You are on page 1of 19

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2015

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN


QUYỀN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT –
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự


Mã ngành: 8380103

Họ và tên học viên: Võ Thị Phượng


Mã số học viên: 911117112
Mã lớp: CH17LDS_HG6_2. Khóa 6. Đợt 2. Năm 2017
Người HDKH: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

TRÀ VINH, NĂM 2019


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.....................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
5. Phạm vi giới hạn đề tài...............................................................................................6
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát.............................................................6
7. Kết cấu luận văn........................................................................................................7
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG............................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................15
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI................................................................17
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự nên các chủ thể tham gia quan hệ này
có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong mối quan hệ này, người có tài sản có
quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác trước khi họ chết. Các tài sản mà họ
để lại được gọi là di sản thừa kế. Trong trường hợp người để lại di sản không định đoạt
tài sản của mình bằng di chúc thì di sản được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân, pháp luật của các
quốc gia đều ghi nhận điều này. Bản chất sâu xa của thừa kế là bảo vệ quyền tài sản
của công dân. Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền sở hữu tư nhân
và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Người có quyền sở hữu tư nhân về tài sản
mới có quyền định đoạt tài sản của mình. Pháp luật tôn trọng và bảo hộ quyền định
đoạt của họ.
Chế định quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định tại phần
thứ thứ 4, bao gồm 04 chương, 53 điều, từ Điều 609 đến Điều 622. Chế định thừ kế đã
tạo chuẩn mực pháp lý cho cách xử sự của các chủ thể khi tham gia quan hệ thừa kế,
góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
Quyền thừa kế, là quyền thể hiện rất rõ tính chất tự do ý chí, tự do định đoạt của
chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự về tài sản nói chung, quan hệ thừa kế
nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, do việc coi trọng những phong tục tập quán, tình
cảm gia đình đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền để lại
thừa kế và quyền thừa kế. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp người để lại thừa kế
đã lập di chúc nhưng do thiếu hiểu biết, bản di chúc đó không phù hợp qui định của
pháp luật, khiến những người thừa kế lại phải giải quyết tranh chấp bằng pháp luật,
làm mất đi tình cảm vốn có. Do vậy, việc hiểu được các chế định về thừa kế là cần
thiết và có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực thừa kế. Trong phạm vi bài viết tác giả xin giới hạn nghiên cứu về quyền thừa kế
theo pháp luật của cá nhân. Khẳng định, cách nhìn nhận đúng đắn hơn của pháp luật về
mối quan hệ giữa người để lại thừa kế và những người thừa kế; về di sản thừa kế; về
điều kiện được hưởng thừa kế; về thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, các tranh chấp về thừa kế
diễn ra ngày càng nhiều với tính chất phức tạp. Sự nhận thức không đầy đủ về pháp
luật của cá nhân, sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp Tòa án là những
yếu tố làm cho các vụ án gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài, ảnh hưởng
1
đến truyền thống đạo đức tốt đẹp vốn có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt,
một trong những khó khăn vướng mắc lớn khi áp dụng các quy định của pháp luật để
giải quyết tranh chấp thừa kế chính là vấn đề xác định sao cho đúng “quyền thừa kế”
của người để lại di sản và “quyền thừa kế” của người hưởng di sản.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích, kiến nghị để làm sáng tỏ một số
vấn đề lý luận về quyền thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật là một yêu cầu
tất yếu, khách quan cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa
kế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận để
nghiên cứu các quy định của luật thực định về quyền thừa kế, thực tiễn áp dụng luật
thực định để giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế trong hoạt động xét xử của
Tòa án. Đồng thời làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền
thừa kế theo pháp luật; Luận văn phân tích các căn cứ xác định quyền thừa kế theo quy
định của Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, chỉ ra những hạn chế,
bất cập trong quy định của pháp luật cũng như áp dụng trên thực tế. Trên cơ sở đó,
luận vặn đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về căn cứ xác định quyền thừa
kế; xác định thời điểm mở thừa kế; xác định người thừa kế; thời hiệu khởi kiện về
quyền thừa kế.
- Mục tiêu cụ thể: Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra nêu trên, tác giả tiến hành
nghiên cứu, phân tích làm rõ các nội dung trọng tâm sau đây:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quyền thừa kế nói chung; các
quy định của pháp luật về quyền thừa kế; Phân tích tiến trình phát triển của pháp luật
Việt Nam về quyền thừa kế theo pháp luật. Phân tích một số bất cập của quy định về
người thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện. Phân tích về
thời hiệu để người thừa kế xác nhận quyền thừa kế. Đồng thời phân tích mối quan hệ
giữa quy định của pháp luật về quyền thừa kế và quy định của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014. Phân tích quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân.
Nghiên cứu, phân tích về mặt lý luận và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật về xác định quyền thừa. Đánh giá thực tiễn xét xử trong việc giải quyết
các tranh chấp về quyền thừa kế làm luận cứ đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy
định của Bộ luật dân sự về chế định thừa kế.
3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2
Thừa kế là vấn đề rộng và phức tạp, vừa có lịch sử hình thành phong phú. Trong
luận văn của mình, tác giả nghiên cứu ở góc độ quyền thừa kế theo pháp luật của cá
nhân thuộc diện, hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự. Đặc biệt phân tích sâu
về người thừa kế theo pháp luật; Người thừa kế thế vị; thời hiệu để người thừa kế yêu
cầu xác nhận quyền thừa kế của mình.
Từ đánh giá thực trạng của pháp luật về quyền thừa kế; thực tiễn áp dụng pháp
luật để xác định giải quyết quyền thừa kế còn nhiều bất cập, vướng mắc khó khăn.
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và phân tích một số trường hợp cụ thể để đưa ra
đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thừa kế. Qua tìm hiểu các công trình nghiên
cứu khoa học về pháp luật thừa kế đã có nhiều công trình, bài viết về vấn đề thừa kế
nói chung và chộ độ tài sản của vợ, chồng theo pháp luật nói riêng, có thể chia thành
ba nhóm lớn như sau:
- Nhóm luận văn, luận án: Ở nhóm này có một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu như Luận án tiến sĩ luật học “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ
năm 1945 đến nay” đã được tác giả Phùng Trung Tập (giảng viên Trường Đại học
Luật Hà Nội) bảo vệ thành công năm 2002. Luận Văn Thạc sĩ “Thừa kế theo pháp
luật – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Hương Giang (Đại học quốc gia
Hà Nội) bảo vệ thành công năm 2014. Luận văn thạc sĩ luật học năm 2014 “Chế độ tài
sản vợ chồng pháp định theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” của tác giả
Trương Thị Lan. Vũ Thị Hương (2013), Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phùng Thị Cẩm Châu (2007), Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội. Cao Thị Thu Phương (2011), Sở hữu chung của vợ chồng đối
với quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội. Những đề tài công trình nghiên cứu nêu trên đều có phạm vi nghiên
cứu rất rộng, mang tính khái quát cao về thừa kế.
- Nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảo: Ở nhóm này, trước tiên kể đến Giáo
trình tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế của Tiến sĩ Lê Minh Hùng – Trường Đại
học luật thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam
năm 2012; Sách chuyên khảo “Luật Thừa kế của Việt Nam” của Tiến Sĩ Phùng Trung
Tập và cuốn “Pháp luật thừa kế của Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn”

