You are on page 1of 14

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT

Họ và tên : Nguyễn Đắc Phát


MSSV : 462541
Lớp : A.BTBB01.21-1-21(N01.TL1)

Hà Nội, 2022
Đề bài: Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với:
Quan hệ pháp luật
Thực hiện pháp luật
Truy cứu trách nhiệm pháp lí
Giáo dục pháp luật

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QPPL : Quy phạm pháp luật


TNPL : Trách nhiệm pháp lí
UBND : Ủy ban nhân dân
UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................................. 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ................................. 1
I. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật ....................................................................................... 1
II. Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật ....................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .............................................. 4
I. Đối với xác lập quan hệ pháp luật .................................................................................................. 4
1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật ............................................................................ 4
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đến quan hệ pháp luật ......................................... 5
II. Đối với thực hiện pháp luật ........................................................................................................... 6
1. Khái niệm và hình thức của thực hiện pháp luật ..................................................................... 6
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp lí với thực hiện pháp luật ............................................ 7
III. Đối với truy cứu trách nhiệm pháp lí ......................................................................................... 8
1. Khái niệm và đặc điểm của truy trách nhiệm pháp lí ............................................................. 8
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật với truy cứu trách nhiệm pháp lí........................ 8
IV. Đối với giáo dục pháp luật ........................................................................................................... 9
1. Khái niệm của giáo dục pháp luật ............................................................................................. 9
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật với giáo dục pháp luật ......................................... 9
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 11
ĐẶT VẤN ĐỀ

Khi đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, Nhà nước ngày càng phải
chú trọng đến việc quản lý xã hội nhằm đảm bảo lợi ích cho các chủ thể, hạn chế tối
đa các tệ nạn xã hội. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải nghiên cứu và ban hành hoặc
sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật, thực hiện và áp dụng pháp luật trong đời sống một cách khách quan, minh bạch,
hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu văn bản quy phạm
pháp luật với đời sống thực tiễn, em xin vận dụng kiến thức, hiểu biết về môn học
Lý luận chung về nhà nước và xã hội để trình bày về ý nghĩa của văn bản quy phạm
pháp luật với hoạt động tuân hành pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật
và áp dụng pháp luật. Do vẫn còn những hạn chế nhất định trong tri thức lí luận và
hiểu biết thực tiễn nên bài tập thi sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp để hoàn thiện hơn phương pháp học và nghiên cứu môn Lý luận
chung về nhà nước và xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn!

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


I. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay, trong khoa học pháp lí cũng như thực tiễn triển khai hoạt động xây
dựng và hoàn thiện pháp luật, khái niệm văn bản QPPL luôn là đề tài tranh luận sôi
nổi, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Mỗi cách nhìn lại đưa
ra một quan điểm riêng.
Theo giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật do GS.TS Hoàng Thị Kim Quế
soạn thảo đề cập, văn bản QPPL là hình thức thể hiện các quyết định pháp luật do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức
nhất định, có chứa đựng các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh một loại quan hệ
xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện
văn bản QPPL không làm chấm dứt hiệu lực của văn bản QPPL.1

1. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.457

1
Theo tập bài giảng Lý luận về pháp luật của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành,
trong đó có chứa các quy phạm pháp luật. được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống
và được nhà nước bảo đảm thực hiện.1
Hay theo các văn bản pháp quy chính thống do nhà nước ban hành, khái niệm
văn bản QPPL được đề cập trong Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2020 định nghĩa: VBQPPL là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được
ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Qua những quan điểm, phân tích trên, để có cách hiểu bao quát và toàn diện
nhất về VBQPPL, ta nên định nghĩa như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn
bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp
luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội”2.
II. Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
Từ khái niệm, có thể thấy VBQPPL là một loại văn bản pháp lí đặc biệt, có
những đặc trưng riêng để phân biệt với các loại văn bản khác. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành.
Để được là văn bản QPPL thì buộc văn bản đó phải được ban hành từ cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Nguyên nhân bởi, trong quá trình quản lý xã hội, nhà nước
đã ban hành ra các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể
trong xã hội theo định hướng, mục đích của mình; các quy phạm pháp luật này
thường được thể hiện dưới dạng VBQPPL. Do vậy, dấu hiệu đầu tiên để khẳng định
văn bản QPPL là văn bản đó phải được ban hành bởi những có quan có thẩm quyền3.
Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản QPPL 2015, sửa đổi bổ sung 2020, những chủ
thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL bao gồm: Quốc Hội, UBTVQH, Chủ tịch
nước, Chính phủ, Hội Đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, HĐND các cấp,
UBND các cấp… Điều này có nghĩa, không phải mọi chủ thể trong bộ máy nhà nước
1. Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2018): TBG: Lý luận về pháp luật, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia VN, tr.28
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020): Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp Hà Nội, tr.289
Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay: Luận án tiến sĩ luật học / Đoàn Thị Tố Uyên; GS. TS. Lê
3.

