You are on page 1of 2

Đề bài: Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và các quy tắc xử sự khác

Bài làm
Pháp luật và các quy tắc xử sự khác trong xã hội đều là những công cụ điều
chỉnh hành vi của con người, đưa ra những quy tắc xử sự, hành vi khuôn mẫu để
mọi người thực hiện đảm bảo tuân theo định hướng chung đã được đề ra. Giữa các
quy tắc xử sự và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn
nhau.
Mối quan hệ giữa pháp luật và các quy tắc xử sự khác:
- Con đường hình thành pháp luật dựa trên các quy tắc xử sự:
Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con đường, một là, nhà
nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng phù họp với ý chí của
nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước thừa nhận cách giải
quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế, sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ
việc khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới.
- Tác động của pháp luật đối với các quy tắc xử sự:
Các quy tắc xử sự khác là các quan điểm được hình thành từ những thói
quen của tổ chức nào đó, là những quy tắc do các tổ chức lập ra, có phạm vi đối
với tổ chức đó. Các quy tắc xử sự khác không mang tính bắt buộc, được thực hiện
bằng sự tự nguyện, không do nhà nước lập ra nên không được đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực nhà nước, các cá nhân thực hiện bằng sự tự giác, các tổ chức chủ
yếu quản lý bằng biện pháp giáo dục, nêu gương,…không có tính bắt buộc, dùng
để điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người, phạm vi hẹp hơn pháp luật, áp
dụng riêng biệt với từng tổ chức được thể hiện bằng lời nói, truyền miệng. Phương
thức tác động là giáo dục thuyết phục, nêu gương. Vì vậy, nếu chưa có một hệ
thống quy phạm luật pháp về tổ chức đầy đủ, đồng bộ, hiệp và chính xác để làm cơ
sở cho việc củng cố và hoàn thiện bộ máy quốc gia thì dễ dẫn đến tình trạng trùng,
chồng chéo, thực hành khống đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan
quốc gia, bộ máy sẽ sinh ra cồng kềnh và kém hiệu quả, do đó ta cần đến pháp luật
làm công cụ để quản lý nhà nước và xã hội.
- Tác động của quy tắc xử sự đối với pháp luật:
Các quy tắc xử sự tác động đến việc hình thành các quy định của pháp luật.
Một số quy tắc xử sự có thể được áp dụng để giải quyết vụ việc. Có thể nói rằng,
các quy phạm pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc” trong xã hội. Vì quy tắc xử sự
được coi là nguồn luật quan trọng đối với một số hình thức nhà nước ở các giai
đoạn lịch sử khác nhau.
Với những quy tắc xử sự phù hợp với pháp luật thì nó có thể tác dụng làm
cho những quy định của pháp luật dễ dàng đi vào cuộc sống và được mọi người tự
giác thực hiện.

You might also like