You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH




BÀI TẬP LỚN

ĐỀ BÀI: Quyền lập pháp là gì? Tìm hiểu quy trình lập pháp theo quy định của
pháp luật Việt Nam?

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNg


GIẢNG VIÊN: GVC. TS. ĐỖ THỊ MINH THƯ
SINH VIÊN: LÊ NGỌC DIỄM
MSSV: 21012749
LỚP: K15- QTNL

TP HÀ NỘI, THÁNG 10/2021


Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
PHẦN I. QUỐC HỘI- CƠ QUAN THỰC HIỆN QUYỀN LẬP PHÁP.................5
1. QUỐC HỘI LÀM LUẬT..........................................................................................5
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI...........................5
PHẦN II. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ CỦA QUY TRÌNH LẬP PHÁP TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI...............................................................................6
1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN LẬP PHÁP.....................................................................6
2. LỊCH SỬ CỦA QUY TRÌNH LẬP PHÁP...............................................................6
2.1. Sự hình thành lập pháp trên thế giới............................................................6
2.2. Sự hình thành và phát triển lập pháp ở Việt Nam........................................7
KẾT LUẬN PHẦN II..................................................................................................8
PHẦN III. QUY TRÌNH LẬP PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM...................................................................................................................9
1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH..................................9
2. SOẠN THẢO LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT..............................................9
3. THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT...................................................................................10
3.1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo
nghị quyết của Quốc hội..............................................................................................10
3.2. Đóng góp ý kiến của nhân dân về dự án luật, pháp lệnh...........................10
3.3. Lấy ý kiến Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội về dự án luật.....10
3.4. Thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội.................................................11
3.5. Ban hành và công bố luật...........................................................................11
KẾT LUẬN PHẦN III..............................................................................................11
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................12
PHỤ LỤC ..................................................................................................................13
DANH MỤC THAM KHẢO....................................................................................14

Page 2 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa

CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội

HĐDT Hội đồng Dân tộc

ĐBQH đại biểu Quốc hội

Page 3 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của bài luận


Trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, tư tưởng về tổ chức và xây dựng
bộ máy Nhà nước đã được Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt nam và
Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi khẳng định: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân”. Trong Nhà nước pháp quyền, luật pháp chiếm một vị trí vô cùng quan
trọng. Để tạo ra các đạo luật chất lượng tốt đòi hỏi phải có một quy trình lập pháp tối
ưu. Đây cũng là một trong những chức năng đặc trưng nhất của Quốc hội nước ta,
phù hợp về cả cơ sở lẫn thực tiến.
Trong thời gian qua, hoạt động lập pháp của nước ta có nhiều chuyển biến tích
cực. Nhiều văn bản luật được ban hành, kịp thời điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong đời sống xã hội, phần nào đã khắc phục sự yếu kém, chắp vá và thiếu hụt trong
hệ thống pháp luật giai đoạn trước đây. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc
phục hơn nữa trong hệ thống luật pháp nước ta hiện nay. Điển hình là tốc độ ban
hành luật của chúng ta vẫn còn chậm so với nhu cầu điều chỉnh. Theo thống kê hàng
năm, Quốc hội chỉ thông qua 50% - 70% số dự án có trong kế hoạch xây dựng luật,
pháp lệnh. Với tốc độ như hiện nay thì phải mất nhiều năm nữa chúng ta mới có được
một hệ thống pháp luật đồng bộ.
Trước tình hình như trên, bài luận này được viết nên để phân tích một cách
khoa học, khách quan và toàn diện về quy trình lập pháp của nước CHXHCN Việt
Nam.
2. Phương pháp làm bài
Bài viết sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, tham khảo, so sánh .
3. Kết cấu bài luận
Bài luận gồm:
- Mở đầu;
- Bốn phần;
- Kết luận;
- Danh mục tham khảo.
Mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài luận của em được hoàn
thiện hơn nữa.

