You are on page 1of 3

Câu 1: Phân tích mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác (Nhà

nước, kinh tế, các quy


phạm xã hội khác). Cho ví dụ minh họa.

a) Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế

– Mối quan hệ này chính là mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Kinh tế là yếu tố quyết định. Nó
được thể hiện ở 2 khía cạnh:

Kinh tế là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.


Kinh tế quyết định toàn bộ đến nội dung, đến sự phát triển của pháp luật.

– Một đất nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì bao giờ pháp luật cũng rất chặt và mạnh mẽ.

– Ngược lại, pháp luật không bị chi phối một cách tuyệt đối, mà nó có tính độc lập tương đối, nó có sự tác động trở lại
đối với kinh tế. Sự tác động này xảy ra ở 2 khả năng:

Pháp luật sẽ thúc đẩy sự phát triển của nêng kinh tế nếu những pháp luật đó là tiến bộ và phù hợp với sự phát triển
của kinh tế.
Pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nếu những pháp luật đó là lạc hậu, lỗi thời so với sự phát triển
của nền kinh tế hay đi quá xa so với sự phát triển của kinh tế.

 Ví dụ: Trong thời bao cấp hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền kinh tế kế
hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc Khối xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó. Theo đó thì kinh tế tư
nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế do nhà nước chỉ huy. Trong thời kỳ bao cấp ra đời
pháp luật thời kỳ bao cấp với chế độ tem phiếu để quản lý hàng hóa. Pháp luật thời bao cấp cũng ảnh hưởng tiêu
cực đến kinh tế với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng các mệnh lệnh,quy định hành chính đối với các
hoạt động kinh tế, đã làm nền kinh tế bị trì trệ dẩn đến khủng hoảng và kìm hãm toàn bộ nền kinh tế dẫn đến cản
trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta lúc bấy giờ.

b) Mối liên hệ giữa pháp luật và nhà nước

– Nhà nước sử dụng pháp luật để củng cố, thiết lập, tăng cường quyền lực Nhà nước.

– Nhà nước ban hành pháp luật.

– Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội

– Quyền lực Nhà nước chỉ được tăng cường khi hệ thống pháp luật hoàn thiện, ngược lại pháp luật do Nhà nước ban hành
thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện, trong đó có các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.

– Nhà nước và pháp luật là 2 hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng không thể tồn tại tách rời nhau, Nhà nước không thể
tồn tại thiếu pháp luật vì khi đó quyền lực Nhà nước không được củng cố, thiết lập, tăng cường. Không có Nhà nước thì
pháp luật không được thực hiện

 Ví dụ : Trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta có thực hiện chính sách ngoại giao khép kín. Hệ thống pháp luật của
nước ta ngăn cấm các hoạt động đầu tư của tư bản nước ngoài vào. Tuy nhiên, từ khi mở cửa và hội nhập nền
kinh tế Nhà nước đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biêt
11/2007 Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới [WTO]. Trước
tình hình đó pháp luật của Việt Nam đã có những thay đổi để phù hợp với xu thế chung. Đó là sự thay đổi thể hiện
trong các Luật Đầu tư, Luật Thương Mại… Đặc biệt, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài như tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giảm các loại thuế, rút gọn các thủ tục… Những
chính sách đó đã được thể hiện tập trung trong pháp luật Việt Nam hiện hành.
c) Mối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác

Pháp luật là hạt nhân của hệ thống quy phạm xã hội khác:

– Pháp luật tác động mạnh mẽ tới các quy phạm xã hội. Pháp luật có nội dung tiến bộ ảnh hưởng tích cực tới đạo đức xã
hội, tập quán, truyền thống; pháp luật có nội dung lạc hậu sẽ ảnh hưởng ngược lại.

– Những quy tắc đạo đức tập quán quan trọng, tốt, có giá trị đa phần có thể được ban hành thành những quy phạm pháp
luật.

– Các quy phạm của tổ chức xã hội phải phù hợp ko được trái với pháp luật. Vì pháp luật là ý chí chung mang tính nhà
nước còn quy phạm của tổ chức xã hội chỉ mang ý chí của cộng đồng trong xã hội nên phải phục tùng ý chí chung của
Nhà nước.

 Ví dụ: Pháp luật về giao thông đã được ban hành để bảo vệ an toàn và trật tự giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế
phải thường xuyên đối mặt với hành vi lái xe thiếu an toàn và gây nguy hiểm. Sự không tuân thủ này không chỉ là
vi phạm pháp luật mà còn tạo ra hậu quả xã hội như tai nạn và thương vong. Các quy định pháp luật có mục tiêu
kiểm soát và bảo vệ, nhưng quy phạm xã hội có thể tạo ra áp lực để cải thiện và thậm chí là điều chỉnh pháp luật.
Hậu quả của việc không tuân thủ có thể tạo ra sự thay đổi trong hệ thống pháp luật và làm thay đổi cách cộng
đồng đối mặt với vấn đề.

Câu 2: Hình thức pháp luật là gì? Trình bày những nét cơ bản về hình thức pháp luật. Hình thức pháp luật
Việt Nam ta hiện nay. Cho ví dụ minh họa.

