You are on page 1of 23

Thảo luận lý luận nhà nước và pháp luật.

1. Slide 1
1. Chế định luật bao gồm các quy phạm pháp luật độc lập với nhau
Nhận định sai.
Vì chế định bao gồm một hoặc các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung
với nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ tương ứng. Ví dụ chế định
luật về hôn nhân gia đình sẽ do nhiều quy phạm pháp luật quy định trong
nhiều văn bản luật khác nhau như Luật Hôn nhân gia đình, luật dân sự,...

2.Giữa các chế định luật trong một ngành luật không có mối liên hệ
với nhau
Nhận định sai.
Mỗi chế định pháp luật dù mang đặc điểm riêng nhưng nó cũng cần tuân
theo các quy luật vật động khách quan, chịu sự ảnh hưởng, tác động của
chế định khác trong hệ thống pháp luật. (vd: Trong pháp luật dân sự, chế
định sở hữu bao gồm một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội liên quan đến: quan hệ chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Bản thân các chế định đó lại nằm trong mối liên hệ tác động qua lại với
các chế định khác như: chế định thừa kế, chế định hợp đồng mua bán)
 
3. Mỗi quan hệ xã hội chỉ chịu sự điều chỉnh của một ngành luật.
Nhận định này sai.
Vì các quan hệ xã hội sẽ thuộc một lĩnh vực, có cùng tính chất, gần gũi
nhau. Các quan hệ xã hội này trở thành đối tượng điều chỉnh của một
ngành luật, một hay nhiều văn bản luật như Bộ luật dân sự, Luật lao động,
Luật hình sự, dân sự.
QH vợ chồng chịu sự điều chỉnh: luật HNGD, chịu sự điều chỉnh của Luật
dân sự về tài sản chung, nếu ts là đất đai chịu sự điều chỉnh của luật đất đai
 
4. Mọi văn bản do Chánh án toà án nhân dân ban hành đều là văn bản
quy phạm pháp luật?
Nhận định sai.
Vì chỉ có những thông tư của chánh án Toà án nhân dân ban hành mới
được xem là VBQPPL. Ví dụ: QĐ số 468/2021 về việc Bổ sung, thay đổi
uỷ viên Ban Chỉ đạo xây dựng “Đề án xây dựng toà án điện tử ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” do Chánh án toà án nhân dân tối cao
ban hành nhưng không được xem là VBQPPL. VBQPPL phải đảm báo về
mặt thẩm quyền do …., và thẩn quyền về mặt hình thức
 
5. Văn bản quy phạm pháp luật giống với văn bản áp dụng pháp luật
là cùng chứa đựng các quy tắc ứng xử chung
Nhận định sai.
VBQPPL Chứa đựng các quy tắc xử sự chung. Tuy nhiên VBADPL là văn
bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực
hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước. Tức nghĩa là VBADPL chứa quy tắc xử
sự riêng. Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác
động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá
nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo tính hợp pháp.
Vd: giấy đăng ký kết hôn ko phải là vbqppl. ko áp dụng nhiều lần (chỉ 1
lần).; VB áp dụng pháp luật. Nhằm điều chỉnh qua hệ xã hội cụ thể và áp
dụng 1 lần -> "văn bản cá biệt” : quyết định xử phạt hành chính, bản án
của toà.
2. Slide 2 
Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung
ương ban hành đều có phạm vi tác động trên toàn vẹn lãnh thổ
Nhận định sai.
Vì chỉ có đa số VBQPPL  của cơ quan trung ương có phạm vi áp dụng trên
toàn quốc. Trên thực tế có TH VBQPPL do cơ quan TW ban hành chỉ có
hiệu lực trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
Ví dụ như nghị định số 93/2001/CP của Chính phủ về phân cấp quản lý
một số lĩnh vực cho TPHCM. 
Câu 2 Văn bản quy phạm pháp luật luôn có phạm vi tác động đến mọi
cá nhân, tổ chức trong xã hội
Nhận định sai vì
Điều 155. Hiệu lực về không gian (luật BHVBQPPL năm 2015)
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính
đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.
Như vậy không phải bất kì loại VBQPPL nào cũng đều có hiệu lực đối với
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Vd: Luật viên chức, tác động đến viên chức.
 