Page 4 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
PHẦN I
QUỐC HỘI - CƠ QUAN THỰC HIỆN QUYỀN LẬP PHÁP

1. QUỐC HỘI LÀM LUẬT


Lập hiến và lập pháp là một trong những hoạt động quan trọng và đặc trưng
nhất của Quốc hội Việt Nam. Chức năng này đã được thể hiện xuyên suốt qua các
bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Cả bốn bản
Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định Quốc hội là cơ quan lập
hiến và lập pháp. Qua mỗi bản Hiến pháp, cơ chế thực hiện chức năng lập pháp của
Quốc hội được kế thừa, phát triển ngày càng được làm rõ và quy định cụ thể hơn -
đặc biệt từ Hiến pháp năm 1992.
Theo Điều 70 của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội khẳng định:
“Quốc hội có nhiệm vụ là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi
luật”. Trên thực tế, quy định này của Hiến pháp được thực hiện khá chặt chẽ, cụ thể
theo trình tự sau: hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền trình dự án luật, pháp lệnh, UBTVQH lập và trình Quốc hội xem xét, quyết
định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trên cơ sở đó, UBTVQH phân công, chỉ
đạo, đôn đốc và giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện chương
trình này. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, bên cạnh việc thẩm tra các dự
án luật, pháp lệnh, còn dành nhiều thời gian, công sức cho việc chỉnh lý, hoàn thiện
các dự án luật trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, ý kiến của nhân dân, của các cơ
quan, tổ chức hữu quan. Để phục vụ cho công tác này, HĐDT, các Ủy ban của Quốc
hội đã tham gia ngay từ đầu vào quá trình xây dựng dự án luật. UBTVQH với tư cách
là cơ quan chuẩn bị và chủ trì kỳ họp Quốc hội, thường xuyên cho ý kiến đối với các
dự án luật, pháp lệnh. Giữa hai kỳ họp, các đoàn ĐBQH đã tổ chức các hội nghị để
trao đổi, thảo luận và lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan. Ý kiến của ĐBQH là
cơ sở quan trọng mang tính quyết định trong việc hoạch định chính sách, chỉnh lý và
hoàn thiện từng nội dung của dự án luật. Theo trình tự này, Quốc hội đã nắm trọn
quyền lập pháp.
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI
- Hiến pháp;
- Luật Tổ chức Quốc hội;
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Quy chế hoạt động UBTVQH;
- Quy chế hoạt động của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội;
- Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH;
- Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Page 5 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
PHẦN II
KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ CỦA QUY TRÌNH LẬP PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỐC HỘI

1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN LẬP PHÁP


Thứ nhất, căn cứ vào bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: Quyền là
các nguyên tắc luật pháp, xã hội hoặc đạo đức về tự do hoặc những gì đáng có được;
nghĩa là, quyền là các quy tắc quy phạm cơ bản về những gì được phép của mọi
người hoặc người dân theo một số hệ thống pháp luật, quy ước xã hội hoặc lý thuyết
đạo đức. Quyền có tầm quan trọng thiết yếu trong các ngành như luật và đạo đức, đặc
biệt là lý thuyết về công lý và nghĩa vụ học.
Quyền thường được coi là nền tảng cho nền văn minh, vì chúng được coi là trụ
cột của xã hội và văn hóa, và lịch sử của các xung đột xã hội có thể được tìm thấy
trong lịch sử của mỗi quyền và sự phát triển của nó. Theo Bách khoa toàn thư
Stanford, "quyền cấu trúc ra hình thức của các chính phủ, nội dung của luật pháp và
hình dạng của đạo đức như đang được con người nhận thức".
Thứ hai, về lập pháp, hiểu theo nghĩa rộng, trong mối quan hệ với quyền
lực nhà nước, bao gồm vừa làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, vừa làm luật và sửa
đổi luật, nhưng xét trong khuổn khổ, phạm vi của ngành luật hiến pháp, tức hiểu theo
nghĩa hẹp thì quyển lập pháp chỉ bao gồm “làm luật và sửa đổi luật”, còn làm hiến
pháp và sửa đổi hiến pháp thuộc quyền lập hiến.
 Kết luận: Quyền lập pháp là hoạt động làm luật và sửa đổi luật, thông qua đó
quyền lực nhà nước được thực hiện, quyền lập pháp mang tính sáng tạo và
đồng thời các quy tắc xử sự chung trong xã hội được Nhà nước thừa nhận, trở
thành pháp luật có tính bắt buộc thực hiện.
2. LỊCH SỬ CỦA QUY TRÌNH LẬP PHÁP
2.1. Sự hình thành lập pháp trên thế giới
Trong các nhà nước tiền tư sản, , cùng với sự ra đời của nhà nước, pháp luật
xuất hiện bởi những chủ thể, hình thức khac nhau, gắn liền với ý chí của nhà cầm
quyền. Trong nhà nước chủ nô, phong kiến, pháp luật chỉ là sản phẩm của số ít giai
cấp thống trị áp đặt lên xã hội. Trong các chính thể quân chủ và chuyên chế, quy trình
lập pháp chỉ là trình tự ban hành luật theo sở thích của người đứng đầu nhà nước là
Vua. Tự do của con người trong xã hội không những không được bảo đảm mà nhiều
khi còn bị tước bỏ một cách trắng trợn.

