You are on page 1of 17

Đại cương về pháp luật

I. Khái niệm , đặc điểm của pháp luật.


1. Nguồn gốc:
 Khi xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan vỡ, xã hội có giai cấp xuất hiện –
một xã hội mà có sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các nhóm, các tập
đoàn người, thì mâu thuẫn giai cấp và sự đấu tranh giữa các giai cấp với
nhau ngày càng trở nên gay gắt. Trong điều kiện đó để giữ cho xã hội
trong vòng trật tự nhất định phải có một giai cấp nắm trong tay những lực
lượng chủ yếu, những của cải vật chất chủ yếu của xã hội, tổ chức nên
cần phải có một thiết chế đặc biệt với những công cụ đặc biệt, thiết chế
đó chính là Nhà nước. Khi có bộ máy Nhà nước trong tay giai cấp đó trở
thành giai cấp thống trị xã hội. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp thống
trị thông qua Nhà nước đặt ra những quy tắc ứng xử mới và dùng sức
mạnh quyền lực của Nhà nước bắt buộc mọi người trong XH phải tuân
theo và khi đó pháp luật đã xuất hiện trong đời sống xã hội.
 Như vậy, một loạt quy tắc xử sự mới ra đời, đó là quy tắc pháp luật – là
quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị do Nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.
Càng ngày pháp luật càng trở thành một công cụ đắc lực để thực hiện sự
thống trị giai cấp, một yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo trật tự, ổn
định xã hội.
2. Khái niệm:
 “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà
nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát
triển của xã hội.”
3. Đặc điểm:
 Tính quyền lực nhà nước: Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện, nghĩa là pháp luật hình thành bằng con đường
nhà nước. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị xã hội thể hiện và hợp
pháp hóa ý chí của mình một cách chính thống trên thực tế. Việc pháp
luật được đảm bảo thực thi trong đời sống xã hội chính là việc đảm bảo
cho quyền lực nhà nước được tác động đến mọi thành viên của xã hội.
Chính vì vậy, pháp luật phải thuộc về nhà nước, không tách rời nhà nước,
mang tính quyền lực nhà nước.
 Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là
các khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi chủ thể của
xã hội. Bất kỳ ai, ở vào điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu đều xử
sự theo cách thức mà pháp luật đã nêu ra. Dựa trên cơ sở các quy định
của pháp luật, các chủ thể trong xã hội biết được làm gì, không được làm
gì hoặc làm như thế nào khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự
liệu. Pháp luật luôn là tiêu chuẩn, khuôn mẫu để đánh giá hành vi của con
người là hợp pháp hay bất hợp pháp. Đó là tính quy phạm của pháp luật.
 Pháp luật có tính bắt buộc chung: Giai cấp thống trị thông qua nhà
nước thừa nhận hoặc đặt ra các quy tắc xử sự chung là pháp luật không
phải chỉ để áp dụng với các chủ thể đơn lẻ mà nó có giá trị áp dụng đối
với mọi thành viên trong toàn xã hội tương ứng với các điều kiện hoàn
cảnh cụ thể. Pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với mọi chủ thể
trong xã hội, bất kỳ chủ thể nào khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh quy phạm
đã dự liệu đều phải thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật, nếu
không, hành vi của chủ thể bị coi là vi phạm pháp luật.
 Pháp luật có tính hệ thống: Mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội
rất đa dạng, một chủ thể cùng lúc có thể tham gia nhiều quan hệ trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do vậy, pháp luật không thể là
một hay một số quy tắc xử sự lẻ tẻ, rời rạc mà phải là một hệ thống các
quy tắc xử sự chung. Các quy tắc này không tồn tại độc lập mà có mối
quan hệ nội tại và thống nhất, tạo nên một hệ thống pháp luật là một
chỉnh thể thống nhất. Đặc điểm này cho thấy, pháp luật rất khác với các
quy tắc xử sự khác.
 Pháp luật có tính xác định về hình thức: Hình thức biểu hiện của pháp
luật chính là các nguồn luật đó là các tập quán pháp, tiền lệ pháp hay văn
bản quy phạm pháp luật. Sự xác định về hình thức của pháp luật là cơ sở
để phân biệt giữa pháp luật với các quy định khác không phải là pháp
luật.

