You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Lớp tín chỉ: Hè2021 _ 01
Học kỳ phụ Năm học 2021

Đề tài:
Bình luận, đánh giá quy định của BLTTDS năm 2015 về nguyên tắc quyền
quyết định và tự định đoạt của đương sự.

Họ và tên sinh viên: Khổng Thị Tâm


Mã SV: 1115080114
Ngày/tháng/năm sinh: 10/07/2001
Lớp niên chế: D15-LK03
Họ và tên giảng viên: Ths. Vũ Hoàng Anh

HÀ NỘI - 2021
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG
1. Lý luận chung về nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự...................
1.1: Khái niệm........................................................................................................................
1.2: Cơ sở khoa học...............................................................................................................
2. Những nội dung cơ bản của nguyên tắc quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương
sự............................................................................................................................................
2.1: Nội dung nguyên tắc.......................................................................................................
2.2: Đương sự được quyết định các nội dung sau (dựa trên ý chí tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội)...........................................................................
2.3:  Trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền quyết định và tự định
đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.................................................................................
3. Thực tiễn............................................................................................................................
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự..........
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BLTTDS: Bộ Luật Tố tụng dân sự


2. TTDS: Tố tụng dân sự
3. VADS: Vụ án dân sự
4. TAND: Tòa án nhân dân
5. VKS: Viện kiểm sát
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự đã được quy định trong các văn bản
pháp luật của Nhà nước ta từ rất sớm và ngày càng được hoàn thiện hơn. Sự ra đời của
BLTTDS 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) đã đánh dấu một bước phát triển của
pháp luật TTDS nói chung và pháp luật TTDS về quyền quyết định và tự định đoạt của
đương sự nói riêng. Tuy nhiên, để đương sự có đầy đủ khả năng trong việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án thì các quy định về quyền quyết định và tự định
đoạt của đương sự phải được xây dựng hoàn thiện trên cơ sở bảo đảm quyền con người,
quyền công dân.
Dễ dàng nhận thấy, sau khi ban hành và được áp dụng trong thực tiễn, những quy định
của BLTTDS 2015 về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự còn bộc lộ nhiều
vướng mắc và bất cập. Điều đó thể hiện rõ ở việc, có nhiều quy định về quyền quyết định
và tự định đoạt của đương sự chưa rõ ràng, đầy đủ và còn gây ra nhiều cách hiểu khác
nhau; một số quy định được xây dựng chưa phù hợp với các học thuyết, nguyên lý của
TTDS hoặc chưa được xây dựng dưới góc độ tiếp cận quyền con người, quyền công dân;
một số quy định chưa bảo đảm sự tương thích với pháp luật nội dung hay có những quy
định còn thiếu khoa học, thiếu logic chưa đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật lập pháp. Bên cạnh
đó, mặc dù, BLTTDS năm 2015 có nhiều quy định mới liên quan đến quyền quyết định
và tự định đoạt của đương sự nhưng lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành các quy định
này dẫn đến việc áp dụng thiết thống nhất. Sự thiếu sót từ bản thân các quy định của pháp
luật TTDS về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự đã gây ra khó khăn cho cơ
quan tiến hành tố tụng khi áp dụng vào thực tiễn. Điều này đã trực tiếp xâm phạm đến
quyền lợi của đương sự khi họ tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận, các vấn đề pháp lý
về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong TTDS, bảo đảm việc hiểu và áp
dụng thống nhất các quy định pháp luật vào thực tiễn là một yêu cầu bức thiết. Vì vậy em
chon đề tài: “Bình luận, đánh giá quy định của BLTTDS năm 2015 về nguyên tắc quyền
quyết định và tự định đoạt của đương sự” làm đề tài nghiên cứu.
NỘI DUNG
1. Lý luận chung về nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
1.1: Khái niệm:
- Luật Tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá
trình tố tụng để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng,
đúng đắn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích Nhà
nước.
- Nguyên tắc của luật Tố tụng dân sự là tư tưng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho việc
xây dựng và thực hiện pháp luật Tố tụng đân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp
luật Tố tụng dân sự.
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự
quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ
quyền, lợi ích đó.
1.2: Cơ sở khoa học:
- Xuất phát từ bản chất của quan hệ pháp luật dân sự là sự tự do, tự nguyện và bình
đẳng.
- Xuất phát từ vai trò của đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có tranh
chấp.