Page 6 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Trong nhà nước tư bản, pháp luật xuất hiện với vai trò là công cụ để bảo vệ
quyền tự do của con người trước cường quyền và chuyên chế. Nghị viện xuất hiện
với chức năng nổi trội là lập pháp, từ đó quy trình lập pháp mới thực sự được hình
thành trong việc tạo lập ra các đạo luật thể hiện rõ nét bản chất của chính thể dân chủ.
Vào khoảng thế kỷ 17- 18, Anh quốc được coi là quê hương ra đời của Nghị
viện tư sản. Nghị viện có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều có cùng bản chất là cơ
quan đại diện cho lợi ích và ý chí của nhân dân, là nơi nhân dân thực hiện quyền lực
của mình thông qua việc bầu chọn cho các đại diện của mình.
2.2. Sự hình thành và phát triển lập pháp ở Việt Nam
Ở nước ta, quy trình lập pháp gắn liền với chức năng và hoạt động lập phá
của Nghị viện kể từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời với bản Hiến
văn năm 1946.
Giai đoạn 1946-1959
Giai đoạn này tuy chưa có văn bản nào quy định cụ thể về quy trình lập pháp
của Nghị viện nhưng có thể nhận biết qua một số quy định của Hiến pháp năm 1946.
Quy trình lập pháp với giai đoạn đầu tiên là sáng kiến lập pháp, sau đó là giai đoạn
soạn thảo và trình Quốc hội xem xét, thảo luận, biểu quyết thông qua và Chủ tịch
nước ký công bố ban hành.
Giai đoạn 1959-1980
Giai đoạn này quy trình lập pháp không những được thể hiện ở Hiến pháp
1959 mà còn ở Luật tổ chức Quốc hội. Nhìn chung quy trình lập pháp ở thời kỳ này
không khác nhiều so với quy định tại Hiếp pháp 1946. Tuy nhiên có một vài điểm
mới như sau:
- Thứ nhất đó là sự quy định mở rộng và rõ hơn các chủ thể có sáng kiến lập
pháp.
- Thứ hai là lần đầu tiên việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh được quy định
là một hoạt động bắt buộc trong quy trình lập pháp ở nước ta.
Giai đoạn 1980- 1992
Với sự ra đời của Hiến pháp sửa đổi 1980, do ảnh hưởng mô hình bộ máy
Nhà nước của các nước Xô Viết, việc tổ chức bộ máy Nhà nước ta thời kỳ này thể
hiện cao độ nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa.
So với thời kỳ trước đây, quy trình lập pháp theo Hiến pháp 1980 đã có
những thay đổi đáng kể. Trước hết, quy trình được bắt đầu từ kế hoạch lập pháp, bao
gồm kế hoạch dài hạn 5 năm và kế hoạch hàng năm. Bên cạnh đó, chủ thể có quyền
trình dự án luật cũng được mở rộng hơn so với trước.

Page 7 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Như vậy, trải qua các thời kùy khác nhau, quy trình lập pháp của Quốc hội
Việt Nam có thể khái quát với các đặc điểm sau:
- Sự phát triển, bổ sung không ngừng nghỉ của quy trình lập pháp, từ chỗ đơn
giản, thiếu chặt chẽ đến chỗ hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn, ngày càng tạo ra
các đạo luật có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển
trong lĩnh vực kinh tế và quản lí nhà nước qua các thời kỳ khác nhau
- Sự mở rộng chủ thể có sáng kiến lập pháp, có quyền trình dự án luật, pháp
lệnh. Từ chỗ chỉ có một chủ thể duy nhất là Chính phủ( Hiến pháp 1946), và
cho đến Hiến pháp 1992 có 15 chủ thể( Hiến pháp 1992) có quyền trình dự án
luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội.

