You are on page 1of 18

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: Mối quan hệ giữa pháp luật và ý thức pháp luật -


Liên hệ thực tiễn.

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

NGUYỄN LÂM TRÂM ANH ĐOÀN THANH TÂN

MSSV: 2153410082

Lớp học phần: 010100000304

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


Lời cảm ơn
Đầu tiên, cho phép em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với
các thầy cô của Trường Học viện hàng không Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em được học tập và rèn luyện. Đặc biệt, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn Pháp luật đại cương – cô Nguyễn Lâm Trâm Anh đã tận tâm giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp cho em có thêm sự tự tin hơn để hoàn
thành tốt bài tiểu luận này.

Hy vọng thông qua những nỗ lực tìm kiếm và kiến thức của cá nhân em sẽ giúp các
bạn hiểu rõ hơn về môn Pháp luật đại cương cũng như đề tài “Mối quan hệ giữa pháp
luật và ý thức pháp luật - Liên hệ thực tiễn”. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến
thức khá sâu rộng và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận của em sẽ không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến
của quý thầy cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em kính chúc cô luôn hạnh phúc và thành công hơn trong sự nghiệp
giảng dạy. Chúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến
bến bờ tri thức.

Em xin chân thành cảm ơn!


Mục lục
Danh mục các bảng

Bảng 1. Khảo sát về mức độ quan trọng của pháp luật...........................................10

Bảng 2. Khảo sát về mức độ quan trọng của ý thức pháp luật...............................10

Phần mở đầu..................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu đề tài................................................................................1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...............................................................................1

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.........................................................................2

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài...............................................................2

Phần nội dung................................................................................................................3

Chương 1: Khái niệm, đặc điểm và yếu tố cấu thành của ý thức pháp luật............3

1.1 Pháp luật.......................................................................................................3

1.2 Ý thức pháp luật............................................................................................3

1.3 Đặc điểm ý thức pháp luật.............................................................................3

1.3.1 Ý thức pháp luật có tính giai cấp................................................................3

1.3.2 Ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối với so với tồn tại xã hội.......4

1.4 Yếu tố cấu thành ý thức pháp luật.................................................................5

Chương 2: Phân loại ý thức pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và ý thức
pháp luật.........................................................................................................................6

2.1 Phân loại ý thức pháp luật.............................................................................6

2.1.1 Căn cứ vào mức độ và giới hạn nhận thức....................................................6

2.1.2 Căn cứ vào chủ thể ý thức pháp luật..............................................................6


2.2 Mối quan hệ giữa pháp luật và ý thức pháp luật...........................................7

2.2.1 Pháp luật quyết định ý thức pháp luật.......................................................7

2.2.2 Ý thức pháp luật tác động tích cực tới pháp luật......................................7

Chương 3: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đề ra..........................................8

3.1 Thực trạng.....................................................................................................8

3.1.1 Tích cực.........................................................................................................8

3.1.2 Hạn chế..........................................................................................................9

3.2 Nguyên nhân................................................................................................10

3.3 Giải pháp.....................................................................................................11

Phần kết luận...............................................................................................................13

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................13


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Trong đời sống xã hội ngày nay, pháp luật đóng một vai trò hết sức quan trọng đối
với mỗi người dân. Nó là một công cụ nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, vận động bình
thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng. Pháp luật được xem là một
phương tiện không thể thiếu trong việc quản lý nhà nước một cách hiệu quả, bên cạnh
đó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mặt đạo đức, văn hóa, từ đó làm đời
sống xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; song song với sự phát triển của xã hội thì ý thức
pháp luật cũng cần được phát triển và nâng cao phù hợp với thời đại. Vì thế yêu cầu
thiết yếu hiện nay là mỗi người cần có những thay đổi, phát triển ý thức về mặt pháp
luật. Đất nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà mỗi công dân cần phải trang
bị kiến thức pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, đặc biệt là các bạn sinh viên,
các người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ
giữa pháp luật và ý thức pháp luật - Liên hệ thực tiễn” nhằm giúp mọi người hiểu rõ
vai trò của việc hình thành một ý thức pháp luật tốt trong xã hội hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Tìm hiểu đề tài “Mối quan hệ giữa pháp luật và ý thức pháp luật - Liên hệ thực
tiễn” giúp chúng ta hiểu rõ khái niệm pháp luật, ý thức pháp luật, mở rộng ra hơn là
các vấn đề về ý thức pháp luật, liên hệ với thực trạng hiện nay của người dân ở Việt
Nam để tìm ra nguyên nhân, từ đó nêu ra các giải pháp hiệu quả. Từ đó giúp ta có
những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa pháp luật và ý thức pháp luật.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu, phân tích khái niệm pháp luật, ý thức pháp luật, đặc điểm các yếu tố
cấu thành ý thức pháp luật, từ đó mở rộng ra tìm hiểu về mối quan hệ giữa pháp luật và
ý thức pháp luật.

