You are on page 1of 13

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bản chất, đặc trưng của nhà nước
CHXHCNVN theo hiến pháp 2013.

BẢN CHẤT:
1. Tính giai cấp
- Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có phân chia giai cấp
- Nhà nước ra đời chủ yếu và trước hết phục vụ, bảo vệ quyền lợi, địa vị cho giai cấp cấp
thống trị. (duy trì quyền lợi cho giai cấp thống trị)
- Nhà nước là công cụ bảo vệ quyền lợi chủ yếu của giai cấp thống trị xã hội
- Quy định nội dung hoạt động của nhà nước

2. Tính xã hội
- Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp
- Nhà nước quan tâm, bảo đảm, phục vụ và bảo vệ, giải quyết các quyền lợi, lợi ích cho các
giai cấp khác, tầng lớp khác nhau trong xã hội dù rất ít và các vấn đề chung cho xã hội để
đảm bảo sự tồn tại của nhà nước.
- Khi không đảm bảo sẽ bị lật đổ.

Tóm lại : Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội,
thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

ĐẶC TRƯNG

1. Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt áp dụng chung lên mọi người
- Chủ thể của quyền lực : giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị
- Một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý tham gia vào các cơ quan nhà nước
và hình thành nên một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của gia cấp thống trị, bắt các giai
cấp khác phải phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị.

2. Nhà nước có lãnh thổ và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
- Tạo ra các đơn vị hành chính lãnh thổ với những cơ quan quản lý nhất định
+ Tỉnh, TP thuộc Trung Ương
+ Huyện, Quận, Thị xã, TP thuộc Tỉnh
+ Xã, Phường, Thị trấn

3. Nhà nước là chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia
- Thể hiện ở quyền quyết định của nhà nước về các vấn đề đối nội đối ngoại và không phụ
thuộc vào các quốc gia khác.
- Thể hiện thông qua những mối ràng buộc về các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các công
dân với nhà nước cũng như giữa nhà nước với các nhà nước khác trên nguyên tắc độc lập
bình đẳng

4. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm pháp luật
được thực hiện
5. Nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc

Câu 2: Khái niệm pháp luật? Bản chất, chức năng, đặc trưng của pháp luật?

KHÁI NIỆM : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều
chỉnh các quan hệ xã hội.

BẢN CHẤT
1. Tính giai cấp
- Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp và nó chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp
- Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống thống trị và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của giai
cấp thống trị ( Hướng tới giai cấp thống trị muốn duy trì quyền lực thì phải trao cho giai cấp
khác lợi ích thể hiện ở pháp luật)
VD: Đấu tranh phòng chống Ma túy để phục vụ cộng đồng

2. Tính xã hội
- Quy phạm xã hội là kết quả của sự “ chọn lọc tự nhiên” trong xã hội
- Quy phạm pháp luật vừa là thước đo hành vi xử sự của con người, vừa là công cụ kiểm
nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh
các quan hệ xệ hội.

3. Tính dân tộc


- Hệ thống Pháp luật ở các quốc gia trên thế giới khác nhau
- Do mỗi quốc gia có hoàn cảnh lịch sử, phong tục tập quán truyền thống riêng, trình độ văn
hóa, văn minh, xã hội, địa lý và quan điểm khác nhau
VD : Mại dâm + Việt Nam : phạm pháp
+ Đức : Cho phép hành nghề nhưng quản lý chặt chẽ, không khuyến khích
phát triển.

4. Tính mở
- Pháp luật không cứng nhắc, không đóng khung, có những điều mở để đáp ứng xu thế hội
nhập quốc tế.
- Luôn có xu hướng tiếp thu để hoàn thiện hệ thống pháp luật

CHỨC NĂNG
1. Chức năng điều chỉnh
- pháp luật có chức năng điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội được thế hiện qua hai hướng
chính: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ cơ bản, quan trọng và phổ biến trong xã hội,
mặt khác pháp luật bảo đảm cho các quan hệ xã hội đó phát triển phù hợp với lợi ích của giai
cấp thống trị cả xã hội.
- Thông qua các hình thức: Quy định, cho phép, ngăn cấm và gợi ý
VD:
+ Cấm : Không cho buôn bán ma túy
+ Bắt buộc : Đóng Thuế
+ Cho phép : Khuyến khích kinh doanh
Lập ra các hệ thống cơ quan để theo dõi và giám sát
Nhờ có pháp luật mà các mối quan hệ xã hội được đi vào khuôn khổ, nề nếp, trật tự hóa

2. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội


- Khi có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh thì người có hành vi vi phạm đó sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật, nhằm phục
hồi lại quan hệ xã hội đã bị xâm hại.