***

KẾT LUẬN PHẦN II


Quy trình lập pháp có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của Quốc
hội. Vai trò của quy trình lập pháp được thể hiện thông qua bản chất của pháp luật và
của cơ quan lập pháp. Xuất phát từ bản tính của pháp luật trong mối tương quan với
quyẻn tự do của con người, quy trình lập pháp góp phần hạn chế sự vi phạm tự do của
con người từ phía các đạo luật, xuất phát từ bản tính của cơ quan lập pháp, quy trình
lập pháp góp phần khắc phục được những bản tính yếu của Quốc hội trong quá trình
làm luật, ngoài ra, quy trình lập pháp còn là một cơ chế bảo vệ Hiến pháp hữu hiệu
trước sự xâm phạm các quyền tự do của con người được Hiến pháp bảo vệ từ phía
các đạo luật.
Bản thân thuật ngữ khái niệm gắn liền với vấn đề kỹ thuật, gắn liền với các
giai đoạn trong hoạt độnh lập pháp. Chính vì vậy quy trình lập pháp là một trình tự
bao gồm nhiều công đoạn, mắt xích khác nhau, được thực hiẹn một cách độc lập
nhưng chúng đều mang ý nghĩa triết lý riêng và có giá trị gia tăng qua mỗi giai đoạn
thực hiện.

Page 8 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

PHẦN III
. QUY TRÌNH LẬP PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH


Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật,
pháp lệnh, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của thực tiễn,
UBTVQH lập và trình Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh hàng năm. Trong quá trình lập và triển khai thực hiện Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh cần phải xác định ngay tính cần thiết ban hành một dự án luật
khi UBTVQH lập và Quốc hội quyết định đưa vào Chương trình. Có như vậy mới
đáp ứng được yêu cầu đổi mới hoạt động lập pháp, bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ
và khả thi, phù hợp với thực tiễn của Chương trình đã được Quốc hội thông qua.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là một định hướng quan trọng do Quốc
hội quyết định, nó đặt ra mục tiêu, yêu cầu để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và
các cơ quan nhà nước hữu quan phấn đấu thực hiện nhằm phúc đáp yêu cầu bức xúc
của cuộc sống. Việc xây dựng và ban hành Chương trình được gắn với Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm
và trên cơ sở yêu cầu mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.
2. SOẠN THẢO LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT
Theo Mục 2, Điều 52, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
80/2015/QH13 cho thấy: “ Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu
Quốc hội trình, thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định
theo đề nghị của đại biểu Quốc hội. Còn Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban
soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp dự án luật,
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;
dự án luật, dự thảo nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình. Ban soạn thảo
gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và thành viên
khác là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các
chuyên gia, nhà khoa học”.
Căn cứ vào phần trích dẫn trên, có 2 loại hình cơ quan soạn thảo. Thứ nhất, cơ
quan soạn thảo đặt tại các bộ, ngành thuộc Chính phủ. Thứ hai, cơ quan soạn thảo
liên ngành khi dự luật có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác
nhau.