2. Những nội dung cơ bản của nguyên tắc quyền tự quyết định và tự định đoạt của
đương sự:
2.1: Nội dung nguyên tắc:
Theo điều 5, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải
quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện,
đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi
yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm
của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Như vậy, quyền tự quyết và tự định đoạt đước thể hiện ở những nội dung sau:
2.2: Đương sự được quyết định các nội dung sau (dựa trên ý chí tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội.
- Quyền của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự.

1
+ Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc khởi kiện vụ án dân sự được ghi nhận
tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi
kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
+ Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn
+ Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời
điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu
cầu: Theo quy định tại Điều 244 BLTTDS 2015, không chỉ có nguyên đơn có quyền thay
đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện mà bị đơn cũng có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu
cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng có quyền thay đổi, bổ sung và rút
yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của TTDS mà việc thay đổi, bổ
sung yêu cầu khởi kiện có thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận.
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ
việc dân sự.
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết
định của Tòa án.
- Quyền yêu cầu thi hành án hoặc không thi hành án.
2.3: Trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền quyết định và tự định
đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Bên cạnh việc quy định quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc
tham gia tố tụng, BLTTDS 2015 vẫn tiếp tục kế thừa và quy định rõ trách nhiệm của Tòa
án trong việc đảm bảo cho đương sự thực hiện được quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015 quy định: “… Tòa án chỉ thụ lý giải
quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết
trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Quy định này được hiểu rằng Tòa án chỉ
được quyền thụ lý giải quyết VVDS khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự. Nếu
như không có đơn khởi kiện, yêu cầu của của đương sự thì Tòa án không được phép thụ
lý và giải quyết bất kì vụ việc nào. Quy định trên đã chứng tỏ pháp luật TTDS luôn luôn
tôn trọng quyền tự quyết và tự định đoạt của đương sự, việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân
sự hoàn toàn dựa trên sự định đoạt của đương sự

2
Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết, Tòa án chỉ xem xét vụ việc “trong phạm vi
yêu cầu” của đương sự mà không được phép giải quyết thiếu hoặc vượt quá phạm vi yêu
cầu của đương sự. Trách nhiệm của Tòa án đó là giải quyết đúng và đầy đủ yêu cầu của
đương sự, đảm bảo cho đương sự được thực hiện quyền tự định đoạt, không hạn chế các
đương sự thực hiện các quyền này. Nếu các đương sự chưa hiểu, chưa biết mình có quyền
và nghĩa vụ tố tụng gì thì Tòa án cần phải giải thích cho họ biết các quyền và nghĩa vụ tố
tụng của họ, từ đó giúp đương sự thực hiện tốt hơn quyền tự định đoạt của mình, có như
vậy thì mới đảm bảo được nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ việc dân
sự cũng như đảm bảo nguyên tắc đó được thực thi trên thực tiễn.