1
Liên hệ thực tiễn để thấy được mặt tích cực – bất lợi, xác định nguyên nhân, thực
trạng tồn tại trong xã hội hiện nay từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao
ý thức pháp luật của mỗi người.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: pháp luật, ý thức pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật
và ý thức pháp luật.

Phạm vi nghiên cứu:

- Giới hạn không gian: phạm vi trên toàn đất nước Việt Nam.

- Giới hạn thời gian: từ lúc hình thành pháp luật đến hiện tại.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp, phương pháp
xã hội học (lấy số liệu, tham khảo ý kiến của mọi người trong cuộc sống…), … để làm
sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Đề tài làm rõ các khái niệm pháp luật, ý thức pháp luật, đặc điểm,
các yếu tố cấu thành yếu tố pháp luật qua đó làm sáng tỏ mối quan hệ giữa pháp luật
và ý thức pháp luật. Đồng thời đề tài giúp mọi người nâng cao nhận thức về ý thức
pháp luật.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài thông qua liên hệ thực tiễn, từ đó giúp mọi người hiểu rõ
được nguyên nhân, tác động tích cực và hạn chế, các thực trạng hiện nay về vấn đề ý
thức pháp luật ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp trong việc việc hình
thành ý thức pháp luật của mỗi người. Bên cạnh đó đề tài giúp các bạn học sinh sinh
viên trong việc tham khảo để hỗ trợ trong việc nghiên cứu các đề tài khác liên quan
đến pháp luật.

2
Phần nội dung

Chương 1: Khái niệm, đặc điểm và yếu tố cấu thành của ý thức pháp luật

1.1 Pháp luật

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai
cấp mình.

Trong đời sống xã hội hiện nay, pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó là
công cụ tất yếu đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và
của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là phương tiện giúp quản lý nhà nước
hữu hiệu, mà còn tạo ra môi trường thuận lợi, ổn định cho sự phát triển của nền ý thức
đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần hình thành nên những giá trị
mới.

1.2 Ý thức pháp luật

Quan niệm về ý thức pháp luật thường khác nhau khi nó được nghiên cứu dưới
những góc độ, những cách tiếp cận khác nhau của những ngành khoa học khác nhau,
như triết học, luật học hay xã hội học pháp luật. Ta có thể hiểu khái niệm ý pháp luật
như sau: “Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan
niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật
hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp
pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội”

3
1.3 Đặc điểm ý thức pháp luật

1.3.1 Ý thức pháp luật có tính giai cấp

Ý thức pháp luật được xem là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng các giá trị, chuẩn
mực của từng giai cấp trong xã hội. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, các giai cấp
khác nhau luôn có những điều kiện, lợi ích (kinh tế, chính trị, địa vị xã hội) khác nhau,
do vậy mà ý thức pháp luật của các giai cấp trong xã hội cũng có những nội dung và
hình thức phát triển khác nhau, dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp
bị trị. Về nguyên tắc chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh
đầy đủ vào trong pháp luật nhằm duy trì lợi ích kinh tế và bảo vệ địa vị xã hội của bản
thân họ. Ý thức pháp luật còn thể hiện được tính thống nhất bởi trong một xã hội, lợi
ích cơ bản của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác đều giống
nhau. Bên cạnh đó, tính giai cấp của ý thức pháp luật còn được thể hiện thông qua việc
phản ánh nguyện vọng, mong muốn, lợi ích của mỗi cá nhân thuộc mọi tầng lớp giai
cấp. Dựa trên cơ sở quan điểm của mỗi giai cấp về điều kiện sống mà con người dần
hình thành một số hệ thống ý thức pháp luật khác nhau dù mỗi đất nước chỉ tồn tại một
hệ thống pháp luật.