3. Chức năng giáo dục


- Pháp luật tác động vào ý thức con người, làm cho con người hình thành ý thức pháp luật và
hành động phù hơp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật.
VD: Băng rôn, khẩu hiệu, qua các môn học.

ĐẶC TRƯNG
1. Tính quy phạm phổ biến ( bắt buộc chung)
- Đây là đặc trưng vốn có của pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xư sự chung, là
khuôn mẫu hành vi cho các chủ thể trong xã hội. Thông qua khuôn mẫu hành vi đó, các chủ
thể trong xã hội sẽ đo được hành vi của mình, biết được mình có thể làm gì, không được làm
gì, phải làm như thế nào. Pháp luật ràng buộc mọi người vào những khuôn khổ nhất định
- Tính phổ biến : Pháp luật áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội cho đến khi có các quy
tắc mới ra đời.

2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức


- Nội dung của pháp luật phải được quy định rõ ràng chặt chẽ khái quát trong các điều luật
trong một văn bản pháp luật và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung
+ Thể hiện thông qua các hình thức như các văn bản quy phạm pháp luật, các bản án của
Toà án đã được nhà nước thừa nhận
+ Nội dung các quy phạm pháp luật phải cụ thể chính xác, rõ ràng, một nghĩa và có khả
năng áp dụng trực tiếp. Một quy phạm pháp luật không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ mập mờ,
khó hiểu hoặc đa nghĩa tạo kẽ hở cho những hành vi vi phạm pháp luật, lách luật.

3. Tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước


- 2 khía cạnh cơ bản
+ Nhà nước đảm bảo cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc đối với mọi tổ
chức, cá nhân trong xã hội.
+ Tùy theo đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội và tùy mức độ tác động khác nhau
như biện pháp tư tưởng khuyến khích, thuyết phục và cao nhất là biện pháp cưỡng chế để
đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Câu 3: Khái niệm QPPL ? Cấu trúc của QPPL ?


Khái niệm: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm
vụ của nhà nước.

Cấu trúc của QPPL:


1. Giả định
- Giả định là bộ phận nêu lên giả thiết những hoàn cảnh điều kiện có thể xảy ra trong cuộc
sống mà con người gặp phải và cần phải xử sự theo những quy định của nhà nước. ( là bộ
phận của quy phạm quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh và tình huống mà khi
xảy ra trong thực tế cuộc sống thì cần phải thực hiện quy phạm pháp luật tương ứng).
- Căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia làm hai loại: giản đơn và
phức tạp

2. Quy định
- là bộ phận nêu lên cách xử sự buộc mọi người phải theo khi ở trong hoàn cảnh, điều kiện
nêu trong phần giải định. ( là bộ phận nêu lên quy tắc xử sự mà mọi chủ thể phải tuân theo
khi gặp hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật đó)
- Thường được nêu dưới dạng mệnh lệnh như: cấm, không được, phải, thì, được... mức độ
chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của mệnh lệnh
+ được làm
+ không được làm
+ phải làm
- Tồn tại dưới hai dạng : thành văn và dạng ẩn

3. Chế tài
- Là bộ phận trong đó nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối
với những chủ thể không thực hiện mệnh lệnh của nhà nước đã nêu lên ở phần quy định.
- Được chia thành 4 nhóm gồm : chế tài hình sự, hành chính, dân sự và kỷ luật

Câu 4: Khái niêm QHPL ? Đặc điểm, cấu trúc của QHPL ?
Khái niệm: là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự tác động, điều chỉnh
của quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện

Đặc điểm:(nêu rõ ra) học toàn bộ


- Quan hệ pháp luật thuộc quan hệ tư tưởng
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí ( ý chí của nhà nước và các chủ thể tham gia)
- Quan hệ pháp luật xuất phát trên cơ sở quy phạm pháp luật
- Quan hệ pháp luật có tính xác định
- Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ
pháp lý nhất định

Cấu trúc của QHPL


1. Chủ thể của QHPL
Khái niệm: Là các cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên tham gia các quan hệ pháp
luật có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở quy phạm pháp luật