3
của tác giả Nguyễn Minh Tuấn. Hầu hết các công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở
việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật về thừa kế chứ chưa hoặc ít đề cập
đến thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về quyền thừa kế của vợ chồng.
Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà nội năm 2013 của Hoàng Thế Liên (CB). Sách có bình luận từng điều luật,
trong đó có phân tích Điều 680 “Thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản
chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác”, nhưng sách không đề cập đến việc
giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế của vợ, chồng trong thực tiễn.
Sách chuyên khảo Tập 1, Tập 2, xuất bản lần thứ ba của PGS.TS. Đỗ Văn Đại –
Giảng viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh “Luật thừa kế Việt Nam –
Bản án và bình luận bản án” - Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt nam năm
2016: Trong công trình này, các tác giả bình luận về điểm mới trong quy định về vấn
đề thừa kế theo pháp luật, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự
năm 2015. Trong sách các tác giả có phân tích căn cứ xác định quyền thừa kế của vợ
chồng trong một số trường hợp cụ thể.
Nguyễn Ngọc Điện, “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam”,
Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999 là một công trình nghiên cứu
chuyên sâu về thừa kế nói chung. Trong công trình khoa học này, tác giả Nguyễn
Ngọc Điện có nghiên cứu về thừa kế theo pháp luật, nhưng không phân tích sâu về
quyền thừa kế của vợ, chồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995.
Ngoài các tác giả và các công trình kể trên, cuốn: “Chế độ hôn sản và thừa kế
trong Luật dân sự Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Bách – Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh cũng là một công trình khoa học nghiên cứu vấn đề về quyền thừa kế của
vợ, chồng theo di chúc và theo pháp luật, nhưng lại dựa vào quy định của Bộ luật dân
sự Cộng hòa Pháp, Bộ luật dân sự Bắc ký năm 1931, Bộ luật dân sự Trung kỳ năm
1936 và các án lệ đã được giải quyết trong chế độ cũ để so sánh với các quy định trong
pháp lệnh thừa kế của nước ta.
Sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Ngọc Điện, Đoàn Thị Phương Diệp về
“Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2018. Sách khái quát về sự hình thành và phát triển
của pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng qua các thời kỳ và phân tích các quy
định pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong Luật Việt Nam hiện hành. Là cơ
sở để tác giả bổ sung cho luận văn của mình về quan hệ thừa kế tài sản của vợ, chồng.