1.3.2 Ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối với so với tồn tại xã hội

Ý thức pháp luật được xem là lạc hậu so với sự tồn tại pháp luật vì có nhiều văn
bản pháp luật đã được ban hành và có hiệu lực nhưng vẫn có nhiều chủ thể chưa nắm
bắt được thông tin nên rất khó trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.
Ý thức pháp luật được xem là lạc hậu so với tồn tại xã hội vì ý thức pháp luật
trong xã hội cũ vẫn còn tồn tại dai dẳng trong suy nghĩ một số chủ thể trong một thời
gian dài mặc dù chế độ cũ đã bị xóa bỏ. Những tập quán, thói quen và truyền thống
trong xã hội cũ vẫn còn tồn tại trong ý thức mỗi cá nhân, đặc biệt là trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bằng tình cảm, tâm lý (tâm lý pháp luật).
Ph.Ăngghen đã nói: “chúng ta đau khổ không những vì những người đang sống mà
còn vì những người đã chết nữa. Người chết nắm lấy người sống”.
Trong một số trường hợp ý thức pháp luật lại đi trước, tiến bộ hơn so với tồn tại xã
hội và tồn tại pháp luật. Để hình thành được sự tiến bộ mới trong ý thức pháp luật thì
cần phải tuân theo một số quy luật khách quan và các quy định pháp luật hiện hành. Từ

4
đó một hệ tư tưởng, ý thức pháp luật mới dần hình thành và phát triển trong xã hội. Ví
dụ: Hiện nay, các nước trên thế giới đang có sự tiến bộ trong ý thức pháp luật về các
vấn đề như hôn nhân đồng tính, việc mang thai hộ hay việc chuyển giới…
Nhìn chung, ý thức xã hội có thể tác động hai phía tiêu cực và tích cực lên sự tồn
tại xã hội. Nếu ý thức đó là tiến bộ, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội đi lên, vượt
xa ý thức pháp luật đương thời. Ngược lại, sự lạc hậu sẽ làm tụt dốc và kìm hãm sự
phát triển của xã hội.

1.4 Yếu tố cấu thành ý thức pháp luật

Dựa vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành, ý thức pháp luật được cấu
thành từ hai yếu tố: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

- Hệ tư tưởng pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm và học
thuyết về pháp luật. Nhìn chung, hệ thống tư tưởng pháp luật được cấu thành từ những
hiểu biết, tri thức về pháp luật của mỗi cá nhân rồi tập hợp lại thành hiểu biết, tri thức
của một nhóm, một cộng đồng người trong xã hội, từ đó dần tạo nên các quan điểm,
học thuyết đầy đủ và đúng đắn về pháp luật và quy định pháp luật. Tư tưởng pháp luật
của một đất nước thông thường được thể hiện trong các cương lĩnh, nghị quyết của
đảng hoặc trong các chính sách chủ trương của nhà nước, trong các văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành,...
- Tâm lý pháp luật là sự phản ánh thái độ, tâm trạng, cảm xúc đối với pháp luật
và các hiện tượng pháp lý khác. Tâm lý pháp luật thường hình thành ở mỗi cá nhân,
mỗi nhóm người ở từng giai cấp trong xã hội. Do vậy, tâm lý pháp luật có thể biểu
hiện thái độ tích cực hay tiêu cực của các chủ thể. Tâm lý pháp luật ảnh hưởng đến
việc thực hiện pháp luật, các chủ thể tùy vào thái độ bản thân mà có những hành vi
thực hiện pháp luật khác nhau. Do đó, trong tâm lý pháp luật, thói quen pháp luật trong
mỗi chủ thể là một yếu tố quan trọng. Nhờ có thói quen pháp luật mà các chủ thể hành
động một cách rất rõ ràng, dứt khoát. Nếu chủ thể có thái độ tốt đối với pháp luật, chủ
thể đó sẽ có có một tình yêu nhất định cho pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật.
Ngược lại, chủ thể đó sẽ phản đối kịch liệt, thiếu tôn trọng pháp luật và những người
thực hiện pháp luật.

