You are on page 1of 38

LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

● Tại sao cần phải có pháp luật?


- Pháp luật bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội
- Pháp luật bảo vệ quyền cơ bản của mọi cá nhân ( quyền sở hữu,...)
- Pháp luật là phương tiện hoà bình để giải quyết tranh chấp
- Nếu không có pháp luật:
+ Những người tốt có thể bị tha hoá và biến thành người xấu
+ Nếu không có LQT thì hoà bình không thể được đảm bảo
● Lý luận chung về pháp luật
- Phương Tây: Nữ thần công lý Justitia
- Cán cân: sự công bằng, lẽ phải, chính trực và không thiên vị
- Bịt mắt: độc lập, vô tư, khách quan, không thể bị tác động bởi ngoại
cảnh và các yếu tố bên ngoài
- Thanh kiếm: quyền lực cưỡng chế, đảm bảo công lý được thực thi
- Nữ thần: sự mềm mại, uyển chuyển của pháp luật

- Phương Đông: Bao Thanh Thiên


+ Ba mắt: Đèn trời soi sáng, không để lọt tội phạm
+ Đàn ông: Cứng nhắc
+ Mặt sắt đen sì: Tính pháp chế của pháp luật, trọng hình luật hơn dân
luật
Pháp luật là gì?
1. Trường phái pháp luật tự nhiên
- Montesquieu: Luật theo nghĩa rộng nhất là những quan hệ tất yếu từ trong
bản chất của sự vật. Với nghĩa này thì mọi vật đều có luật lệ của nó.
- Thomas Hobbes: Cho rằng luật tự nhiên là những nguyên tắc được hình
thành từ tự nhiên. Theo đó, luật tự nhiên phải được xã hội áp dụng để bảo vệ
cho cuộc sống con người.
-
2. Trường phái pháp luật thần học:
a) Kito giáo
- Thánh Thomas Aquinas. Ông gắn quan điểm về luật tự nhiên với Thiên chúa
giáo.
+ Theo ông, luật có bốn loại: Ý Chúa => Luật tự nhiên => Luật của con
người => Luật thiêng liêng
+ St Thomas Aquinas cho rằng Luật ý Chúa là luật có giá trị cao nhất,
quyết định sự tồn tại của vạn vật. Luật Tự nhiên là sự tham gia của con
người vào Luật ý Chúa. Do vậy, Luật Tự nhiên phải tuân thủ theo
nguyên tắc: cái xấu phải tránh, cái tốt phải được thực hiện. Luật của
con người là sự áp dụng Luật Tự nhiên của các Chính phủ vào Xã hội.
Luật Thiêng liêng là những gì được ghi ở Kinh Thánh.
b) Hệ thống pháp luật Hồi giáo
- Kinh Qur’an: Bộ kinh quan trọng nhất, là định hướng cho đức tin và hành
động của mỗi tín đồ Hồi giáo.
- Shari’a: là luật hành vi – luật tôn giáo của Hồi giáo
- Sunnah: Quy định phong tục tập quán và truyền thống của Hồi giáo
3. Trường phái pháp luật xã hội chủ nghĩa
- Marx-Lenin: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
- Như vậy, pháp luật là chuẩn mực xã hội, là thước đo hành vi được hình thành
bằng con đường nhà nước và mang tính quyền lực nhà nước.

Ngoài pháp luật, hành vi của con người được điều chỉnh bởi?
- Phong tục tập quán
+ Phép vua thua lệ làng, nhiều phong tục từ xa xưa sau này trở thành
Tục lệ pháp, Tiền lệ pháp
- Quy phạm đạo đức
+ Quy phạm mang tính cơ bản, là trụ cột của mỗi xã hội
- Tôn giáo
+ Điều chỉnh hành vi con người dưới dạng điều răn
- Uy tín cá nhân của người dẫn dắt
+ KOL, Idol, VIP, …
- Văn hoá ứng xử

Những con đường hình thành pháp luật


- Nhà nước chọn lọc, thừa nhận các quy tắc ứng xử thông thường trong xã hội
rồi nâng lên thành quy định pháp luật.
- Nhà nước ban hành các văn bản quy định pháp luật (Pháp điển hóa).
- Nhà nước thừa nhận các cách thức xử lý đã được đưa ra trong thực tiễn giải
quyết 1 vấn đề cụ thể (án lệ, tiền lệ pháp).
- Nhà nước nội luật hóa những quy định của luật quốc tế.

Bản chất của pháp luật


I. Tính giai cấp
- Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị.
- Pháp luật do cơ sở kinh tế của giai cấp cầm quyền quy định.
II. Tính xã hội
- Pháp luật không chỉ bảo vệ giai cấp cầm quyền mà còn bảo vệ các giai cấp
khác.
- Pháp luật là phương tiện để giải quyết các vấn đề thiết yếu của an sinh xã hội.
→ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

Đặc trưng cơ bản của pháp luật


I. Tính quyền lực của nhà nước
- Quy định pháp luật có thể do nhà nước đặt ra hoặc nhà nước thừa nhận các
quy tắc xử sự sẵn có như đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo,...
- Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước.
- Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ pháp luật, trừng
phạt người vi phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh
trong cuộc sống.
II. Tính bắt buộc chung
- Pháp luật mang tính bắt buộc với mọi đối tượng trong xã hội.
III. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Pháp luật phải chứa đựng trong các nguồn của luật. Ví dụ: Luật thành văn,
tiền lệ pháp, án lệ.
IV. Tính quy phạm phổ biến
- Quy phạm là khuôn thước, khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp
luật là khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức, hành vi của mọi
người.
- Phạm vi tác động rất lớn, là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức đời
sống hàng ngày, điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc
sống. Tác động tới mọi địa phương, vùng, miền của đất nước.

Chức năng của pháp luật


I. Chức năng điều chỉnh
- Pháp luật có chức năng điều chỉnh hành vi của các thành viên trong xã hội
sao cho mọi thành phần đều đạt lợi ích của mình.
- Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng các hình thức: Cho phép, ngăn
cấm, bắt buộc, khuyến khích.
- Ví dụ:
+ Cho phép: Tự do buôn bán, tự do đi lại, bầu cử,...
+ Cấm: Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, vật chất thuộc sở hữu của người
khác.
II. Chức năng bảo vệ
- Bảo vệ tính ổn định của trật tự xã hội.
- Bảo vệ mối quan hệ giữa công dân và nhà nước.
III. Chức năng giáo dục
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Giáo dục thông qua tuyên truyền phổ biến pháp luật, thông qua hình phạt,
làm cho mỗi người hình thành ý thức pháp luật và hành động phù hợp với
cách xử sự ghi trong các quy phạm pháp luật.
- Không chỉ giáo dục người phạm tội mà còn giáo dục người không phạm tội.

Hành vi pháp luật


- Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra bên ngoài của con
người trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Mỗi hành vi đều phải
được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể. Những hoạt
động của con người trong trạng thái vô thức không thể coi là hành vi.
- Hành vi pháp luật là hành vi của con người được pháp luật quy định => gắn
liền với quy định của pháp luật
● Phân loại
- Dựa vào sự phù hợp pháp luật của hành vi
+ Hành vi tuân thủ pháp luật
+ Hành vi vi phạm pháp luật
- Dựa vào sự biểu hiện ra bên ngoài của hành vi
+ Hành vi hành động
+ Hành vi bất hành động

Vi phạm pháp luật


- Là hành vi của con người
+ Vật nuôi tấn công người lạ thì có vi phạm pháp luật không?
+ Động vật hoang dã tấn công người lạ thì có vi phạm pháp luật không?
- Trái pháp luật
+ Không có luật thì có vi phạm pháp luật không?
- Có lỗi của chủ thể
+ Vô ý thì có gọi là vi phạm pháp luật không?
- Chủ thể thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Người tâm thần có vi phạm pháp luật không?
→ Hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,
xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN


I. Sự hình thành của nhà nước
- Loài người là loài động vật có tập tính xã hội cao
+ Case “trốn cách ly”
+ Case “hình phạt tù”
+ Case “Giảng dạy online”
- Nhu cầu gắn kết lại vì mục đích chung
+ Chống lại thú dữ
+ Chống lại kẻ thù
+ Nhu cầu khai phá thiên nhiên ( trị thuỷ, chống hạn hán)
● Tại sao cần có nhà nước?
- Nhà nước ban hành và đảm bảo pháp luật được thực thi
- Xây dựng chính sách xã hội
- Quản lý và điều hành nền kinh tế
+ Chống cạnh tranh không lành mạnh
+ Chống độc quyền
+ Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
- Đảm bảo cung cấp dịch vụ công cho xã hội
+ Vì sao phải đảm bảo dịch vụ công?
+ Nếu không đảm bảo tốt thì sao?
- Thực hiện phân phối các nguồn lực và lợi ích theo nguyên tắc đảm bảo công
bằng xã hội
+ Hệ thống thuế
+ Việc phân phối ngân sách nhà nước
+ Hệ thống tín dụng
+ Hệ thống an sinh xã hội
- Đại diện cho quốc gia, dân tộc tham gia vào các hoạt động quốc tế
II. Bản chất của nhà nước
1. Tính giai cấp
- Nhà nước do giai cấp cầm quyền tổ chức và vận hành, là công cụ bảo vệ lợi ích
cho giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra.
- Việc đấu tranh giai cấp là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của nhà nước.
- Quyền lực nhà nước mang tính chất cưỡng chế, đảm bảo thực hiện bằng
nhiều công cụ khác nhau.
- Quyền lực nhà nước có vị thế Tựa hồ như cao hơn xã hội, đứng trên giai cấp
nhưng thực tiễn cho thấy giai cấp nào nắm trong tay quyền lực kinh tế thì
giai cấp đó nắm sức mạnh chính trị, tư tưởng. Giai cấp có kinh tế sử dụng nhà
nước để chống lại các giai cấp khác, bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình
2. Tính xã hội
- Nhà nước đại diện cho toàn thể xã hội → Cần phải bảo vệ quyền lợi của mọi
thành viên trong xã hội bất kể giai cấp.
- Thuyết khế ước xã hội → Nhà nước là sản phẩm của sự thảo thuận trao quyền.
- Đại diện cho toàn thể xã hội khi tham gia vào các quan hệ quốc tế.