3. Thực tiễn:
Thực tiễn xét xử trong những năm gần đây cho thấy, nguyên tắc quyền quyết định và
tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự đang ngày càng được quan tâm và coi
trọng hơn bao giờ hết. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đều tạo điều kiện thuân
lợi để các chủ thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ TTDS nên trên thực tế, nguyên tắc
quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong TTDS đã được thực hiện khá tốt.
Theo tinh thần của Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, việc bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền quyết
định và tự định đoạt luôn được tôn trọng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này pháp luật nước ta
được áp dụng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, về phía đương sự, do không hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật nên
nhiều trường hợp đã không thực hiện đúng được các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của
mình như trường hợp nguyên đơn không hiểu biết đầy đủ quy định của pháp luật về thủ
tục tố tụng rút yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm khi Tòa án áp dụng không đúng thủ
tục tố tụng này điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của đương sự.
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện tại phiên
tòa sơ thẩm thì Hội đồng xét xử phải đình chỉ giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ án.
Tuy nhiên, trên thực tế đã có trường hợp Hội đồng xét xử không thực hiện đúng quy định
của pháp luật TTDS, dẫn đến việc án bị sửa và kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Điều
này vô hình chung đã xâm phạm đến quyền tự định đoạt của đương sự khiến đương sự
phải bỏ thêm thời gian, công sức, tiền của để tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Vụ án tranh chấp
về hợp đồng thương mại trên địa bàn tỉnh Sơn La dưới đây sẽ là điển hình cho nhận định
trên.
Ví dụ: Công ty TNHH Lù Thành P có ký 2 hợp đồng dịch vụ quảng cáo ngày
07/03/2014 và ngày 15/03/2014 với công ty Song Thành C. Theo thỏa thuận, vị trí đặt

3
biển quảng cáo trên đường Quốc Lộ 6 có tổng giá trị là 1.483.000.000 đồng. Trong quá
trình thực hiện hợp đồng, công ty TNHH Lù Thành P đã không thực hiện đúng thỏa thuận
mà hai bên đã ký kết. Ngày 10/01/2014, công ty Song Thành C khởi kiện yêu cầu Tòa án
buộc công ty TNHH Lù Thành P phải chịu phạt, bồi thường hợp đồng và chịu lãi xuất
chậm trả tổng số tiền là 1.369.793.105 đồng. Ngày 11/01/2016 Công ty Song Thành C có
đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, đề nghị TAND huyện A giải quyết theo các yêu
cầu: Buộc Công ty TNHH Lù Thành P phải  bồi thường số tiền là 1.208.763.833 đồng
(gồm tiền phạt hợp đồng, tiền chi phí bảo lãnh ngân hàng, tiền bồi thường thiệt hại phát
sinh theo hợp đồng, tiền bồi thường toàn bộ phát sinh theo Điều 7 của hai hợp đồng và lãi
suất chậm thanh toán). TAND huyện A đã thụ lý lại vụ án và giải quyết theo quy định của
pháp luật. Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn đã rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với bị
đơn về khoản tiền lãi là 350.144.383 đồng và được Hội đồng xét xử chấp nhận. Sau khi có
bản án sơ thẩm, VKS đã có kháng nghị vì cho rằng, khi nguyên đơn rút một phần yêu cầu
khởi kiện, Tòa án cấp sơ thẩm không đình chỉ giải quyết yêu cầu đã rút là vi phạm thủ tục
tố tụng. Ngày 09/07/2017 Tòa án tỉnh Sơn La đã ra bản án phúc thẩm theo hướng chấp
nhận kháng nghị của VKS và sửa bản án sơ thẩm.
Thứ hai, về phía Tòa án, còn có trường hợp không bảo đảm quyền tự định đoạt của
đương sự do sai sót trong việc trả lại đơn khởi kiện, không xem xét hết các yêu cầu của
đương sự, xét xử vượt quá yêu cầu của đương sự…Về nguyên lý, vì “việc dân sự cốt ở hai
bên” nên Tòa án phải giải quyết đúng giới hạn mà đương sự và các đương sự yêu cầu. Chỉ
trong một vài trường hợp ngoại lệ, khi pháp luật nội dung có quy định hoặc để bảo đảm
bản án tuyên phải thi hành được thì Tòa án mới được giải quyết những nội dung nằm
ngoài yêu cầu của đương sự (Điều 325 Bộ luật dân sự năm 2015 và mục 2 Giải đáp số
01/2017/GĐ –Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 07/4/2017 về một số vấn đề liên quan đến
lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự). Trên thực tế, đã có không ít trường hợp Tòa án giải
quyết vượt quá yêu cầu của đương sự làm xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của họ.
Vụ án về “Chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn”. Theo đơn khởi kiện về
việc chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn ngày 4/6/2017, đương sự là bà Lường Thị
P khởi kiện bị đơn là ông Lường Văn T, các đương sự đều cư trú tại xã Chiềng D, huyện
M, tỉnh Sơn La. Bà P yêu cầu Tòa án huyện M, tỉnh Sơn La chia tài sản chung của vợ
chồng gồm: một ngôi nhà 2 tầng, một chiếc ô tô nhãn hiệu FORD màu trắng – vàng biển
kiểm soát 26K - 6471 và đất rừng phòng hộ bao gồm 3 thửa: AG328265, AG328387,
AG328378. Sau khi hòa giải không thành, Tòa án huyện M đã mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm ngày 3/10/2017. Trong bản án sơ thẩm, ngoài nội dung chia các tài sản mà bà P đã
liệt kê, Tòa án huyện M có tuyên một nội dung như sau: “Ông Lường Văn T được sử

