You are on page 1of 5

ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC


1. Khái niệm, bản chất
- KHÁI NIỆM: Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc
biệt có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt
động chung nảy sinh từ bản chất xã hội.
- BẢN CHẤT:
+ Tính giai cấp:
-> Nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
-> Nhà nước do giai cấp thống trị quản lý và điều hành
+ Tính xã hội:
-> Nhà nước bảo vệ các lợi ích chung của toàn xã hội
2. Đặc trưng, chức năng
- Đặc trưng:
+ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy thực hiện cưỡng chế và quản lý xã hội
+ Nhà nước có lãnh thổ, phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ 
+ Nhà nước có chủ quyền Quốc gia
+ Nhà nước ban hành Pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
+ Nhà nước ban hành các loại thuế và thực hiện việc thu thuế Dưới hình thức bắt buộc
- chức năng:
+ Khái niệm: Chức năng của nhà nước là hoạt động cơ bản của nhà nước, mang tính thường xuyên, liên tục, ổn
định tương đối, xuất phát từ bản chất, cơ sở kinh tế xã hội, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cơ bản của nhà nước
và có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
- chức năng nhà nước bao gồm:
+ đối nội: tổ chức và quản lý kinh tế; tổ chức và quản lý văn hóa – xã hội; bảo đảm ổn định chính trị, an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
+ đối ngoại: Bảo vệ tổ quốc; hợp tác quốc tế (kinh tế - thương mại, văn hóa – giáo dục, chính trị - quân sự)
3. Hình thức Nhà nước
a. Khái niệm: Là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước
b. Hình thức:
- Hình thức chính thể: Là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập, mối quan
hệ giữa chúng với nhau và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thành lập các cơ quan nhà nước đó. Có 2
dạng chính thể:
+ Chính thể quân chủ: Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng
đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc cha truyền con nối. Chính thể quân chủ bao gồm 2 loại:
-> Quân chủ tuyệt đối: Người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn
-> Quân chủ hạn chế: Người đứng đầu Nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có
một cơ quan quyền lực khác nữa. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ còn hình thức chính thể quân chủ hạn chế
(hay còn gọi là quân chủ lập hiến)
+ Chính thể cộng hòa: Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian
xác định. Các loại chính thể công hòa khác: cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp, cộng
hòa XHCN. Chính thể cộng hòa gồm 2 loại:
-> Cộng hòa dân chủ: Quyền tham gia bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) nhà nước được quy
định về mặt hình thức pháp lý, mọi tầng lớp nhân dân lao động đều được tham gia.
-> Cộng hòa quý tộc: Quyền bầu cử chỉ dành cho tầng lớp quý tộc
- Hình thức cấu trúc nhà nước: Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành
chính – lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước
ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
4. Bộ máy nhà nước:
a. Khái niệm: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương, được tổ
chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng
và nhiệm vụ của nhà nước
b. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước:
- Nguyên tắc tập quyền:
Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất về một mối (một cơ quan, một cá nhân)
- Nguyên tắc phân quyền:
Quyền lực nhà nước được phân chia theo 3 quyền năng độc lập: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.

BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT


1. Khái niệm, bản chất và các thuộc tính của pháp luật.
a. Khái niệm:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của Xã hội.
b. Bản chất của pháp luật
- Tính giai cấp:
+ PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
+ Mục đích của PL
- Tính xã hội
+ Bảo vệ lợi ích của XH
+ PL được xây dựng trên nền tảng VH và truyền thống dân tộc
+ PL là kết quả kế thừa tiếp nhạn tinh hoa nhân loại
c. Thuộc tính pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến:
+ Tính quy phạm: Pháp luật tạo khuân mẫu, chuẩn mực, giới hạn cho hành vi xử sự của con người trong
xã hội.
+ Tính phổ biến: Pháp luật điều chỉnh hầu hết cácquan hệ XH mang tính chất bình đẳng; mọi người đều
phải tuân thủ PL.
- Tính chặt chẽ về hình thức:
+ PL phải được thể hiện dưới loại như: Tập quán pháp, Tiền lệ Pháp, VBQPPL.
+ VBQPPL có các dạng với tên gọi: Hiến pháp, Bộ luật, luật…
+ Ngôn ngữ pháp lý phải rõ ràng, chính xác, có khả năng áp dụng trực tiếp.
- Tính cưỡng chế (tính quyền lực NN):
+ Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.
+ Được Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng những biện pháp hiệu quả nhất.
+ Nhà nước có bộ máy cưỡng chế bảo vệ pháp luật
- Tính ổn định:
+ Các quy định PL có hiệu lực trong một thời gian dài.
+ Chỉ thay đổi khi không phù hợp với thực tế.
2. Quy phạm pháp luật và Văn bản QPPL.
a. Quy phạm pháp luật
- Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần do
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
- Cấu trúc: Giả định -> QPPL -> Chế tài/Quy định
+ Giả định: Giả định là một bộ phận của QPPL nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian địa
điểm…) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều
kiện đó phải chịu sự tác động của QPPL.
Ví dụ: Điều 168 BLHS 2015
+ Quy định:
-> Quy định là bộ phận của QPPL, trong đó nêu lên cách xử sự mà chủ thể ở vào hoàn cảnh, điều kiện…
đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện.
-> Bộ phận quy định của pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước.
Ví dụ: Điều 9, LGTĐB 2018
+ Chế tài: là một bộ phận của QPPL, nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với
cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong bộ phận quy định của
QPPL.
b. Văn bản quy phạm pháp luật:
- Các loại văn bản:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản cá biệt (áp dụng pháp luật)
+ Văn bản hành chính
+ Văn bản chuyên môn
- Đặc điểm văn bản QPPL:
+ Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
+ Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại VBQPPL được quy định cụ thể trong pháp luật
+ Có chứa đựng các quy tắc xử sự chung (QPPL)
+ Được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống, được áp dụng khi có sự kiện pháp lý xảy ra.
- Loại văn bản QPPL: VB Luật và VB dưới luật
+ VB dưới luật: Là văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của PL, có giá trị
pháp lý thấp hơn văn bản luật và không được trái với văn bản luật. Các loại văn bản dưới luật: Pháp
lệnh, Nghị quyết của UBTVQH ; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước ; Nghị định của Chính Phủ ;
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ; Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ; Nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, thông tư của Chánh án TANDTC ; Thông tư của Viện kiểm
sát NDTC ; Thông tư liên tịch giửa Bộ trưởng/ chánh án TA NDTC với Viện trưởng VKS NDTC ;
Quyết định của tổng Kiểm toán NN ; VB QPPL của HĐND và UBND
+ VB luật: Là văn bản do quốc hội ban hành
3. Quan hệ pháp luật và thực hiện pháp luật.
a. Quan hệ pháp luật
- Khái niệm: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trong đó
các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được đảm bảo bằng nhà nước.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật:
+ Là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
+ Các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
+ Quan hệ pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện
- Nội dung quan hệ pháp luật:
+ Quyền chủ thể: là khả năng xử sự (hành vi) của các chủ thể trong quan hệ pháp luật được quy phạm
pháp luật quy định và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Bao gồm: Quyền thực hiện hành vi; Quyền yêu
cầu thực hiện nghĩa vụ; Yêu cầu cơ quan NN bảo vệ quyền.
+ Nghĩa vụ Pháp lý của chủ thể: Là hành vi xử sự bắt buộc được quy phạm pháp luật quy định trước, mà
một bên của quan hệ pháp luật đó phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể khác. Nghĩa vụ
pháp lý được thể hiện dưới các hình thức: Phải thực hiện những hành vi nhất định; Kiềm chế không thực
hiện một số hành vi; Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện nghĩa vụ.
b. Thực hiện pháp luật:
- Khái niệm: là một quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp nhằm đạt được những mục
đích nhất định.
- Các hình thức thực hiện pháp luật:
+ Tuân thủ PL: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không
tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.
+ Thi hành PL: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghiã vụ
pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
+ Sử dụng PL: là một hình thức mà chủ thể pháp luật thực hiện quyền của mình theo những quy định
của pháp luật (chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
+ Áp dụng PL: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm
quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật,
hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ
hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
4. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
-

You might also like