5
Nhìn chung, mối quan hệ giữa tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật có sự liên
kết chặt chẽ với nhau và tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Hệ tư tưởng pháp luật là cơ sở hình
thành tâm lý pháp luật của mỗi chủ thể. Con người càng có hiểu biết, nhận thức sâu
rộng về pháp luật thì sẽ có tình cảm, thái độ tốt đối với pháp luật và trong việc chấp
hành pháp luật. Mặt khác, tâm lý pháp luật trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy các
chủ thể không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật.

Chương 2: Phân loại ý thức pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và ý thức
pháp luật

2.1 Phân loại ý thức pháp luật

2.1.1 Căn cứ vào mức độ và giới hạn nhận thức

Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, ý thức pháp luật được chia thành ý thức
pháp luật thông thường, ý thức pháp luật có tính lý luận và ý thức pháp luật mang tính
nghề nghiệp.

- Ý thức pháp luật thông thường được hình thành một cách tự phát dưới tác động
trực tiếp thông qua điều kiện và kinh nghiệm cuộc sống cá nhân của một chủ thể. Ý
thức pháp luật thường mang tính cục bộ, chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà chưa đi sâu vào
bản chất bên trong của pháp luật. Nguyên nhân là do phần lớn các chủ thể chỉ có chút
kiến thức ít ỏi về pháp luật.
- Ý thức pháp luật mang tính lý luận được thể hiện dưới dạng quan điểm, khái
niệm, học thuyết về pháp luật. Ý thức pháp luật mang tính lý luận được hình thành dựa
trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp các kiến thức pháp luật bởi các chủ thể có hiểu biết
sâu sắc, đầy đủ về pháp luật. Dựa vào đó mà chủ thể có thể sáng tạo pháp luật dựa trên
những điều đã có trong pháp luật hiện hành, từ đó phản ánh sâu sắc đầy đủ bản chất
của pháp luật.
- Ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp là ý thức pháp luật thường chỉ có ở các
luật sư, các nhà chức trách mà trong công việc cần vận dụng các quan điểm, quy định
về pháp luật. So với hai dạng ý thức trên, ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp đặc
trưng hơn bởi sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tư tưởng và yếu tố tâm lý. Ý thức pháp
luật nghề nghiệp không chỉ đặc trưng bởi trình độ hiểu biết cao về pháp luật, mà còn

6
đặc trưng bởi khả năng áp dụng trong thực tế cao thông qua việc hình thành thói quen
trong việc vận dụng và áp dụng các quy định pháp luật vào trong các vấn đề của cuộc
sống.

2.1.2 Căn cứ vào chủ thể ý thức pháp luật

Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật, ta có thể chia thành 3 loại: ý thức pháp
luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm, ý thức pháp luật cá nhân.

- Ý thức pháp luật xã hội là ý thức pháp luật của một bộ phận các chủ thể có tri
thức cao trong xã hội, nó chứa đựng đầy đủ, hoàn chỉnh những tư tưởng, quan điểm về
những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật. Vì sự tiến bộ và có cơ sở khoa học cao nên ý
thức pháp luật xã hội đã được chính thức hoá trong toàn xã hội.
- Ý thức pháp luật nhóm chỉ phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình
cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật, cụ thể là mỗi tầng lớp giai cấp trong
xã hội. Ý thức pháp luật nhóm có phạm vi tác động nhỏ hơn so với ý thức pháp luật xã
hội.
- Ý thức pháp luật của cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình
cảm, thái độ của mỗi cá nhân đối với pháp luật. Trình độ ý thức pháp luật của cá nhân
thấp nhất trong cả ba loại đã nêu. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là không ngừng
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của
các chủ thể lên ngang tầm ý thức pháp luật xã hội.

2.2 Mối quan hệ giữa pháp luật và ý thức pháp luật

2.2.1 Pháp luật quyết định ý thức pháp luật

Pháp luật tồn tại với chức năng điều chỉnh, giáo dục và phản ánh ý chí, lợi ích của
giai cấp lao động. Từ đó, pháp luật tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm của các chủ
thể, dần hình thành ý thức pháp luật trong việc tự giác thực hiện pháp luật. Bên cạnh
đó, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật kết hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật giúp người dân nâng cao ý thức pháp luật hơn trong thực tiễn. Việc thực hiện
pháp luật một cách tự giác, chủ động và tham gia hoạt động đóng góp, xây dựng pháp
luật cũng góp phần giúp nâng cao ý thức pháp luật của mỗi chủ thể trong xã hội.