Câu 3: Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ở trung
ương ban hành.
Nhận định sai.
Vì VBPL do các chủ thể có thẩm quyền ban hành. Ví dụ: Quốc hội có
thẩm quyền ban hành luật, nghị quyết; chính phủ có quyền ban hành nghị
định,... Cũng có nghĩa là sẽ có những cơ quan nhà nước không có thẩm
quyền ban hành các văn bản QPPL các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.

Câu 4: Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều ghi rõ thời điểm phát
sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực?
Nhận định sai.
Các nhà làm luật khó có thể dự liệu QHXH mới phát sinh. Vì vẫn có
những văn bản không quy định rõ về thời gian chấm dứt hiệu lực và những
văn bản này sẽ hết hiệu lực một phần khi nó được sửa đổi, bổ sung bằng
một văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan ban hành nó; hoặc
bị bãi bỏ hoặc bị hủy bỏ một phần bằng một văn bản của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (chẳng hạn, năm 2020, khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 thì Luật năm 2015 hết hiệu lực một phần vào ngày 01/01/2021, khi
Luật năm 2020 có hiệu lực). Văn bản sẽ hết hiệu lực toàn bộ khi nó được
thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà
nước đã ban hành văn bản đó. Ví dụ, Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2008 hết hiệu lực toàn bộ khi nó được thay thế bằng Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
 
Câu 5: VBQPPL chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện sau
khi VBQPPL phát sinh hiệu lực
Nhận định sai.
Vì trong TH VBQPPL mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy
định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn
bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới (hiệu lực hồi tố)
3. Slide 3
1. Pháp luật chính là công lý, lẽ công bằng
• Với nghĩa luật tự nhiên: Nhận định đúng.
Cicero cho rằng: “Pháp luật thực sự là pháp luật phù hợp với tự nhiên”.
Luật theo nghĩa này đồng nghĩa với công lý.
•  Nhưng với nghĩa luật thực định: Nhận định sai.
Pháp luật không luôn luôn phản ánh những giá trị công lý mà do nhóm
cầm quyền đặt ra theo nhu cầu xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
- Ý chí chính trị. Nên pháp luật còn có nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích này

Câu 2 Mọi quy phạm xã hội đều có tính quy phạm phổ biến-Chiba
Nhận định sai
Không phải bất kì QPXH nào cũng mang tính quy phạm phổ biến. 
Nghĩa là không phải bất kỳ quy phạm xã hội nào cũng được áp dụng nhiều
lần, mọi lúc, mọi nơi, cho tất cả đối tượng như cá nhân tổ chức trong xã
hội và các đối tượng này  bắt buộc phải tuân thủ theo.
Vd: Nội qui trường học, công ty, hay tập quán- những thói quen mang tính
vùng miền.

Câu 3 Pháp luật là dạng quy phạm duy nhất được ban hành dưới hình
thức văn bản.
Nhận định sai.
Quy phạm là những quy tắc, những chuẩn mực thường có tính bắt buộc
phải thực hiện hoặc là phải thực hành đối với những cá nhân hoặc là đối
với một nhóm người.
Quy phạm chính là những điều đã được quy định chặt chẽ và đòi hỏi mọi
người cần phải tuân thủ theo đúng những quy định đã được đặt ra đó.
Và do đó nội quy trường học, nội quy lớp học… là những văn bản quy
định về những quy tắc ứng xử trong trường học nhưng ko phải pháp luật
( ko do nhà nước ban hành).

Câu 4: PL phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền nhằm thể hiện
tính phù hợp của hệ thống PL
Nhận định sai.
Vì PL trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nội dung được quy
định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị và mục đích
pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự
nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là nội dung được
nhắc đến trong tính giai cấp của pháp luật. Phải phù hợp vs đk kt-xh ở mỗi
giai đoạn ls
Câu 5: Mọi tập quán đều là tập quán pháp
Nhận định sai.
Vì tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu
truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng
thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện. Luật
dân sự 201

Câu 6: Ở Việt Nam, thẩm phán không được từ chối áp dụng án lệ


trong mọi trường hợp
Nhận định sai.
 Theo khoản 3 điều 8 Nghị quyết 03/2015/ NQ - HĐTP của HĐTP
TANDTC quy định thì khi có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết do Quốc
hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH, Nghị định của Chính phủ ban
hành mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán có quyền không áp dụng
án lệ.