II. Phân biệt pháp luật với các quy tắc điều chỉnh trong xã hội.
1. Giống nhau:
 Pháp luật và các quy tắc điều chỉnh khác trong xã hội đều là những công cụ
điều chỉnh hành vi của con người, đưa ra những quy tắc những xử sự, hành vi
khuôn mẫu để mọi người thực hiện đảm bảo tuân theo định hướng chung đã
được đề ra.
2. Khác nhau:
Tiêu chí Pháp luật Quy tắc điều chỉnh xã hội
Nội dung  Pháp luật có tính quyền lực nhà   Được hình thành một cách
nước, bởi vì pháp luật được tự  phát trong một cộng đồng
hình thành cùng nhà nước. dân  cư nào đó.
 Pháp luật được nhà nước bảo  Các quy tắc đó được bảo  đảm
đảm thực hiện bằng nhiều biện thực hiện bằng thói quen, bằng
pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, lương tâm, niềm tin của  mỗi
giáo dục, thuyết phục, động cá nhân, bằng dư luận xã  hội
viên, khen thưởng, tổ chức thực cũng như các hình thức kỷ luật
hiện cho đến áp dụng các biện của tổ chức.
pháp cưỡng chế nhà nước.
Tính chất  Pháp luật có tính quy phạm  Các quy tắc khác cũng có  tính
phổ  biến, nó có giá trị bắt buộc quy phạm nhưng không  phổ
phải  tôn trọng và thực hiện đối biến bằng pháp luật, bởi  vì
với mọi  tổ chức và cá nhân có chúng chỉ có giá trị bắt  buộc
liên quan  trong phạm vi lãnh phải tôn trọng và thực  hiện
thổ quốc gia. đối với cộng đồng dân cư
 Pháp luật có tác động bao trong một địa phương hoặc 
trùm  lên toàn xã hội, tới mọi tổ với các hội viên trong một tổ
chức và  cá nhân có liên quan chức.
trong xã hội; đồng thời có tác  Các quy tắc khác chỉ tác động
động thường xuyên, liên tục tới một bộ phận dân cư.
trên toàn lãnh thổ và trong
nhiều lĩnh vực hoạt động của xã
hội.
Tính hệ thống  Pháp luật có tính hệ thống, bởi  Các công cụ khác có thể có
vì pháp luật là một hệ thống các tính hệ thống, ví dụ như quy
quy phạm để điều chỉnh nhiều định của các tổ chức phi nhà
loại quan hệ xã hội phát sinh nước, song cũng có thể không
trong các lĩnh vực khác nhau có tính hệ thống, ví dự như đạo
của đời sống. Và các quy phạm đức, phong tục, tập quán..
pháp luật giữa chúng có mối
liên hệ để tạo nên một chỉnh thể
là hệ thống pháp luật.
Tính xác định  Pháp luật có tính xác định về  Các công cụ khác có thể có
về hình thức hình thức, tức là pháp luật tính xác định về hình thức, ví
thường đuợc thể hiện trong dụ như điều lệ, chỉ thị, nghị
những hình thức nhất định, có quyết của các tổ chức phi nhà
thể là tập quán pháp, tiền lệ nước, giáo luật của các tổ chức
pháp hoặc văn bản quy phạm tôn giáo; cũng có thể chỉ tồn
pháp luật tại dưới dạng bất thành văn,
 Trong các văn bản quy phạm lưu truyền chủ yếu theo hình
pháp luật, các quy định của thức truyền miệng nên không
pháp luật thường rõ ràng, cụ có tính xác định về hình thức,
thể, bảo đảm có thể được hiểu ví dụ như phong tục, tập quán,
và thực hiện thống nhất trong đạo đức…
một phạm vi rộng

