: Sử dụng font chữ Times NewRomans, Unicode, cỡ chữ 13pt,
giãn dòng đơn trên giấy A4, cách đầu trang và cuối trang 2 cm, cách lề trái 3cm,
lề phải 2 cm;

Lưu ý: đối với bài tập tháng và bài tập học kỳ sẽ có thêm những quy định riêng về
hình thức thực hiện
IV. THỜI HẠN GỬI BÀI

Lớp trưởng tổng hợp và gửi bài các nhóm cho giáo viên thảo luận chậm nhất vào cuối
ngày trước ngày thảo luận tương ứng.

2
IV. TIÊU CHÍ CHO ĐIỂM

Việc đánh giá và cho điểm sinh viên dựa vào các tiêu chí sau:
- Đóng góp đối với nhóm.
- Nội dung bài làm (khuyến khích các nhóm có nghiên cứu so sánh với pháp luật
nước ngoài).
- Hình thức trình bày.

3
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 1 KHÁI NIỆM
VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

I. Đối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm


II. Nội dung thực hiện:
1. Tài liệu tham khảo

- Điều 1, Điều 3 – Điều 25 BLTTDS 2015;


- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;

- Tạp chí chuyên ngành …


2. Yêu cầu Phần 1. Nhận định

1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
2. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang Tiếng Việt
và ngược lại.
3. Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.
4. Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
5. Viện kiếm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự.
Phần 2. Bài tập

Chị V và anh Jack (quốc tịch Mỹ) đăng ký kết hôn 2012. Trong thời gian chung sống
vợ chồng không hợp nhau, thường xảy ra bất đồng, cuộc sống chung không êm ấm,
hạnh phúc, nên chị khởi kiện ra Tòa án xin được ly hôn. Vợ chồng có 01 con chung tên
Th sinh ngày 26/03/2013 hiện cháu Th đang sống với chị V, khi ly hôn chị V yêu cầu
được nuôi con chung, không yêu cầu anh T cấp dưỡng nuôi con, anh T cũng có yêu
cầu được nuôi con, không yêu cầu chị V cấp dưỡng nuôi con. Chị V và anh T thống
nhất xác định, tài sản chung vợ chồng là căn nhà, phần đất và các máy vi tính dùng để
kinh doanh trò chơi game tại thị xã G, tỉnh Bạc Liêu. Nguồn gốc nhà, đất do vợ chồng

4
nhận chuyển nhượng của ông Huỳnh Văn C và vợ tên Phan Kim H. Khi ly hôn anh chị
thỏa thuận anh T được quyền quản lý, sử dụng nhà đất và sở hữu toàn bộ máy vi tính
của tiệm internet và hoàn lại cho chị V số tiền 150.000.000 đồng. Hỏi:

1. Hãy xác định yêu cầu của chị Lan và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên?

2. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm
không?
3. Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp trên
không?
Phần 3. Phân tích án

- Đọc Bản án số: 366/2019/DS-PT;


- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:

1. Anh (chị) hiểu như thế nào là “thay đổi yêu cầu”, “thay đổi vượt quá yêu

cầu”, “thay đổi trong phạm vi yêu cầu”. Cho ví dụ minh họa.

2. Trường hợp nào thì chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ

sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn?

3. Khi đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình, đương sự có phải nộp

tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu mới đó hay không? Nêu cơ sở?

4. Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được thực hiện trong
giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự hay không?

5. So sánh với quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền

thay đổi, bổ sung yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2


CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

5
I. Đối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm
II. Nội dung thực hiện:
1. Tài liệu tham khảo

- Điều 46 – Điều 90 BLTTDS 2015;


- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;

- Tạp chí chuyên ngành …


2. Yêu cầu Phần 1. Nhận định

1. Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.

2. Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.

3. Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.

4. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do Chánh án quyết định.

5. Phó Chánh án TAND có thể trở thành người tiến hành tố tụng trong TTDS.

6. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên.
7. Người làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là đương sự.

8. Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết.

9. Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự thì
được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự.

10. Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân
thích của người đại diện đương sự.

Phần 2. Bài tập

TAND thành phố Y thụ lý một vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà T
(nguyên đơn) và bà H (bị đơn) và Chánh án đã phân công cho một Thẩm phán B giải
quyết. Sau đó, Thẩm phán B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Một thời
gian sau, Thẩm phán B được điều chuyển công tác về TAND tỉnh P, nên Chánh án
TAND thành phố Y đã giao vụ án cho Thẩm phán khác giải quyết.