Câu 7 Nhà nước đảm bảo cho mọi quy tắc ứng xử được thực hiện trên
thực tế
Nhận định sai
• Nhà nước ban hành và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong
cuộc sống. Tuy nhiên quyền lực nhà nước chỉ được triển khai trên cơ
sở pháp luật.
• Các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tín điều, tôn giáo,
tập quán,... thể hiện ý chí chung cho sự tồn tại và phát triển của cộng
đồng. Pháp luật không đưa ra những hình thức nào cho sự giới hạn các
quy phạm xã hội. Quy phạm xã hội là “luật” mà cộng đồng lập ra và tự
nguyện tuân theo.
• Tóm lại nhà nước chỉ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nhưng
các quy tắc ứng xử khác thì không.
 
8. Pháp luật chính là các quy tắc về đạo đức trong xã hội
Bài làm:
Nhận định sai.
Đạo đức được đúc kết từ cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân và được
truyền tai nhau qua nhiều thế hệ, thể hiện thông qua dạng không thành văn
như văn hoá truyền miệng, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ…và dạng
thành văn như kinh, sách chính trị,…Thự hiện bằng tự giác, răn đe thông
qua tác động của dư luận xã hội, khen chê, lên án, khuyến khích,… Lương
tâm con người.
Pháp Luật do nhà nước ban hành. Hệ thống của văn bản quy phạm pháp
luật: Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư. Pháp luật thông qua bộ máy cơ
quan như cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp để đảm bảo thực hiện bằng
các biện pháp quyền lực nhà nước, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,
thuyết phục cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
4. Slide 4
Câu 1: Chủ thể có năng lực pháp luật nhưng không có năng lực hành
vi thì không thể tham gia vào quan hệ pháp luật.- Tường Vy
Nhận định sai.
Chủ thể có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi vẫn có thể
tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người ủy quyền, người giám
hộ…Năng lực pháp luật là điều kiện cần còn năng lực hành vi chỉ là điều
kiện đủ để cá nhân, tổ chức có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
nên chủ thể trên có thể tham gia một cách thụ động vào quan hệ pháp luật
thông qua hành vi của người thứ ba

Câu 3: Năng lực hành vi theo quy định của pháp luật là thuộc tính tự
nhiên của con người?
Nhận định sai.
Năng lực hành vi theo quy định của pháp luật phải xuất phát dựa trên cơ sở
pháp luật và là những phạm trù mang tính chính trị pháp lý. Theo đó khả
năng thực hiện hành vi pháp lý của chủ thể không đồng nhất với khả năng
thực hiện hành vi mang tính bản năng của con người nên không thể nói
năng lực hành vi là thuộc tính tự nhiên của con người và không phải hành
vi nào của con người cũng được điều chỉnh bởi pháp luật. Ví dụ: một bé
gái 13 tuổi đã có thể mang thai và sinh con, bé gái đó có khả năng thực
hiện những hành vi tình dục nhưng không vì khả năng thực hiện hành vi
bản năng ấy mà nhà nước quy định độ tuổi kết hôn cho nữ giới là 13 tuổi.

Câu 2: Một sự kiện pháp lý chỉ làm phát sinh một quan hệ pháp luật
Nhận định sai.
Vì một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh một hoặc nhiều quan hệ pháp
luật. Đồng thời, một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Sự kiện một người chết có thể làm phát sinh ra quan hệ thừa kế
(quan hệ 1), chấm dứt quan hệ hôn nhân (quan hệ 2),..

Câu 3: Năng lực hành vi theo quy định pháp luật là thuộc tính tự
nhiên của con người.
Nhận định sai
Vì năng lực hành vi pháp lý là khả năng của chủ thể được nhà nước trong
quy phạm pháp luật cụ thể. Nó là một phạm trù phản ánh khả năng thực
hiện hành vi mang tính xã hội: có những hành vi mang tính bản năng của
con người tự nhiên, có những hành vi mang tính xã hội thể hiện trong giao
tiếp, trong sinh hoạt, trong lao động.
4. Để phát sinh quan hệ pháp luật chỉ cần duy nhất một sự kiện pháp
lý.
Nhận định sai.
Để phát sinh quan hệ pháp luật dựa trên nhiều sự kiện pháp lý.
Ví dụ: Quan hệ pháp luật hôn nhân được hình thành khi hai bên nam nữ
làm thủ tục đăng ký kết hôn (sự kiện pháp lý thứ nhất), và phải được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kết hôn (sự kiện pháp lý thứ hai).
 