Chú thích:
 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
một trình tự, theo thủ tục do pháp luật quy định, trong đó có chứa những quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một
khoảng thời gian và không gian nhất định để thực hiện việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo một trật tự nhất định.
 Tập quán pháp là tập quán được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy
tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Đây được xem như một nguồn bổ trợ,
nhất là khi nhiều quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật. 
+ Vd: Khoản 1 Điều 28 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân
tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác
nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa
thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được
xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác
định theo tập quán của dân tộc ít người hơn”
 Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước
thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ)
làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết
hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công
nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử. Bộ luật Dân sự (BLDS) nước ta
quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người thân của người có tính mạng bị xâm phạm là cho
đến khi chết nếu người được hưởng cấp dưỡng là người đã thành niên và cho đến khi đủ
18 tuổi  nếu người được hưởng cấp dưỡng là người chưa thành niên hay đã thành thai. Tuy
nhiên, BLDS lại không cho biết nghĩa vụ này bắt đầu vào thời điểm nào nên các tòa rất lúng
túng. Sau đó, một quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao phân tích: Theo tinh
thần quy định tại Điều 616 BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì trong trường hợp cụ thể này, thời điểm phát sinh
nghĩa vụ cấp dưỡng phải được tính từ ngày người bị hại chết.

III. Quy phạm PL và Quan hệ PL.


a) Quy phạm PL.
 Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và lợi
ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được cơ cấu chặt chẽ để mọi người có
thể đối chiếu với hành vi của mình mà có sự xử sự phù hợp trong đời sống.
( quy định trong phạm vi
 Đặc điểm:
+ Tính quyền lực nhà nước: Quy phạm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để
nhà nước tác động lên hành vi của con người, hướng hành vi của các chủ thể
theo mục đích của nhà nước. Vì vậy, quy phạm pháp luật luôn được nhà nước
đảm bảo thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức để tạo điều kiện hoặc buộc các chủ thể
phải tuân thủ quy phạm pháp luật. Sự đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp
luật bằng quyền lực nhà nước đem đến cho quy phạm pháp luật tính quyền lực
nhà nước. Đây là điểm khác biệt đặc thù giữa quy phạm pháp luật và các quy
phạm xã hội khác.
+ Tính bắt buộc chung: bất kỳ chủ thể nào khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh quy
phạm pháp luật đã dự liệu đều phải tuân thủ cách xử sự mà quy phạm đặt ra.
Mọi đối tượng ở trong điều kiện giống nhau đều phải xử sự như nhau, do vậy,
tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật là không có ngoại lệ.
+ Các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ
thống thống nhất các quy phạm PL: quy phạm pháp luật này là điều kiện để
xác lập nội dung của quy phạm pháp luật khác hoặc quy phạm pháp luật này
đóng vai trò đảm bảo cho quy phạm pháp luật khác được thực hiện. Mối quan
hệ mật thiết giữa các quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống quy phạm pháp
luật
 Cơ cấu:
+ Giả định:
 Giả định là bộ phận nêu lên (dự liệu) điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong
đời sống và khi chủ thể ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó sẽ phải chịu sự tác động
của quy phạm pháp luật.
 Nội dung phần giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật, trả
lời cho câu hỏi: Ai? Khi nào? Trong những điều kiện, hoàn cảnh nào?
+ Quy định:
 Là bộ phân nêu lên cách xử sự mà các chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh
quy phạm pháp luật đã giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Phần quy
định của quy phạm pháp luật chính là mệnh lệnh của nhà nước, trực tiếp thể
hiện ý chí của nhà nước. thường được nêu lên ở dạng: có thể, có quyền, cấm,
được, không được, phải, có nghĩa vụ …
 Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Được làm gì?
Phải làm gì? Không được làm gì?Làm như thế nào?
+ Chế tài:
 Là bộ phận của quy phạm pháp luật dự kiến về những biện pháp được áp dụng
đối với chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh quy phạm pháp luật đã giả định
mà không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật. Những biện pháp
này thể hiện sự răn đe, lên án của nhà nước đối với các chủ thể không thực hiện
đúng quy định của pháp luật.
 Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: chủ thể khi ở vào
điều kiện, hoàn cảnh quy phạm pháp luật đã giả định nếu không thực hiện đúng
quy định của quy phạm pháp luật sẽ phải gánh chịu hậu quả như thế nào?