7
2.2.2 Ý thức pháp luật tác động tích cực tới pháp luật

Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm
pháp luật. Sự phản ánh của tồn tại pháp luật vào bộ não con người không chỉ là phản
ánh một chiều, thụ động mà có tính chọn lọc. Ý thức pháp luật cho phép các chủ thể
nhìn nhận đúng đắn thực trạng về pháp luật hiện tại, có nhu cầu và đưa ra ý kiến đóng
góp nhằm điều chỉnh pháp luật sao cho phù hợp với các mối quan hệ xã hội, giữa các
tầng lớp giai cấp. Đối với những người làm công việc liên quan đến pháp luật, ý thức
pháp luật càng cao thì họ càng nắm bắt nhanh, sâu sắc, đầy đủ sự thay đổi khách quan
của đời sống xã hội để từ đó đưa ra các thay đổi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
một cách hiệu quả.

Ý thức pháp luật thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật một các tự giác và
nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Bằng sự hiểu biết chính xác, đầy đủ nội dung của các
quy định pháp luật mà các chủ thể có những hành vi phù hợp về mặt pháp luật trong
thực tiễn. Hiểu được nội dung pháp luật, nhận thức được vai trò, giá trị của pháp luật,
các chủ thể sẽ có thái độ tích cực đối với pháp luật, từ đó nâng cao sự tự giác thực hiện
pháp luật và đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật.

Ý thức pháp luật còn giúp khắc phục lỗ hỏng của hệ thống pháp luật hiện hành.
Khi hệ thống pháp luật của nhà nước vẫn chưa hoàn thiện, ý thức pháp luật giúp các
chủ thể đưa ra cách giải quyết đúng đắn trong những một số trường hợp mà pháp luật
chưa kịp thời điều chỉnh. Bằng việc áp dụng các cách giải quyết mới qua các trường
hợp mới liên quan đến pháp luật, ý thức pháp luật đã phần nào giúp thay thế, hỗ trợ
thêm cho các quy định pháp luật, lâu dần trở thành quy định mới trong hệ thống pháp
luật.

Chương 3: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đề ra

3.1 Thực trạng

3.1.1 Tích cực

Hiện nay, ý thức pháp luật của người dân đã và đang không ngừng tăng lên. Nhà
nước và chính phủ ngày càng chú trọng hơn trong việc thực hiện các công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao kiến thức và ý thức pháp luật của người dân.

8
Bằng sự hiểu biết về pháp luật, mỗi người dân càng có ý thức trách nhiệm của bản thân
hơn đối với nhà nước thông qua pháp luật. Một số người dân đã có ý thức tự nghiêm
chỉnh, tự giác trong việc chấp hành luật pháp, họ tích cực tham gia vào các hoạt động
quản lý nhà nước vì quyền lợi hợp pháp của mình.

Ở các thành phố lớn nhờ các công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật
mà người dân có nhận thức cao hơn về pháp luật, từ đó nâng cao ý thức pháp luật của
bản thân. Hiện nay, người dân đã biết tìm đến các văn phòng luật sư, các cơ quan có
thẩm quyền nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu nại. Điều này thể hiện người
dân đã có ý thức tuân thủ pháp luật, biết nhờ đến pháp luật để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể, các vấn đề cũng được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi
và tránh được các cuộc xung đột mâu thuẫn không đáng có, giữ gìn an ninh trật tự, an
toàn xã hội.

Nhằm giúp người dân tăng cường ý thức pháp luật trong việc tố cáo các hành vi vi
phạm pháp luật, các cơ quan PC07 đã đưa ra ứng dụng Help 114 giúp người dân kịp
thời tố giác các vấn đề xảy ra ở hiện trường một cách kịp thời và bảo đảm an toàn
thông tin người cung cấp. Phòng PC08 công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tạo
một nhóm “Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ
Chí Minh” để tiếp nhận tiếp nhận thông tin các vụ tai nạn, đua xe trái phép của người
dân. Bên cạnh đó, mọi thắc mắc của người dân về đóng phạt, các thủ tục hành chính về
pháp luật sẽ được cán bộ PC08 hướng dẫn chi tiết, cụ thể.