Năng lực chủ thể


- Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí
được nhà nước thừa nhận. Là phần tối thiểu, xuất hiện từ khi cá nhân sinh ra và chỉ mất đi
khi cá nhân chết.
- Năng lực hành vi : Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành vi của
mình tham gia vào vào các quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý được
nhà nước thừa nhận. Chỉ xuất hiện khi cá nhân đã đạt được độ tuổi nhất định và đạt điều kiện
về khả năng nhận thức, điều kiện hành vi, tình trạng sức khỏe

- Phân loại chủ thể QHPL


+ Cá nhân: Công dân, người nước ngoài và người không có quốc tịch
+ Tổ chức: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh doanh dịch vụ
Chủ thể là tổ chức khi chỉ khi
 Được thành lập hợp pháp
 Cơ cấu tổ chức chặt chẽ
 Có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
-> Tổ chức là Pháp nhân

2. Nội dung của QHPL


- Quyền chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành
+ khả năng của chủ thế xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép
+ khả năng yêu cầu các chủ thể và các cơ quan nhà nước

- Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc họ phải tuân theo nhằm
thực hiện các quyền của chủ thể khác.
+ Cần phải tiến hành một số hoạt động nhất định
+ Cần phải kiềm chế không thực hiện một số hành động nhất định
+ Cần phải chịu trách nhiệm pháp lí khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật

3. Khách thể của QHPL


- là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu
cầu, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào các QHPL.

4. Sự kiện pháp lý ( không cần )


- là những điều kiện hoàn cảnh tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn với
việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật
- được phân loại thành sự biến pháp lý và hành vi pháp lí
+ Sự biến pháp lý là những hiện tượng tự nhiên xảy ra ngoài ý chí chủ quan của con người
+ Hành vi pháp lí là hành vi của con người khi tham gia vào các quan hệ xã hội và được
điều chỉnh bởi pháp luật. ( xuất phát từ ý chí chủ quan có thể kiểm soát) chia làm hai loại là
hành động và không hành động

Câu 5: Vi phạm pháp luật: khái niệm, dấu hiệu, phân loại
Khái niệm: là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Dấu hiệu của VPPL ( rõ ra) trong phần tai liệu họcthật kĩ
- Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội... nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi VPPL được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
- VPPL là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các mối quan hệ xã hội được pháp luật xác lập
và bảo vệ
- VPPL phải là hành vi có lỗi ( lỗi cố ý hoặc vô ý)
- Chủ thể thực hiện hành vi VPPL phải có năng lực trách nhiệm pháp lý

Phân loại : Các loại trách nhiệm pháp lý


- Trách nhiệm hình sự: dạng trách nghiệm pháp lí nghiêm khắc nhất và là hậu quả của việc
thực hiện tội phạm do Tòa án áp dụng đối với chủ thể có hành vi phạm tội.
- Trách nhiệm dân sự: Hậu quả của hành vi VPPL dân sự và được thể hiện trong việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có lỗi trong việc vi phạm pháp luật dân
sự một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do pháp luật dân sự quy định
- Trách nhiệm hành chính: Hậu quả của hành vi VPPL hành chính...
- Trách nhiệm kỷ luật: Là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp trường học.. áp
dụng đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên... của cơ quan, trường học của mình khi
học vi phạm
- Trách nhiệm vật chất do các cơ quan xí nghiệp áp dụng đối với cán bộ công chức công
nhân khi họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan xí nghiệp

CHƯƠNG 3 TRỞ ĐI
Câu 6 : Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013
Quyền con người
Khái niệm: là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người, được cộng đồng quốc tế bảo
vệ, nếu không được hưởng thì không thể sống như một con người.