Ví dụ:
+ “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.” (Điều
127 Bộ luật Dân sự 2015).

o Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối
hoặc bị đe dọa, cưỡng ép” Giả định trong trường hợp này đã nêu
lên tình huống, hoàn cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này
đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị
đe dọa.

o Quy định: “quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là
vô hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự
của đối tượng được nêu ở phần giả định.

o Chế tài: không có.

+ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).
o Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh
dự của người khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên
đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó
là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác.

o Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật
nhưng ở dạng quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường
hợp này là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh
dự của người khác.

o Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi
phạm pháp luật.
b) Quan hệ PL
 Khái niệm: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh
trong đó các bên tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước
đảm bảo thực hiện.
 Đặc điểm:
+ Quan hệ pháp luật là dạng quan hệ xã hội đặc biệt được điều chỉnh
bởi pháp luật: Một quan hệ nếu không được điều chỉnh bởi pháp luật thì
chỉ là quan hệ xã hội đơn thuần mà không thể trở thành quan hệ pháp
luật. Do được điều chỉnh bởi pháp luật nên quan hệ pháp luật mang tính
xác định cả về chủ thể, khách thể và nội dung.
+ Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí: Tính ý chí trong quan
hệ pháp luật thể hiện từ việc xác định mục đích thiết lập quan hệ pháp
luật cho đến việc lựa chọn phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa
các bên. Ý chí trong quan hệ pháp luật có thể là ý chí của nhà nước buộc
các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải tuân thủ; cũng có thể là ý
chí của các bên tham gia quan hệ.
+ Quan hệ pháp luật có tính cụ thể, xác định: là sự cá biệt hóa các quan
hệ giữa những chủ thể cụ thể trong xã hội. Khi quan hệ pháp luật được
xác lập, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được xác định. Để tham gia
quan hệ pháp luật, chủ thể phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Ở
mỗi xã hội khác nhau, các điều kiện này được xác định là không giống
nhau.
+ Quan hệ pháp luật có nội dung biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ
pháp lý cụ thể của các bên tham gia quan hệ và bảo đảm thực hiện
quyền, nghĩa vụ của các bên bằng ý chí của nhà nước
 Cơ cấu:
+ Chủ thể của quan hệ pháp luật;
 Khái niệm: là các cá nhân hay pháp nhân tham gia quan hệ pháp
luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý theo quy định của
pháp luật.
 Các bên chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân hoặc pháp
nhân đạt được các điều kiện do pháp luật quy định để tham gia
quan hệ pháp luật, điều kiện đó của các chủ thể pháp luật được gọi
là năng lực chủ thể.
 Năng lực pháp luật là một thuộc tính của chủ thể, là khả năng
của chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý khi
tham gia quan hệ pháp luật. Mỗi chủ thể khi tham gia các quan
hệ pháp luật khác nhau sẽ có khả năng hưởng quyền và làm
nghĩa vụ khác nhau và được pháp luật quy định.
 Năng lực hành vi: Là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các
chủ thể bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện quyền và
nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật cụ thể.
 Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:
 Cá nhân là cá thể người, bằng xương bằng thịt, được sinh ra
theo quy luật sinh tồn của loài người, có danh tính cụ thể. Cá
nhân bao gồm: công dân, người nước ngoài, người không quốc
tịch. Khi tham gia quan hệ pháp luật, cá nhân có thể tham gia
với tư cách là chủ thể gián tiếp hoặc chủ thể trực tiếp.
 Pháp nhân là tổ chức có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy
định để tham gia quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể độc
lập.
 Điều kiện để có TCPN: Được thành lập theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan;  Có cơ cấu tổ
chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự năm
2015; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác
và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân
danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
+ Khách thể của quan hệ pháp luật: là những lợi ích mà các chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ đó.
+ Nội dung của quan hệ pháp luật: bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý
của chủ thể.
 Quyền của chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo
cách thức mà pháp luật cho phép.
 Nghĩa vụ pháp lý chủ thể là các xử sự mà các chủ thể của
quan hệ pháp luật bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứng
quyền của chủ thể phía bên kia trong quan hệ.
c) Sự kiện Pháp Lý
 Khái niệm: Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong thực tế phù
hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp
luật từ đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
(Sự kiện pháp lý là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của
con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định như việc li hôn một cặp vợ
chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho một người nuôi hoặc sự cố bão
lụt làm sập cầu làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển đưa hàng đến
đúng giờ theo hợp đồng đã kí kết.)
 Đặc điềm:
+ ĐKHC thực tế
+ Làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi
+ Tính có trước của skpl
 Phân loại:
Dựa vào tiêu chuẩn ý chí ( mong muốn hay ý thức của con người trong sự
kiện đó) , sự kiện pháp lí được chia thành sự biến và hành vi.
 Sự biến pháp lý: Sự biến pháp lý là những sự kiện xảy ra ngoài ý thức của con người.
Sự biến pháp lý là những sự kiện xảy ra không do ý chí của con người làm phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. ( giả sử mua bảo hiểm )
 Hành vi pháp lý: Hành vi là xử sự của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc
không hành động. Dưới góc độ pháp lý, hành vi là xử sự có ý chí của con người. Hành
vi pháp lý thể hiện dưới dạng: hành vi hợp pháp, hành vi bất hợp pháp và hành vi vi
phạm pháp luật. Ví dụ: hành vi ký kết hợp đồng, hành vi trộm cắp, sự bỏ mặc không
cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…
+ Hành vi Hành động hợp pháp: 1 việc làm đúng luật nhưng lại làm xuất hiện
quan hệ pháp luật hoặc thay đổi hoặc chấm dứt. Vdu: Khởi kiện, khiếu nại
( hành vi nộp đơn là hợp pháp làm xuất hiện quan hệ pháp luật giữa người
khiếu nại và người giải quyết khiếu nại )
+ Hành vi Hành động không hợp pháp: vdu: gây thương tích, cướp tài sản
+ Hành vi không hành động không hợp pháp: thấy người khác trong tình trạng
trong tình trạng nguy hiểm có đủ điều kiện mà không cứu.
+ Hành vi không hành động hợp pháp: Kháng cáo

