You are on page 1of 4

Bài 1

Nguồn gốc và các đặc trưng cơ bản của nhà nước

I. Nguồn gốc nhà nước (k thi)

4 kiểu nhà nước:

- Công xã nguyên thủy (k phải nhà nước, mà là hình thái kinh tế xã hội)
- Nhà nước chiếm hữu nô lê
- Nhà nước phong kiến
- Nhà nước tư sản
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của nhà nước

Công xã nguyên thủy: kinh tế thì sở hữu chung, xã hội thì k phân chia giai cấp

Quan điểm: Mac Le và phi Mác xít

Theo Macle

- Nhà nước hình thành là một tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ
chủ thể nào
- Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Chúng luôn
vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của chúng không
còn nữa.
2. Quá trình hình thành nhà nước

II. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của nhà nước (thi)

Anh chị hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước?

- Định nghĩa nhà nước?


- Nêu và phân tích 5 đặc trưng cơ bản của nhà nước

Định nghĩa nhà nước:

- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội của nhân dân
- Nhà nước có chủ quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở
pháp luật và lợi ích chung với bộ máy nhà nước chuyên trách
- Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền tự do của con người

Đặc trưng cơ bản:

- Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt có bộ máy chuyên thực hiện
cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội
- Nhà nước có lãnh thổ, phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Nhà nước ban hành pháp luật và có các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật
- Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc

1: giai cấp thống trị/lãnh đạo bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình rồi mới đến giai cấp khác; chỉ có nhà
nước mới có pháp luật để cưỡng chế, và còn nhà tù, quân đội, cảnh sát
2: lãnh thổ gồm:; dân cư là người có quốc tịch nước đó; nhà nước quản lý theo đơn vị hành chính lãnh
thổ (liên hệ vs VN các cấp: trung ương, tỉnh và tương đương, huyện và tương đương,…)

3: đối nội: nhà nước có toàn quyền trong phạm vi nhà nước; đối ngoại: Vn và các nước trên thế giới có
quan điểm đối ngoại nào

4: pháp luật là gì? Nhà nước ban hành pháp luật có đặc điểm: tính cưỡng chế, áp dụng toàn quốc, tính
bắt buộc

5: thuế là gì? thuế thu từ đâu: dân; được dùng để làm gì: trả lương nuôi bộ máy nhà nước; thực hiện
chức năng xã hội như an sinh xã hội, trường trạm,…; nhà nước có quyền thu thuế nhưng khác nhau ở
tính bắt buộc.

Bài 2: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và nhà nước CHXHCN Việt Nam

I. Kiểu nhà nước (k thi)


II. Hình thức nhà nước (thi)

Câu 1:

- Khái niệm hình thức chính thể


- Phân loại các hình thức chính thể? VD?
- Liên hệ hình thức chính thể của NN VN?
A. Hình thức chính thể
1. Định nghĩa: hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của
NN và xác lập những mối liên hệ cơ bản giữa các cơ quan đó với nhau cũng như thái độ của các
cơ quan ấy đối với nhân dân.
2. Hình thức chính thể có 2 dạng:
- Chính thể quân chủ (quân chủ tuyệt đối/chuyên chế lấy ví dụ + quân chủ lập hiến/hạn chế)
- Chính thể cộng hòa (cộng hòa quý tộc như Sparta + cộng hòa dân chủ[công hòa tổng thống,
cộng hòa lưỡng tính, cộng hòa dân chủ nhân dân])
- Yếu tố phân biệt chính thể quân chủ/cộng hòa: dựa vào cách thức thiết lập nguyên thủ quốc gia:
truyền ngôi thế tập/cha chuyền con nối hay bầu cử
- Phân biệt: dựa vào phần quyền lực mà nguyên thủ/vua/nữ hoàng nắm giữ
- Phân biệt: dựa vào quyền bầu cử được dành cho tầng lớp nào, cộng hòa quý tộc thì quyền bầu
cử chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, cộng hòa dân chủ thì quyền bầu cử dành cho mọi tầng lớp
- Trong hình thức chỉnh thể cộng hòa dân chủ lại đc chia nhỏ thành…

Câu 2:

- Khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước?


