You are on page 1of 7

I.

Đặc điểm của Nhà nước


- Nhà nước có quyền lực công đặc biệt : được đảm bảo bằng hình thức cưỡng
chế,bao phủ lên mọi lĩnh vực của đời sống và mọi công dân trên đất nước đó
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia : toàn bộ quyền lực của nhà nước đối với nội
bộ và bên ngoài nước
- Nhà nước quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
- Nhà nước ban hành Pháp luật
- Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế
● Phân biệt Nhà nước với các tổ chức ,đoàn thể XH
+ tổ chức ,đoàn thể xh có quyền lực trong phạm vi cộng đồng nhỏ
+ không có quyền quản lí dân cư và lãnh thổ
+ không có chủ quyền quốc gia
+ ko ban hành PL
+ ko có quy định và thực hiện thu các loại thuế.
II. Kiểu nhà nước, hình thức nhà nước
a) Kiểu nhà nước
- KN: là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản
chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong hình thái
kinh tế - xã hội nhất định.
4 hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp: HTKT XH chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa, xã hội chủ nghĩa.
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử:
+ NN chủ nô
+ NN phong kiến
+ NN tư sản
+ NN xã hội chủ nghĩa

b) Hình thức nhà nước


- KN: là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.
- Cấu tạo: gồm ba yếu tố
+hình thức chính thể
+hình thức cấu trúc nhà nước
+chế độ chính trị.
● Hình thức chính thể: cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực
nhà nước, xác lập moi quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cẩp cao khác và với
nhân dân
- Có 2 hình thức: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa

● Hình thức cấu trúc nhà nước


-KN: là cách thức tổ chửc quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ
và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước với nhau.
- Có 2 hình thức cấu trúc: là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang
● Chế độ chính trị
-KN: tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà
nước.
- Có thể chia thành hai dạng cơ bản là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị
phản dân chủ.

III. NHÀ NƯỚC CHXHCNVN


A/ Bản chất:
Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, vì dân, do dân, nước XHCNVN do
nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là sự liên minh giữa giai cấp
công nhân nông dân và tầng lớp tri thức.
B/ Hình thức: Chính thể
● Quyền lực NN thuộc về nhân dân
● Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội và cơ quan quyền lực địa phương
là hội đồng nhân dân
● Nhiệm kì 5 năm
● Bầu cử dưới hình thức bình dẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
1/ Cấu trúc
● NN có chủ quyền chung, thống nhất và toàng vẹn lãnh thổ.
● Có hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương
● Có hệ thống pháp luật
● Mang quốc tịch VN
2/ Chế độ chính trị
● Dân chủ trực tiếp
● Dân chủ đại diện
3/ Chức năng:
● Chức năng đối nội
● Trong lĩnh vực kinh tế
● Trong lĩnh vực chính trị
● Trong lĩnh vực XH, giáo dục, KHCN
● Chức năng đối ngoại
C/ Bộ máy nhà nước:
● Tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân
● Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
NN trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
● Đảm bảo lãnh đạo của Đảng
● Bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc
● Tập chung dân chủ
● Pháp quyền xhcn

IV. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất của pháp luật.
- Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà
nước đặt ra, hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước, được nhà nước bảo đảm thực
hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Nguồn gốc:

- Bản chất của pháp luật có hai thuộc tính chính:


Bản chất giai cấp: Pháp luật là biểu hiện của ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội.
Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước và pháp luật để thể hiện và bảo vệ lợi ích của
mình.
Bản chất xã hội: Pháp luật không chỉ là thước đo của hành vi con người mà còn là công
cụ để nhận thức và điều chỉnh các quan hệ xã hội, phản ánh giá trị và lợi ích của đa số
trong xã hội.

- Pháp luật có ba đặc điểm cơ bản quan trọng:


Do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
Tính quy phạm phổ biến: Các quy định này bắt buộc đối với tất cả các tổ chức và cá
nhân liên quan và mang tính bắt buộc chung.
Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật luôn được thể hiện qua các hình thức
nhất định, như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Sự xác định
chặt chẽ này giúp phân biệt rõ ràng giữa các quy định pháp luật và các quy tắc khác
trong xã hội.

V. Kiểu pháp luật:

-Khái niệm: là tổng thể những dấu hiệu, đặc thù cơ bản của pháp luật thể hiện bản chấp giai cấp và
điều kiện tồn tại của pháp luật trong một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.

-Các kiểu pháp luật:

Theo quan điểm của Học thuyết Mác- Lênin ,tương ứng với các hình thái kinh tế- xã hội ,trong
lịch sử có 4 kiểu pháp luật:

1. Kiểu pháp luật chủ nô:

ra đời sớm nhất trong lịch sử. xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và mâu
thuẫn gay gắt giữa chủ nô và nô lệ.hình thành bằng con đường thừa nhận các phong tục, tập
quán, quy tắc đạo đức và tín điều tôn giáo trong xã hội.