Minh Tâm hướng dẫn, tr.22

2
đều có thẩm quyền ban hành VBQPPL, chỉ có những chủ thể do pháp luật quy định
mới được phép ban hành. Đồng nghĩa với việc, những văn bản do các chủ thể không
có thẩm ban hành không được coi là văn bản QPPL.
Thứ hai, văn bản QPPL chứa các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc
chung, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Đây là đặc điểm quan trọng nhất của văn bản QPPL, giúp nhận diện và phân
biệt với các văn bản khác như VBADPL hay văn bản hành chính thông dụng. Quy
phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính chất bắt buộc do nhà nước ban hành
để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của nhà nước. Các quy phạm pháp
luật khi được sáng tạo ra đều được biểu hiện ra bên ngoài thành các điều luật cụ thể,
được nằm trong các văn bản pháp lí như Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư. Nhìn
vào các văn bản pháp lí, các chủ thể trong xã hội sẽ phải tự điều chỉnh hành vi, cách
ứng xử của mình sao cho phù hợp với ý chí, nguyên vọng của nhà nước.
Bản thân các QPPL có tính bắt buộc nên VBQPPL cũng có giá trị bắt buộc
phải thực hiện. Nó thể hiện ở việc mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội khi rơi vào hoàn
cảnh, điều kiện mà VBQPPL dự liệu đều phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Đối tượng mà VBQPPL điều chỉnh không phải là đối tượng cụ thể, xác định mà là
các đối tượng khái quát như công dân, tổ chức xã hội… Nhờ vậy mà văn bản QPPL
được triển khai, áp dụng nhiều lần trong cuộc sống, khi áp dụng không làm chấm
dứt đi hiệu lực của văn bản.
Thứ ba, Văn bản QPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do
pháp luật quy định.
Xuất phát từ vai trò của VBQPPL đối với hoạt động quản lý nhà nước, từ yêu
cầu đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất cho hoạt động xây dựng VBQPPL, pháp luật
quy định trình tự, thủ tục và hình thức để chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL.
Một văn bản QPPL dù được chủ thể có thẩm quyền ban hành, nội dung hợp pháp
nhưng trình tự, thủ tục ban hành không đúng quy định của pháp luật thì văn bản đó
không được coi là VBQPPL, không có giá trị pháp lí, buộc phải hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
Do vậy, để ban hành một VBQPPL đúng với quy định của pháp luật, chủ thể có thẩm
quyền ban hành sẽ phải tuân theo các bước trong luật Ban hành VBQPPL 2015, sửa
đổi bổ sung năm 2020. Theo đó, quy trình ban hành một văn bản QPPL gồm có các
3
bước: Lập chương trình, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, lấy ý kiến đóng góp dự thảo,
tiếp thu chỉnh lý, thông qua, ký và công bố. Có thể thấy, đây là một quy trình nghiêm
ngặt nhằm đảm bảo tính khoa học, khách quan, toàn diện và hợp pháp của một
VBQPPL.
Thứ tư, Văn bản QPPL được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng quyền lực
nhà nước.
Văn bản QPPL là nguồn chính của pháp luật – sản phẩm của nhà nước. Để
duy trì sự thống trị của mình, giai cấp thống trị đã sử dụng pháp luật là công cụ để
thực hiện việc quản lý xã hội theo ý chí cả mình. Và để các giai cấp, tầng lớp khác
trong xã hội tuân theo ý chí của mình, nhà nước các sử dụng xác biện pháp bảo đảm
mang tính quyền lực như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hành chính, kinh tế…
để đảm bảo cho các QPPL trong VBQPPL được thực hiện. Trong trường hợp cần
thiết, Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức không
tuân thủ các quy tắc xử sự chung được chứa đựng trong VBQPPL.
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
I. Đối với xác lập quan hệ pháp luật
1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các QPPL khác
nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên
quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền
chủ thể và nghĩa vụ pháp lí phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo
đảm thực hiện.1
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật:
+ Quan hệ pháp luật mang ý chí của Nhà nước và ý chí của chủ thể tham gia
quan hệ đó. Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể
hiện khác nhau trong từng quan hệ cụ thể.
+ Các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lí được nhà
nước đảm bảo thực hiện.

