You are on page 1of 4

1)Thuộc tính của pháp luật là những đặc trưng, đặc điểm vốn có, không thể tách

rời
của pháp luật. Thông qua thuộc tính của pháp luật, có thể phân biệt được pháp luật với
các quy phạm xã hội khác. Pháp luật có bốn thuộc tính cơ bản:

Thuộc tính thứ nhất: Pháp luật có tính quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước là một thuộc tính riêng của pháp luật mà không một quy phạm
nào có thể có được. Để có thể thực hiện việc tổ chức và quản lý xã hội, nhà nước cần
phải có pháp luật, nhằm mục đích bắt buộc mọi người phải thực hiện. Các quy định
của pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà nước
thừa nhận những quy tắc ứng xử đã có sẵn từ trong xã hội (đạo đức, phong tục tập
quán, tín điều tôn giáo,...) Và với kết cấu là những quy tắc xử sự chung, pháp luật
chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với các hành vi ứng
xử của mọi người trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhà
nước.

Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép các chủ thể được làm gì, không được làm gì,
nên làm gì, không nên làm gì và có thể bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào, . . .
Mặt khác, với thuộc tính quyền lực nhà nước của mình, pháp luật có thể có các biện
pháp cưỡng chế từ nhà nước, để bắt buộc người dân phải thực hiện theo những quy
định được nên ra của pháp luật, nếu không họ sẽ bị trừng phạt, để đảm bảo cho pháp
luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.

Ví dụ: Luật an toàn giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành và đảm bảo bằng
sức mạnh quyền lực nhà nước (đại diện là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động,
…..). Những người vi phạm Luật giao thông đường bộ đều phải chịu phạt theo điều
luật đã quy định.

Thuộc tính thứ hai: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của pháp
luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung. Trong xã hội các hành vi xử sự của con
người rất khác nhau, tuy nhiên trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định vẫn đưa ra
được cách xử sự chung phù hợp với đa số.
Cũng như quy phạm pháp luật, các quy phạm xã hội khác đều có những quy tắc xử sự
chung, nhưng khác với các quy phạm xã hội, pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy
phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa
đổi bằng những quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết.

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước "được đề lên thành
luật". Tùy theo từng nhà nước khác nhau mà ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội
mang tính chất chủ quan của một nhóm người hay đáp ứng được nguyện vọng, mong
muốn của đa số nhân dân trong quốc gia đó.

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ được áp dụng đối với tất cả công dân đang sinh sống
trên lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới
tính, tôn giáo, dân tộc,…. và được áp dụng nhiều lần.

Thuộc tính thứ ba: Pháp luật có tính hệ thống


Ngay chính bản thân khái niệm của pháp luật đã là một hệ thống các quy tắc xử sự
chung, hoặc là các quy phạm, cũng có thể là các nguyên tắc hoặc khái niệm pháp
lý . . . Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hộ thông qua việc tác động một cách trực tiếp
lên các cách xử sự của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ xã hội đó, nhưng
những quy định đó lại không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà giữa chúng có mối
liên hệ chặt chẽ, gắn bó và thống nhất với nhau, tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh.

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ; Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thuộc tính thứ tư: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Quy phạm có thể hiểu một cách đơn giản là các khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định
của pháp luật được xem như là các quy phạm trong xã hội và nó được biết đến, và sử
dụng một cách vô cùng phổ biến. Từ đó, pháp luật định hướng cho nhận thức và hành
vi của các chủ thể trong xã hội. Khi rơi vào một tình huống nhất định, dựa vào thuộc
tính quy phạm của pháp luật, các chủ thể sẽ được định hướng hành vi cho bản thân
mình để đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Phạm vi tác động của pháp luật rất lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi người, cho
cá nhân, tổ chức trong phạm vi của một quốc gia và được sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày; hay thể hiện trên mọi lĩnh vực của các mối quan hệ xã hội. Cũng chính vì
vậy, pháp luật mới mang thuộc tính phổ biến.

Ví dụ: Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật. Trong đó sẽ ghi
rõ những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm, như: điều 60 quy
định về độ tuổi của người điều khiển xe máy:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50
cm3

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50
cm3 trở lên.
2)

Giống:

– Đều đưa ra những quy tắc xử sự, chuẩn mực chung đối với mọi người.

– Được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong xã hội.

– Hướng tới những giá trị cao đẹp: công bằng, lẽ phải, đạo lý, cái thiện, cái tốt.

– Biến đổi dần theo thời gian và thời đại để phù hợp với từng xã hội cụ thể.

– Là sự đúc kết theo tiến trình dài của lịch sử nhân loại.
Khác:

– Các quy phạm pháp luật thì do cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền
ban hành được nhân dân sáng tạo nên.

– Quy phạm pháp luật phải trải qua quá trình dự thảo, kiểm định, sửa đổi, bổ sung
nghiêm ngặt còn quy phạm đạo đức thì thường được đúc kết, truyền miệng từ đời này
sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Các quy phạm pháp luật được quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật cụ thể như: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Thông tư, Nghị định,… Về phần mình, các
quy phạm đạo đức thể hiện thông qua dạng không thành văn như truyền miệng, văn
hoá, lối sống, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ, bài hát…

– Nếu vi phạm các quy phạm pháp luật sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật thông
qua bộ máy cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư
pháp, từ đó gánh chịu những chế tài như: cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù, cải tạo không
giam giữ, chung thân hay thậm chí là tử hình. Còn các quy phạm đạo đức không có
những chế tài như thế, chỉ có thể được đảm bảo thực hiện qua sự tự giác của mỗi cá
nhân, tổ chức; các biện pháp răn đe thông qua tác động của dư luận xã hội, lên án, tố
cáo, tẩy chay…

You might also like