III. Đặc điểm của nhà nước


- Bộ máy được tổ chức chặt chẽ.
- Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính.
- Nhà nước có chủ quyền.
- Có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp
luật.
- Nhà nước có quyền đặt và thu các loại thuế.
IV. Chức năng của nhà nước
1. Đối nội
- Chức năng chính trị: Thiết lập hệ thống quyền lực nhà nước.
- Chức năng kinh tế: Xác lập và bảo vệ chế độ kinh tế phù hợp với bản chất nhà
nước.
- Chức năng xã hội: Đảm bảo sự ổn định xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
- Bảo đảm trật tự pháp luật: Chức năng đặc thù, thể hiện mối quan hệ giữa nhà
nước và pháp luật.
2. Đối ngoại
- Thiết lập quan hệ hợp tác về nhiều lĩnh vực với các quốc gia khác.
- Phòng thủ nhà nước, chống lại các thế lực thù địch bên ngoài.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Tham gia vào các hoạt động quốc tế như bảo vệ môi trường, cứu trợ trong
trường hợp khẩn cấp, chống khủng bố, gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.
V. Nhà nước pháp quyền
- Khoản 1, điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
1. Thuật ngữ
- Tiếng Đức: Rechtsstaat
- Tiếng Anh: Rule of law - Nhà nước pháp quyền ≠ Rule by law - Nhà nước pháp
trị
- Tiếng Pháp: État de droit
- Tiếng Việt: Nhà nước pháp quyền
2. Ý nghĩa

VI. Nhà nước pháp quyền >< Nhà nước pháp trị

Pháp quyền Pháp trị


Rule of law Rule by law

Mang tính định lượng, giáo Là công cụ cưỡng ép các


Vai trò dục, vận động các thành viên thành viên trong xã hội tuân
trong xã hội tuân theo. theo.

Mang tính chất giáo dục với


Hình phạt mục đích giúp người phạm tội Nặng nề về hình phạt.
hoàn lương.

Công dân tuân Tự nguyên tuân theo pháp Dựa trên sự bắt buộc và cưỡng
theo pháp luật luật. chế thi hành.

Vì là công cụ nên pháp luật


Vị thế của pháp Tối cao. Mọi thành viên trong
đặt dưới ý chí của nhà cầm
luật xã hội đều phải tuân theo.
quyền.

VII. Thế nào là nhà nước pháp quyền


- Phải là nhà nước được thành lập một cách hợp pháp.
- Phải có hệ thống pháp luật tiến bộ, loại trừ được sự chuyên quyền
- của nhà nước.
- Hệ thống pháp luật phải là tối thượng. Mọi hoạt động, kể cả nhà nước, đều
phải diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật.
- Phải có hệ thống xét xử độc lập.
→ Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở
quyền làm chủ của nhân dân, sự phân chia quyền lực của nhà nước, hệ thống
pháp luật dân chủ, minh bạch, tiến bộ. Pháp luật phải dựa trên đảm bảo tự do cá
nhân, công bằng xã hội và sự thống trị của nó trong đời sống nhà nước và xã hội.
TƯ TƯỞNG PHÁP LUẬT: CỔ - TRUNG ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Pháp luật Viễn Đông thời Cổ - Trung đại
I. Nền tảng và nguyên tắc của pháp luật Viễn Đông thời Cổ - Trung đại
1. Nền văn minh Hoa Hạ
- Người Hoa Hạ chỉ những người sống ở vùng đất văn minh trung tâm, có lễ
giáo và tách biệt với các sắc dân man di xung quanh.
- Nền văn minh Hoa Hạ với hệ tư tưởng, triết học đặc sắc đã hình thành hệ
thống pháp quyền mạnh mẽ từ những ngày đầu tiên của văn minh nhân loại.
2. Nền tảng tư tưởng triết học của nền văn minh Hoa Hạ
a) Nho giáo
- Đại diện bởi Khổng Tử (551 BC - 479 BC) là triết gia, chính trị gia người
Trung Quốc, sống ở thời Xuân Thu. Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã
hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh
hưởng khắc Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác.
- Đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị.
- Thời Hán Vũ Đế đã ra lệnh Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật → Đề cao tuyệt
đối Nho giáo.
b) Pháp gia
- Đại diện ở Hàn Phi Tử (280 BC - 233 BC). Có tật nói ngọng, không giỏi nói
nhưng giỏi viết sách.
- Trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người,
không cần lễ nghĩa. Cho rằng trị nước cần ba điều:
+ Pháp: Pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng với mọi
người, không phân biệt là quý tộc hay dân den)
+ Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững
quyền thế, không chia sẻ cho kẻ khác (chuyên chế).
+ Thuật: Trọng thưởng, trọng phạt.
- Được Tần Thủy Hoàng áp dụng triệt để nhằm tạo cơ sở xây dựng nước Tần
hùng mạnh nhất Trung Nguyên.
c) Đạo giáo
- Theo Lão Tử, Đạo là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong
trời đất. Quy luật biến hóa tự thân của mỗi sự vật ông gọi là Đức. Lão Tử cho
rằng mọi sinh vật hình thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với
nhau.
- Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi, xa
lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể
cưỡng lại đạo trời, từ đó sinh ra tư tưởng an phận, lánh đời.

3. Nguyên tắc của pháp luật Viễn Đông


- Trung quân ái quốc.
- Đức chủ hình phụ ( Đức là chủ yếu, hình phạt là phụ).
- Lễ pháp tịnh dụng (Lễ nghĩa và pháp luật ngang nhau).
- An nhân ninh quốc (Dân yên ổn, đất nước thái bình).
- Ước pháp tịnh hình (Pháp luật đơn giản, hình phạt nhẹ nhàng).
- Nhất chuẩn hồ lễ (Lấy lễ làm chuẩn).
4. Nguồn của luật
- Lệnh: Chiếu chỉ, chỉ dụ của Hoàng đế (Lời của Vua là luật).
- Luật: Quy định về các vấn đề chung, vi dụ: ruộng đất, buôn bán, sản xuất.
- Luật vấn đáp: Giải thích pháp luật chính thức.
- Cách: Cách thức làm việc của quan lại.
- Thức: Quá trình tố tụng, thưa kiện.
- Lễ: Án lệ.
5. Một số bộ luật nổi tiếng
- Tần luật (nhà Tần): Bộ luật đầu tiên, đặt nền móng.
- Cửu chương luật.
- Đường luật sở nghi: Bộ luật quan trọng nhất trong Trung Hoa cổ đại, đặt nền
móng cho các bộ luật khác theo sau đó.
- Tống hình thống.
- Đại Nguyên thống chế.
- Luật Đại Minh.
- Đại Thanh luật lệ
Đặc điểm cơ bản của pháp luật Viễn Đông
I. Sự kết hợp giữa lễ và hình
- Lễ là nguyên tắc xử sự của con người mang tính thứ bậc khác nhau trong xã
hội phong kiến.
- Lễ giáo phong kiến là nội dung trọng tâm của Nho giáo. Mục đích nhằm xác
lập và củng cố đạo tam cương: vua - tôi, cha mẹ - con cái, vợ - chồng.
- Lễ là tư tưởng chỉ đạo pháp luật, pháp luật là bệ đỡ để duy trì lễ.
- Nhìn chung, Lễ và Hình có sự đan xen và hỗ trợ lẫn nhau. Thậm chí, người ta
còn sử dụng lễ giáo phong kiến để giải thích pháp luật. → Tội đồng luận dị
(cùng một tội nhưng lại phán xét khác nhau), tương tự với chủ nghĩa mù mờ
thời Đêm trường Trung cổ tại phương Tây.
- Pháp luật dựa trên nguyên tắc nhất chuẩn hồ lễ (lấy Lễ làm chuẩn) → Pháp
luật có ý nghĩa bảo vệ lễ giáo phong kiến.
+ Trọng nam khinh nữ: Chồng có thể ly dị vợ nếu như vợ phạm vào thất
suất: Không con, dâm đãng, bất kính với cha mẹ chồng, lắm lời, trộm
cắp, ghen tuông, ác tật.
+ Quy định về thập ác tội:
● 4 tội bất trung với triều đình: Mưu phản quốc, mưu đại nghịch,
mưu phản loạn, đại bất kính.
● 6 tội vi phạm quan hệ gia đình: Ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất
mục, bất nghĩa, nội loạn.
II. Sự kết hợp giữa pháp trị và đức trị
- Thuyết pháp trị:
+ Nhân chi sơ, tính bản ác.
+ Không cần giáo dục cho người tầng lớp dưới.
→ Phải có nhà nước và pháp luật để cai trị người dân.
- Thuyết đức trị:
+ Nhân chi sơ, tính bản thiện.
+ Dĩ dân vi bản - Lấy dân làm gốc.
→ Pháp luật và nhà nước cần đề cao giáo dục mọi người dân.
- Tranh luận giả tưởng giữa Hàn Phi Tử và Khổng Tử:
Hàn Phi Tử: Người dân nước tôi rất tôn trọng pháp luật. Khi người cha bắt trộm
dê, bò của hàng xóm, nếu người con biết sẽ tự nguyện đi báo quan.
Khổng Tử: Người dân nước tôi thì nếu cha bắt trộm dê, bò của hàng xóm, nếu
người con biết sẽ giấu không báo quan.
- Nhìn chung, pháp trị và đức trị là hai trường phái tư tưởng đối lập nhau
nhưng lại hòa đồng, hỗ trợ lẫn nhau.
-
Đức trị Pháp trị

Ưu - Dùng đạo đức để răn con người. - Đề cao pháp luật, từ đó dễ dàng
điểm - Tự ổn định xã hội mà không cần cai trị đất nước.
sử dụng sức mạnh áp chế. - Thưởng phạt phân minh.
- Đề cao nền tảng đạo đức của con
người, đặc biệt phải tự tu tỉnh và
giữ gìn liêm sỉ.