Dựa vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lí, sự kiện pháp lí
được chia thành hai loại là sự kiện pháp lí đom nhất và sự kiện pháp lí phức hợp.
 Sự kiện pháp lý đơn giản chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự xuất
hiện với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: vượt đèn đỏ dẫn
đến phát sinh quan hệ pháp luật giữa ng vi phạm vs csgt.
  Sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ với sự xuất hiện của
chúng các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hay chấm dứt. Ví dụ: khi một
người chết thì có thể phát sinh quan hệ thừa kế nếu người đó có tài sản (thừa kế phát
sinh khi người có tài sản chết);

Căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý, ta có sự kiện pháp lý phát sinh quan
hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý làm
chấm dứt quan hệ pháp luật.
 Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam
nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy
định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết
hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan
hệ vợ chồng trước pháp luật.
 Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật
Anh Nguyễn Văn C và chị Trần Thị D làm đơn ly hôn gửi tới tòa án nhân dân huyện,
sau khi hòa giải không thành, tòa án tiến hành xét xử, giải quyết cho anh Nguyễn Văn
C và chị Trần Thị D được ly hôn theo quy định của pháp luật, đồng thời tuyên hủy
giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của anh D và chị C, quyết định tuyên hủy giấy
chứng nhận kết hôn của tòa án là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật giữa
anh D và chị C.
 Chuyển quyền sử dụng đất là sự kiện pháp lý thay đổi quan hệ pháp luật
Ông Trần Văn A làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 5000m2 đất trồng lúa
cho ông Nguyễn Văn B, căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng đã được chính quyền
địa phương xác nhận, ông Nguyễn Văn B làm thủ tục chuyển nhượng và đơn xin cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ Phòng Tài nguyên & Môi
trường đề nghị UBND huyện (quận, thị xã, TP thuộc tỉnh) cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng 5000m2 đất trồng lúa cho ông Nguyễn Văn B, sự dịch chuyển quyền sử dụng
đất từ ông Trần Văn A sang ông Nguyễn Văn B là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan
pháp luật của cả 2 ông Trần Văn A và B.