6
Sau phiên xử sơ thẩm của TAND thành phố Y, đương sự kháng cáo. Thẩm phán B
được phân công xét xử phúc thẩm vụ án này. Tại phiên tòa, đương sự yêu cầu thay đổi
Thẩm phán B. Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa để thực hiện việc thay đổi
Thẩm phán B.
Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?
Phần 3. Phân tích án

- Đọc Bản án số: 135/2017/DS-PT;


- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:
1. Yêu cầu phản tố là gì? Yêu cầu độc lập là gì?
2. Có phải mọi yêu cầu của bị đơn đưa ra đều là yêu cầu phản tố hay không?
Hãy cho biết các điều kiện để một yêu cầu được coi là yêu cầu phản tố?

3. Có phải mọi yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra đều là
yêu cầu độc lập hay không? Hãy cho biết các điều kiện để một yêu cầu được
coi là yêu cầu độc lập?

4. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu phản tố thì Tòa
án có bắt buộc phải chấp nhận hay không ?

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3 THẨM QUYỀN CỦA TOÀ


ÁN NHÂN DÂN

I. Đối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm


II. Nội dung thực hiện:
1. Tài liệu tham khảo

- Điều 26 – Điều 45 BLTTDS 2015;


- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;

- Tạp chí chuyên ngành …

7
2. Yêu cầu Phần 1. Nhận định

1. Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa cấp tỉnh.
2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công
ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ
tục tố tụng dân sự.
3. Toà án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho
cha mẹ khi có tranh chấp.

4. Trong mọi trường hợp, nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp khi đương sự đã có thỏa thuận với
nhau bằng văn bản.

5. Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú.
6. Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
7. Các tranh chấp về quốc tịch đều thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của
Tòa án nhân dân.
8. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện luon do Chánh án Tòa
án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

9. Trong mọi trường hợp, Tòa án có quyền giải quyết tranh cấp vụ kiện ly hôn
đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú; làm việc của bị đơn.
10. Việc nhập hoặc tách vụ án có thể diễn ra trước khi Tòa án tiến hành thụ
lý vụ án dân sự.
Phần 2. Bài tập

Ngày 08/3/2012, ông Du Văn Đ (Cư trú tại 2 BAB, E, V3057, Australia) và Ông Trịnh
Quốc P (Cư trú tại đường 19E, khu phố 2, phường B, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ
Chi Minh) có ký Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở số
06575 ngày 08/3/2012 tại Phòng công Cứng số 2 đối với nhà đất 926 (trệt) Đường Tr1,
Phường 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, giá chuyển nhượng là 14.500.000.000
đồng. Ông Đ đã nhận 10.500.000.000 đồng và đã giao toàn bộ giấy tờ cho ông Ph, số
tiền 4.000.000.000 đồng còn lại ông Ph sẽ giao sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng
theo quy định. Ông Ph đã được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận 5 cập
nhật sang tên đối với nhà đất trên vào ngày 14/3/2012 nhưng đến nay vẫn không chịu

8
trả cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng. Nay ông Đ khởi kiện ông Ph yêu cầu ông
Ph trả lại cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng còn lại và tiền lãi đối với số tiền trên
theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng tính từ ngày 14/3/2012 đến khi xét xử sơ thẩm.
Hỏi:

1. Xác định tư cách đương sự.


2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.
3. Xác định Tòa án có thẩm quyền.
Phần 3. Phân tích án

- Đọc Bản án số: 356/2018/KDTM-ST


- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:

1. Hoạt động mua bán giữa hai bên chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm
pháp luật nào?
2. Việc các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng có làm cho quan hệ hợp đồng
chấm dứt hay không?

3. Phân biệt tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự, tranh chấp quyền sở
hữu tài sản và tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại.

4. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên?
5. Trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc về chủ thể nào?
Người khởi kiện hay Tòa án?

6. Trường hợp quan hệ pháp luật tranh chấp mà người khởi kiện xác định khác
với quan hệ pháp luật tranh chấp do Tòa án xác định thì Tòa án sẽ giải quyết
như thế nào?

7. Khi thời hiệu khởi kiện đã hết Tòa án có được quyền đình chỉ giải quyết vụ
án không? Tại sao?
8. Việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có ảnh hưởng đến việc
xác định thời hiệu khởi kiện hay không?