Nhượ - Nhà cầm quyền thường xuyên - Qúa tuyệt đối vai trò của pháp
c phải tu tâm dưỡng tính để nêu luật.
điểm gương sáng → Khó thực hiện. - Coi trọng hình phạt, độc tôn
- Hạn chế thế giới quan, tư tưởng luật pháp.
cổ hủ, không sáng tạo, không - Pháp luật cực đoan.
làm giàu, coi nhẹ vật chất.

Sự tác động của pháp luật Hoa Hạ với các nền văn minh ngoại vi
- Nền văn minh Hoa Hạ tác động tới các nền văn minh ngoại vi như: Triều
Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
- Đối với Việt Nam (trong thời Hậu Lê và Nguyễn, khi mà Nho giáo đạt tới đỉnh
cao), các bộ luật nổi tiếng của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi nền văn
minh Hoa Hạ: Quốc triều hình luật nhà Hậu Lê, và Hoàng Việt Luật lệ thời
nhà Nguyễn.
Sự sụp đổ của dòng họ pháp luật Viễn Đông
I. Quá trình thuộc địa hoá và sự lan truyền các dòng họ pháp luật phương
Tây -Đông

1. Trung Quốc
- Thất bại trong các cuộc chiến tranh đã khiến Trung Quốc suy yếu.
- Bị xâu xé bởi các nước đế quốc phương Tây.
- Nền tảng phong kiến lung lay → Pháp luật dần thay đổi.
2. Việt Nam
- Bị người Pháp xâm lược năm 1858. Năm 1884, chiến tranh Pháp - Thanh nổ
ra. Người Thanh thua cuộc và phải ký hòa ước Giáp Thân năm 1885, từ đó
chính thức mất sự ảnh hưởng tới Việt Nam vào tay người Pháp. Sau đó, người
Pháp truyền bá Civil Law vào Việt Nam.
3. Nhật Bản
- Năm 1867: Nhật hoàng Muhuhito lên ngôi và bắt buộc công cuộc Duy tân.
- Năm 1889: Nhật Bản ban hành Hiến pháp. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của
châu Á.
- Nhật Bản lựa chọn Civil Law của người Phổ để xây dựng hệ thống pháp luật
của mình.

HÌNH THỨC VÀ NGUỒN PHÁP LUẬT


Hình thức pháp luật
- Hình thức pháp luật là phương thức, cách thức thể hiện nội dung pháp luật
trong các văn bản pháp luật của nhà nước, các quyết định của toà án, tập
quán và trong các loại nguồn khác

I. Phân loại hình thức pháp luật


- Luật công coi trọng luật thành văn, nhưng luật tư được điều chỉnh rất nhiều
bởi các luật bất thành văn như Tập quán pháp và Tiền lệ pháp.
+ Luật công coi trọng luật thành văn: Nhà nước chỉ được phép làm
những gì pháp luật cho phép → Tránh sự lạm quyền.
+ Lý tưởng của Hiến pháp: Giới hạn quyền lực của Nhà nước thông qua
cách phân chia quyền lực.
+ Luật tư: Người dân được làm những gì pháp luật không cấm.
- Văn bản quy phạm pháp luật.
Nguồn của pháp luật
I. Nguồn của pháp luật là gì?
- Nghĩa hẹp: Nguồn của pháp luật chính là hình thức pháp luật.
- Nghĩa rộng: Là hình thức pháp luật và cơ sở hình thành nên nó (học thuyết,
trường phái,...doctrine).
- Sự phát triển của công lý jus thành luật, các quy định lex là một quá trình dài.
+ Luật quốc gia: Phát triển qua hàng nghìn năm, đã khá rõ ràng.
+ Hệ thống pháp luật quốc tế mới phát triển từ 1945 đổ đi.
- Thuật ngữ:
+ Tiếng Anh: Sources of law.
+ Tiếng Pháp: Sources du droit.
+ Tiếng Việt: Nguồn của luật.
→ Nguồn của pháp luật là tất cả những căn cứ pháp lý mà dựa vào đó, mọi tổ chức và
cá nhân có thể thực hiện pháp luật.
II. Thực hiện pháp luật
- Tuân thủ pháp luật: Không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.
+ Ví dụ: Không giết người.
- Thi hành pháp luật (Chấp hành pháp luật): Tuân theo pháp luật bằng cách
thực hiện các hành vi tích cực.
+ Ví dụ: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Sử dụng pháp luật: Thực hiện hành vi mà luật cho phép.
+ Ví dụ: Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi kết hôn.
- Áp dụng pháp luật: Cơ quan công quyền áp dụng pháp luật.
+ Ví dụ: toà án tuyên phạt 15 năm tù giam với hành vi giết người
III. Định nghĩa
- Nguồn của pháp luật là những hình thức chính thể hiện các quy tắc bắt buộc
chung được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp luật để áp dụng vào việc giải
quyết các vụ việc trong thực tiễn pháp luật, là cơ sở được sử dụng trong xây
dựng, ban hành pháp luật, cơ sở hình thành nên nội dung pháp luật.
IV. Một số nguyên tắc về nguồn của pháp luật
1. Nguyên tắc tính quy phạm phổ biến
2. Nguyên tắc xác định chặt chẽ về hình thức
3. Nguyên tắc không có luật thì không có tội
4. Nguyên tắc bình đẳng
V. Các loại nguồn cơ bản của pháp luật
- Tùy theo hệ thống pháp luật, những loại sau có thể coi là nguồn của pháp
luật.
1. Luật thành văn
2. Tập quán pháp: Là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa
nhận, nâng lên thành pháp luật.
3. Tiền lệ pháp (Án lệ): Là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm
quyển khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có
chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.
4. Hợp đồng pháp luật
5. Nguyên tắc chung của pháp luật
6. Các học thuyết pháp luật
7. Quy phạm tôn giáo
8. Lẽ công bằng: Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi
người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo,
không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự
trong vụ việc dân sự đó.
1. Theo pháp luật VN, nguồn của pháp luật bao gồm những loại nào?

Nguồn Cơ sở pháp lý

Luật thành văn

Tập quán Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015

Án lệ Khoản 2 điều 6 Bộ luật Dân sự 2015

Tương tự pháp luật Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015

Điều ước quốc tế mà Việt Nam là Điều 6 Luật điều ước quốc tế 2016
thành viên

Luật nước ngoài Phần 5 Bộ luật Dân sự 2015

2. Các hệ thống pháp luật trên thế giới sử dụng nguồn nào?

Civil Law Common Law


(Châu Âu lục địa - (Anh - Mỹ, thông Hồi giáo Xã hội chủ nghĩa
dân luật) luật)

- Luật thành văn


- Giáo lý
- Tập quán pháp - Án lệ
- Tập quán
- Án lệ - Tập quán pháp
pháp
- Học thuyết pháp - Luật thành văn Luật thành văn
- Luật thành
lý - Học thuyết pháp Tập quán pháp
văn
- Những nguyên lý
- Luật công
tắc chung của - Luật công bình
bình
luật

3. Văn bản quy phạm pháp luật


- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn
bản quy phạm pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả
nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Điều 4 quy định 26 loại văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay.
+ Phân loại:
Tiêu Phân loại Lưu ý
chí

- Luật - Văn bản dưới luật không được trái với luật
Mức độ
- Dưới luật - Ưu tiên áp dụng văn bản dưới luật

Phạm - Luật chung - Luật chuyên ngành không được trái với luật
vi điều - Luật chuyên chung
chỉnh ngành - Ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành

- Luật nội dung: Quy định đúng sai như nào?


(Ví dụ: Bộ luật Dân sự)
Tính - Luật nội dung
- Luật hình thức: Trình tự các bước chứng
chất - Luật hình thức
minh, ra tòa thì làm gì (Ví dụ: Bộ luật Tố tụng
dân sự)
+ Ưu điểm: Thống nhất, quy phạm phổ biến.
+ Hạn chế:
● Khái quát cao nên đôi khi không sử dụng được khi giải quyết các quan
hệ dân sự.
● Luật luôn luôn lạc hậu, đôi khi không phù hợp với cuộc sống.
● Bị phụ thuộc vào trình độ lập pháp của mỗi quốc gia.

4. Tập quán pháp


Bộ luật Dân sự - 2015
Điều 5. Áp dụng tập quán
1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ
của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và
lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp
dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong
một lĩnh vực dân sự.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì
có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật
này.
- Ưu điểm:
+ Khắc phục được nhược điểm của văn bản quy phạm pháp luật.
+ Thực sự bám sát tình hình thực tiễn vụ việc.
- Nhược điểm:
+ Không có tính quy phạm phổ biến.
+ Phụ thuộc nhiều vào cách áp dụng của thẩm phán.
5. Án lệ
- Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố
là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
- Án lệ không có giá trị áp dụng với bên thứ 3.
- Án lệ đảm bảo tính nhất quán và tính dễ dự đoán.