4
Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: Các bài nghiên cứu thuộc nhóm
này chủ yếu được đề cập trên các Tạp chí: Tạp chí Tòa án; Tạp chí Khoa học; Tạp chí
luật học; Tạp chí Dân chủ và pháp luật; Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Tạp chí Công
thương... Trong đó phải kể đến bài viết “Dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự với các quy
định xác lập quyền thừa kế” của Tiến sĩ Đoàn Thị Phương Diệp trên Tạp chí nghiên
cứu lập pháp, năm 2015; “Hoàn thiện quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự ” của
tác giả Phạm Văn Tuyết; “Nguyên tắc bình đẳng trong chế định thừa kế ở Việt Nam”
của Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thư (Giảng viên khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ);
Trao đổi về bài viết “Tài sản chung hay tài sản riêng” của Nguyễn Thị Hạnh (2011),
Tạp chí Luật học (9), trang 16; “Thời kỳ hôn nhân, căn cứ xác lập tài sản chung của
vợ chồng” của Nguyễn Văn Cừ (2003), Tạp chí Tòa án (11), trang 14-17...
Trên đây thực sự là những công trình có giá trị lớn trong cả khoa học lý luận và
thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề mang
tính khái quát chung về chế định thừa kế qua các thời ký; phân tích về chế độ tài sản
chung của vợ chồng qua các thời kỳ hoặc chỉ đi sâu phân tích về thừa kế theo pháp
luật, chưa phân tích sâu về quyền thừa kế theo pháp luật của cá nhân một cách toàn
diện và đầy đủ theo pháp luật hiện hành. Quyền thừa kế theo pháp luật không phải là
đề tài mới nhưng sự thay đổi ngày càng nhanh của các quan hệ xã hội, quan hệ hôn
nhân và quan hệ tài sản đòi hỏi phải có những quy phạm pháp luật mới phù hợp để
điều chỉnh. Do đó, đề tài luận văn của tác giả nghiên cứu sâu về “Quyền thừa kế theo
pháp luật – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng” sẽ là đề tài nghiên cứu
chuyên sâu và mới để đưa ra đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này cho
phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lênin về
chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực thừa kế. Tuy nhiên để đạt được
mục đích nghiên cứu, luận văn còn vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu
khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê.
Phương pháp luận của triết học – Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về tổng quan cá
quy định thừa kế theo pháp luật từ năm 1975 đến nay.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến chế định thừa kế; quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi

5
dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nội dung cơ bản của từng vấn đề
được nghiên cứu trong luận văn;
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh quy định của pháp luật về
quyền thừa kế hiện hành và pháp luật của một số nước thế giới quy định về căn cứ xác
định quyền thừa kế, người thừa kế; hàng thừa kế.
Phương pháp liệt kê được thực hiện trong quá trình thu thập các bản án, số liệu
cụ thể từ thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án giải quyết các tranh chấp về thừa kế
liên quyền thừa kế; bảo vệ quyền thừa kế theo quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống;
quan hệ nuôi dưỡng.
5. Phạm vi giới hạn đề tài
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu về quyền thừa kế theo pháp luật;
Quyền thừa kế của vợ, chồng theo quy định của pháp luật; Người thừa kế, hàng thừa
kế; Di sản thừa kế; Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Ngoài ra, Luận văn còn
phân tích một số bất cập của quy định về người thừa kế; thời hiệu khởi kiện chia di sản
thừa kế; đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
- Phạm vi không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu pháp luật Việt Nam về
quyền thừa kế theo pháp luật so sánh (ở diện hẹp) về chế định thừa kế của Bộ luật dân
sự Cộng Hòa pháp, Thái Lan. Các án lệ, các bản án được trích dẫn chủ yếu của Tòa án
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, vụ tranh chấp ở
các địa phương trong nước.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật về quyền thừa
kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015; Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và có đối chiếu với quy định trước đó
về vấn đề này tại Việt Nam.
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận liên
quan đến quyền thừa kế theo pháp luật từ năm 1975 cho đến nay, làm cơ sở để nghiên
cứu các phần tiếp theo của luận văn.
Luận văn phân tích các căn cứ xác định quyền thừa kế theo quy định của Bộ luật
dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành. Thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật về xác định quyền thừa kế theo quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan

6
hệ nuôi dưỡng. Đánh giá thực tiễn xét xử trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền
thừa kế, làm luận cứ đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Luận văn cũng nghiên cứu các quy định trong pháp luật của một số nước điều
chỉnh về thừa kế theo pháp luật, có sự so sánh và đối chiếu với pháp luật thừa kế của
Việt Nam, qua đó tham khảo, học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những điểm phù hợp để bổ
sung cho đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật
dân sự Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát: Do tác giả của luận văn công tác trong Tòa án, nên có điều
kiện khảo sát thực tế công tác tiễn xét xử một số trường hợp về xác định quyền thừa
kế. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu vấn đề của luận văn trên cơ sở sách, bài báo, tạp chí,
văn bản quy phạm pháp luật những vấn đề có liên quan đến luận văn và một số bài viết
trên trang mạng Internet.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 02 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền thừa kế theo pháp luật
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về quyền thừa kế theo pháp luật –
Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện.

7
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

1.1. KHÁI NIỆM THỪA KẾ VÀ QUYỀN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT


1.1.1. Khái niệm thừa kế
1.1.1.1. Khái niệm
1.1.1.2. Quan hệ pháp luật thừa kế
- Chủ thể để lại di sản thừa kế
- Chủ thể nhận di sản thừa kế
1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế
- Theo nghĩa khách quan: Là một phạm trù pháp lý bao gồm hệ thống các
quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn
theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Theo nghĩa chủ quan: là các quyền năng, dân sự cụ thể của các chủ thể có
lien quan đến quan hệ thừa kế.
1.1.4. Khái niệm quyền thừa kế theo pháp luật
1.1.5. Những nguyên tắc thừa kế theo pháp luật
1.1.5.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng của những người có quyền
thừa kế
1.1.5.2. Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kế
1.1.5.3. Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải sống vào thời điểm mở thừa
kế.
1.2. SƠ LƯỢC CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở
VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
1.2.1. Thời kỳ từ năm 1975 đến trước ngày có Pháp lệnh năm 1990
1.2.2. Giai đoạn từ khi Pháp lệnh thừa kế được ban hành đến ngày Bộ luật dân
sự có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/1996)
1.2.3. Giai đoạn sau ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/1996)
đến khi Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2017)

8
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT –
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1. QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
2.1.1. Điều kiện làm phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật
2.1.1.1. Người thừa kế
- Khái niệm: là người có quyền nhận tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật
- Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản
- Trường hợp người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản
- Trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
2.1.1.2. Diện và hàng thừa kế
- Khái quát chung về diện và hàng thừa kế
- Cơ sở của việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật
+ Quan hệ huyết thống
+ Quan hệ hôn nhân
+ Quan hệ nuôi dưỡng
2.1.1.3. Di sản thừa kế
- Bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản của người khác
- Các di sản cụ thể: Hiện vật; Quyền tài sản được quyền chuyển giao; Tiền;
Giấy tờ có giá trị
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật
2.1.2.1. Quyền được nhận di sản thừa kế
2.1.2.2. Quyền từ chối hưởng di sản thừa kế
2.1.2.3. Nghĩa vụ trả nợ thay cho người chết
2.1.3. Một số quy định khác có liên quan đến thừa kế theo pháp luật
2.1.3.1. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế
2.1.3.2. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
2.1.3.3. Người quản lý di sản