9
ẬP THẢO LUẬN TUẦ

BÀI T N 4 ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC


CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

I. Đối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm


II. Nội dung thực hiện:
1. Tài liệu tham khảo

- BLTTDS 2015;
- Luật Phí và lệ phí 2015;
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;

- Tạp chí chuyên ngành …


2. Yêu cầu Phần 1. Nhận định

1. Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
2. Trong một số trường hợp Tòa án có quyền tự quyết định áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời

3. Mọi chi phí cho người làm chứng đều phải do đương sự chịu.

4. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo
đảm.

5. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
Phần 2. Bài tập

Năm 2012 bà Nguyễn Thị Th có bán cho vợ chồng anh Trần Minh C, chị Phạm Thị Ph
gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, hai bên chốt nợhết tổng số tiền là 75.000.000đ, vợ chồng
anh C chưa trả tiền và thỏa thuận chịu lãi suất là 2%/tháng. Ngày 14/3/2012 và
25/3/2012 bà Th tiếp tục cho vợ chồng anh C, chị Ph vay số tiền mặt tổng là
100.000.000đ có viết giấy nhận nợ với lãi suất 4.000.000đ/tháng. Tổng hai khoản nợ là
175.000.000đ, thời hạn trả hết nợ là cuối năm 2012 (âm lịch). Đến hạn bà Th đòi nhiều

10
ẬP THẢO LUẬN TUẦ

I. Đ
lần nhưng anh C, chị Ph không trả. Cho đến nay anh C chưa trả nợ cho bà Thủy tiền,
bà Th khởi kiện yêu cầu anh C phải có trách nhiệm thanh toán số tiền gốc là
175.000.000đ, tiền lãi tính theo lãi suất theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước
quy định. Trường hợp anh C trả hết tiền gốc 1 lần thì không tính lãi suất.

1. Anh/ Chị hãy tính tạm ứng án phí sơ thẩm, sơ thẩm trong trường hợp Tòa án
chấp nhận toàn bộ yêu cầu một phần yêu cầu của bà Th là buộc anh C, chị Ph trả
150.000.000 đồng.

2. Giả sử bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm đã
tuyên bản án phúc thẩm bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án dân
sự sơ thẩm. Tính tạm ứng án phí phúc thẩm và án phí phúc thẩm?
Phần 3. Phân tích án

- Đọc Bản án số: 24/2019/DS-PT


- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:
1. Án phí dân sự là gì? Án phí dân sự phúc thẩm là gì?
2. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm được xác định như thế nào?
3. Xác định nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp
phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.

4. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm có phụ thuộc vào lý do sửa án hay không?

5. Trong trường hợp các đương sự kháng cáo cùng nội dung thì xác định nghĩa
vụ chịu án phúc thẩm dân sự khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm
như thế nào?

6. Trong trường hợp các đương sự kháng cáo khác nội dung thì xác định nghĩa
vụ chịu án phúc thẩm dân sự trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản
án sơ thẩm như thế nào?

11
BÀI T N 5 CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ

ối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm


II. Nội dung thực hiện:
1. Tài liệu tham khảo

- BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;

- Tạp chí chuyên ngành …


2. Yêu cầu Phần 1. Nhận định

1. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.


2. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.

3. Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.

4. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.

5. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay
đương sự.

Phần 2. Bài tập

Câu 1: Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau đó, nhà chị
Mai bị nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh Tuấn gây ra.
Chị yêu cầu anh bồi thường 50 triệu đồng nhưng anh không đồng ý (vì cho rằng nhà
chị Mai bị nứt do nhà chị được xây dựng trên nền móng yếu). Chị Mai đã khởi kiện
anh Tuấn đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu Tòa án buộc anh Tuấn phải bồi thường
thiệt hại là 50 triệu đồng. Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu giám định theo yêu cầu của
chị Mai (anh Tuấn không đồng ý việc giám định này), chi phí giám định là 5 triệu
đồng. Kết quả giám định xác định: nhà chị Mai có 2 vết nứt, do tác động của việc sửa
nhà của anh Tuấn. Hỏi:

1. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?

12
ẬP THẢO LUẬN TUẦ

I. Đ
2. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn bồi
thường cho chị Mai số tiền 50 triệu đồng. Chi phí giám định đương sự nào
chịu?
Phần 3. Phân tích án

- Đọc Bản án số 15/2018/DS-ST;


- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:

1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?


2. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể nào?
3. Trong tình huống trên, nguyên đơn phải chứng minh những vấn đề gì? Chứng
cứ cần sử dụng để chứng minh là những chứng cứ nào?
4. Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình có phải là tình tiết, sự
kiện không phải chứng minh không?

13
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦ

I. Đ
N 6 THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN
DÂN SỰ

ối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm


II. Nội dung thực hiện:
1. Tài liệu tham khảo

- BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;

- Tạp chí chuyên ngành …


2. Yêu cầu Phần 1. Nhận định

1. Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

2. Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên
tòa.
3. Trong một số trường hợp cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác khởi kiện
thay cho mình.
4. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị
giám đốc thẩm.

5. Không phải trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều
được Tòa án chấp nhận.

6. Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí.


7. Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đưa ra
quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết.
8. Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu vụ viêc đã được giải quyết bằng bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

14
BÀI TẬP THẢO LUẬ

I. Đ
9. Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương
sự, Tòa án phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự.

10. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Phần 2. Bài tập

Bà Cao Thị Thu K cho rằng vợ chồng ông Nguyễn Văn Ph và Phạm Ngọc Th có vay
của bà tổng cộng 710.000.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Ph có hứa là đến ngày 30 tháng
5 năm 2018 (âm lịch) sẽ trả toàn bộ số tiền mà ông Ph đã vay, nhưng đến nay ông Ph
không thực hiện nghĩa vụ trả tiền như đã cam kết. Ông Ph có làm 03 biên nhận nhận
tiền và một tờ cam kết với tổng số tiền 460.000.000 đồng, bà Th vợ ông Ph có làm
biên nhận nhận 250.000.000 đồng. Tổng cộng vợ chồng ông Ph và bà Th nợ bà
710.000.000 đồng. Bà yêu cầu Tòa án nhân dân huyện PT giải quyết buộc vợ chồng
ông Nguyễn Văn Ph, bà Phạm Ngọc Th phải trả cho bà số tiền 710.000.000 đồng, bà
không yêu cầu tính lãi.

1. Giả sử trong quá trình chuẩn bị xét xử, bà K bị tai nạn và đột ngột qua
đời, Tòa án phải giải quyết tình huống này như thế nào?

2. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự tự thỏa thuận được với nhau
về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Hội đồng xét xử giải quyết tình huống trên như
thế nào?
Phần 3. Phân tích án

- Đọc Bản án số: 355/2019/DS-PT;


- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:

1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Thẩm quyền đình chỉ giải quyết
vụ án thuộc về chủ thể nào? Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự?

15
2. Thời hiệu khởi kiện là gì? Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp trong
tình huống đã nêu là bao lâu?

3. Trong trường hợp có đương sự cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện, Tòa
án có bắt buộc phải đình chỉ giải quyết vụ án hay không?

4. Đương sự có được quyền khởi kiện lại sau khi Tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án không?

N TUẦN 7 THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ


ÁN DÂN SỰ

ối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm


II. Nội dung thực hiện:
1. Tài liệu tham khảo

- BLTTDS 2015;

- Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ;


- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;

- Tạp chí chuyên ngành …


2. Yêu cầu Phần 1. Nhận định

1. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa
án cấp sơ thẩm.

2. Tại phiên toà phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau thì
Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thoả thuân của đương
sự.
3. Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét
xử đình chỉ xét xử phúc thẩm.

16
BÀI TẬP THẢO LUẬ

I. Đ
4. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo
thay đương sự.
5. Tòa án bắt buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng
cáo của đương sự.
Phần 2. Bài tập

