You are on page 1of 95

LÝ LUẬN CHUNG VỀ

PHÁP LUẬT

GV. Luật gia. Nguyễn Thị Hồng Thắng


DĐ: 0962 955 309
Email: hongthang@hmu.edu.vn
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
• 1. Kiến thức:
• - Trình bày được kiến thức cơ bản về pháp luật, nguồn gốc, bản chất, vai trò của
pháp luật
• - Phân tích được các nội dung về quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức
pháp luật và pháp chế XHCN.
• 2. Kỹ năng:
• - Vận dụng được kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn của bản thân về bản
chất, vai trò của pháp luật, áp dụng các kiến thức về quy phạm pháp luật, quan hệ
pháp luật, ý thức pháp luật trong đời sống thực tiễn.
• - Phân tích, đánh giá được những hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội về
pháp luật, pháp chế nói chung và pháp luật, pháp chế XHCN nói riêng.
• 3. Thái độ:
• - Hình thành dần những thói quen ứng xử phù hợp với các quy định pháp luật góp
phần tích cực xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Thực tế xây dựng PL

• QH khóa XIV:
• - Luật: 112 Văn bản Luật
• - Nghị định: 745 văn bản: Trung bình 1 ngày
gần 2 NĐ được ban hành.
Case study:
• Một bệnh nhân nam thập tử nhất sinh do tai nạn giao
thông. Vợ đưa bn vào viện cấp cứu. Khi ekip bác sĩ yêu
cầu người nhà đưa ra ý kiến mổ hay ko. Bs cho rằng
mổ sẽ cứu đc bn cao hơn. Nhưng vợ thì ko đồng ý mổ
để cứu. Chồng vốn rượu chè, đánh đạp vợ con nên
thôi kệ.
• Ai có quyền đưa ra quyết định mổ hay ko?
• Người nhà như bố mẹ nhà chồng, đoàn hội ko đồng ý
thì làm thế nào?
• Bác sĩ rất muốn mổ phải làm sao?
• B. NỘI DUNG BÀI HỌC

I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

1. Nguồn gốc của


pháp luật
Trong xã hội nguyên thủy
• Các quy phạm xã hội: Tập quán, tín điều
tôn giáo, quy phạm đạo đức… điều chỉnh
các QHXH.
Þ Thể hiện lợi ích cung của cộng đồng.
Þ Được thực hiện nhờ thói quen, sự tự
nguyện, dư luận xã hội…
Pháp luật xuất hiện như một tất yếu
khách quan:
Giai đoạn cuối của XHNT, tư hữu hình thành. Dẫn
đến sự phân chia XH thành các giai cấp đối lập
nhau về lợi ích.
Tập quán, phong tục bất lực, không đủ sức điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
Hình thành hệ thống quy tắc xử sự mới thể hiện ý
chí và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị.
Pháp luật ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Phương thức hình thành pháp luật trong
lịch sử:

• Pháp luật được hình thành


thông qua các con đường cơ
bản sau:
- Tập quán pháp
- Tiền lệ pháp
- Văn bản pháp luật
Tập quán pháp
• Nhà nước thừa nhận các tập quán đã từng tồn tại trước,
có giá trị pháp lý, mang tính bắt buộc chung, được đảm
bảo bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
• Cách thức thừa nhận:
- Tuyên bố thừa nhận tập quán nhất định.
- Thừa nhận dưới dạng nguyên tắc chung.
- Thừa nhận bằng cách im lặng để tập quán điều chỉnh
QHXH nhất định.
- Đưa tập quán chuyển hóa vào quy định PL.
Tiền lệ pháp
• Là những quyết định của cơ quan hành chính,
cơ quan tư pháp (bản án) về những việc cụ thể
được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý
bắt buộc để giải quyết những vụ việc tương tự
diễn ra sau đó.
• Nhà nước thừa nhận những quyết định, bản
án đã được ban hành trước đó để có thể viện
dẫn áp dụng xét xử, giải quyết sự việc tương
tự về sau.
Văn bản pháp luật
• Do nhà nước xây dựng và ban hành.
• Những công trình đầu tiên: Bộ luật Manu,
Hammurabi, Bộ luật La Mã… Biểu hiện hoạt
động lập pháp được xây dựng trong thời gian
dài, biểu hiện sinh động của nền Văn minh
pháp lý nhân loại.
Nhiều quốc gia mất hàng trăm năm mới có bộ
luật thành văn chính thức.
• Nhìn chung, tuy cùng những nguyên nhân
xuất hiện, song quá trình hình thành PL diễn
ra chậm chạp, phức tạp, lâu dài hơn so với sự
hình thành nhà nước.
Nguồn gốc của pháp luật