4
dụng và khai thác rừng phòng hộ thửa đất số AG328265 cùng với các nhóm hộ Lường
Văn Đ, Lường Văn Đ1 , Lường Văn L”. Sau khi có bản án sơ thẩm, trong thời hạn kháng
cáo, kháng nghị, ông T có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm, VKS cũng có đơn kháng nghị
vì cho rằng Tòa án đã giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự.Tòa án tỉnh Sơn La đã
mở phiên tòa phúc thẩm để giải quyết yêu cầu của đương sự và VKS. Trong bản án, có
một nội dung Tòa án tỉnh Sơn La nhận định: Trong bản án sơ thẩm, có phần nhận định,
thửa đất AG328265 đã được cấp giấy chứng nhận số V443190 mang tên ông T là đồng
chủ sử dụng của các anh em ông T chưa chia nên Tòa án không xem xét giải quyết.
Nhưng trong quá trình giải quyết Tòa án lại tiến hành định giá thửa đất đó và buộc ông T
phải chịu án phí, đồng thời tuyên ông được đồng sử dụng với ông Đ, ông Đ1, ông L là
vượt quá phạm vi giải quyết vụ án do các đương sự không có yêu cầu. Do đó, ở phần
quyết định Tòa án Sơn La đã phải sửa bản án của Tòa án huyện M. Như vậy, ở vụ án trên,
do Tòa án sơ thẩm đã giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự dẫn đến việc VKS phải
kháng nghị phúc thẩm khiến đương sự phải theo kiện tại Tòa án cấp phúc thẩm là xâm
phạm đến quyền lợi hợp pháp của đương sự .
Thứ ba, ngoài ra, Tòa án còn xác định sai tư cách làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.Việc xác định đúng tư cách của đương sự
là tiền đề để đương sự có thể sử dụng quyền tự định đoạt của mình, được pháp luật ghi
nhận trong quá trình giải quyết vụ án. Thực tiễn xét xử cho thấy, không ít trường hợp Tòa
án đã xác định sai tư cách đương sự dẫn đến án sơ thẩm bị hủy, trực tiếp xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trong đó có quyền tự định đoạt. Vụ án tranh
chấp về chia tài sản thừa kế dưới đây đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó.
Ví dụ như vụ án ngày 20/5/2016 bà Lò Thị T trú tại xã C, huyện M, tỉnh Sơn La khởi
kiện bà Quàng Thị L đề nghị Tòa án chia thừa kế theo di chúc của ông Đ để lại cho 2 con
của bà là cháu A sinh năm 2011 và cháu L sinh năm 2012. Tính đến thời điểm bà T khởi
kiện 2 cháu đều chưa đủ 6 tuổi. Trong vụ án này, Tòa án đã xác định bà T là nguyên đơn,
bà L là Bị đơn, cháu A và cháu L là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi có
bản án sơ thẩm, vụ án này đã bị VKS kháng nghị. Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét
xử đã tuyên hủy án để yêu cầu giải quyết lại. Trong trường hợp này, Tòa án đã xác định
không đúng tư cách đương sự theo quy định của BLTTDS. Ở đây, mặc dù bà T là người
khởi kiện nhưng lại không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án nên phải được xác định
là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn chứ không phải là nguyên đơn. Hai cháu
A và L là người có quyền được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại và được bà T
khởi kiện thay nên phải được xác định là nguyên đơn trong vụ án. Sai lầm trên của tòa án

5
đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của cháu A và cháu L trong đó có quyền tự
định đọat của hai cháu.