Nội dung:
- Quyền sống: “ Mọi người đều có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.
Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Cơ bản và cần phải có không chỉ về mặt sinh học
mà còn về mặt xã hội.
- Quyền bình đẳng: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử
trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân


Khái niệm: là những quyền và nghĩa vụ pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho
những người có quốc tịch của nước mình.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân là những quyền cơ bản vì
- nó xác định mối quan hệ cơ bản nhất giữa nhà nước và công dân
- nó quy định trong đạo luật cơ bản nhất
- nó là cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ cơ bản khác của công dân

Các quyền cơ bản của công dân ( học hết các quyền, trong tài liệu
- Các quyền về chính trị: quyền bầu cử(điều 27), quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
(điều 28)...
- Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội: quyền sở hữu (điều 32), quyền tự do kinh doanh
theo pháp luật (điều 33)
- Các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (điều
25)...
Nghĩa vụ cơ bản của công dân: Nghĩa vụ lao động, học tập (điều 35,36); Nghĩa vụ trung
thành bảo vệ tổ quốc (diều 44); Nghĩa vụ đóng thuế(điều 47);....
Câu 7: Nội dung cơ bản của chế độ chính trị, kinh tế
* Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của Luật Hiến pháp để xác lập và
điều chỉnh các vấn đề về chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục đích của nhà
nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân, về tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị, về chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung của chế độ chính trị:
- Khẳng định chủ quyền quốc gia: là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Đây là quyền đặc biệt vì nó
là cơ sở phát sinh các quyền khác.
- Khẳng định bản chất của nhà nước: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức”.
- Quyền làm chủ của nhân dân: Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
- Phương thức thực hiện quyền lực của nhân dân: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước
- Vị trí, vai trò của Mặt trận tổ quốc: là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ
chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong
giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế.

Chế độ kinh tế là hệ thống những nguyên tắc, những quy định điều chỉnh những quan hệ
trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội nhất định, nó
thể hiện trình độ phát triển của một xã hội, bản chất của nhà nước, của chế độ xã hội.

Nội dung chế độ kinh tế:


- Mục đích, bản chất phát triển kinh tế là phục vụ cho đời sống nhân dân, hội nhập quốc tế
- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình
thức sở hữu
- Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng
các quy luật thị trường
- Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Quốc dân.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức
khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

Định hướng Xã hội chủ nghĩa


- Hình thức sở hữu : + Nhà nước
+ Doanh nghiệp
+ Tư nhân
- Thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo, cơ bản nhất. Điều tiết
kinh tế thị trường. Không chỉ có lợi nhuận mà còn phục vụ nhân dân.
Câu 8: Các yêu cầu và nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động
Các yêu cầu khi xử lý Kỷ luật lao động
- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động
- Phải có sự tham gia của tổ chức Công đoàn cơ sở;
- NLD phải có mặt và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; trường hợp là
người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
- Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành văn bản.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật


- Không áp dụng nhiều hình thức xử lý KLLD đối với một hành vi vi phạm;
- Khi NLD đồng thời có nhiều hành vi vi phạm KLLD thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao
nhất tương xứng với hành vi vi phạm nặng nhất
- Không được xử lý KLLD đối với NLD đang trong thời gian sau: nghỉ ốm đau, điều dưỡng;
nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLD; đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được
quy định tại Khoản 1, Điều 126 BLLD 2012; lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản; NLD
nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
- Không xử lý KLLD đối với lao động vi phạm KLLD trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Câu 9: Trình bày các quyền năng của quyền sở hữu


a. Khái niệm
Sở hữu là mối quan hệ xã hội về việc chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội. Đây là
quan hệ giữa người với người mang nội dung tài sản chứ không phải quan hệ giữa người với
tài sản
Quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản

b. Nội dung quyền sở hữu bao gồm 3 quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
- Quyền chiếm hữu: là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lí tài sản thuộc sở hữu
của mình. Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp
chủ sở hữu ủy quyền hoặc do pháp luật quy định
- Quyền sử dụng: là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, khai thác những lợi ích vật
chất, hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. Người không phải là chủ sở
hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử
dụng thông qua hợp đồng hoặc do pháp luật quy định.
- Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng
hoặc tiêu hủy tài sản. Quyền năng của chủ sở hữu quyết định số phận của vật đó.Các hình
thức định đoạt thông thường như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ tài sản...
Chủ sở hữu tự mình hoặc ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình.

Nguyên tắc chung trong việc thực hiện quyền sở hữu là “ Chủ sở hữu được thực hiện mọi
hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh
hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác”.