• Nhà nước thừa nhận những quy tắc


vốn tồn tại trong xã hội và cải tạo
những quy tắc đó cho phù hợp với lợi
ích của nhà nước.
• Nhà nước ban hành những quy phạm
pháp luật mới để điều chỉnh các quan
hệ xã hội mới nảy sinh do sự phát
triển của xã hội.
* Khái niện pháp luật:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự


chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa
nhận) nhằn điều chỉnh các quan hệ xã hội
phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và
được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Khái niệm

Nhà nước

Cưỡng chế
Quy tắc Quan hệ
xử sự xã hội

ì m gì
m g c là
i l à ượ gì
Phả hông đ c là m
ế n ào
K Đượ n h ư th
i là m
Phả
2. Bản chất của pháp luật

- Tính giai cấp


Pháp luật là con đẻ của xã hội có giai cấp,
bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, thể hiện
ý chí của giai cấp thống trị nên pháp luật
mang bản chất giai cấp vô cùng sâu sắc.
Nội dung ý chí giai cấp được quy định khách
quan bởi:

• Điều kiện kinh tế - xã hội hiện thực.


• Những quan hệ sản xuất thống trị.
• Tương quan lực lượng giữa các giai cấp.
• Kết quả đấu tranh giai cấp.
- Tính xã hội

+ QPPL là kết quả của “chọn lọc tự nhiên”


trong XH.
+ Cá nhân, tổ chức có quan hệ với nhau rất đa
dạng.
Þ XH thông qua NN ghi nhận những cách xử
sự: hợp lý, khách quan.
Những cách xử sự được số đông chấp nhận,
phù hợp với lợi ích của số đông.
Þ PL còn là:
+ Thước đo hành vi của con người.

+ Là công cụ kiểm nghiệm các quá trình,


hiện tượng xã hội.
+ Là công cụ nhận thức xã hội.
+ Điều chỉnh các quan hệ xã hội theo quy
luật khách quan.
+ Đưa cho con người lượng thông tin nhất
định về giá trị xã hội.
+ Giáo dục và cải biến bản thân con người.
- Tính dân tộc

PL chứa đựng phong tục, tập quán, đặc điểm


lịch sử, điều kiện địa lý và trình độ văn minh,
văn hóa của dân tộc.
- Tính mở

Pháp luật cần sẵn sàng tiếp


nhận những thành tựu của nền
văn minh, văn hóa pháp lý của
nhân loại để “làm giàu” cho
mình.
Tãm l¹i:

Ph¸p luËt bao giê còng mang tÝnh


giai cÊp vµ tÝnh x· héi..., tuy nhiªn b¶n chÊt
cña ph¸p luËt phô thuéc vµo b¶n chÊt cña
nhµ n­íc, ph¸p luËt XHCN kh¸c ph¸p luËt cña
c¸c kiÓu ph¸p luËt tr­íc ®ã, nã ®¹i diÖn cho
ý chÝ vµ nguyÖn väng cña giai cÊp c«ng
nh©n vµ nh©n d©n lao ®éng, là c«ng cô
®Ó x©y dùng nhµ n­íc XHCN, b¶o vÖ lîi
Ých cña nh©n d©n vµ toµn d©n téc.
3. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung

+ PL là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước


ban hành hoặc thừa nhận, đó là khuôn mẫu,
chuẩn mực chung cho hành vi của con người.

+ Một số quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo


đức, tôn giáo, Điều lệ Đoàn...chỉ tác động lên một
đối tượng chủ thể nhất định hay một địa phương
nhất định.
+ PL được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ và
theo thời gian.