Nhìn chung, hầu hết người dân đã thấy được tầm quan trọng của việc chấp hành
pháp luật mà nhà nước đề ra và áp dụng đúng đắn vào trong thực tiễn. Nhà nước và
các lãnh đạo cũng đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ để người dân tích cực tham gia việc
quản lý nhà nước, tố cáo các hành vi sai phạm, từ đó ý thức pháp luật của họ cũng
ngày một được nâng cao, xã hội cũng ngày càng trở nên an toàn, văn minh hơn.

3.1.2 Hạn chế

Bên cạnh các chủ thể có thái độ tốt trong chấp hành pháp luật, một bộ phận nhỏ
người dân chưa thể hiện ý thức pháp luật cao trong thực tiễn. Một số chủ thể có thái độ
thờ ơ, coi thường pháp luật và không có tinh thần tự giác chấp hành luật pháp. Biểu
hiện rõ nhất là một số người có suy nghĩ “lách luật” khi gặp phải một vấn đề liên quan

9
đến luật pháp, họ luôn cố tìm ra kẽ hở trong hệ thống pháp luật từ đó dễ dàng thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật để đạt được mục đích cá nhân.

Thực tế là hiện này một số người khi tham gia giao thông thường có ý định “lách
luật” trong việc đội mũ bảo hiểm, cụ thể là một số chủ thể không có ý thức đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông hoặc khi thấy cảnh sát giao thông thì lại tìm cách đi vào
đường khác. Theo thống kê về tai nạn giao thông ở Việt Nam năm 2018, có 8,248
người chết vì tai nạn giao thông, nếu như người dân có ý thức đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông có thể làm giảm 40% nguy cơ tai nạn giao thông, trong 40% đó có
700 thanh thiếu niên có thể tránh được tai nạn giao thông bằng việc đội mũ bảo hiểm.

Một số người do ít hiểu biết về mặt pháp luật nên khi gặp một số trường hợp mang
tính vi phạm pháp luật nhưng lại không tố cáo với cơ quan công an, dẫn tới những vụ
án thương tâm gây nhức nhối trong xã hội và dư luận. Cụ thể là vụ việc bé Vân Anh (8
tuổi) bị người mẹ kế Nguyễn Võ Quỳnh Trang đánh đập, hành hạ dẫn đến tử vong ở
Bình Thạnh. Thông qua lời kể của những người hàng xóm, dù họ biết bé Vân Anh bị
bạo hành nhưng lại không tố cáo với cơ quan chức năng vì nghĩ chỉ là chuyện trong
gia đình. Thực tế công an đã xác minh đây là hành vi xâm phạm trẻ em, và việc bé tử
vong khiến tội danh được thay đổi từ tội Hành hạ người khác sang tội Giết người. Do
đó mà người dân xung quanh có quyền tố giác hành vi vi phạm pháp luật của cô
Nguyễn Võ Quỳnh Trang, nhưng vì ý thức pháp luật của một số chủ thể chưa cao nên
việc người dân tố giác các hành vi sai phạm vẫn chưa được thực hiện tốt, dẫn đến vụ
việc thương tâm kể trên.

Dưới đây là bảng khảo sát 66 người ở các lứa tuổi về sự quan trọng của pháp luật
và ý thức pháp luật thông qua việc quan sát mọi người xung quanh trong thực tế.

Không Có Cần thiết Bắt buộc

Dưới 18 (50%) 3% 12% 36% 48%

Từ 18 đến 30 (44%) 0% 7% 17% 76%

Trên 30 (6%) 25% 0% 25% 50%

Bảng 1. Khảo sát về mức độ quan trọng của pháp luật

10
Kém Khá kém Bình thường Tốt Rất tốt

Dưới 18 (50%) 0% 85% 12% 3% 0%

Từ 18 đến 30 (44%) 0% 55% 17% 21% 7%

Trên 30 (6%) 50% 25% 0% 0% 25%

Bảng 2. Khảo sát về mức độ quan trọng của ý thức pháp luật

Nhìn chung sự thiếu tôn trọng pháp luật và ý thức pháp luật thấp vẫn còn tồn tại ở
một sô chủ thể trong xã hội. Đây được xem là một vấn đề đáng quan ngại mà nhà nước
cần quan tâm và nên có những biện pháp tuyên truyền giáo dục người dân về pháp luật
và ý thức pháp luật trong một xã hội phát triển hiện nay.

