You are on page 1of 2

BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG 2 VÀ CHƯƠNG 3

1. Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi
thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

- Có 4 hình thức thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật,
sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

2. Phân tích ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật.

- Nó là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình
thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật
không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá
đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

3. Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật. Cho ví dụ về từng hình
thức.

- Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động): Các chủ thể pháp luật kiềm chế
không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.
Vd: công dân không buôn bán, tàng trữ chất cấm.

- Thi hành pháp luật: Các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành
động tích cực
Vd: công ty A đóng thuế đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng pháp luật: Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của
mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
Vd: Anh B đăng ký giấy phép kinh doanh cho công ty mình.

- Áp dụng pháp luật: Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc
nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của
pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra
các quyết định làm phát sinh, đình chỉ, hoặc chấm dứt những quan hệ
pháp luật.
Vd: UBND xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân.
4. Phân tích ảnh hưởng của vi phạm pháp luật đối với đời sống xã hội
(Những thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra).
- Gây mất trật tự an toàn xã hội.
- Gây tổn thất, mất mát về người và tài sản.
- Gây hoang mang trong lòng quần chúng.

5. Phân tích vị trí – vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt
Nam.

- Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và
nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà
nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.

- Luật Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực cao nhất và giữ vị
trí chủ đạo trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, vì nó có đối tượng
điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành Luật khác.

6. Vẽ sơ đồ của bộ máy NNCHXHCN Việt Nam.

You might also like