. Trường Đại học Luật Hà nội: Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.381
1

4
- Thành phần của quan hệ pháp luật: một quan hệ pháp luật sẽ được cấu thành
bởi 3 thành yếu tố là chủ thể quan hệ pháp luật, khách thể quan hệ pháp luật và nội
dung của quan hệ pháp luật.
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đến quan hệ pháp luật
VBQPPL có mối liên hệ mật thiết đến quan hệ pháp thành, cụ thể:
Thứ nhất, VBQPPL là môi trường pháp lý cho sự hình thành và phát triển
quan hệ pháp luật.
Xuất phát từ nguồn gốc và đặc điểm của quan hệ pháp luật, những quan hệ xã
hội được pháp luật điều chỉnh sẽ trở thành quan hệ pháp luật, trong đó ý chí của chủ
thể phải phù hợp với ý chí của nhà nước. Điều này có nghĩa, những hành vi, cách xử
sự của chủ thể trong quan hệ xã hội phải tuân theo những quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành. Mặt khác, những QPPL lại được chứa đựng trong các VBQPPL.
Chính vì vậy, để biết được các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình khi tham gia
các quan hệ, các chủ thể buộc phải dựa vào các VBQPPL để lựa chọn các QPPL sao
cho phù hợp nhất.
Các QPPL do nhà nước ban hành đều được xuất phát từ thực tiễn đời sống
khách quan. Ngày nay, các quan hệ xã hội được hình thành và phát triển trong mọi
lĩnh vực của đời sống. Để điều chỉnh các mối quan hệ này một các toàn diện nhất,
nhà nước đã ban hành ra các QPPL thuộc nhiều lĩnh vực, hệ thống các QPPL vào
từng VBQPPL nhằm điều chỉnh các lĩnh vực trong xã hội. Điều này giúp cho việc
xác lập các quan hệ pháp luật của các chủ thể dễ dàng và hiệu quả hơn, bằng cách
tìm đến VBQPPL có chứa đựng các QPPL điều chỉnh lĩnh vực mà mình thực hiện
để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, không trái với mục tiêu và định hướng
của nhà nước.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa và làm rõ các thành phần
quan hệ pháp luật
Với từng thành phần của quan hệ pháp luật, VBQPPL đều có những QPPL để
làm rõ và cụ thể hóa, điều này được minh chứng như sau:
+ Chủ thể: VBQPPL quy định rõ năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp
luật của chủ thể, đối với từng lĩnh vực thì sẽ có quy định riêng. Chỉ có những chủ

5
thể đáp ứng đủ thì mới có thể xác lập quan hệ pháp luật. Ví dụ: độ tuổi kết hôn hợp
pháp là trên 20 tuổi ở nam và trên 18 tuổi ở nữ.
+ Khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật: giống với chủ thể, VBQPPL
đã quy định đối tượng điều chỉnh (khách thể) trong quan hệ pháp luật, mỗi một lĩnh
vực sẽ có một hoặc một số đối tượng điều chỉnh riêng biệt, muốn tạo lập một quan
hệ xã hội trong một lĩnh vực nào đó thì phải tìm đến VBQPPL chứa đựng các QPPL
về đối tượng đó. Đồng thời VBQPPL cũng quy định các quyền và nghĩa vụ liên quan
đến đối tượng đó. Ví dụ: A mua tài sản của B là một chiếc xe máy. Quan hệ pháp
luật này có chủ thể là A và B, khách thể là quyền sở hũu chiếc xe máy và nội dung
là nghĩa vụ giao xe của A, nghĩa vụ giao tiền của B, quyền nhận tiền của A và quyền
sở hữu xe của B.
II. Đối với thực hiện pháp luật
1. Khái niệm và hình thức của thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của chủ thể
được hình thành trong quá trình đưa các quy định của pháp luật vào trong đời sống.
Hành vi của chủ thể có là làm những việc pháp luật bắt buộc phải làm, không làm
những việc mà pháp luật cấm, làm những việc mà pháp luật cho phép…1 Tính
Có bốn hình thức thực hiện pháp luật:
+ Tuân thủ pháp luật: là hình thức mà trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế
không thực hiện hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Hành vi của chủ thể được thể hiện
dưới dạng không hành động trong hình thức này.
+ Thi hành pháp luật: là hình thức mà trong đó các chủ thể pháp luật phải thực
hiện các hành động mà pháp luật bắt buộc phải làm. Hành vi của chủ thể được thể
hiện dưới dạng hành động trong hình thức này.
+ Sử dụng pháp luật: là hình thức mà trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành
các hoạt động mà pháp luật cho phép. Đây là hình thức mà nhà nước tạo khả năng
cho chủ thể có thể hưởng quyền lợi dựa vào mong muốn, điều kiện của chủ thể.
+ Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà
nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền.