Câu 4: Để phát sinh quan hệ pháp luật chỉ cần một sự kiện pháp lý
Nhận định sai
 Vì có thể có những quan hệ pháp luật phát sinh phải dựa trên nhiều sự
kiện pháp lý khác nhau
Ví dụ: để xảy ra quan hệ pháp luật hôn nhân thì hai bên nam nữ phải làm
thủ tục đăng ký kết hôn (SKPL1), sau đó phải được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy đăng ký kết hôn (SKPL2)
Câu 5: Sự kiện pháp lý luôn mang ý chí của con người.
Nhận định sai
 Vì sự kiện pháp lý được phân thành 2 loại
   + Hành vi pháp lý: mang ý chí con người. Được điều chỉnh bởi pháp
luật, khi chủ thể thực hiện những hành vi trong tình huống, hoàn cảnh cụ
thể làm nảy sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
   + Sự biến pháp lý: nằm ngoài ý chí chủ quan của con người. Ví dụ: thiên
tai, dịch bệnh, cái chết tự nhiên của con người
 
Câu 5:Sự kiện pháp lý luôn mang ý chí của con người?
Nhận định sai.
Vì sự kiện pháp lý ngoài sự kiện ý chí còn có sự kiện phi ý chí (sự biến
pháp lý). Ví dụ: các sự kiện như đổ nhà, chết người, đắm tàu... do thiên tai
như bão lụt, lở đất, sóng thần... gây ra là những sự biến tuyệt đối vì chúng
có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nhiều quan hệ pháp luật là sự
kiện phi ý chí.  
 
Câu 6 Quan hệ pháp luật do các chủ thể thiết lập nên không phụ
thuộc vào ý chí nhà nước
Nhận định sai.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng những điều kiện do Nhà nước
quy định, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Những quan hệ pháp luật mà Nhà Nước tham gia thì luôn thể hiện ý chí
của nhà nước. 
Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do pháp luật do
nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan hệ
đó luôn luôn thể hiện ý chí của nhà nước.
Vì quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp
luật điều chỉnh. Do được hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật nên
các quan hệ pháp luật ngoài việc chịu sự kiểm soát của dư luận xã hội còn
được nhà nước đảm bảo thực hiện và bảo vệ -> phụ thuộc vào ý chí nhà
nước

Câu 7: Tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không có năng lực
chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
Nhận định sai
Vì những tổ chức không có tư cách pháp nhân chỉ bị hạn chế khả năng
tham gia vào quan hệ pháp luật chứ không hoàn toàn mất đi năng lực tham
gia vào QHPL
Ví dụ: các công ty hợp doanh không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào,…
5. Slide 5.
Câu 1: Pháp luật?
 - Pháp luật là hệ thống các quy tắc sử xự mang tính bắt buộc do Nhà nước
ban hành (hoặc thừa nhận) và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
những định hướng nhất định
 - Pháp luật mang 2 bản chất:
   + Tính giai cấp
   + Tính xã hội
 - Những thuộc tính cơ bản của PL:
   + Tính quy phạm phổ biến
   + Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
   + Tính được đảm bảo bằng Nhà nước
 
Câu 2: Quy phạm pháp luật và Quy phạm xã hội: mâu thuẫn, hỗ trợ,
song song .
- Mối quan hệ mâu thuẫn: Do khác nhau về mục tiêu và ý chí nên đôi khi
nên đôi khi QPPL mâu thuẫn với QPXH. Về cơ bản, nếu mâu thuẫn xảy ra
thì QPPL sẽ được áp dụng. Nhưng trên thực tế, nhiều khi các chủ thể tuân
thủ QPXH hơn là QPPL.
- Mối quan hệ hỗ trợ: QPPL và QPXH có thể điều chỉnh các QHXH theo
cùng 1 hướng bởi lẽ bản chất của chúng là đều hướng đến tự do, đều thiết
lập nên quy tắc của hành vi và là công cụ để quản lí XH. VD: con cái phải
có nghĩa vụ kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô; còn cha mẹ phải yêu
thương con cái.
- Mối quan hệ song song: Các QPXH chỉ góp phần vào việc điều chỉnh các
QHXH mà không có hoặc có rất ít tác động đến quyền lực hay việc quản
lý xã hội của nhà nước. VD: Việc hành lễ theo đạo Phật, đạo Chúa hay
những cách hành xử theo quy phạm đạo đức.
Câu 3: Tiền lệ pháp, Tập quán pháp và VBQPPL.
- Hệ thống pháp luật có 3 loại: tiền lệ pháp, tập quán pháp, Văn bản QPPL 
1.Tiền lệ pháp
- Là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính
hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc
tương tự. Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, được
sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị
trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh, Mỹ (đặc biệt là trong
dân luật).
- Ví dụ: Bộ luật Dân sự (BLDS) nước ta quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối
với người thân của người có tính mạng bị xâm phạm là cho đến khi chết
nếu người được hưởng cấp dưỡng là người đã thành niên và cho đến khi
đủ 18 tuổi nếu người được hưởng cấp dưỡng là người chưa thành niên hay
đã thành thai. Tuy nhiên, BLDS lại không cho biết nghĩa vụ này bắt đầu
vào thời điểm nào nên các tòa rất lúng túng. Sau đó, một quyết định giám
đốc thẩm của TAND Tối cao phân tích: Theo tinh thần quy định tại Điều
616 BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội
đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì trong trường hợp cụ thể này, thời
điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng phải được tính từ ngày người bị hại
chết.
Dù không nói ra nhưng đây được coi là “hướng dẫn” để các tòa án áp dụng
khi xét xử và xét ở góc độ khoa học, rõ ràng nó như một án lệ