ÞViệc áp dụng PL chỉ bị đình chỉ khi các cơ quan


NN có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung
hay thời hạn của QPPL đã hết.
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức

Nội dung của pháp luật được thể hiện dưới


những hình thức nhất định.
+ Ngôn ngữ pháp lí phải chính xác, rõ ràng, đơn
nghĩa. Tránh sử dụng ngôn ngữ có tính biểu
tượng, đa nghĩa.
+ PL được thể hiện trong các văn bản QPPL do cơ
quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành.
Tên gọi và thẩm quyền ban hành văn bản QPPL
do Luật Ban hành văn bản QPPL quy định.
- Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước

Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy
phạm xã hội khác.
+ Cộng đồng quốc gia có nhiều dân tộc, giai cấp, tầng
lớp khác nhau. => Có lợi ích khác nhau.
+ PL có thể phù hợp lợi ích g/c này nhưng không phù
hợp, thậm chí mâu thuẫn với lợi ích tầng lớp khác.
+ Cộng đồng có người không thi hành, chống lại việc
thi hành PL.
ÞViệc cưỡng chế thi hành là không tránh khỏi.
ÞPL không phải là cây đũa thần.
+ Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau
như tuyên truyền, giáo dục, cưỡng chế (thông
qua hệ thống cơ quan nhà nước: cảnh sát, nhà
tù…).
Þ Tùy từng kiểu NN và PL mà tính cưỡng chế khác
nhau.
+ Các quy phạm xã hội được bảo đảm thực hiện
bằng sự tự giác, dư luận xã hội, lương tâm…
Phân biệt Pháp luật với Đạo đức
Tiêu chí Pháp luật Đạo đức
Hình thành Nhà nước ban hành Từ nhân dân

Cơ chế bảo Cưỡng chế; Tự nguyện;


đảm thực hiện Thuyết phục Dư luận xã hội
Tính chặt chẽ Quy định thành Không thành văn;
về hình thức văn; chặt chẽ ít chặt chẽ
Phạm vi tác Hầu hết các quan Quan hệ tình cảm;
hệ xã hội trách nhiệm…
động
4. Vai trò của pháp luật

- Pháp luật và kinh tế:


Pháp luật là một trong những hiện tượng
cơ bản của kiến trúc thượng tầng, nó
luôn phải phù hợp với cơ sở hạ tầng –
nền tảng kinh tế. Nhưng nó không phụ
thuộc máy móc vào cơ sở kinh tế.
- Pháp luật và nhà nước

+ Pháp luật là công cụ quan trọng để


nhà nước quản lý xã hội. Các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước có
thể được thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau, nhưng quan
trọng nhất là hình thức pháp lý.
+ Mặc dù pháp luật là công cụ quản lý xã
hội của nhà nước, do nhà nước đặt ra,
nhưng trong nhà nước văn minh, nhà
nước cũng phải tự hạn chế quyền lực của
mình bằng pháp luật, chịu phục tùng,
phải thực thi pháp luật do chính mình
đặt ra nhằm tránh lạm quyền.
- Pháp luật với tổ chức xã hội

+ Bằng pháp luật, nhà nước tạo điều kiện cho các
tổ chức xã hội phát triển, kể cả điều kiện vật chất.

+ Ngược lại, các tổ chức xã hội có trách nhiệm phối


hợp, hỗ trợ nhà nước trong việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có hoạt
động xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt pháp
luật.
- Pháp luật với quy phạm xã hội khác

Các quy phạm xã hội cũng điều chỉnh


các quan hệ xã hội. Nhưng quy phạm
pháp luật có vai trò quan trọng nhất.
Pháp luật là hạt nhân của các quy phạm
xã hội.
+ Pháp luật tác động mạnh tới các quy
phạm xã hội. Pháp luật có nội dung
tiến bộ sẽ ảnh hưởng tích cực tới đạo
đức xã hội, phong tục tập quán, truyền
thống. Pháp luật lạc hậu sẽ có ảnh
hưởng ngược lại.
+ Những quy tắc đạo đức, tập quán quan trọng,
tốt đẹp đa phần được thể hiện trong nội dung
quy phạm pháp luật. Pháp luật tiên tiến phải
thấm nhuần những giá trị đạo đức, truyền
thống tốt đẹp của xã hội.
+ Các quy phạm của các tổ chức xã hội
phải phù hợp với pháp luật. Pháp luật
là ý chí chung, quy phạm của tổ chức
xã hội chỉ là ý chí của các công đồng
người khác nhau trong xã hội.
II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm và những đặc điểm


chung của quy phạm pháp luật

* Khái niệm

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính


bắt buộc chung do cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước và
được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
* Đặc điểm của QPPL

+ Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi mang


tính bắt buộc chung và được áp dụng nhiều
lần trong đời sống.
+ Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện
+ Quy phạm pháp luật được thể hiện bằng
những hình thức xác định: Chữ viết, ký hiệu.
• Quy phạm pháp luật của các nhà nước hiện
đại chủ yếu là quy phạm pháp luật thành
văn, chúng được chứa đựng trong các văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và nội
dung của chúng ngày càng trở lên chính xác,
chặt chẽ, rõ ràng, thống nhất và có tính khả
thi cao. Đảm bảo việc vận dụng thống nhất,
đúng đắn, hiệu quả các quy phạm pháp luật.
2. Cơ cấu của QPPL

Giả định Quy định Chế tài

Chủ thể; Quy tắc


điều kiện, xử sự Biện pháp
hoàn cảnh, buộc tác động
tình huống chủ thể của
có thể phải Nhà nước
xảy ra tuân thủ
- Giả định

Là bộ phận của QPPL quy định địa


điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn
cảnh, tình huống có thể xảy ra trong
thực tế mà nếu tồn tại chúng thì phải
hành động theo quy tắc mà quy phạm
đặt ra.
VD: K3Đ123 BLLĐ năm 2012 quy định:
«Khi một người lao động đồng thời có nhiều
hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp
dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với
hành vi vi phạm nặng nhất»

=> Quy định tình huống đang xảy ra.


Ai?, Khi nào? Trong thời gian, địa điểm nào?
VD: K3Đ123 BLLĐ năm 2012 quy định:

«Khi một người lao động đồng thời có nhiều


hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp
dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng
với hành vi vi phạm nặng nhất»
- Quy định

Là bộ phận trung tâm của QPPL, vì đây


chính là quy tắc xử sự thể hiện ý chí
nhà nước mà cá nhân, tổ chức phải thi
hành khi xuất hiện những điều kiện mà
phần giả định đã đặt ra.
?
VD. K3Đ123 BLLĐ năm 2012 quy định: «Khi
một người lao động đồng thời có nhiều
hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ
áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương
ứng với hành vi vi phạm nặng nhất»
VD. K3Đ123 BLLĐ năm 2012 quy định: «Khi
một người lao động đồng thời có nhiều
hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ
áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương
ứng với hành vi vi phạm nặng nhất»
- Chế tài

• Là bộ phận của QPPL chỉ ra những biện


pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng
đối với chủ thể không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng mệnh lệnh của
nhà nước đã nêu trong phần quy định
của QPPL.
• VD: Đ.102 BLHS 1999, sđ 2009 quy định: Người
nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không
cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không gian giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
VD: Đ.102 BLHS 1999, sđ 2009 quy định:
“Người nào thấy người khác đang trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy
có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến
hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không gian giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Phân tích bộ phận cấu thành của QPPL sau:

• “Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp


đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về
việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. (Khoản 2,
Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005)
• “Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải
thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt
hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường”.
(Khoản 2, Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005)
• Trả lời:
• Giả định: “Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng”, “nếu không thông báo mà gây thiệt hại”.
• Quy định: “phải thông báo ngay cho bên kia biết về
việc chấm dứt hợp đồng”.
• Chế tài: “phải bồi thường”.
Đọc và hiểu luật

Luyện tập

Phân tích cấu trúc của


quy phạm pháp luật
• Người nào vô ý làm chết người do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính, thì bị phạt tù từ một năm
đến sáu năm
• Người nào vô ý làm chết người do vi phạm
quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,
thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm

Người nào vô ý làm chết người do vi


Giả định phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính

Không được làm chết người khi thực


Quy định
hiện quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính

Chế tài Bị phạt tù từ một năm đến sáu năm


Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập,
có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền,
hải đảo, vùng biển và vùng trời. (Điều 1, Hiến pháp 2013)

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có


quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật
không cấm.
(Khoản 1, Điều 7, Luật Doanh nghiệp năm 2005)

Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe
dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế;
cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận
dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.
(Khoản 2, Điều 32, Bộ luật Dân sự năm 2005)
?