Đặc trưng:

Tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ,sự bóc lột vơi
nô lệ.Quy định một hệ thống hình phạt dã man.tình trạng bất bình đẳng trong xã hội gia đình.
tính tản mạn,thiếu thống nhất.

2. Kiểu pháp luật phong kiến:

xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư nhân của địa chủ,quý tộc, phong kiến về tư liệu sản xuất
,cơ sở xã hội là mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến với nông nhân.

Đặc trưng:
PLPK xác lập bảo vệ quyền của các đẳng cấp trên trong xã hội.Dung túng cho việc tùy tiện sử
dựng bạo lực.Quy định hệ thống hình phạt một cách dã man ,hà khắc.Chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của tôn giáo,phong tục, đạo đức phong kiến có tính thống nhất.

3. Kiểu pháp luật tư sản:

Được xây dựng trên cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa,quan hệ giữa giai
cấp tư sản và công nhân.

Đặc trưng:

Ghi nhận và bảo vệ chê độ sở hữu tư bản chủ nghĩa.Mang tính dân chủ, thừa nhận về mặt
pháp lý quyền tự do,bình đẳng của công dân.So với các pháp luật trước thì có điểm tiến bộ
vượt bậc,đặc biệt tính nhân đạo.

4. Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa:

Ra đời trên cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,liên minh giữa các tầng lớp
nhân dân lao động.

Đặc trưng:

Thể chế hóa đường lối,chủ trương chính sách của Đảng lãnh đọa.ngày một hoàn thiện để đáp
ứng nhu cầu điều chỉnh xã hội.Phản ánh các chuẩn mực đạo đứ góp phần củng cố bảo vệ các
chuẩn mực ấy.

b.Hình thức pháp luật:

-Hình thức bên trong:

Là cấu trúc bao gồm các yếu tố hợp thành hệ thống luật :ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm
pháp luật.

-Hình thức bên ngoài:

Là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật,chứa đựng quy tắc pháp luật để điều chỉnh hành vi con
người:

- Tập quán pháp:Tập quán pháp là tập quán được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành
những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Tiền lệ pháp: Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án,
quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra
phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó.

- Văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật,
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.

VI. Quan hệ pháp luật:


1. Khái niệm
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên
tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện.
2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật:
- Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật: Nếu không có quy phạm pháp
luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh
quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí
- Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý
- Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế
- Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể
3. Các yếu tố cấu thành:
- Chủ thể:
+ Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp
lý nhất định
- Khách thể:
+ Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể
pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.
4. Nội dung của quan hệ pháp luật
- Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên
chủ thể tham gia.
- Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm:
+ Quyền chủ thể: Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho cá nhân, tổ
chức được tiến hành nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ.
+ Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả năng sau:
● Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của
mình;
● Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định:
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
- Nghĩa vụ pháp lý: Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên
phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia.
+ Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:
● Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động;
● Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng với quy định của pháp luật
5. Phân loại quan hệ pháp luật:
- Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi tiêu
chí có những quan hệ pháp luật nhất định.
- Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được chia theo các
ngành luật, đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành
chính; quan hệ pháp luật lao động…
- Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ
pháp luật tương đối và quan hệ pháp luật tuyệt đối
- Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật chủ
động và quan hệ pháp luật thụ động
- Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia: Quan hệ pháp luật được chia thành
quan hệ pháp luật điều chỉnh và quan hệ pháp luật bảo vệ

- Như vậy, quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó
các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được Nhà nước bảo đảm thực
hiện.
VII. Thực hiện pháp luật
- Khái niệm: là hành vi ( hành động hoặc không hành động ) thực tế hợp pháp của chủ thể có năng lực
hành vi pháp luật
- Đặc điểm của thực hiện pháp luật:
1. Là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người
2. Là hành vi hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của pháp luật
3. Là xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, có năng lực
hành vi pháp luật
4. Là nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân, tổ chức trong xã hội

- Các hình thức thực hiện pháp luật


1. Tuân thủ pháp luật: chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những hành vi mà pháp
luật cấm
2. Sử dụng pháp luật: chủ thể pháp luật thực hiện quyền của mình theo quy định pháp
luật (có thể thực hiện hoặc không)
3. Thi hành pháp luật: chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng các hành động
tích cực
4. Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật của nhà nước

VIII: Vi phạm pháp luật:


1. Khái niệm:
- là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
2. Dấu hiệu nhận biết:
- xâm hại đến quan hệ XH được PL bảo vệ.
- hành vi trái pháp luật
- hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí.
- hành vi có lỗi của chủ thể.

3. Cấu thành:
- Khách quan
- Chủ quan
- Chủ thể
- Khách thể
4. Phân loại:
- Vi phạm hình sự
- Vi phạm hành chính
- Vi phạm dân sự
- Vi phạm kỉ luật

You might also like