Tháng 6 năm 2015, ông I Richard Jeffreyđi du lịch tại Việt Nam và có quen, biết với
bà Lê Thị T. Tháng 6 năm 2016, ông I cho bà T mượn 100.000.000 đồng để bà T
mở Spa cho con gái. Trong thời gian quen nhau, bà T hứa sẽ kết hôn với ông I, vào
tháng 4 và tháng 5/2016 ông I đã cùng bà T đi mua sắm một số trang thiết bị ,vật dụng
như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện... tại cửa hàng Điện Máy Xanh – thành
phố H với số tiền 139.827.000 đồng để lắp đặt tại căn nhà của bà T. Khoản chi tiêu
mua sắm vật dụng này ông I có hóa đơn chứng từ do cửa hàng Điện Máy Xanh – thành
phố H cung cấp. Nay, bà T không đồng ý kết hôn. Vì vậy, ông I đề nghị Tòa án buộc
bà Lê Thị T trả cho ông I số tiền đã mượn là 100.000.000 đồng và trả lại cho ông I số
vật dụng mua sắm giống như ban đầu (mới 100%) hoặc nếu bà T không thể hoàn trả số
vật dụng đó thì có thể thanh toán bằng tiền cho ông I đã mua sắm tổng cộng là
139.827.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông I Richard
Jeffrey. Buộc bà Lê Thị T trả cho ông I Richard Jeffrey số tiền vay là 100.000.000
đồng và hoàn trả cho ông I Richard Jeffreygiá trị tài sản là 78.400.000 đồng.

Bị đơn kháng cáo không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ đồng ý
hoàn trả 100 triệu đồng đã mượn, còn các vật dụng ông I đã sắm bà không đồng ý trả
lại vì bà cho rằng ông I đã tặng cho bà. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến
bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ
đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Nếu anh/chị là nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại sao?
Phần 3. Phân tích án

- Đọc Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT;


- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:

17
1. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là gì?
2. Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?
3. Trong tình huống đã cho, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc tranh chấp
quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Đ với bị đơn vợ chồng bà S, ông X đã
được giải quyết tại Thông báo ngày 5 01/7/1991 của UBND xã Hòa Xuân
(cũ) và phía ông X đã được UBND huyện Tuy Hòa (cũ) cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và sử dụng ổn định cho đến nay nhưng lại sửa bản án sơ
thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn có đúng pháp luật
hay không? Tại sao?

18
BÀI TẬP THẢO LUẬ

N TUẦN 8 THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN,


QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP
LUẬT THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC
DÂN SỰ

I. Đối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm


II. Nội dung thực hiện:
1. Tài liệu tham khảo

- BLTTDS 2015;

- Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ;


- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;

- Tạp chí chuyên ngành …


2. Yêu cầu Phần 1. Nhận định

1. Trong trường hợp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ
căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án.

2. Trong trường hợp người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng
lực hành vi tố tụng dân sự thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu.

3. Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật.

4. Đương sự có quyền kháng nghị giám đốc thẩm khi phát hiện các căn cứ được quy
định tại Điều 326 BLTTDS.

5. Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được tiền lệ phí yêu cầu giải quyết
việc dân sự.

6. Phiên họp giải quyết việc dân sự bắt buộc phải có sự tham gia của người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu.

7. Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi hành án
cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
19

8. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu
cầu.

9. Đương sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự.

10. Đương sự có thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
Phần 2. Bài tập

A (cư trú tại quận 9, TP.HCM) khởi kiện yêu cầu B và C (cùng cư trú tại quận Thủ
Đức, TP.HCM) tranh chấp về di sản thừa kế do cha mẹ (ông K, bà H) chết để lại,
không có di chúc, di sản là căn nhà quận 12, TP.HCM, trị giá 4 tỷ đồng. Ngày
12/4/2015, Tòa án ra Bản án sơ thẩm tuyên xử: xác định di sản là căn nhà tọa lạc tại
quận 12, trị giá 3,6 tỷ đồng, chia đều cho A, B, C mỗi người thừa kế 1/3 giá trị căn
nhà. Không có kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

Đầu năm 2017, D (định cư tại Lào) về Việt Nam biết được sự việc tranh chấp đã được
Tòa án giải quyết xong. D có giấy tờ chứng minh ông K và bà H có 04 con chung
gồm: A, B, C, D. Hỏi: Trong tình huống trên D cần tiến hành thủ tục gì để bảo vệ
quyền lợi cho chính mình? Nêu cụ thể về trình tự, thủ tục?
Phần 3. Phân tích án

- Đọc Quyết định GĐT số: 78/2018/DS-GĐT;


- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:

1. Giám đốc thẩm là gì?


2. Trình bày về các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự? Cho ví dụ
minh họa?

3. Trong tình huống đã cho, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là gì?
4. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, trong trường hợp bản án, quyết
định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án. Anh chị hiểu
như thế nào là giải quyết hậu quả của việc thi hành án? Cho ví dụ minh họa.
BÀI TẬP THẢO LUẬ

20

You might also like