LUẬT HIẾN PHÁP


● Tại sao cần phải có hiến pháp?
- Những thủ lĩnh phong kiến trong tay cầm quyền lực tối cao mà đấng siêu
nhiên ban xuống. Chính vì vậy người dân không có hoặc có rất ít quyền cơ
bản của con người. Họ thường bị xem là đồ vật thuộc sở hữu của nhà vua
- Điều này đặt ra nhu cầu giới hạn quyền lực tuyệt đối của nhà vua. Đó là ý
tưởng đầu tiên làm nền móng cho sự ra đời của Hiến pháp

● Magna Carta
- Một bộ phận cấu thành Hiến pháp Anh quốc
- Là niềm cảm hứng cho thế giới
- Biểu tượng cho nhân quyền
→ Là bước đầu tiên xây dựng xã hội công bằng. Nơi mà mọi người đều bình đẳng,
không có ai có quyền lực cao hơn pháp luật. Đây chính là gốc rễ của hệ thống pháp
luật và tổ chức chính quyền
→ Là hình mẫu cho các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia khối thịnh vượng
chung
→ Là niềm cảm hứng cho Tuyên ngôn quốc tế và Quyền con người

I. Hiến pháp là gì?


1. Một số thuật ngữ
- Thuật ngữ La Mã Constitutio: đạo luật của nhà vua
- Phong kiến phương Tây Charter → chỉ sự thoả hiệp giữa triều đình phong
kiến và các thần dân
- Thời cách mạng tư sản Constitution
2. Khái niệm
- Là một ngành luật quy định những nguyên tắc pháp lý căn bản nhất. Hiến
pháp quy định về tổ chức nhà nước và quan hệ giữa nhà nước với cá nhân
(quyền và nghĩa vụ cá nhân)
3. Chức năng của Hiến pháp
- Hạn chế quyền lực nhà nước
- Bảo vệ quyền con người

II. Đặc trưng của Hiến pháp


1. Chủ thể và cách thức xác lập
- Do nhân dân trực tiếp thông qua nhờ trưng cầu dân ý hoặc do cơ quan đại
diện của nhân dân thông qua.
- Gắn với khế ước xã hội.
- Thể hiện sự ủy quyền của nhân dân cho nhà nước.
2. Nội dung
- Xác định những nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất của quốc gia.
- Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Bảo vệ quyền con người.
3. Phạm vi và mức độ điều chỉnh
- Phạm vi rộng
- Mức độ điều chỉnh khái quát
4. Hiệu lực pháp lý
- Có giá trị pháp lý cao nhất.
- Mọi văn bản pháp luật khác đều không được trái Hiến pháp.
- Nguyên tắc Hiến pháp tối cao (Nguyên tắc căn bản của Nhà nước pháp quyền).

→ VN không có mô hình bảo hiến

Khái quát về lịch sử lập hiến


I. Trên thế giới
- Năm 1215, xung đột giữa quý tộc Anh quốc và nhà vua đã tạo tiền đề cho sự ra
đời của Đại Hiến chương Anh quốc. Đồng thời là tiền đề cho sự ra đời của
Quốc hội.
- Năm 1787, Hiến pháp Hoa Kỳ (Hiến pháp Philadelphia) ra đời (có hiệu lực
vào năm 1789). Đây được xem là bản Hiến pháp có ảnh hưởng lớn nhất thế
giới (Hiến pháp kinh điển).
● Phim: Amend: Fight for America
- Năm 1945, hàng loạt hiến pháp mới ra đời.
II. Việt Nam
- Hiến pháp Việt Nam: Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi bổ sung
2001), 2013.
- Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa: 1956, 1957.
Phân loại Hiến pháp
I. Hình thức
1. Bất thành văn
- Nguồn của Hiến pháp tồn tại trong nhiều văn bản khác nhau. Ví dụ: Anh
Quốc.
2. Thành văn
- Nguồn của Hiến pháp tập trung vào duy nhất một văn bản. Ví dụ: Việt Nam
II. Thủ tục sửa đổi
- Hiến pháp nhu tính: Dễ sửa đổi.
- Hiến pháp cương tính: Khó sửa đổi.
● Hiến pháp Việt Nam: Khi nào Đảng thay đổi cương lĩnh thì sẽ có Hiến pháp
mới.
III. Hình thức chính thể
- Hiến pháp tư bản.
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.
IV. Giá trị thực tiễn của Hiến pháp
- Hiến pháp thực chất (Bảo chứng): Có giá trị thực tiễn.
- Hiến pháp hình thức (Mạo danh): Hầu như không giới hạn được quyền của
nhà nước cũng như không quy định được quyền của người dân.
Ví dụ: Hiến pháp nhà Thanh năm 1908 (Hiến pháp đại cương) công nhiên
tuyên bố: Quân thượng chí thành tôn nghiêm, không được xâm phạm.
Chế độ bảo hiến
I. Chế độ bảo hiến là gì?
- Ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật. Kiểm
soát tính cách hợp hiến của các đạo luật tức là điều tra, xem xét những đạo
luật (hành vi pháp lý ở một địa vị kém hơn Hiến pháp) có phù hợp với tinh
thần của như là nội dung của Hiến pháp hay không.
- Thường thuộc trách nhiệm cơ quan tư pháp.
+ Lập pháp: Quốc hội không làm luật, mà hạn chế luật pháp thông qua
việc đồng ý hay không đồng ý dự luật.
+ Hành pháp: Làm luật, soạn thảo dự luật.
+ Tư pháp: Kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật.
II. Mô hình bảo hiến
- Phi tập trung: Không tập trung, tòa án bình thường có quyền kiểm hiến (Hoa
Kỳ).
- Tập trung: Thành lập tòa án hiến pháp riêng biệt (Thái Lan, Hàn Quốc,
Đức,...)
- Hội đồng bảo hiến: Mang tính chất chính trị nhiều hơn tư pháp (Cộng hòa
Pháp: Cơ cấu Thượng viện 3 người, Hạ viện 3 người,...)
- Việt Nam không có mô hình bảo hiến.

Tổng kết bài học - Hiến pháp nên được hiểu là gì?
- Là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận trao quyền giữa người dân và nhà nước.
- Mang tính chất tối cao, chi phối mọi hành động của mọi chủ thể trong xã hội.
- Là gốc rễ của hệ thống pháp luật.

LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM


Tư tưởng lập hiến trước năm 1945
I. Bối cảnh thế giới
- Cách mạng tư sản nổ ra dẫn đến sự suy tàn của các nhà nước quân chủ (Ví dụ:
Cách mạng Anh, Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp,...).
- Các nước phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc phát kiến địa lý, khai phá thuộc
địa. Đặt ách thực dân lên các quốc gia châu Á, Phi, Mỹ Latin.
- Các cuộc chiến tranh thế giới diễn ra làm thay đổi bản đồ thế giới.
- Nhiều quốc gia và chính quyền cũ tiêu vong, nhiểu quốc gia và chính quyền
mới được hình thành.
II. Bối cảnh VN
- Là quốc gia thuộc địa nửa phong kiến, bị cai trị bởi nước Pháp.
- Đất nước bị chia thành 3 phần: Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung Kỳ),
Cochinchine (Nam Kỳ) với 3 hệ thống chính quyền, pháp luật khác biệt nhau.
- Các phong trào yêu nước nổ ra khắp mọi miền Tổ quốc.
- Một số phong trào cấp tiến du nhập tư tưởng tiến bộ của vào đất nước.
→ Nhu cầu có một bản Hiến pháp làm công cụ đấu tranh đòi quyền lợi của
người dân.
III. Những khuynh hướng lập hiến ở VN
- Muốn Pháp với tư cách là nhà nước bảo hộ ban hành cho Việt Nam một bản
Hiến pháp.
+ Đại diện: Phan Chu Trinh với quan điểm Ỷ Pháp cầu tiến bộ.
+ Nhóm Ngũ long với bản yêu sách gửi đến Hội nghị Versailles, trong đó
có điểm thứ 7 đòi hỏi phải có Hiến pháp cho Việt Nam.
- Muốn cho nhân dân có Hiến pháp thì trước hết phải đấu tranh giành độc lập
cho dân tộc, tự nhân dân Việt Nam sau độc lập dân tộc, sẽ thông qua một
bản hiến văn cho mình, mà không dựa vào sự ban hành của thực dân Pháp.
+ Đại diện: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, sau này là Nguyễn Ái
Quốc và những người cộng sản khác…Điểm chú ý, không ít người
trong số họ trưởng thành từ xu hướng thứ nhất.

Hiến pháp VN Dân chủ Cộng hoà năm 1946


I. Bối cảnh ra đời
- Việt Nam mới giành độc lập.
- Đối mặt với 3 loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- 6/1/1946: Quốc hội được thành lập với 333 đại biểu đại diện cho 3 miền Bắc -
Trung - Nam.
- 2/3/1946: Quốc hội lập Ban dự thảo Hiến pháp.
II. Kết cấu
- Được thông qua ngày 9/11/1946, có 7 chương với 70 điều.
- Hiến pháp quy định mô hình nhà nước có dấu án chính thể Cộng hòa lưỡng
tính.
- Hiến pháp không quy định về giai cấp cầm quyền như những bản Hiến pháp
của các quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp 1946
Điều 1
Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là
của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo,
giai cấp, tôn giáo.
III. Ý nghĩa
- Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam ra đời
ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945, có nhiệm vụ củng cố nền độc lập
mà nhân dân ta vừa giành được.
- Bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử của nước nhà quy định nhân dân không
phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tôn giáo là chủ thể của quyền lực nhà nước,
quiy định cách thức lần đầu tiên nhân dân tự tổ chức thành nhà nước.
- Do tình hình chiến tranh, cho nên luật Hiến pháp 1946 chưa được Chủ tịch
nước công bố cho toàn dân thực hiện. Nhưng dựa trên chỉ đạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, tùy tình hình cụ thể mà tinh thần của các quy định Hiến pháp
được thực hiện trên thực tế.