- Phân loại? VD?
- Liên hệ hình thức cấu trúc của NN VN?
B. Hình thức cấu trúc nhà nước
Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang (nói đên phân chia, kết cấu đơn vị hành chính lãnh
thổ)

Phân loại hình thức cấu trúc nhà nước

Nhà nước đơn nhất

- Là nhà nước có chủ quyền chung, có chủ quyền duy nhất


- Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất
- Có một hệ thống pháp luật thống nhất
- Công dân có một quốc tịch duy nhất

Nhà nước liên bang

- Là nhà nước có từ 2 hay nhiều thành viên hợp lại, vừa có chủ quyền nhà nước liên bang, vừa có
chủ quyền nhà nước thành viên
- Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước liên bang và cơ quan bang
- Có hai hệ thống pháp luật
- Công dân có 2 quốc tịch

Nêu khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước

III. Bộ máy nhà nước

Câu hỏi ôn tập: Nêu vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Việt Nam.

9 cơ quan: quốc hội, chính phủ, tòa án, viện kiểm sát

Bài 3: Đặc trưng cơ bản của pháp luật; quy phạm pháp luật & văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam

Câu 1: Anh/chị nêu định nghĩa và phân tích các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

- Định nghĩa pháp luật


- Nếu và phân tích các đặc trưng cơ bản của pháp luật
- Liên hệ: mở rộng & so sánh (pháp luật & quy phạm xã hội khác: đạo đức, tập quán, tôn giáo, tổ
chức

Quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, có tính bắt buộc
chung, thể hiện ý chí của nhà nước, và được nhà nước đảm bảo

Câu hỏi: Anh/chị hãy trình bày khái niệm; cấu trúc và phân loại quy phạm pháp luật? Cho ví dụ.
Phân tích cấu trúc của 1 trong 3 ví dụ.

- Khái niệm
- Cấu trúc
- Phân loại:
 Hiến pháp
 Dân sự
 Thương mại
 Hôn nhân và gia đình
 Hành chính
 Hình sự

Lấy ví dụ

Cấu trúc:

Thông thường 1 quy phạm pháp luật có thể có kết cấu bao gồm 3 bộ phận (giả định + quy định + chế tài);
hoặc gồm 2 bộ phận (giả định + quy định; giả định + chế tài); hoặc chỉ gồm 1 bộ phận (quy định).

VD: giả định (K1DD22 HP 2013)


Điều 155 BLHS: Người nào…người khác: giả định

Thì bị phạt…đến 03 năm: chế tài

Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

- Mặt khách quan: là những biểu hiện ra bên ngoài mà chúng ta có thể nhìn thấy được: hành vi,
hậu quả, mối quan hệ nhân quả, thời gian, công cụ, phương tiện
- Mặt chủ quan: là những biểu hiện tâm lý bên trong của vppl, gồm lỗi, động cơ, mục đích
- Khách thể: là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại
tới
- Chủ thể: là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi trái pháp
luật

Ví dụ:

- Mặt khách quan:


 Hành vi: trộm cắp, đánh người
 Hậu quả: ông C bị thương, ông C bị mất 300tr
 MQHNQ: hành vi ăn trộm của A và B chính là nguyên nhân dẫn kết hậu quả ông C mất tiền.
hành vi đánh người của anh B làm ông C bị thương
 Thời gian: 23h ngày
 Địa điểm:
 Công cụ, phương tiện: dao, gậy, thuốc mê
- Mặt chủ quan:
 Lỗi: cố ý (trực tiếp)
 Động cơ: sợ bị la, mua thuốc
 Mục đích: để mua thuốc và để ông C k la lên
- Chủ thể: Anh A và B là những ng có năng lực trách nhiệm pháp luật
- Khách thể:
 Quan hệ sở hữu tài sản
 Quan hệ bảo vệ sức khỏe

Phân loại vi phạm pháp luật

Có 4 loại:

VD:

- Tội phạm:
- Vi phạm hành chính
- Vi phạm dân sự:
- Vi phạm kỷ luật Nhà nước: Bà Phương đi dạy muộn.

Trách nhiệm pháp lý

Anh/chị hãy nêu định nghĩa, phân loại các loại trách nhiệm pháp lý và lấy ví dụ.

You might also like