2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO


PHÁP LUẬT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

9
2.2.1. Thực trạng giải quyết các tranh chấp về thừa kế
2.2.1.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp
- Di sản thừa kế là tài sản của hộ gia đình
- Xác định về người thừa kế
2.2.1.2. Một số kết quả đạt được và hạn chế
2.2.2. Những vụ án cụ thể liên quan đến quyền thừa kế theo pháp luật và những
định hướng kiến nghị hoàn thiện
2.2.2.1. Một số tranh chấp cụ thể liên quan đến quyền thừa kế theo quan hệ
huyết thống và những nội dung pháp lý cần quan tâm
2.2.2.2. Những vụ án liên quan đến quyền thừa kế theo quan hệ hôn nhân
và những nội dung pháp lý cần quan tâm
2.2.2.3. Những vụ án liên quan đến quyền thừa kế theo quan hệ chăm sóc,
nuôi dưỡng và những nội dung pháp lý cần quan tâm
2.2.3. Một số kiến nghị khác
KẾT LUẬN

10
8. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn bản quy phạm pháp luật
1- Hiến pháp 1946 ngày 09/11/1946
2- Hiến pháp 1959 ngày 31/12/1959
3- Hiến pháp 1980 ngày 19/12/1980
4- Hiến pháp 1992
5- Hiến pháp ngày 28/12/2013
6- Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931
7- Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936
8- Bộ luật dân sự của Cộng Hòa Pháp 1998
9- Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
10- Sắc Lệnh số 97, ngày 22 tháng 5 năm 1950
11- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, ngày 13/01/1960 đến ngày 03/01/1987
12- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, ngày 03/01/1987 đến 01/01/1987
13- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, ngày 01/01/2001 đến 01/01/2015
14- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật số 52/2014/QH13), ngày 01/01/2015
15- Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về
thừa kế
16- Pháp lệnh thừa kế năm 1990, ngày 10/9/1990
17- Bộ luật dân sự năm 1995,
18- Bộ luật dân sự năm 2005,
19- Bộ luật dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13), ngày 24/11/2015
20- Luật đất đai (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29/11/2013
21- Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000, hướng dẫn thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình của Quốc Hội.
22- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000.
23- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính Phủ, quy định chi tiết
thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

11
24- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình
25- Bộ Tư pháp (1998), Báo cáo tổng kết 08 năm thực hiện Luật Hôn nhân và Gia
đình 1986, Hà Nội
26- Bộ Tư pháp (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
27- Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch Nước ngày 22/5 sửa đổi một số
quy lệ và chế định trong Dân luật
28- Chính phủ (1960), Sắc lệnh số 02/SL của Chủ tịch Nước ngày 13/01 về việc công
bố Luật Hôn nhân và gia đình ngày 29/12/1959, Hà Nội
29- Chính phủ (1998), Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 10/10 về đăng ký hộ tịch, Hà Nội
30- Chính phủ (2000), Chỉ thị số 15/2000 ngày 09/8 của Thủ Tướng Chính phủ về việc
tổ chức thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, Hà Nội
31- Chính phủ (2000), Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10 quy định chi tiết về việc thi
hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội
32- Chính phủ (2001), Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 22/10 quy định chi tiết về đăng
ký kết hôn theo Nghị định số 35/2000/NĐ-QH10, Hà Nội
* Tài liệu tham khảo là luận văn
34- Phùng Trung Tập (2002), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm
1945 đến nay, luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
35- Nguyễn Hương Giang (2014), Thừa kế theo pháp luật một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
36- Trương Thị Lan (2016), Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội
37- Lê Thu Nga (2009), Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định
diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự năm
2005, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
38- Vũ Thị Hương (2013), Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
39- Phùng Thị Cẩm Châu (2007), Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường

12
Đại học Quốc gia Hà Nội
40- Cao Thị Thu Phương (2011), Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản
theo pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
41- Lê Thị Tuyền (2014), Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt
Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
42- Trương Thị Ngọc Tuyết (2012), Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội
* Tài liệu tham khảo là sách
43- Lê Minh Hùng (2012), Giáo trình tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế, Nxb Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam
44- Phùng Trung Tập (2005), Luật thừa kế của Việt Nam, Nxb Tư Pháp
45- Nguyễn Minh Tuấn (2009), Pháp luật thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb. Lao Động – Xã Hội, Hà Nội
46- Nguyễn Ngọc Điện, Đoàn Thị Phương Diệp (2018), Pháp luật về quan hệ tài sản
giữa vợ chồng, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
47- Hội luật gia Việt Nam (2016), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb Hồng Đức
48- Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (2006), Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia
Long) Tập 1, bản dịch của GS Nguyễn Quyết Thắng, Nxb Văn hóa – Thông tin
49- Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Tư
pháp
50- Hoàng Thế Liên (2013), Bình Luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb
Chính trị quộc gia Hà Nội
51- Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm
2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam
52- Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và bình luậ bản án Tập 1, Tập
2, Nxb. Chính Trị quốc gia Hà Nội
* Tài liệu Tạp chí, báo in
53- Phùng Trung Tập (2006), Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam trong
60 năm qua, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2 trang 33-38