Hiến pháp VN Dân chủ Cộng hoà năm 1959


I. Bối cảnh ra đời
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng Hiệp định Genève
1954. Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền Nam Bắc tại vĩ tuyến 17.
- Ngay sau đó, Hoa Kỳ và đồng minh gây ảnh hưởng lên miền Nam Việt Nam
→ Nhu cầu cần có một bản Hiến pháp phù hợp với tình hình đất nước thời
điểm đó.
II. Kết cấu
- Được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959, gồm 10 chương với 112 điều.
- Hiến pháp 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ
chức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù tên gọi chính thể không thay đổi so
với Hiến pháp 1946: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng nội dung tổ chức
bên trong của bộ máy nhà nước có những quy định rất khác so với Hiến pháp
1946.
- Bộ máy nhà nước của Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập
quyền. Mọi quyền lực tập trung vào Quốc hội. Ngay cả Nguyên thủ quốc gia
cũng phải do Quốc hội bầu ra và bãi miễn.
- Mặc dù các quy định của Hiến pháp vẫn thừa nhận sự tồn tại của loại hình sở
hữu tư nhân (Điều 16), nhưng vì phải thực hiện công cuộc tải tạo công
thương để nhanh chóng tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, nên loại hình sở
hữu này hầu như không có điều kiện tồn tại trên thực tế.
III. Ý nghĩa
- Bắt đầu từ đây các bản Hiến pháp của nhà nước Việt Nam mang tính định
hướng, tính chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản cho sự phát triển theo
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hiến pháp 1959 ban hành sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, đề ra nhiệm vụ củng cố miền Bắc, đưa ra miền Bắc quá độ lên chủ
nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam. Một nhà nước quá
độ từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội.

Hiến pháp VN Dân chủ Cộng hoà năm 1980


I. Bối cảnh ra đời
- Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, đất nước thống nhất.
- Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa.
→ Cần có một bản Hiến pháp mới phù hợp với tình hình đất nước thời đó.
II. Kết cấu
- Được Quốc hội thổng qua ngày 18/12/1980, kết cấu 12 chương với 147 điều.
- Là bản Hiến pháp tham khảo nhiều kinh nghiệm việc tổ chức và xây dựng
chủ nghĩa xã hội của các nước trong hệ thống chủ nghĩa xã hội nhiều nhất
của các nước Liên Xô và Đông Âu.
- Hiến pháp 1980 là một bản Hiến pháp thể hiện một cách đầy đủ nhất những
nhận thức cũ của Việt Nam về dân chủ của chủ nghĩa xã hội. Là nhà nước
chuyên chính vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với chủ trương xây
dựng chủ nghĩa xã hội thành công trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX.

Hiến pháp VN Dân chủ Cộng hoà năm 1992


I. Bối cảnh ra đời
- Sự sụp đổ của hệ thống các quốc gia xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu.
- Năm 1982, Đảng đặt ra đường lối Đổi mới tại Đại hội VI.
- Việt Nam bắt đầu tiến trình hội nhập sâu rộng hơn trên trường quốc tế.
II. Kết cấu
- Được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992, sửa đổi bổ sung ngày 25/12/2001,
kết cấu 12 chương với 147 điều.
III. Ý nghĩa
- Hiến pháp 1992 là Hiến pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện đất
nước, củng cố những thành tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới kinh tế,
chính trị, văn hóa, từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam,
định rõ những nhiệm vụ cho những năm tới theo Cương lĩnh và Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.
- Hiến pháp 1992 là biểu tượng của sự đồng tâm, nhất trí cao độ của Đảng và
nhân dân ta trong việc tiếp tục con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hiến pháp 1992 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất thể chế hóa đường lối,
chủ trương Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII vào cuộc sống.
Hiến pháp VN Dân chủ Cộng hòa năm 2013
I. Bối cảnh ra đời
- Việt Nam hội nhập sâu rộng trên trường quốc tế.
- Việt Nam sẵn sàng làm bạn, đối tác với mọi quốc gia trên thế giới, kể cả cựu
thù.
- Vị thế, uy tín của Việt Nam trên phạm vi khu vực và quốc tế ngày càng tăng.
→ Cần có một bản Hiến pháp phù hợp với ngày nay.
II. Kết cấu
- Được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2023, kết cấu 11 chương với 120 điều.
III. Ý nghĩa
1. Chế độ chính trị
- Gồm 13 điều quy định về chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Điều 1.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng
trời.
Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.

Điều 4.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân
dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về
những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
4. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
a. Quyền
- Quyền được sống
Điều 19.
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai
bị tước đoạt tính mạng trái luật.
- Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (20)
Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức
khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
(...)
- Quyền tự do đi lại
Điều 23.
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và
từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 24.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình (25)
Điều 25.
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
- Quyền bầu cử
Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở
lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền
này do luật định.
a. Nghĩa vụ
1. Quốc hội: Bao gồm 17 điều quy định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
Quốc hội
- Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Điều 69.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
- Quyền hạn và nhiệm vụ.
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do
Quốc hội thành lập;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa
đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm
vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định
mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự
toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn
quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm
toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội
thành lập;
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước,
người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và
thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê
chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng
bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ
quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn;
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành
lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi
bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại
giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy
chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn
cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia
nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến
tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các
điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
15. Quyết định trưng cầu ý dân.
- Nhiệm kỳ mỗi khóa là 5 năm
Điều 71
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải
được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo
dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc
kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng,
trừ trường hợp có chiến tranh.
- Điều 81
Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của
Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban
thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị
tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường
vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Chủ tịch nước: Bao gồm 8 điều, quy định về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của Chủ tịch nước.
- Là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
nam về đối nội và đối ngoại (nguyên thủ quốc gia) (86)
- Quyền hạn và nghĩa vụ (88)
3. Chính phủ: Bao gồm 8 điều, quy định về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ.
- Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc
hội. Chính phủ chịu trách nghiệm trước Quốc hội và báo cáo cong tác trước
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Việt Nam gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ.
4. Tòa án và Viện Kiểm sát
a. Tòa án
Điều 102.
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật
định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
b. Viện Kiểm sát nhân dân
Điều 107.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện
kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo
đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Tổng kết bài học—
- Từ nhà nước đầu tiên với tên là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của
Hiến pháp năm 1946 cho đến nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
luôn luôn là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
- Nhà nước chúng ta là một Nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Đối
với Hiến pháp Việt Nam, vấn đề độc lập chủ quyền như là một vấn đề tiên
quyết cho việc khẳng định quyền lực nhà nước Việt Nam thuộc về nhân dân
Việt Nam.
- Việc tổ chức quyền lực Nhà nước luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản - Đảng của liên minh giai cấp công nhân, nông dân, tri thức, được
tổ chức dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Càng ngày Hiến pháp Việt Nam càng thể hiện xu thế có tính quy luật, mở
rộng quyền tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam
- Mỗi một bản Hiến pháp đánh dấu một thời kỳ hay một giai đoạn cách mạng,
củng cố về mặt pháp lý những thắng lợi đã đạt được và bảo đảm phát huy
những thắng lợi đó trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
LUẬT HÌNH SỰ
Vì sao phải cần có luật hình sự?
- Lá chắn cuối cùng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
- Trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Thể hiện sự trừng phạt của pháp luật đối với các hành vi phạm tội.
- Thể hiện sự răn đe đối với những người có ý định phạm tội.
Luật Hình sự là gì?
I. Một số thuật ngữ
- Tiếng Anh: Criminal Law (Luật về tội phạm)
- Tiếng Đức: Strafrecht (Luật về hình phạt)
- Tiếng Pháp: Droit pénal (Luật về hình phạt)
- Tiếng Việt: Luật hình sự (Luật về hình phạt)
II. Định nghĩa
- Hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực
hiện tội phạm đó.
- Luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt.
Phân biệt luật Hình sự và luật Hành chính
Chức năng của Luật Hình sự
I. Chức năng chống và phòng ngừa tội phạm
- Chống tội phạm: Hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.
- Phòng ngừa tội phạm: Hoạt động ngăn ngừa tội phạm xảy ra.
II. Chức năng bảo vệ
- Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm quyền con
người; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc của luật Hình sự
Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
Nguyên tắc hành vi
Nguyên tắc có lỗi
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
Nguyên tắc nhân đạo

Tội phạm là gì?


I. Định nghĩa
Điều 8, Bộ luật Hình sự 2015
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này
phải bị xử lý hình sự.
Các đặc điểm của tội phạm
I. Tính nguy hiểm cho xã hội
- Đây là đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những đặc điểm khác
của tội phạm.
- Dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tội phạm, qua đó giúp phân hóa
trách nhiệm hình sự.
II. Tính có lỗi
- Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và
đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
- Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội
nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết dịnh chính mình trong
khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của
xã hội.
III. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện
Điều 21, Bộ luật Hình sự 2015
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
IV. Tính trái pháp luật hình sự
- Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu nó được quy
định tại bộ luật Hình sự.
- Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
V. Tính phải chịu hình phạt
- Mọi hành vi phạm tội đều phải chịu hình phạt.
- Tuy nhiên có những người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví
dụ: miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt.
Phân loại tội phạm
Điều 123: Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm.
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt
tù từ 07 năm đến 15 năm.
● Case Giết con mới đẻ
Điều 124: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn
đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
I. Theo khách thể bị xâm phạm
- Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
- Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người.
- Các tội phạm xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của
công dân.
- Các tội phạm xâm phạm sở hữu.
- Các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
- …
II. Mức độ nguy hiểm của tội phạm
Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng Đặc biệt nghiêm
trọng

Tội phạm có tính Tội phạm có tính Tội phạm có tính Tội phạm có tính
chất và mức độ chất và mức độ chất và mức độ chất và mức độ
nguy hiểm cho xã nguy hiểm cho xã nguy hiểm cho xã nguy hiểm cho xã
hội không lớn. hội lớn. hội rất lớn. hội đặc biệt lớn.