Page 9 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Về vấn đề kỹ thuật soạn thảo văn bản luật, khoa học về kỹ thuật soạn thảo văn
bản pháp luật chỉ ra rằng kỹ thuật soạn thảo văn bản luật chính là việc dịch các chính
sách thành các mệnh lệnh hành động điều chình hành vi của con người và được thể
hiện thành những chương, điều cụ thể. Soạn thảo văn bản pháp luật có một ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, vì nó thể hiện rõ việc gắn kết giữa chính sách với kỹ thuật lập
pháp.
3. THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT
3.1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị
quyết của Quốc hội
Sau khi được các ban Ủy ban thẩm tra tiến hành thẩm tra, dự luật sẽ được
chuyển tới UBTVQH để cho ý kiến. Đây là một khau bắt buộc trong quy trình lập
pháp ở nước ta. Đối với các dự án luật, tùy theo tính chất và nội dung, UBTVQH có
thể xem xét cho ý kiến một hoặc nhiều lần.
Trên cơ sở ý kiến của UBTVQH, cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình dự án luật có
trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến và tổ chức chỉnh lý dự án. Trong trường hợp
chủ thể trình dự án luật có ý kiến khác với UBTVQH thì trình Quốc hội xem xét, giải
quyết.
3.2. Đóng góp ý kiến của nhân dân về dự án luật, pháp lệnh
Việc tham gia của công chúng vào quy trình lập pháp được coi như một điều
tất yếu khách quan nhằm đảm bảo tính minh bạch của quy trình trong việc tạo ra
những đạo luật có chất lượng tốt mà pháp luật chính là sản phẩm thể hiện ý chí chung
của cộng đồng, và chủ thể làm ra nó suy cho cùng chính là thành viên trong cộng
đồng ấy.
Căn cứ vào tính chất và nội dung của các dự án luật, pháp lệnh, Quốc hội,
UBTVQH quyết định việc xin ý kiến của nhân dân về dự án luật, pháp lệnh. Nội
dung, phạm vi, thể thức và thời gian xin ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp
lệnh do UBTVQH quyết định. UBTVQH chỉ đạo việc tổ chức xin ý kiến nhân dân và
việc tiếp thu ý kiến nhân dân để chỉnh lý dự án.
3.3. Lấy ý kiến Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội về dự án luật
Việc lấy ý kiến của ĐBQH, Đoàn ĐBQH về dự án luật được diễn ra trong quá
trình soạn thảo dự án luật, và là một phần trong quy trình lập pháp của Quốc hội nước
ta. Theo quy định tại Mục 5, Điều 73, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
80/2015/QH13, nếu được UBTVQH đồng ý thì dự án luật được gửi lấy ý kiến
ĐBQH. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự
thảo trình Quốc hội phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội.

Page 10 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Việc lấy ý kiến của ĐBQH, Đoàn ĐBQH theo quy định của luật là nhằm mục
đích thu thập thêm nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu, Đoàn đại biểu khác nhau
để từ đó giúp cho việc soạn thảo dự án luật được tốt hơn. Bên cạnh đó, tạo ra sự giao
lưu giữa các ĐBQH với các cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật để đại biểu có sự
hiểu biết cụ thể hơn về quá trình soạn thảo dự luật mà đại biểu sẽ xem xét và cho ý
kién tại nghị trường.
3.4. Thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội
Trong quy trình lập pháp của Quốc hội, giai đoạn thảo luận và thông qua dự án
luật tại kỳ họp Quốc hội có ý nghĩa quyết định đối với dự luật.
Trình tự và thủ tục thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội được quy định tại
Điều 77, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13.
Đối với quy trình thông thường thì thường Quốc hội sẽ xem xét, thông qua hai
kỳ họp. Đối với một số trường hợp đặc biệt thì quy trình xem xét, thông qua một kỳ
họp có thể nói là tương đối đầy đủ cho một quy trình rút gọn.
3.5. Ban hành và công bố luật
Trong quy trình lấp pháp của Quốc hội nước ta, giai đoạn ban hành luật là
công đoạn cuối cùng. Quyền ban hanhg luật thuộc về Chủ tịch nước. Sau khi dự luật
được Quốc hội thông qua, trong vòng 15 ngày, Chủ tịch nước ban hành, công bố luật.
Sau khi được nguyên thủ quốc gia ký ban hành, dự luật sẽ được công bố trên
Công báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng để công dân có thể tường tận
được mọi nội dung của đạo luật và từ đó dự luật có hiệu lực thi hành.
Ban hành luật khác với công bố luật. Ban hành luật là hành vi pháp lý đem lại
giá trị thi hành cho dự luật. Còn công bố luật là việc đăng ký luật vào Công báo. Ở
nước ta, trong thòi hạn chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, văn
bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo trước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

***
KẾT LUẬN PHẦN III

Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam được quy định chủ yếu trong Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã phần nào khắc phục được những hạn chế,
yếu kém trong hoạt động lập pháp của những giai đoạn trước đây. Các đạo luật đang
ngày càng đi vào ổn định hơn về chất lượng và số lượng, đã phần nào đáp ứng được

Page 11 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong xã hội. Tuy nhiên vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập trong quy trình lập pháp mà nguyên nhân đầu tiên là ở các quy định
của pháp luật và nhận thức của các nhà lập pháp.
Quy trình lập pháp cần phải được đổi mới và hoàn thiện. Phải là quy trình thể
hiện sự năng động trong hoạt động lập pháp. Đặc biệt, các giai đoạn trong quy trình
phải được xác định một cách chặt chẽ và rõ ràng.