• Một điều luật có phải là một quy


phạm pháp luật không?
III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và bản chất quan hệ pháp luật

- Khái niệm

Quan hệ pháp luật là những quan hệ


xã hội được các quy phạm pháp luật
điều chỉnh.
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật

Là những cá nhân hoặc tổ chức có năng


lực chủ thể được nhà nước quy định và
thừa nhận những quyền và nghĩa vụ
pháp lý cụ thể khi tham gia vào các
quan hệ pháp luật.
Năng lực chủ thể bao gồm: năng lực pháp
luật và năng lực hành vi.

- Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền


và nghĩa vụ mà nhà nước quy định cho các tổ
chức, cá nhân nhất định (tổ chức hoặc cá nhân
nào có NLPL thì sẽ được tham gia hoặc phải tham
gia vào quan hệ PL nhất định).
+ Năng lực pháp luật của cá nhân:

Xuất hiện khi người đó sinh ra và chỉ mất khi


người đó chết đi.

- Còn với tổ chức (pháp nhân) thì sao?


+ Năng lực pháp luật của
pháp nhân:

Xuất hiện khi được nhà nước cho


phép thành lập và nó sẽ mất đi khi
pháp nhân bị giải thể, sáp nhập,
hoặc phá sản.
- Năng lực hành vi:
Là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho tổ
chức, cá nhân bằng những hành vi của chính
bản thân mình có thể xác lập và thực hiện quyền
và nghĩa vụ pháp lý.

+ Đối với cá nhân:


Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá nhân đạt
đến một độ tuổi nhất định và có những điều
kiện nhất định tuỳ theo đặc điểm, tính chất của
quan hệ pháp luật mà cá nhân đó tham gia.
=> Đối với pháp nhân thì sao?
+ Đối với pháp nhân:

NLPL và NLHV xuất hiện


cùng một lúc.
3. Nội dung của quan hệ pháp luật

- Quyền chủ thể


Là cách xử sự mà pháp luật cho phép
chủ thể được tiến hành. Nói cách khác
đó là khả năng xử sự theo cách thức
nhất định được pháp luật cho phép.
- Nghĩa vụ chủ thể

Là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc


chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng
việc thực hiện quyền của chủ thể
khác.
- Nghĩa vụ pháp lý này bao gồm những sự cần
thiết phải xử sự sau:

+ Cần phải tiến hành một số hoạt động nhất định để


đảm bảo việc thực hiện quyền cho các chủ thể khác.
+ Cần phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt
động nhất định.
+ Cần phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không
đúng với những quy định của pháp luật.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ chủ thể là hai
mặt của một thể thống nhất của quan hệ
pháp luật, trong quan hệ pháp luật quyền và
nghĩa vụ chủ thể luôn thống nhất, phù hợp
với nhau. Nội dung, số lượng và các biện
pháp bảo đảm thực hiện chúng đều do nhà
nước quy định hoặc do các bên xác lập trên
cơ sở các quy định đó.
4. Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là những


lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích
xã hội khác mà các bên chủ thể mong
muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ
pháp luật.
5. Sự kiện pháp lý

Là những sự kiện xảy ra trên thực tế mà sự


xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp
luật gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ pháp luật. (Và có thể được
coi là cầu nối giữa QPPL và QHPL)
- Sự kiện pháp lý bao gồm:
sự biến và hành vi.