1
. Trường Đại học Luật Hà nội: Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.401

6
Tính hợp pháp của các quy đinh pháp luật khá rộng bao gồm tính đúng đắn về mặt
hình thức, nội dung và trình tự ban hành, hơn nữa phải có sự thống nhất giữa các
quy định của pháp luật (không có sự mâu thuẫn). Phải đảm bảo được cái tiêu chí trên
thì việc áp dụng pháp luật mới đúng đắn, chính xác và mang lại hiệu quả thực tế.
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp lí với thực hiện pháp luật
Đối với ba hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp
luật, VBQPPL là nơi chứa đựng các QPPL quy định cách ứng xử, xử sự của các chủ
thể trong điều kiện, hoàn cảnh pháp luật dự liệu, cung cấp căn cứ pháp lý cần thiết
để các chủ thể trong xã hội lựa chọn hình thức thực hiện pháp luật phù hợp với tình
huống của mình:
+ VBQPPL chỉ rõ chủ thể có thể áp dụng ba loại hình thức này. Mọi chủ thể
trong xã hội đều có quyền sử dụng pháp luật và đều có nghĩa vụ thi hành pháp luật
và tuân thủ pháp luật. Trong từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các chủ thể trong
xã hội phải lựa chọn một hoặc nhiều hình thức thực hiện pháp luật để có cách ứng
xử sao cho phù hợp nhất. Ví dụ: khi tham gia giao thông, chúng ta không đua xe, cổ
vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng chính là đang tuân thủ theo
pháp luật.
+ VBQPPL giúp cho việc thực hiện pháp luật trở nên hiệu quả hơn và nghiêm
chỉnh hơn: VBQPPL đã quy định rõ những chế tài, trong trường hợp mà chủ thể thực
hiện không đúng hoặc không đầy đủ, chủ thể đó sẽ phải chịu chế tài của nhà nước.
Ví dụ: vượt đèn đỏ, đèn vàng (đèn vàng nhấp nháy được đi nhưng phải giảm tốc độ)
sẽ bị phạt tiền 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại Điểm e, khoản 4,
Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đối với áp dụng pháp luật: văn bản QPPL chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn của
cơ quan, chủ thể có thẩm quyền chỉ được phép làm những việc trong phạm vi pháp
luật cho phép, chỉ được phép làm nhiệm vụ trong thẩm quyền của mình cho phép.
Ví dụ: cảnh sát giao thông có thể xử phạt người vi phạm luật an toàn giao thông,

7
III. Đối với truy cứu trách nhiệm pháp lí
1. Khái niệm và đặc điểm của truy trách nhiệm pháp lí
Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ
quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm mục đích cá biệt
hóa bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.1
- Đặc điểm của truy cứu trách nhiệm pháp lý:
+ Truy cứu TNPL là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước, thông qua việc
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, áp
dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
+ Truy cứu TNPL là quá trình phức tạp, có trình tự, thủ tục chặt chẽ và có tính
sáng tạo.
+ Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hành động nhằm bảo vệ trật tự pháp luật,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, đảm bảo
cho các quan hệ xã hội diễn ra ổn định và phát triển bình thường.
- Phân loại: tương ứng với vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, truy cứu
TNPL cũng chia thành bốn loại, gồm truy cứu trách nhiệm hình sự, truy cứu trách
nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hành chính và truy cứu trách nhiệm kỉ luật.
Ngoài ra, truy cứu TNPL có thể phân loại theo điều kiện.
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật với truy cứu trách nhiệm pháp lí
Truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm mục đích trừng phạt đối với chủ thể vi
phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp
cưỡng chế được quy định trong chế tại các quy phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm
pháp lý còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, cải tạo và giáo dục những chủ
thể vi phạm pháp luật. Việc thực hiện truy cứu trách nhiệm thì nhà nước, cơ quan
xét xử cần dựa vào văn bản quy phạm pháp luật nơi chứa đựng các biện pháp cưỡng
chế, và áp đặt lên chủ thể vi phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật còn là cơ sở để xác lập, thực hiện truy cứu trách
nhiệm pháp lí. Việc văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, chặt chẽ, toàn diện sẽ
đảm bảo cho việc truy cứu tiến hành hiệu quả, xử đúng người đúng tội. Tương ứng
với mỗi loại truy cứu TNPL thì các VBQPPL sau:

1
. Trường Đại học Luật Hà nội: Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.432

8
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự – bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự
+ Truy cứu trách nhiệm dân sự – bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng dân sự
+ Truy cứu trách nhiệm hành chính – luật tố tụng hành chính…
+ Truy cứu trách nhiệm kỉ luật – luật cán bộ, công chức, luật viên chức…
IV. Đối với giáo dục pháp luật
1. Khái niệm của giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích
và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ
pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử
sự theo yêu cầu của pháp luật.1
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật với giáo dục pháp luật
Ưu tiên của giáo dục pháp luật là nâng cao khả năng nhận thức, sự hiểu biết
về pháp luật cho người dân bởi sự hiểu biết về pháp luật là một yếu tố đảm bảo sự
phát triển tư duy pháp lí và sự định hướng cho các hành vi của người dân. Ngoài ra
giáo dục pháp luật còn có nhiệm vụ hình thành nên sự tin tưởng, thái độ đúng đắn
và tích cực của người dân với pháp luật. Để hoàn thành các nhiệm vụ trên thì giáo
dục pháp luật cần các văn bản QPPL – một nguồn thông tin lớn về pháp luật. Hay
nói cách khác văn bản QPPL là nguồn thông tin chính để phục vụ cho hoạt động
hiện thực hóa các nội dung và mục đích giáo dục pháp luật. Các hoạt động hiện thực
hóa này có thể được hiện hữu dưới nhiều dạng như: một buổi tư vấn, hướng dẫn tìm
hiểu pháp luật, một buổi học ngoại khóa phổ luật phòng chống ma túy cho những
em học sinh các cấp 1,2,3…
Để học tập và nghiên cứu các ngành như: luật hình sự, luật hành chính… sinh
viên theo học chuyên ngành liên quan đến luật ngoài việc nghiên cứu giáo trình của
các môn học thì còn phải kết hợp với tìm hiểu về các căn cứ pháp luật ở các văn bản
QPPL. Dựa vào văn bản QPPL sẽ thấy được đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều
chỉnh và các quy định của nhà nước. Thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều nguồn
tài liệu như thế, sinh viên sẽ tự chuẩn bị thêm kiến thức, hành trang cho tương lại.

1
Trường Đại học Luật Hà nội: Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.462

9
KẾT LUẬN

Văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống
thực tiễn. Văn bản quy phạm pháp luật rút ngắn khoảng cách, đưa pháp luật trở nên
gần gũi với người dân, qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết cơ bản về pháp luật và
cải thiện ý thức, thái độ tôn trọng, tin tưởng vào pháp luật. Các văn bản quy phạm
pháp luật cũng là công cụ để xử lí những hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ
quyền, nghĩa vụ và lợi ích của mọi người dân. Không chỉ vậy, văn bản quy phạm
pháp luật còn giúp các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật vào
đời sống thực tiễn một cách rõ ràng và khách quan. Quan trọng nhất, các văn bản
quy phạm pháp luật này là một yếu tố không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và
phát triển xã hội bền vững.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020): Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và
pháp luật, NXB Tư pháp Hà Nội
2. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
3. Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2018): TBG: Lý luận về pháp luật, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia VN.
4. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay: Luận án tiến
sĩ luật học / Đoàn Thị Tố Uyên; GS. TS. Lê Minh Tâm hướng dẫn.
5. https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=81140
6. https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-
moi/26832/muc-phat-cac-loi-giao-thong-thuong-gap-theo-nghi-dinh-100-2019-nd-
cp

11

You might also like