***

KẾT LUẬN CHUNG

Lập pháp là một lĩnh vực hoạt động thể hiện tính năng động và nhạy cảm, là
năng lượng của các thành phần và chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Quy trình
lập pháp phải thể hiện được sự tương quan lực lượng của các chủ thể, quy trình lập
pháp không chỉ đơn giản là chức năng của Quốc hội mà nó còn có sự tham gia của
Chính phủ- là động lực của hoạt động lập pháp. Vai trò của Chính phủ trong việc
phân tích và hoạch định chính sách cũng như đề xuất giải pháp lập pháp cho các
chính sách đó đã trở thành phổ biến trong các nhà nước hiện đại.
Trong nhà nước pháp quyền, quy trình lập pháp phải đảm bảo tính công khai,
minh bạch. Chỉ có như vậy thì công chúng mới có thể biết và thamgia đóng góp ý
kiến phản hồi ở bất cứ giai đoạn nào trong quy trình lập pháp. Quy trình lập pháp
phải được phản ánh và chuyền tải toàn bộ thông tin ra toàn xã hội, phải nhận được
thông tin đa chiều ở chiều góc độ khác nhau.
Quy trình lập pháp được hình thành bởi các giai đoạn khác nhau, có ý nghĩa
triết lý riêng, có giá trị gia tăng và quan trong như nhau nên không được xem nhẹ một
công đoạn nào, kể cả các bước cụ thể trong từng giai đoạn của quy trình cũng cần
phải được tuân thủ và giải quyết một cách triệt để.

Page 12 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

PHỤ LỤC
Sơ đồ quy trình lập pháp của Quốc hội hiện hành
( Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 )
***
SÁNG KIẾN PHÁP LUẬT
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

SOẠN THẢO VĂN BẢN DỰ ÁN LUẬT


Ý KIẾN ĐẠI BIỂU
ĐOÀN ĐẠI BIỂU

Ủy ban thường vụ Quốc THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT CỦA HĐDT


VÀ CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI
hội quyết định

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN

QUỐC HỘI XEM XÉT THÔNG QUA

XIN Ý KIẾN NHÂN DÂN Lần trình thứ nhất

Ủy ban thường vụ Quốc hội


quyết định xin ý kiến nhân dân
ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
Chỉ đạo hoàn thiện

QUỐC HỘI XEM XÉT THÔNG QUA


Lần trình thứ hai

CHỦ TỊCH NƯỚC

Công bố ban hành luật

Page 13 of 14
Lê Ngọc Diễm - 21012749 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
DANH MỤC THAM KHẢO

1. Thư viện pháp luật: Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992,2013:
 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/hien-phap-1946-
viet-nam-dan-chu-cong-hoa
 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-
1959-Viet-Nam-Dan-Chu-Cong-Hoa
 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/hien-phap-1980-
cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam
 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/hien-phap-1992-
cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam
 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-
2013

2. Luật Việt Nam: Luật Tổ chức Quốc hội:


https://luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/luat-66-lct-hdnn8-quoc-hoi-2353-
d1.html
3. Thư viện pháp luật: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
80/2015/QH13. Link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-
chinh/Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2015-282382.aspx
4. Tạp chí Tổ chức Nhà nước:
https://tcnn.vn/news/detail/37324/Quy_trinh_lap_phap_o_Viet_Nam_va_vai_t
ro_cua_dai_bieu_Quoc_hoiall.html
5. Nghiên cứu lập pháp: https://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?
tintucid=206883
6. Chính sách công: https://chinhsach.vn/quy-trinh-lap-phap-va-quy-trinh-
hoach-dinh-chinh-sach-o-viet-nam/
7. Báo điện tử đại biểu nhân dân: https://www.daibieunhandan.vn/bai-2-su-
hinh-thanh-va-van-dong-cua-he-thong-phap-luat
8. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Bàn về quyền lập pháp và mô hình lập
pháp: https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/605
9. Thư viện pháp luật: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
02/2002/QH11. Link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-
chinh/luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2002-sua-doi-02-2002-
qh11-50344.aspx?v=d

--THE END –

Page 14 of 14

You might also like