4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
BLTTDS năm 2015 được ban hành đã làm cho pháp luật TTDS Việt Nam được hoàn
thiện hơn. Tuy vậy, sau một thời gian thực hiện cho thấy vẫn còn bất cập, trong đó có cả
các quy định về quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Vì vậy,
để quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong TTDS được thực hiện hiệu quả
trên thực tế cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS năm 2015 như sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS năm 2015 về việc đương sự
được trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết việc dân
sự hay yêu cầu kháng cáo bản án quyết định sơ thẩm. Trong khởi kiện vụ án dân sự, yêu
cầu giải quyết việc dân sự hay kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật tại sao đương sự lại nhất thiết phải làm đơn? Nếu đương sự trực tiếp đến Tòa án
trình bày yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc yêu cầu
kháng cáo thì không những đương sự được tạo thuận lợi mà Tòa án cũng có điều kiện tìm
hiểu vững được yêu cầu của đương sự. Hiện nay, trong yêu cầu thi hành án dân sự Điều
31 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 quy định người yêu cầu có thể đến cơ quan thi
hành án dân sự trình bày yêu cầu thi hành án; trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình
bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung theo quy
định của pháp luật, có chữ kí của người yêu cầu và người lập biên bản; biên bản này có
giá trị như đơn yêu cầu. Vì vậy, để tương đồng giữa các quy định của pháp luật và tạo
điều kiện thuận lợi cho đương sự trong khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc
dân sự hay kháng cáo và cũng là đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong Tố tụng
dân sự, nhất là trong trường hợp đương sự là người tàn tật, hoặc không biết chữ cần sửa
đổi, bổ sung điều 189, điều 272 và điều 362 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự có
quyền trực tiếp đến Tòa án để trình bày yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải
quyết việc dân sự hay yêu cầu kháng cáo. Khi đương sự trực tiếp đến Tòa án để kháng
cáo thì cán bộ Tòa án có trách nhiệm lập biên bản về nội dung yêu cầu khởi kiện vụ án
dân sự , yêu cầu giải quyết việc dân sự hay kháng cáo mà đương sự trình bày theo các nội
dung của đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hay đơn kháng
cáo mà các điều luật này đã quy định, có chữ ký của người yêu cầu và người lập biên bản;
biên bản này có giá trị như đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân
sự hay đơn kháng cáo.

6
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 về đảm
bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu. Quy
định tại khoản 1 điều 244 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 về việc thay đổi, bổ sung yêu
cầu tại phiên tòa sơ thẩm không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản
tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu dẫn đến gây khó khăn cho đương sự trong việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình vừa gây tốn kém trong việc giải quyết vụ án dân sự vì
đương sự sẽ phải khởi kiện thêm vụ án dân sự khác. Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu có đương
sự có sự thay đổi, bổ sung yêu cầu mà không dẫn đến phải hoãn phiên tòa mới giải quyết
được vụ án dân sự thì tại sao không chấp nhận? Việc chấp nhận chỉ làm cho việc giải
quyết vụ án dân sự đầy đủ và tốt hơn mà thôi. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều
244 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 theo hướng: “1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc
thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không
dẫn đến việc phải hoãn phiên tòa”. Quy định tại Điểu 299 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm
2015 về việc đương sự rút đơn khởi kiện tại Tòa án cấp phúc thẩm phải được bị đơn đồng
ý làm cho việc rút đơn khởi kiện của đương sự bị phụ thuộc vào bị đơn. Điều này vừa
không đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vừa làm bị
đơn cố chấp theo kiện và Tòa án phải phúc thẩm vụ án dân sự kéo dài việc giải quyết vụ
án dân sự một cách không cần thiết. Tại Tòa án cấp phúc thẩm, đương sự rút đơn khởi
kiện nếu được Tòa án chấp nhận thì việc giải quyết vụ án dân sự sẽ kết thúc thuận lợi và
không làm mâu thuẫn thêm giữa các đương sự. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung điều 299 Bộ
Luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
“1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu đương sự rút đơn khởi kiện
thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ
án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo
quy định tại khoản 1 điều này thì đương sự có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do
Bộ luật này quy định”.
Thứ ba, Điều 212 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 mới quy định về thủ tục Tòa án
ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi hết thời hạn 07 ngày, kể từ
ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa
thuận đó còn đối với trường hợp, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản mà
các đương sự thay đổi thỏa thuận này bằng một thỏa thuận khác thì chưa quy định cách
thức giải quyết. Việc Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 chưa quy định cụ thể cách thức
giải quyết này dẫn đến trên thực tế các Tòa án có cách thức giải quyết khác nhau không