13
54- Phạm Văn Tuyết (2005), Cần xác định nội dung cụm từ “Những người có quyền
thừa kế di sản của nhau trong Điều 644 Bộ luật dân sự”, số 2 trang 42-45
55- Nguyễn Thị Hạnh (2011), Trao đổi về bài viết “Tài sản chung hay tài sản riêng”,
Tạp chí luật học, số 9 trang 16
56- Nguyễn Văn Cừ (2003), Thời kỳ hôn nhân, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ
chồng, số 11 trang 14 -17
* Tài liệu điện tử
57- Tạp chí Tòa án nhân dân, Chế định tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp
luật hôn nhân và gia đình, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/che-dinh-tai-
san-cua-vo-chong-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hon-nhan-va-gia-dinh, ngày truy
cập 19 tháng 3 năm 2019
58- Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Kỹ năng giải quyết vụ án “Tranh chấp
thừa kế” và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung,
https://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/wed/guest/118?p_p_id (truy cập ngày 19
tháng 3 năm 2019)
59- Nguyễn Đình Huy (2001), Quyền thừa kế trong Luật La Mã cổ đại, Tạp chí Khoa
học Pháp lý, số 4, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753 (truy
cập ngày 19 tháng 3 năm 2019)
60- Đoàn Ngọc Hải (2019), Quyền thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam,
https://tapchitoaan.vn/.../phap-luat/che-dinh-thua-ke-trong-phap-luat-dan-su-viet-
nam (Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2019)
61- Nguyễn Thanh Thư (2018), Nguyên tắc bình đẳng trong chế định thừa kế ở Việt
Nam, https://tapchicongthuong.vn/...viet/nguyen-tac-binh-dang-trong-che-thua-ke-
o-viet-nam (truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019)
* Tài liệu án lệ, bản án
62- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 16/2017/AL về công nhận
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các
đồng thừa kế chuyển nhượng, Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm
2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
63- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 05/2016/AL về tranh chấp
di sản thừa kế, Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao

14
64- Bản án số 167/2018/DS-PT, ngày 28-11-2018 về tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang
65- Bản án số 82/2018/DS-PT, ngày 08-5-2018 về Tranh chấp thừa kế và hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Tòa án cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

15
9. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trình tự các bước nghiên cứu và tiến độ thời gian cụ thể để thực hiện các nội
dung của đề tài trong khuôn khổ thời gian thực hiện đề tài cho phép như sau:

Thời gian Yêu cầu kết


STT Nội dung Ghi chú
thực hiện quả dự kiến
Nhận Quyết định giao đề tài luận
1. 04/5/2019
văn thạc sĩ
Thu thập dữ liệu, khảo sát thực
2. 3/2019
địa
Tổng hợp tài
Xây dựng thí nghiệm, thử liệu có liên
3. 04/2019
nghiệm quan đến đề
tài
Xem lại tài
4. Tổng hợp dữ liệu 05/2019 liệu để viết
nội dung
Báo cáo
11/08/201 Phòng đào
5. Báo cáo tiến độ: 3 tháng/lần 9 đến tạo nhà
11/11/2019 trường theo
yêu cầu
05/2019 – Thực hiện
6. Xử lý dữ liệu, viết luận văn
11/2019 viết luận văn
Chỉnh sửa
nội dung
Chỉnh sửa và hoàn chỉnh luận
10/2019 – luận văn
7. văn theo sự hướng dẫn của người
01/11/2019 theo hướng
HDKH
dẫn của
GVHD
Hoàn chỉnh
11/11/201 luận văn nộp
8. Nộp luận văn
9 theo quy
định
16
Bảo vệ luận
9. Bảo vệ Luận văn 12/2019
văn
Chỉnh sửa
Chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn
và hoàn
10. theo ý kiến của hội đồng đánh giá 01/2020
thiện luận
luận văn thạc sĩ
văn
Nộp luận - Bản in
11. Nộp luận văn hoàn chỉnh 01/2019
văn - File pdf

Hậu Giang, ngày 29 tháng 4 năm 2019


Ý kiến của người hướng dẫn khoa học Học viên thực hiện

Ý kiến của khoa chuyên môn

17

You might also like