Câu 10: Nội dung chế định pháp luật thừa kế:
- Nêu những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật? Thừa kế thế vị được áp dụng trong
trường hợp nào?
- Nêu các đối tượng thuộc hàng thứa kế 1,2,3?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật
quy định.
Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật
- Không có di chúc
- Di chúc không hợp pháp
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế
- những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà họ không có quyền hưởng
di sản hoặc họ từ chối quyền hưởng di sản
- phần di sản không đuợc định đoạt trong di chúc hoặc phần di sản liên quan đến phần di
chúc không có hiệu lực pháp luật

Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người
để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn
sống. Nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà
cha mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột em ruột
của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Câu 11: Vấn đề kết hôn theo quy định của Luật HN và GD
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
* Điều kiện về nội dung:
- Đủ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Phải có sự tự nguyên của hai bên nam nữ khi kết hôn;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự
- Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn
+ Kết hôn giả tạo
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác hoặc chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người
đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rẻ, cha dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính

* Điều kiện về hình thức: Phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, tạm trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng
ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước;
- Cơ quan đại diện ngoại gia, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết
hôn giữa công dân Việt nam với nhau ở nước ngoài
- Sở tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài

Hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn là hôn nhân trái pháp luật
Hôn nhân vi phạm quy định về hình thức kết hôn không có giá trị pháp lý

Câu 12: Khái niệm tội phạm? Các dấu hiệu cơ bản? Khái niệm hình phạt? Các loại hình
phạt?
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện, có lỗi, trái với pháp luật hình sự

Dấu hiệu của tội phạm


- Tính nguy hiểm cho xã hội: là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm
Tội phạm trước hết phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và nguy hiểm ở mức đáng kể.
“Nguy hiểm cho xã hội” nghĩa là hành vi phạm tội phải gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
Đó là những yếu tố:
+ Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại. Quan hệ xã hội càng quan trọng thì tội phạm càng
nguy hiểm
+ Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, công
cụ, phương tiện phạm tội.
+ Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại
+ Tính chất và mức độ lỗi; động cơ và mục đích phạm tội.

- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
+Người có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội là người mà tại thời
điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính
chất nguy hiểm cho xã hộicuar hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó.
+ Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Tính có lỗi cho tội phạm


Lỗi là thái độ tâm lý, nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm mà
mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó, thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Tính
có lỗi là một dấu hiệu về mặt nội dung của tội phạm.
Chia thành các loại:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong
muốn điều đó xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức
để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được.
+ Lỗi vô ý cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho
xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó.

- Tính trái pháp luật hình sự là việc làm những việc mà pháp luật cấm và không làm
những việc mà pháp luật buộc phải làm
Tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu về hình thức của tội phạm

- Tính phải chịu hình phạt: bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa phải chịu
một hình phạt. Tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ
luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Hệ thống hình phạt: ( tài liệu)


* Các hình phạt đối với người phạm tội là cá nhân
- Hình phạt chính là hình phạt được tuyên ngôn độc lập và mỗi tội phạm chỉ có thể bị tuyên
một hình phạt chính. Các hình phạt chính bao gồm:
+ Cảnh cáo: áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ,
nhưng chưa đến mức miễn hình phạt
+ Phạt tiền: áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác
do Bộ luật này quy định
+ Cải tạo không giam giữ: áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoăc có nơi thường trú
rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
+ Trục xuất: là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước CHXHCNVN
+ Tù có thời hạn: buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong thời hạn
nhất định
+Tù chung thân: tù không thời hạn dược áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọn, nhưng
chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
+ Từ hình: áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và một số tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng khác.
- Hình phạt bổ sung hỗ trợ cho hiệu lực của hình phạt chính. Không thể tuyên độc lập mà chỉ
có thể tuyên kèm theo hình phạt chính đôi với mỗi tội phạm.
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
+ Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa
phương nhất định
+ Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một số
địa phương nhất định có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
+ Tước một số quyền công dân
 Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước
 Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang
nhân dân.
+ Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án
sung quỹ nhà nước

* Các hình phạt đối với người phạm tội là pháp nhân thương mại
- Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung

Câu 13: Những hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành? Các giải pháp
phòng ngừa tham nhũng

* Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản
- Nhận hối lộ
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đợn vị hoặc địa
phương vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi
- Những nhiễu vì vụ lợi
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi;
cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án vì vụ lợi.
* Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn
trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản
- Nhận hối lộ
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vu
lợi.

Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng


- Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức, nghề nghiệp.
- Minh bạch tài sản của người có chức vụ, quyền hạn.
- Chế độ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra hành vi tham
nhũng.
- Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán.

90 phút

You might also like