Mức cao nhất của Mức cao nhất của Mức cao nhất của Mức cao nhất của
khung hình phạt khung hình phạt khung hình phạt khung hình phạt
do Bộ luật quy do Bộ luật quy do Bộ luật quy do Bộ luật quy
định đối với tội ấy định đối với tội ấy định đối với tội ấy định đối với tội ấy
là phạt tiền, cải là từ trên 03 năm là từ trên 07 đến là từ trên 15 năm
tạo không giam đến 07 năm tù. 15 năm. đến 20 năm tù, tù
giữ, hoặc phạt tù chung thân hoặc
đến 3 năm. tử hình.

Cấu thành tội phạm


I. Khái niệm
- Tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể
được quy định trong luật hình sự, bao gồm khách thể của tội phạm, chủ thể
của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm.
1. Khách thể của tội phạm
- Là quan hệ xã hội mà tội phạm xâm phạm.
Ví dụ: Tội giết người xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác; tội cướp tài
sản xâm phạm quyền sở hữu.
2. Chủ thể của tội phạm
- Là người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định đã
thực hiện hành vi phạm tội.
3. Mặt khách quan của tội phạm
- Là biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: Hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội, hậu quả của hành vi đó, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
- Là những biểu hiện tâm lý bên trong tội phạm, bao gồm: lỗi (cố ý hoặc vô ý),
mục đích và động cơ phạm tội.
II. Yếu tố lỗi
1. Lỗi cố ý trực tiếp
- Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức
rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Lý trí: Nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi đó, thấy trước hậu
quả của hành vi đó.
- Ý chí: Mong muốn cho hậu quả xảy ra.
- Ví dụ: A thấy B đi với người yêu mình, nảy sinh ghen tuông nên muốn giết B,
A về nhà lấy dao chém liên tiếp vào B dẫn đến B chết. Như vậy A nhận thấy rõ
hành vi nguy hiểm và thấy trước hậu quả cua mình.
2. Lỗi cố ý gián tiếp
- Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm có xã hội của hành vi của mình, thấy trước
hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Lý trí: Nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả
có thể xảy ra của hành vi.
- Ý chí: Không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra.
- Ví dụ: Ruộng nhà A nhiều chuột, A giăng bẫy điện để bẫy chuột. Chị B đi đồng
bị rơi mũ xuống và vào ruộng A nhặt, bị điện giật chết. A thấy trước hậu quả
xảy ra, không mong muốn hậu quả nhưng vẫn có ý thức để mặc.
3. Lỗi vô ý vì quá tự tin
- Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi
của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả
đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Lý trí: Thấy trước hậu quả có thể xảy ra.
- Ý chí: Tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc tin rằng hậu quả có thể ngăn ngừa
được.
- Ví dụ: A đi săn thú, thấy một con thỏ đi qua và một người đi lấy củi bên cạnh
con thỏ. Vì tự tin về tài bắn súng của mình nên A vẫn bắn, do lệch tay bắn
trúng người lấy củi. A thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng không
xảy ra.
4. Lỗi vô ý do cẩu thả
- Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc
phải thấy trước hậu quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.
- Về lý trí: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu
quả nguy hại cho xã hội.
- Về ý chí: Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có
thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
- Ví dụ: A chạy qua đường, vì để tránh A nên B và C đã đâm vào nhau.
Hình phạt
I. Đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính
- Tử hình.
- Chung thân.
- Tù có thời hạn.
- Trục xuất.
- Cải tạo không giam giữ.
- Phạt tiền.
- Cảnh cáo.
2. Hình phạt bổ sung
- Cấm đảm nhận chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Cấm cư trú.
- Quản chế.
- Tước một số quyền công dân.
- Tịch thu tài sản.
- Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính).
- Trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).
II. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Hình phạt chính
- Phạt tiền.
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung
- Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
- Cấm huy động vốn.
- Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính).

TỘI PHẠM HỌC


Tại sao phải nghiên cứu về tội phạm
I. Chức năng mô tả
- Tội phạm học phải làm sáng tỏ các quá trình và hiện tượng xã hội có liên
quan trực tiếp đến tình hình tội phạm, cung cấp các thông tin đầy đủ về tình
hình tội phạ trong xã hội, của từng nhóm tội, loại tội và những tội phạm cụ
thể đã xảy ra trong xã hội.
II. Chức năng giải thích
- Tội phạm học phải làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện làm phát
sinh tình hình tội phạm trong xã hội, phải lý giải được mối quan hệ giữa
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm. Đồng thời, làm
rõ vai trò và vị trí của các nhân tố nguyên nhân và điều kiện trong cơ chế làm
phát sinh tình hình tội phạm.
III. Chức năng dự báo và phòng ngựa tội phạm
- Tội phạm học nghiên cứu về tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại
nhằm phát hiện những quy luật vận động và phát triển của tình hình tội
phạm để từ đó đưa ra những nhận định mang tính phán đoán về tình hình tội
phạm trong tương lai, xây dựng được những biện pháp phòng ngừa tội phạm
1 cách hợp lý và hiệu quả.
Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình tội phạm nói chung.
- Tình hình tội phạm của từng nhóm tội (Nhóm tội phạm ma túy, nhóm tội
phạm tình dục,...).
- Tình hình tội phạm với các tội phạm cụ thể (Tội giết người, tội tham ô,...).
Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của tội phạm?
I. Nguyên nhân mang tính xã hội
- Tình hình thất nghiệp.
- Môi trường văn hóa.
→ Tội phạm hình thành.
II. Nguyên nhân mang tính pháp lý
- Sửa đổi chính sách pháp luật.
- Sửa đổi bộ luật hình sự.
Nhân thân người phạm tội và mối liên hệ với sự hình thành tội phạm
I. Yếu tố sinh học
1. Giới tính
- Nam: Bạo lực, côn đồ, tình dục,...
- Nữ: Buôn bán chất cấm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, (tổ chức) mại dâm, buôn
bán người,...
2. Tư chất
- Nóng tính: Bạo lực,...
- Thông minh: (Lạm dụng chức quyền) lừa đảo,...
- Cả tin: Đồng phạm,...
3. Độ tuổi
- 14 ~ 18 tuổi: Đua xe, gây rối trật tự công cộng,...
- 18 ~ 35 tuổi: Bạo lực, lừa đảo, tổ chức đường dây,...
- Trên 35 tuổi: Tội phạm liên quan đến chức vụ quyền hạn,...
4. Ý thức sinh hoạt
a. Ý thức
- Ý thức kém: Đốt nương làm rẫy → Cháy rừng,...
- Thiếu trách nhiệm: Gắn với nghề nghiệp,..
b. Thói quen giải trí
- Tệ nạn xã hội, thói quen xấu.
5. Tâm, sinh lý
a. Tâm lý
- Lệch lạc trong suy nghĩ, tâm lý bất ổn, tâm lý chưa phát triển đầy đủ.
b. Sinh lý
- Bản năng trỗi dậy.
- Ham muốn sinh lý lệch lạc: Loạn luân, ấu dâm.
+ Một số xu hướng tính dục bất thường: Phô dâm, thị dâm, ấu dâm, lão
dâm, khổ dâm, ái vật, thính dâm, ái tử thi,...
Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên
mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:
a. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b. Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c. Vì động cơ đê hèn;
d. Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
6. Môi trường gia đình
a. Xuất thân gia đình
- Gia đình phức tạp, gia đình cơ bản.
b. Cách thức các thành viên trong gia đình đối xử với nhau
- Quan tâm, không quan tâm.
7. Môi trường xã hội
a. Trình độ học vấn
- Mù chữ, thất học; có điều kiện học tập.
b. Nghề nghiệp
- Người thất nghiệp, lao động phổ thông, lao động chất lượng cao, người có
chức quyền.
c. Nơi cư trú
- Thành thị; nông thôn; vùng cao; biên giới, hải đảo.
Tình huống phạm tội
I. Khái niệm
- Tình huống phạm tội là những hoàn cảnh được xác định một cách cụ thể về
không gian và thời gian. Trên thực tế, những tình huống đó tạo điều kiện cho
tội phạm diễn ra.
II. Phân loại
1. Theo thời gian
- Tình huống nhất thời.
+ Ví dụ: Sử dụng điện thoại di động khi đi trên đường phố Sài Gòn.
- Tình huống tồn tại trong thời gian tương đối dài.
+ Ví dụ: Đi dạo một mình trong công viên vắng người.
- Tình huống tồn tại kéo dài.
+ Ví dụ: Xung đột kéo dài trong gia đình về vấn đề sở hữu đất đai.
2. Theo mức độ tác động
- Tình huống hỗ trợ tội phạm: Không có sự xung đột bên ngoài của các cá nhân
tham gia vào tình huống.
+ Ví dụ: Chen lấn xô đẩy nơi đông người tạo điều kiện cho việc trộm cắp.
- Tình huống khiêu khích phạm tội: Được tạo ra bởi những mâu thuẫn xung
đột của các bên tham gia vào tình huống: Hành vi, lời nói không chính đáng.
+ Ví dụ: Sự kích động, lăng mạ của các bên.
Yếu tố kích thích tội phạm phát triển
- Pháp luật không được đảm bảo thực hiện.
- Xã hội có trình độ phát triển thấp.
- Mê tín dị đoan.
- Chiến tranh loạn lạc.
- …
Tại sao tội phạm lại có sức hút lớn?
1. Vai trò của truyền thông
2. Sức hút vật chất
- Tiền bạc, danh tiếng.
Nạn nhân của tội phạm
I. Vai trò của nạn nhân đối với tội phạm
II. Ảnh hưởng của tội phạm lên nạn nhân
- Ugly Carnival.
- Korean comfort women.