+ Sự biến:
Là những sự kiện làm phát sinh quan hệ
pháp luật không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người nhưng lại làm nảy sinh
quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể
nhất định.
VD: - Sự biến một con người được sinh ra.
- Sự biến một con người chết đi.
+ Hành vi (hành động hoặc không hành động): Là
những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là
hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật.
* Hành vi hành động là cách xử sự chủ động của chủ
thể
VD: Hành vi ký kết hợp đồng, hành vi đăng ký kết
hôn…
* Hành vi không hành động là cách xử sự thụ
động của chủ thể
VD: Người điều khiển phương tiên xe mô tô
không vượt đèn đỏ

Tóm lại: QHPL là quan hệ cụ thể giữa các chủ thể


nhất định. Nó chỉ được xác lập khi có quy
phạm pháp luật điều chỉnh, tác động vào một
sự kiện pháp lý nhất định. Khi tham gia quan
hệ pháp luật, chủ thể có những quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định.
IV. Ý THỨC PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và đặc trưng của ý thức pháp luật
Khái niệm:

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết,


tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái
độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không
công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của
pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ
và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay
không hợp pháp trong cách xử sự của con
người, trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức.
2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và
pháp luật

Ý thức pháp luật là cơ sở, tiền đề trực tiếp


trong việc xây dựng, thực hiện và áp dụng
pháp luật, còn pháp luật là cơ sở để củng cố,
phát triển và nâng cao ý thức pháp luật. Nó
được biểu hiện các mối quan hệ sau:
- Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây
dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy và thực hiện pháp


luật trong đời sống xã hội.

- Ý thức pháp luật là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng


đắn các quy phạm pháp luật.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở để củng cố, phát triển


và nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa.
V. VI PHẠM PHÁP LUẬT (VPPL) VÀ TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÝ

1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của vi


phạm pháp luật

- Khái niệm:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt
hại cho xã hội.
- Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.

+ Là hành vi.

+ Tính trái pháp luật.

Tính trái pháp luật được thể hiện dưới các nội dung sau:
* Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà Pháp luật bắt buộc
phải thực hiện…

Ví dụ: Không thực hiện nghĩa vụ quân sự, Không đội mũ bảo hiểm
khi điều khiển xe mô tô.

* Chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.


ÞXâm hại đến quy định tương ứng.
+ Hành vi trái pháp luật phải có lỗi của
chủ thể.

Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với


hành vi trái pháp luật của mình cũng như đối
với hậu quả do mình gây ra. Lỗi có mối quan
hệ với nhiều yếu tố khác trong mặt chủ
quan, chứng tỏ khả năng nhận thức của
người vi phạm pháp luật. (lỗi cố ý và lỗi vô
ý)
+ Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu


trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định.

Tóm lại: Bốn dấu hiệu nói trên là những dấu hiệu cơ
bản, quan trọng giúp chúng ta nhận biết được người
đó vi phạm pháp luật hay không. Bốn dấu hiệu này có
quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề, là cơ sở của
nhau không thể thiếu được dấu hiệu nào.
* Phân loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự;


- Vi phạm hành chính;
- Vi phạm dân sự;
- Vi phạm kỷ luật;
Tóm lại: Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và
là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.
2. Trách nhiệm pháp lý

• Khái niệm, đặc điểm, phân loại trách


nhiệm pháp lý

- Khái niệm:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (về quyền,
về tự do, về tài sản…) mà cá nhân hoặc tổ chức vi
phạm pháp luật phải gánh chịu trước nhà nước.
- Đặc điểm:

+ Cơ sở thực tế để hình thành trách nhiệm


pháp lý là phải có VPPL.
+ Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết
với cưỡng chế của Nhà nước.
+ Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách
nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực
pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
Mục đích của việc truy cứu TNPL

Trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật, buộc họ phải
chịu những hình thức chế tài mà nhà nước quy định đối với
hành vi vi phạm pháp luật của mình đã gây ra.