 Vai trò
+ Cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật. ( quy phạm pháp
luật định ra trên giấy và quan hệ pháp luật thực tế xảy ra )
+ Ảnh hưởng đến việc xác định loại quan hệ pháp luật.
+ Ảnh hưởng đến nội dung và tính chất của quan hệ pháp luật
+ Có liên hệ mật thiết với phần giả định của quan hệ PL
 Ý nghĩa
Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì
nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có
căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ
thể trong quan hệ pháp luật được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng pháp luật vì bản chất sự việc pháp lý là
những sự kiện thông thường diễn ra trên thực tế mà pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời
sống xã hội, gắn liền với xã hội. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm
chắc sự kiện pháp lý để xây dựng những quy định pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của các cá thể trong xã hội.

d) Vi phạm pháp luật


 Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi ( hành động hay không hành động ),
trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm
hại hoặc đe doạ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 Dấu hiệu VPPL:
 Hành vi xác định của con người. ( hành động cụ thể - biểu hiện ra bên
ngoài )
 Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái với các quy định của pháp luật,
xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
+ Chủ thể làm điều pháp luật cấm
+ Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho
phép
+ Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước bắt buộc
 Chủ thể phải có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý đối với hành vi vi phạm pháp
luật do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi ấy được thực hiện
dưới hình thức cố ý hay vô ý. ( nhận thức được không mong muốn hay
không )
 Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện:
+ NLTNPL là khả năng của chủ thể vi phạm pháp luật, vào thời điểm
chủ thể vi phạm pháp luật, vào thời điểm thực hiện hành vi, họ
hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã
hội và hậu quả của hành vi mà mình thực hiện; khả năng điều
khiển hành vi; khả năng tự chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của
mình.

 Cấu thành VPPL


 Là tổng thể những dấu hiệu đặc trưng của 1 hành vi VPPL nhằm qua đó
xác ranh giới các loại VPPL
 Có 4 yếu tố cấu thành:
 Mặt khách quan của VPPL
+ Hành vi trái pháp luật
+ Thiệt hại xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vc, tt mà xh phải
gáng chịu; hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc
tinh thần nếu hành vi trái pháp luật 0 được ngăn chặn kịp thời
+ Mối quan hệ nhân quả: được hiểu là hành vi trái pháp luật đóng vai
trò là nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt hại của xh đóng vai trò là
kết quả tất yếu
+ Thời gian, địa điểm, công cụ
 Mặt chủ quan của VPPL ( là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể
VPPL – trạng thái, diễn biến tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi
và hậu quả của hành vi)
+ Lỗi ( cố ý, vô ý)
 Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể VPPL nhận thức được hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt
hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng
mong muốn hậu quả xảy ra
 Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể VP nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước thiệt hại
cho XH do hành vi của mình gay ra nhưng, tuy không
mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó
xảy ra – Hậu quả xảy ra nằm ngoài mục đích của chủ
thể thực hiện hành vi vì chủ thể có mục đích khác.
( thờ ơ, bàng quang không quan tâm có hậu quả xảy ra
hay không )
 Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhận thấy
trước hậu quả nó gây ra cho xã hội nhưng hy vọng tin
tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được.
 Lỗi vô ý vì cẩu thả
+ Động cơ: là yếu tố thúc đẩy chủ thể VPPL ( động cơ trả thù,
ghen tuông,…)
+ Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể VPPL mong
muốn đạt được ( tính mạng, thương tích,..)
 Chủ thể VPPL: là những cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi
VPPL và có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, gồm có 2 điều kiện
+ ĐK cần: thực hiện hành vi VPPL
+ ĐK đủ: năng lực trách nhiemẹ pháp lý
 Khách thể của VPPL ( là những quan hệ xã hội được PL bvệ và bị
hành vi VPPL xâm hại tới )
 Phân loại vi phạm pháp luật
 VP hình sự: tức tội phạm, là hành vi nguy hiểm trái Pl hình sự, có
lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
 VP hành chính: là hành vi nguy hiểm nhưng chưa đến mức bị coi là
tội phạm
 VP dân sự: là hành vi vi phạm cácquan hệ về tài sản, nhân thân
được Pl dân sự bảo vệ
 VP kỷ luật: là nhữn hành vi có lỗi, trái Pl, kỷ luật của đơn vị, cơ
quan.
e) Trách nhiệm pháp lý
 Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi
phạm pháp luật phải gánh chịu trước các chủ thể có quyền (bao gồm: cơ quan
nhà nước, nhà chức trách, người có quyền dân sự bị vi phạm …).
 Đặc điểm:
+ Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm PL.
+ Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có
hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm nước.
 Phân loại trách nhiệm pháp lý:
+ Trách nhiệm Hình sự
+ Trách nhiệm hành chính
+ Trách nhiệm dân sự
+ Trách nhiệm kỷ luật