3.2 Nguyên nhân

Việc ý thức pháp luật của một số người còn thấp có thể bởi các nguyên nhân sau:

- Hầu hết việc tuyên truyền, giáo dục người dân về pháp luật chỉ xảy ra ở một bộ
phận nhỏ tầng lớp ở Việt Nam. Sự thiếu sót trong việc truyền đạt pháp luật rộng rãi
đến với người dân khiến cho một số chủ thể thiếu hiểu biết về pháp luật, dẫn tới ý thức
pháp luật của mỗi người không được nâng cao. Đây là một trong những vấn đề thiết
yếu mà chính phủ và nhà nước ta đang quan tâm và tìm giải pháp khắc phục nhằm đưa
Việt Nam trở thành một nước phát triển, văn minh, mỗi người dân đều hiểu rõ quy
định pháp luật và tự giác thực hiện pháp luật mà nhà nước đã đề ra.
- Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do phần lớn người dân Việt Nam làm về
nông nghiệp, chăn nuôi, người dân chỉ biết làm theo những phong tục, tập quán và
truyền thống lâu đời và đặt nặng tình cảm trong giải quyết các vấn đề. Điều này dẫn
đến nhiều chủ thể có hành vi thờ ơ, thậm chí khinh thường pháp luật và không chấp
hành pháp luật theo đúng quy định.
- Nhiều khu vực vùng miền vẫn chưa quan tâm về việc thực hiện công tác tuyên
truyền hoặc điều kiện để thực hiện việc giáo dục pháp luật cho người dân còn hạn chế,
điều này khiến ý thức pháp luật của họ còn hạn hẹp trong suy nghĩ, dẫn tới một số chủ
thể chưa nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật hay một số khác có suy nghĩ “lách luật”
khi giải quyết một vấn đề liên quan có yếu tố pháp luật trong đó. Điều này chứng tỏ
việc thờ ơ, lẫn trách pháp luật vẫn còn tồn tại và xảy ra nhiều trong xã hội.

11
- Ngoài ra, sự chênh lệch trình độ dân trí giữa người dân ở thành phố và các vùng
miền còn quá lớn, đây là một thiệt thòi cho người dân ở các vùng sâu xa trong việc
tiếp cận, học tập, tìm hiểu các quy định pháp luật. Từ đó khiến ý thức pháp luật của họ
chưa thực sự cao và không chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh. Kết quả là dẫn đến
nhiều vụ vi phạm pháp luật đã xảy ra ở các địa bàn dân tộc thiểu số, chỉ vì sự thiếu
hiểu biết pháp luật mà một số chủ thể đã thực hiện các hành vi trái pháp luật để phục
vụ cho mục đích cá nhân. Điều này đã gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội ở các
khu vực nói riêng và trên toàn đất nước Việt Nam nói chung.

3.3 Giải pháp

Để nâng cao sự hiểu biết và ý thức pháp luật của nhân dân cũng như xóa bỏ các tác
nhân nêu trên, Nhà nước và chính phủ cần thực hiện những điều sau:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giải thích pháp luật giúp người dân
nắm rõ được nội dung và quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành, từ đó nâng cao
ý thức pháp luật của các chủ thể. Để làm được điều này đòi hỏi các lãnh đạo cầm
quyền cần bảo đảm thực hiện công tác tuyên truyền một cách đầy đủ, thường xuyên
đến với mỗi cá nhân, người dân trên đất nước Việt Nam này.
- Đưa việc giảng dạy pháp luật vào trong hệ thống giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng
các cán bộ có đủ trình độ và năng lực trong việc truyền đạt kiến thức pháp luật cho
nhân dân. Bên cạnh đó, nhà nước cần thực hiện tốt việc kết hợp giáo dục pháp luật với
giáo dục đạo đức nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân, từ đó hình thành ý
thức pháp luật trong mỗi người.
- Tạo điều kiện cho mọi người dân được có tính tự do, dân chủ trong việc nêu
quan điểm, ý kiến cá nhân giúp đóng góp, sửa đổi những lỗ hổng trong luật pháp nhằm
xây dựng, củng cố hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp hơn với mục đích phục vụ
quyền lợi, lợi ích của mỗi giai cấp trong xã hội, qua đó còn góp phần nâng cao ý thức
pháp luật của mỗi người dân.
- Cần vận dụng sáng tạo trong việc đổi mới hình thức tuyên truyền pháp luật và ý
thức pháp luật đến với người dân. Ngoài giáo dục trên trường học, nhà nước và lãnh
đạo cần áp dụng tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua internet, báo chí, các cuộc
thi tìm hiểu pháp luật…. Bên cạnh đó chính phủ có thể xem xét cho phép thực hiện