• Truy cứu TNPL là nhằm bảo vệ, tạo điều kiện cho những quan
hệ pháp xã hội phát sinh, bảo đảm pháp luật thực hiện có
hiệu quả.
• Truy cứu TNPL có ý nghĩa to lớn trong việc phòng ngừa, cải
tạo, giáo dục những người VPPL, giáo dục họ có ý thức tôn
trọng pháp luật.
• Truy cứu TNPL còn có tác dụng răn đe tất cả những người
khác, khiến họ phải kiềm chế giữ mình không VPPL. Đấu
tranh, phòng và chống VPPL ra khỏi đời sống xã hội.
- Phân loại trách nhiệm pháp lý:
• + Trách nhiệm hình sự: Là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm
khắc nhất do Toà án áp dụng đối với những người có hành vi
phạm tội.
• * Hình phạt chính: cảnh cáo, tiền, cải tạo không giam giữ, trục
xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.
• * Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế,
tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản…
• + Trách nhiệm dân sự: Là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án
hoặc trọng tài kinh tế áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi
phạm pháp luật dân sự như : Bồi thường thiệt hại về tài sản,
danh dự, uy tín, nhân phẩm…
• + Trách nhiệm hành chính: Là loại trách nhiệm
pháp lý, do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng
đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật
hành chính như: Cảnh cáo, phạt tiền… buộc
khôi phục lại tình trạng tài sản, tịch thu giấy
phép.

• +Trách nhiệm kỷ luật: Là loại trách nhiệm pháp


lý do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp… áp dụng
đối với cán bộ, công nhân viên mình khi họ vi
phạm kỷ luật lao động, học tập như: Khiển
trách, cảnh cáo, hạ mức lương, hạ cấp bậc,
chức vụ….
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý
(TNPL):
• Về cơ sở pháp lý : Đó là những quy định pháp luật hiện hành
có liên quan đến vi phạm pháp luật đó và thẩm quyền, trình
tự, thủ tục để giải quyết vụ việc đó.
• Về cơ sở thực tiễn : Để truy cứu TNPL thì phải có vi phạm
pháp luật xảy ra.
• Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện ra
bên ngoài của vi phạm pháp luật. Bao gồm:
• - Hành vi trái pháp luật
• - Hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) do hành vi trái PL gây ra cho
xã hội.
• - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu
quả mà nó gây ra cho xã hội.
• Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Là những
biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm
pháp luật; bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích.
• - Lỗi: Là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với
hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi
đó gây ra
• - Động cơ vi phạm: Là động lực bên trong thúc
đẩy chủ thể thực hiện hành vi VPPL.
• - Mục đích vi phạm: Mục đích là kết quả cuối
cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong
muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật
• Chủ thể của vi phạm pháp luật: Là cá nhân
hoặc tổ chức có năng lực chủ thể khi thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật.

• Khách thể của vi phạm pháp luật: Là những


quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng
lại bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới.
VI. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm và đặc điểm của pháp chế XHCN


* Khái niện:
Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống
chính trị xã hội trong đó tất cả các cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên Nhà
nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân
đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một các
nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
* Đặc điểm của pháp chế

- Pháp chế XHCN là nguyên tắc tổ chức và


hoạt động của Bộ máy nhà nước XHCN.
- Pháp chế XHCN là nguyên tắc hoạt động của
các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể
quần chúng.
- Pháp chế XHCN là nguyên tắc xử sự của công
dân.
- Pháp chế XHCN có quan hệ mật thiết với nền
dân chủ XHCN.
• Tóm lại: Pháp chế XHCN là một chế độ
đặc biệt của đời sống chính trị XH, trong
đó đòi hỏi tất cả chủ thể pháp luật phải
tôn trọng và thực hiện pháp luật một
cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế
XHCN

• Pháp chế không phải là pháp luật nhưng giữa


chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp
chế là một phạm trù thể hiện yêu cầu và sự
đòi hỏi đối với chủ thể pháp luật phải tôn
trọng và tuân thủ triệt để những quy định của
pháp luật.
2. Tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta
hiện nay
Cơ sở khách quan của việc tăng cường pháp chế XHCN ở
nước ta hiện
Những biện pháp chủ yếu để tăng cường Pháp chế XHCN.
- Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống pháp luật ngày
càng hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của
xã hội.
- Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật, kịp thời xử lý nghiêm minh những hành vi vi
phạm pháp luật.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
pháp chế XHCN
Lưu ý:
Bài giảng chỉ phục vụ việc học tập Môn Nhà nước
và Pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Y Hà
Nội, không nhằm làm cơ sở, căn cứ cho những
mục đích, công việc khác.
GOODLUCK!

You might also like