LUẬT DÂN SỰ
Luật dân sự là gì?
- Có phạm vi điều chỉnh rộng nhất.
- Hiền nhất (tấm lưới bảo vệ).
- Phức tạp nhất (nhu cầu con người ngày càng phức tạp), khó nhất.
→ Xử lý một vụ việc dân sự rất phức tạp.
● Anh và Mỹ không có Bộ luật Dân sự, Bộ luật Dân sự Pháp có hiệu lực từ 1804.
I. Một số thuật ngữ
- Tiếng Pháp: Droit civil.
- Anh: Civil law.
- Đức: Bürgerliches recht (Dân luật).
- Việt: Luật dân sự.
II. Phạm vi điều chỉnh
- Nhu cầu của con người: Vật chất và tinh thần.
III. Định nghĩa
- Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy
phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao
lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các
chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
IV. Định hướng xây dựng Bộ luật Dân sự
- Đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân
- Đảm bảo sự thông thoáng, ổn định trong giao lưu dân sự, góp phần phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng Bộ luật Dân sự trở thành luật nền, luật chung của hệ thống pháp
luật điều chỉnh quan hệ pháp luật tư.
- Kế thừa và phát triển các Bộ luật Dân sự trước đây.

Lịch sử Luật Dân sự Việt Nam


I. Giai đoạn phong kiến
- Chưa có sự phân tách hình luật và dân luật, áp dụng chế tài hình sự vào quan
hệ dân sự.
Ví dụ: Vay không trả tiền thì chịu đòn roi.
- Chưa có sự phân tách giữa quan niệm đạo đức và pháp luật.
● Thế tục hóa pháp luật: Tách bách pháp luật với đạo đức, tôn giáo.
- Áp dụng nguyên tắc bất bình đẳng.
- Chưa có một số chế định hiện đại (sở hữu trí tuệ).
- Ví dụ: Lê triều hình luật, Nguyên triều hình luật.
II. Giai đoạn Pháp thuộc
- Chịu ảnh hưởng lớn của Bộ luật dân sự Napoleon.
- Coi trọng quan hệ vật quyền.
- Ví dụ: Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản lược (1883), Dân luật Bắc Kỳ (1931), Trung
Kỳ hộ luật (1936).
III. Giai đoạn chia tách 2 miền
- Miền Bắc không có bộ luật dân sự, cho phép áp dụng quy định của chế độ cũ
(1945 ~ 1959). Hành chính hóa quan hệ dân sự, quan liêu bao cấp (1959 ~
1980).
- Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng Việt Nam Cộng hòa (1972).
IV. Giai đoạn thống nhất đất nước
- Khôi phục lại những nguyên tắc nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
(1980 ~ 1995).
- Bộ luật dân sự 1995, 2005, 2015 → 10 năm thay đổi luật 1 lần.
→ Đã từng có nhiều hơn 9 bộ luật dân sự có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Nhận xét
- Quan hệ dân sự được quan tâm.
- Kỹ năng lập pháp yếu.
- Không có định hướng rõ ràng khi xây dựng Bộ luật Dân sự.
Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự (2005)
Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự (2015)

Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự


I. Quan hệ tài sản
- Quan hệ giữa các chủ thể thông qua tài sản, mang tính giá trị.
- Giữa các chủ thể bình đẳng.
- Đa số quan hệ tài sản mang tính đền bù qua lại.
● Hợp đồng song vụ: Quyền của người này là nghĩa vụ của người kia.
● Hợp đồng tặng cho: Không đi kèm nghĩa vụ
II. Vật quyền
- Tự mình thực hiện các hành vi tác động vào tài sản (vật quyền - quyền đối
vật).
- Quan hệ tài sản ở trạng thái tĩnh.
- Thể hiện sự lệ thuộc của một tài sản vào chủ thể. Vật quyền là quyền chi phối,
tác động lên vật (có những quyền như nào đối với vật).
+ Các quyền đối với tài sản: Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
- Quan hệ tài sản mang tính tuyệt đối. Chủ thể quyền được bảo vệ khỏi sự xâm
phạm của chủ thể khác (con người sinh ra được tạo hóa ban tặng cho những
quyền…)
III. Trái quyền
- Là quyền của một người yêu cầu một người khác thực hiện một hành vi pháp
lý nhất định. Mối quan hệ giữa người có quyền yêu cầu và người được yêu cầu
gọi là quan hệ nghĩa vụ (quyền đối nhân).
- Là quan hệ tài sản ở trạng thái động - sự dịch chuyển tài sản (mua bán, tặng
cho, chuyển nhượng,...) giữa các chủ thể.
- Thể hiện sự lệ thuộc pháp lý giữa các chủ thể. Trái quyền là quyền tác động,
chi phối lên chủ thể khác (quyền yêu cầu).
- Quan hệ mang tính tương đối. Chủ thể quyền chỉ được bảo vệ khỏi sự xâm
phạm của chủ thể nghĩa vụ xác định.
Các nguyên tắc của Luật dân sự
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân
biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện
đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Tự do, tự nguyện:
+ Tự do là mình được phép làm gì.
+ Tự nguyện là mình có bị bắt buộc phải làm một cách trái ý muốn hay
không.
- Trường hợp nào thực hiện giao dịch dân sự trái ý muốn:
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình một cách thiện chí, trung thực.
- Thiện chí là win - win chứ không phải là gây khó dễ cho các bên.
+ Đỉnh cao của nguyên tắc thiện chí là hợp đồng bảo hiểm.
Ví dụ, khi cháy nhà thì A được nhận bảo hiểm. Nhưng A không được
khoanh tay đứng nhìn mà phải áp dụng mọi biện pháp trong khả năng
để giảm mức bồi thường, thiệt hại → Thiện chí. Nếu không áp dụng
biện pháp cần thiết để giảm thiểu thiệt hại, có thể dẫn đến khả năng bị
từ chối bảo hiểm.
- Trung thực là khi giao kết hợp đồng, các bên phải cung cấp tối đa thông tin
về đối tượng để 2 bên cùng quyết định có tham gia quan hệ dân sự hay không.
+ Đỉnh cao của trung thực là quan hệ tặng cho.
Ví dụ: A biết gà của mình nhiễm H5N1 nhưng vẫn tặng gà cho B để làm
gà giống. B cho con gà đó nhập đàn gà 1000 con của mình. Sau 1 tuần,
đàn gà nhiễm bệnh và chết. A phải bồi thường.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm
đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
- Chủ thể không thực hiện được nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm.
- Bồi thường thiệt hại trong/ngoài hợp đồng.
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng
ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng
hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc
người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
hoặc của người thân thích của mình.
● Nguyên tắc đền bù: Nhanh chóng, kịp thời và ngang giá.
Nguồn của Luật Dân sự
- Bộ luật Dân sự.
- Tập quán.
- Tương tự pháp luật.
- Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Dân sự.
- Án lệ.
- Lẽ công bằng.
Chủ thể của Luật Dân sự
I. Chủ thể truyền thống
- Cá nhân.
- Pháp nhân
II. Chủ thể hạn chế
- Hộ gia đình.
- Tổ hợp tác.
III. Chủ thể đặc biệt
- Nhà nước.
CÁC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT LỚN TRÊN THẾ GIỚI
Tại sao phải biết các dòng họ pháp luật?
● Bản chất của Khoa học pháp lý là phân loại dựa trên các đặc điểm cơ bản của nó.
- Phân loại: Công và tư,...
- Nhu cầu hội nhập quốc tế → Cần tìm hiểu các hệ thống pháp luật trên thế giới.
- Khi tham gia vào thiết chế tài phán quốc tế, có nhu cầu rất lớn phải hiểu biết
các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Ví dụ: Câu chuyện về các vụ kiện ở WTO.
- Tư pháp quốc tế: Xung đột pháp luật → Cần phải biết các hệ thống pháp luật
khác nhau.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế.
+ Nước ngoài có hệ thống tranh tụng thú vị, kinh nghiệm cho Việt Nam?
- Xu hướng hài hòa hóa hệ thống pháp luật trên thế giới.
+ Hài hòa hóa pháp luật: Các hệ thống pháp luật (Civil Law, Common
Law) càng gần nhau hơn.
- Xu hướng pháp điển hóa luật quốc tế.
Luật so sánh
I. Lịch sử
- Xuất hiện và phát triển từ rất lâu trên thế giới
+ Thời cổ đại: Chính trị luận (Aristotle).
+ Thời phục hưng: So sánh Luật La Mã và Luật Giáo hội
+ Thời cận đại: So sánh giữa Luật của Anh và Luật châu Âu lục địa và
quốc gia khác.
- Dù phát triển từ lâu nhưng nhìn chung, luật so sánh vẫn là môn học luật mới
mẻ so với những môn luật khác.
II. Khái niệm
- Là ngành luật không mới trên thế giới, nhưng lại tương đối mới ở Việt Nam.
- Một số thuật ngữ:
+ Tiếng Anh: Comparative law.
+ Tiếng Pháp: Droit comparé.
+ Tiếng Việt: Luật so sánh.
III. Đặc điểm
- Luật so sánh không phải là một “ngành luật” (ví dụ: Luật hình sự, luật dân
sự, luật hôn nhân gia đình,…). Có thể nói “luật so sánh” không phải luật thực
định mà là môn học thuần nghiên cứu.
- Không so sánh lịch sử lập pháp của một ngành luật thuộc một hệ thống pháp
luật (ví dụ: Từ Bộ Luật Lao động 2012 sang Bộ luật Lao động 2019)
- So sánh hệ thống và so sánh từng ngành luật
IV. Đối tượng nghiên cứu
- Các hệ thống pháp luật khác nhau.
- Các dòng họ pháp luật khác nhau.
- Văn hóa pháp luật.
1. Hệ thống pháp luật là gì?
a. Nghĩa hẹp
- Hệ thống pháp luật là tổng hợp tất cả những quy phạm pháp luật điều chỉnh
mọi vấn đề pháp lý của một vùng lãnh thổ nào đó.
b. Nghĩa rộng
- Không chỉ là các quy phạm mà còn bao hàm cả các thiết chế pháp lý của vùng
lãnh thổ đó.
Ví dụ về đối tượng nghiên cứu theo nghĩa rộng
Tên gọi Mô hình tố tụng tranh tụng Mô hình tố tụng thẩm vấn
Đại diện Anh, Mỹ, New Zealand, Australia,...
Đặc điểm - Mô hình bồi thẩm đoàn. - Mô hình hội thẩm nhân dân.
- Vai trò của thẩm phán là giải - Vai trò của thẩm phán là áp
thích pháp luật. dụng pháp luật.
- Màn tranh tụng của luật sư - Việc thẩm vấn đương sự của
đóng vai trò rất lớn. thẩm phán và các cơ quan tố
- Thẩm phán không tiếp cận hồ tụng đóng vai trò rất lớn.
sơ vụ án trước khi ra tòa. - “Án tại hồ sơ”: Tranh cãi
xung quanh hồ sơ vụ án: Bản
cáo trạng của Viện kiểm sát,
bản kết luận điều tra,...
Xu hướng
● de facto: Trên thực tế
● de jure: Trên luật
2. Các dòng họ pháp luật lớn trên thế giới