7
thống nhất. Việc các đương sự thay đổi sự thỏa thuận mới của các đương sự là hợp lý vì
vừa không phải đưa vụ án dân sự ra xét xử vừa đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự
trong Tố tụng dân sự. Tuy vậy, để đảm bảo tính pháp lý của cách xử lý này cần sửa đổi,
bổ sung khoản 1 Điều 212 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau: “1. Hết thời hạn 07
ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự thay đổi ý kiến về sự
thỏa thuận hoặc thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự
tự nguyện thay đổi thỏa thuận cũ bằng thỏa thuận mới và thỏa thuận đó không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải
hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự”.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 về Tòa án
giải thích quyền kháng cáo cho đương sự, việc Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm. Để đương sự biết được quyền kháng cáo của mình được thực hiện
đúng pháp luật thi Tòa án cấp sơ thẩm phải giải thích cho họ. Vì vậy, cần sửa đổi đoạn 2
điều 267 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Khi tuyên án, mọi người trong
phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và giải
thích về kháng cáo và việc thi hành án”. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết vụ
án dân sự đương sự chấp nhận nên không kháng cáo, nếu quy định Viện kiểm sát có
quyền kháng nghị thì mâu thuẫn với ý chí của đương sự, xâm phạm quyền tự định đoạt
của đương sự. Để khắc phục vấn đề này, nên quy định Viện kiểm sát chỉ kháng nghị trong
trường hợp cần phải bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của các
đương sự là các chủ thể yếu trong xã hội. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung điều 278 Bộ Luật
Tố tụng dân sự năm 2015 như sau: “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực
tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyếtvụ án dân sự,
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp cần bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của đương sự là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi”.

8
9
KẾT LUẬN
Có thể thấy, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong Tố tụng
dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của pháp luật Tố tụng dân sự.
Đây được xem là một nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế
xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đó chính là lý do mà nguyên
tắc này đã rất được chú trọng xây dựng và hoàn thiện ngay từ khi cơ quan tư pháp của nhà
nước Việt Nam mới được thành lập. Tuy nhiên bộ luật tố tụng dân sự 2015 vẫn còn nhiều
bất cập cần phải được hoàn thiện. Vì vậy chúng ta cần phải có các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về tố tụng dân sự cũng như pháp luật về quyền quyết định và tự định đoạt
của đương sự. Có như vậy việc xét xử các vụ án dân sự mới bình đẳng, minh bạch, rõ
rang và chính xác hơn. Từ đó càng tạo được lòng tin của nhân dân đối với pháp luật nước
nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015


2.https://lsvn.vn/nguyen-tac-quyen-tu-dinh-doat-cua-duong-su-trong-to-tung-dan-su.html
3.http://vuanhlaw.com.vn/tin-tuc/quyen-quyet-dinh-va-tu-dinh-doat-cua-duong-su-trong-
to-tung-dan-su.html
4.https://sonla.toaan.gov.vn/webcenter/portal/sonla/chitietchidaodieuhanh?
dDocName=TAND158872

You might also like