12
xét xử một số vụ án tại tòa án nhân dân hoặc thông qua các dịch vụ hỗ trợ pháp lý giúp
người dân có điều kiện được tiếp xúc, trao đổi, hiểu rõ hơn về pháp luật và áp dụng
đúng đắn vào trong thực tiễn. Từ đó giúp người dân có thái độ tốt hơn trong việc tìm
hiểu, trau dôi kiến thức về các quy định pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật.
- Các cấp lãnh đạo cần phối hợp thực hiện, triển khai các công tác, biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, các chủ thể có ý định chống
phá quy định pháp luật của nhà nước đề ra. Khuyến khích người dân tham gia trong
việc tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó đảm bảm trật tự, an toàn của xã hội.
Nghiêm cấm các hành vi xuyên tạc, làm xấu đi hình ảnh hệ thống pháp luật trong suy
nghĩ của người dân. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật, từ đó
giúp người dân có ý thức và chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh.

Phần kết luận


Nhìn chung, thông qua việc phân tích, tìm hiểu, nghiên cứu, em nhận ra được rằng
mối quan hệ giữa pháp luật và ý thức pháp luật là vô cùng quan trọng và có tác động
chặt chẽ với nhau. Con người càng có hiểu biết, nhận thức sâu rộng về pháp luật thì sẽ
có tình cảm, thái độ tốt đối với pháp luật và có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp
luật. Mặt khác, tâm lý pháp luật trở thành động lực thúc đẩy các chủ thể không ngừng
tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật, từ đó nâng cao ý thức pháp luật của bản thân.

Bên cạnh đó, các thực trạng xã hội hiện nay cũng khiến cho nhà nước phải quan
tâm trong việc tìm ra nguyên nhân, đưa ra các giải pháp và thực hiện tốt vấn đề tuyên
truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho người dân. Thông qua các tác động tích cực,
hạn chế trong thực tế cuộc sống, ta cũng phần nào tìm ra được các nguyên nhân khiến
ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế. Qua đó các lãnh đạo cầm quyền sẽ tìm
hiểu, bàn bạc và đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích mọi người tích cực tìm hiểu,
học tập kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức của bản thân hơn trong việc thực hiện
pháp luật một cách nghiêm chỉnh, tự giác.

13
Tài liệu tham khảo

[1] THPT Sóc Trăng (2022), Ý thức pháp luật là gì? Thực trạng ý thức pháp luật của
người dân Việt Nam? (https://thptsoctrang.edu.vn/y-thuc-phap-luat-la-gi/)

[2] Lê Minh Trường (2021), Ý thức pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu trúc của ý thức
pháp luật, Luật Minh Khuê (https://luatminhkhue.vn/y-thuc-phap-luat-la-gi---quy-
dinh-ve-y-thuc-phap-luat.aspx)

[3]

Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật, LawNet


(https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t15797-y-thuc-phap-luat-va-phap-luat-co-moi-lien-
he-voi-nhau-the-nao)

[4] Nguyễn Văn Dương (2022), Ý thức pháp luật là gì? Thực trạng ý thức pháp luật
của người dân Việt Nam?, Luật Dương Gia (https://luatduonggia.vn/y-thuc-phap-
luat-cua-nguoi-dan-viet-nam/)

[5] Topica, BÀI 6: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ Ý THỨC PHÁP LUẬT
(http://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/TGL101/Giao%20trinh/09_TGL101_Bai6_v1
.0014103225.pdf)

[6] Công Nguyên (2022), Tố giác tội phạm qua mạng xã hội, báo Thanh niên
(https://thanhnien.vn/to-giac-toi-pham-qua-mang-xa-hoi-post1458650.html)

[7] Minh Hạnh (2019), Khoảng 7.000 người đi xe máy chết vì TNGT mỗi năm, báo
Lao Động (https://laodong.vn/xa-hoi/khoang-7000-nguoi-di-xe-may-chet-vi-tngt-
moi-nam-734075.ldo)

14

You might also like