* Hình thức pháp luật được hiểu là cách thức thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nó là dạng tồn tại, hình thức tồn tại
thực tế của Pháp luật, đồng thời là ranh giới tồn tại của Pháp luật trong hệ thống các qui phạm xã hội khác.

* Nét cơ bản về hình thức Pháp luật


Hình thức pháp luật bao gồm hình thức bên trong (cấu trúc pháp luật) và hình thức bên ngoài (nguồn của pháp luật).
a) Hình thức bên trong:

Hệ thống pháp luật -> ngành luật --> chế định pháp luật -> quy phạm pháp luật.

– Hệ thống pháp luật: là một chính thể thống nhất các bộ phận hợp thành (ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp
luật) mang những đặc điểm nội dung trên cơ sở những nguyên tắc thống nhất của pháp luật một quốc gia.

– Quy phạm pháp luật: là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, là cơ sở tế bào, là đơn vị nhỏ nhất và là biểu hiện cụ thể
của Pháp luật. Qui phạm là công cụ tác động trực tiếp lên các quan hệ xã hội.
VD: Người tham gia giao thong phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật giao thông. Nếu vi phạm pháp luật giao thong sẽ
bị Nhà nước áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lý.

– Chế định pháp luật: là hệ thống các qui phạm Pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại trong cùng
một ngành luật.
VD: Chế định hợp đồng kinh tế nằm trong ngành luật kinh tế, điều chỉnh các quan hệ ký kết và thực hiện hợp đồng kinh
tế.

– Ngành luật: là hệ thống các qui phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực xã hội cùng tính chất với nhau.
VD: Ngành luật hình sự: điều chỉnh những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phương pháp điều chỉnh nó
là trừng phạt. Vì vậy người ta gọi ngành luật là tội phạm và hình phạt
b) Hình thức bên ngoài:

– Tập quán pháp: là những tập quán lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, được Nhà nước
thừa nhận, làm chúng trở thành những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
hình thức cưỡng chế.

– Tiền lệ pháp: là các quy định, cách giải quyết các vụ việc của cơ quan hành chính hoặc xét xử được Nhà nước thừa nhận
là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự.

– Văn bản qui phạm Pháp luật: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó chứa đựng những quy phạm
pháp luật. Nó được coi là loại nguồn cơ bản phổ biến và tiến bộ nhất hiện nay

Pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật XHCN nói chung chỉ thừa nhận một loại nguồn, đó là văn bản quy phạm pháp
luật, trừ những trường hợp đặc biệt thì 2 loại nguồn kia mới được chấp nhận.

* Hình thức pháp luật Việt Nam ta hiện nay

– Hình thức bên trong: Pháp luật nước ta hiện nay phân chia ra làm 12 ngành luật cơ bản: Luật Nhà nước (còn gọi là hiến
pháp – luật gốc), Luật dân sự, Luật tài chính, Luật đất đai, Luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hình sự, Luật tố
tụng dân sự, Luật tố tụng hình sự, Luật kinh tế, Luật quốc tế. Có chế định pháp luật, ban hành Pháp luật. Nhà nước VN
hiện nay rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, sửa đổi, ban hành Pháp luật (được đề ra trong tất cả các kì họp QH)

– Hình thức bên ngoài: Chỉ thừa nhận và ban hành Pháp luật từ một nguồn duy nhất đó là văn bản quy phạm Pháp luật,
không thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp.

 Ví dụ: – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 do Quốc hội ban hành
– Nghị định số 171/2013/NĐ – CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thong đường bộ và đường sắt.

Câu 3: Bản chất, vai trò của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của
con người trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế. Cho ví dụ minh họa.

* Bản Chất của Pháp Luật Việt Nam:


Pháp luật Việt Nam có bản chất là công cụ quy định và kiểm soát hành vi của cộng đồng, đặt ra các quy tắc và nguyên tắc
để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền và tự do cá nhân, và xây dựng một xã hội dân chủ và pháp quyền.

* Vai Trò Trong Bảo Vệ Quyền và Lợi Ích Chính Đáng của Con Người:
Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người. Quy định về tự do
cá nhân, quyền bình đẳng, quyền làm người lao động, và các quyền khác là những điểm mấu chốt trong hệ thống
pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng và phát triển bền vững.

Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền:


Pháp luật Việt Nam đóng vai trò lớn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền bằng cách thiết lập các văn bản luật,
hiến pháp và hệ thống quy tắc để định hình cơ cấu quyền lực, đảm bảo sự cân bằng giữa các cơ quan và tạo ra một hệ
thống pháp luật ổn định.

Hội Nhập Quốc Tế và Tuân Thủ Nghị Định Quốc Tế:


Việt Nam hội nhập quốc tế thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và ký kết các hiệp định quốc tế. Việc tuân thủ
các nghị định quốc tế về quyền và tự do cá nhân là bảo đảm cho sự phát triển và mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế.

 Ví dụ Minh Họa: Luật Lao động năm 2012 là một ví dụ điển hình về cách pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền và lợi
ích của người lao động. Luật này quy định về giờ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, và các quyền khác, giúp đảm bảo
quyền lợi và an sinh xã hội của người lao động, đồng thời đáp ứng yêu cầu của cộng đồng quốc tế về nhân quyền
lao động.

You might also like