Châu Âu lục địa


Civil Law Anh - Mỹ
Dòng họ pháp luật Dòng họ pháp luật
Tên gọi Dân luật Common Law
xã hội chủ nghĩa Arab
Romano - Thông luật
Germanic
Luật La Mã Các bộ kinh của
Luật mẫu Luật La Mã Luật Anh
Luật Liên Xô người Hồi giáo
- Các quốc gia
Xã hội chủ
Châu Âu lục địa nghĩa
Anh, Mỹ và hệ
và hệ thống - Nhưng trong
Hậu duệ thống thuộc địa Các quốc gia Arab
thuộc địa cũ của không gian
cũ của Anh
nó hậu Xô Viết,
các nước này
đang dần
chuyển đổi
- Ở Việt Nam: chỉ còn ngành Luật Hiến pháp và Hình sự còn mang màu sắc
pháp luật xã hội chủ nghĩa.
1. Một số vấn đề
- Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chỉ tập trung khoảng
5-6 dòng họ pháp luật chính. Tại sao?
Qúa trình xâm lược và thuộc địa hóa → Quy về một khối
- Có những con đường nào để một dòng họ pháp luật lan truyền ra thế giới?
+ Cưỡng ép.
+ Tự nguyện. Ví dụ: Nhật Bản
- Liệu mọi quốc gia thuộc cùng 1 dòng họ pháp luật đều giống nhau hoàn toàn?
Chứng minh?
2. Văn hóa pháp luật cũng là đối tượng so sánh
- Pháp quyền >< pháp trị?
- Trọng hình luật >< Trọng dân luật?

LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ


1. Định nghĩa
- Luật nhân quyền quốc tế là tổng thể nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều
chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế trong việc bảo vệ và phát
triển
- Vì cá nhân không phải chủ thể của Luật quốc tế nên Luật nhân quyền quốc tế
điều chỉnh nghĩa vụ của các quốc gia đảm bảo thực hiện quyền con người.

2. Các nguyên tắc của LQT về quyền con người


● Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết
- Mỗi quốc gia và dân tộc có những chuẩn mực riêng cần được tôn trọng.
- Xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, hòa bình, an ninh quốc gia.
● Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng các quyền cơ bản của con người
và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ, phát triển quyền con người
- quyền con người là quyền phổ quát
- không được lợi dụng các nguyên tắc về quyền tự quyết để vi phạm quyền con
người
● Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử
- Bình đẳng: Tất cả mọi người đều hưởng các quyền như nhau.
- Không phân biệt đối xử.

3. Sự phát triển Luật nhân quyền


- Giai đoạn trước thế kỉ 19, quyền con người không thực sự được đề cao, lĩnh
vực này hoàn toàn thuộc sự điều chỉnh của luật trong nước
- Sau sự ra đời của Hội quốc liên vào năm 1919, một số quyền con người tối
thiểu được ghi nhận trong Hiến chương của Hội quốc liên tại các điều 22, 23.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Liên hợp quốc ra đời vào năm 1945 →
Quyền con người được quan tâm và bảo vệ.

4. Các thế hệ quyền con người


a. Bộ luật Nhân quyền quốc tế
- Tuyên ngôn nhân quyền 1948 (UDHR).
- Công ước các quyền dân sự chính trị 1966 (ICCPR).
- Công ước các quyền văn hoá, kinh tế, xã hội 1966 (ICESCR).
b. Quyền dân sự chính trị
- Thế hệ quyền thứ nhất bao gồm các quyền dân sự và chính trị, nhằm bảo vệ
các cá nhân chống lại sự can thiệp của nhà nước (nghĩa vụ thụ động của quốc
gia).
- Thế hệ quyền này được đề cập từ điều 2 đến điều 21 trong Tuyên ngôn thế
giới về nhân quyền. Các quyền trong lĩnh vực dân sự chính trị bao gồm:
quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp
luật, quyền được xét xử công bằng, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền tự do tôn
giáo, ngôn luận…
- Nhóm quyền này xuất phát từ học thuyết của các nước phương Tây trên nền
tảng là quyền tự do của mỗi cá nhân, các quyền con người này được xem như
tấm lá chắn nhằm chống lại sự xâm phạm của nhà nước.
+ Học thuyết về quyền tự nhiên.
c. Quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
- Nhóm quyền này được quy định trong các điều từ 22 đến 27 của Tuyên ngôn
thế giới về Nhân quyền (nghĩa vụ chủ động của quốc gia).
- Các quyền cụ thể như: quyền có việc làm, tự do chọn nghề, quyền thành lập
hoặc gia nhập công đoàn, quyền giáo dục, quyền tham gia vào đời sống văn
hoá, cộng đồng,…
- Nhóm quyền này được các nước Đông Âu và các nước đang phát triển đề xuất
và ủng hộ.
d. Quyền tập thể
- Hình thành mới nhất trong các thế hệ quyền.
- Hình thành thông qua 2 quá trình:
+ Các dân tộc đấu tranh đòi quyền tự quyết.
+ Nhu cầu cần phải bảo vệ nhóm yếu thế trong xã hội.
- Các quyền này bao gồm: quyền dân tộc tự quyết, quyền phát triển, quyền
sống trong hoà bình, quyền sống trong bầu không khí trong lành, quyền của
các nhóm thiểu số, quyền của các nhóm yếu thế,…

Nguồn của Luật quốc tế về quyền con người


Các công ước quốc tế phổ cập Các công ước điều chỉnh
Công ước toàn cầu Công ước khu vực chuyên biệt

Công ước về xóa bỏ mọi


Công ước Châu Âu về nhân
Hiến chương Liên hợp quốc hình thức phân biệt đối xử
quyền
đối với phụ nữ 1970
Tuyên ngôn quốc tế về Tuyên bố nhân quyền Công ước về quyền trẻ em
quyền con người ASEAN 1989
Công ước chống Tra tấn và
Công ước các quyền Dân sự Công ước Châu Mỹ về nhân Trừng phạt hoặc Đối xử tàn
Chính trị (ICCPR 1966) quyền nhẫn, vô nhân đạo làm mất
phẩm giá khác
Công ước các quyền văn
hóa, kinh tế, xã hội
(ICESCR 1966)

Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực


● Các thiết chế quốc tế nhân quyền theo Hiến chương Liên hợp quốc:
- Đại hội đồng Liên hợp quốc.
- Hội đồng Bảo an.
- Hội đồng kinh tế và xã hội.
- Cao ủy Nhân quyền.
- Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
I. Đại hội đồng Liên hợp quốc
- Đại hội đồng là cơ quan mang tính đại diện cao nhất của Liên hợp quốc, với
193 quốc gia thành viên.
- Điều 13, Hiến chương
Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và thông qua các kiến nghị nhằm…tăng cường sự
hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội…hỗ trợ việc thực hiện
các quyền con người và các tự do cơ bản đối với mọi người không phân biệt
chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo.
- Điều 15, Hiến chương, Đại hội đồng có thẩm quyền xem xét định kỳ các
khuyến nghị của Hội đồng Kinh tế, xã hội, tiếp nhận báo cáo của các cơ quan
nhân quyền.
- Đại hội đồng bầu:
+ 10 Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an,
+ 54 thành viên của Hội đồng Kinh tế, xã hội,
+ và 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền.
- Đại hội đồng thường xuyên thông qua các sáng kiến bắt nguồn từ Uỷ ban
Nhân quyền trước đây.
II. Hội đồng Bảo an
- Hội đồng Bảo an là cơ quan quyền lực cao nhất của Liên hợp quốc.
- Theo Chương VII, Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an có thẩm
quyền đưa ra những khuyến nghị hoặc quyết định những giải pháp để duy trì,
gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.
- Các giải pháp mà Hội đồng Bảo an thực hiện bao gồm:
+ Cứu trợ nhân đạo.
+ Trừng phạt kinh tế.
+ Can thiệp quân sự.

Điều 41: Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được
áp dụng mà không sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có
thể yêu cầu các thành viên của Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện
pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường
biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin
khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Điều 42: Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không
thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi
hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc
duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là
những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các
lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện.
Điều 51: Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến
quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp
quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng được những
biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các
thành viên Liên hợp quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải
được báo ngay cho Hội đồng bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn
và trách nhiệm của Hội đồng bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội
đồng bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết
để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.

You might also like