 Mặt khách quan của VPPL


+ Hành vi trái pháp luật: có
+ Thiệt hại xã hội: Có thiệt hại về tính mạng cho B và C
+ Mối quan hệ nhân quả: không có bởi kết quả không hậu quả trực
tiếp
 Mặt chủ quan của VPPL ( là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể
VPPL – trạng thái, diễn biến tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi
và hậu quả của hành vi)
+ Lỗi ( cố ý, vô ý)
 Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể VPPL nhận thức được hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt
hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng
mong muốn hậu quả xảy ra
+ Động cơ: có mẫu thuẫn
+ Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể VPPL mong
muốn đạt được thương tích
 Chủ thể VPPL: là những cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi
VPPL và có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, gồm có 2 điều kiện
+ ĐK cần: thực hiện hành vi VPPL.
+ ĐK đủ: năng lực trách nhiệm pháp lý.
 Khách thể của VPPL ( là những quan hệ xã hội được PL bvệ và bị
hành vi VPPL xâm hại tới ): xâm phạm quyền được pháp luật bảo
vệ về tính mạng.
 Mặt khách quan của VPPL:
+ Hành vi trái pl: ko
+ Thiệt hại xã hội có M bị thương và xe máy của M bị hỏng
+ Quan hệ nhân quả: Không có
 Mặt chủ quan của VPPL:
+ Lỗi: không có
+ Động cơ: không có
+ Mục đích:
Xe vận tải là nguy hiểm có nguy cơ cao nên cho dù không có lỗi

IV. Pháp chế XHCN


1.Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến
pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi
công dân. Chính phủ (thời kì trong Chính phủ chưa có Bộ Tư pháp), Vụ pháp chế của
các bộ, cơ quan ngang bộ; Ban pháp chế, phòng pháp chế, cán bộ pháp chế Một
nguyên tắc cơ bản ở tầm hiến định được ghi nhận tại Điều 12 Hiến pháp năm 1992.

Nhà nước quản Ií xã hội bằng pháp luật, không ngừng tàng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Các cơ TP n nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ Đang nhân
dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh
phòng ngửa và chống các tội phạm, các ví phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể
và của công dân đều bị xử lí theo pháp luật. Nội dung của quy định đã bao hàm khá
đẩy đủ các phương diện của pháp chế xã hội chủ nghĩa

2. Nguyên tắc cơ bản


 Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và Luật
 Tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc
 Bắt buộc chung đối với mọi người không có ngoại lệ
 Nguyên tắc trắc nhiệm pháp lý bắt buộc
3. Giải pháp tăng cường pháp chế XHCN
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật
+ Tích cực tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống
+ Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phâ

You might also like