2.Tập quán pháp


- Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã
hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành những
quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện. Đây là hình thức
pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dụng nhiều trong các nhà nước
chủ nô và nhà nước phong kiến. Trong nhà nước tư sản, hình thức này vẫn
được sử dụng nhiều, nhất là ở các nước có chế độ quân chủ.
- Ví dụ: Trong Bộ luật dân sự 2015, Nhà nước ta đã thừa nhận một số tập
quán. Việc thừa nhận này trước hết thông qua một quy định mang tính
nguyên tắc thể hiện tại Điều 5: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận
và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán
áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
quy định” 
3.VBQPPL
- Là hình thức pháp luật tiến bộ nhất. Văn bản quy phạm pháp luật là văn
bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định
những quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người) được áp dụng
nhiều lần trong đời sống xã hội. Có nhiều loại văn bản pháp luật. Ở mỗi
nước, trong những điều kiện cụ thể có những quy định riêng về tên gọi và
hiệu lực pháp lý của các loại văn bản pháp luật. Nhưng nhìn chung, các
văn bản pháp luật đều được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định và
chứa đựng những quy định cụ thể (các quy phạm pháp luật).
- Ví dụ: Nghị định 208/2013/ NĐ-CP ban hành ngày 17/12/2013. Nghị
định này quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành
vi chống người thi hành công vụ; điều kiện bảo đảm; chế độ, chính sách
đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn hành vi
chống người thi hành công vụ; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phòng
ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

Câu 4: TẬP QUÁN PHÁP


1/ Khái niệm.
   Tập quán pháp là các quy phạm xã hội được thể hiện dưới dạng các
phong tục hay tập quán, đã được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
trước đó, còn tiếp tục có tác dụng điều chỉnh trong xã hội, là cơ sở để hình
thành nên các quy tắc xử sự chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
2/ Ưu điểm.
-Tập quán pháp có khả năng thay thế sự điều chỉnh của pháp luật
trong những phạm vi nhất định và ở một số lĩnh vực quan hệ xã hội nhất
định.
-Tập quán pháp có vai trò bổ sung cho pháp luật trong những điều
kiện nhất định.
-Những tập quán pháp phù hợp lại góp phần làm cho pháp luật được thực
hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên lòng tin và sự tuân thủ
sẵn có của người dân đối với các tập quán. (xuất phát từ những thói quen,
những quy tắc ứng xử từ lâu đời nên đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân
dân và được nhân dân tự giác tuân thủ góp phần tạo nên pháp luật và nâng
cao hiệu quả của pháp luật)
3/ Nhược điểm.
-Chưa có sự phân định rạch ròi giữa khái niệm ‘tập quán’ và ‘tập quán
pháp’. ‘Tập quán pháp’ chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật
nào
-Tồn tại dưới dạng bất thành văn nên thường được hiểu một cách ước lệ,
nó thường có tính tản mạn, địa phương, khó bảo đảm có thể được hiểu và
thực hiện thống nhất trong phạm vi rộng.
-Không xác định rõ về mặt hình thức, thiếu thống nhất.
=> Tập quán pháp là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và là hình
thức cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của các kiểu pháp luật chủ nô,
phong kiến. Hiện tại, phạm vi ảnh hưởng của tập quán pháp bị thu hẹp
dần.
 
• Án lệ: Việt Nam,
Bài làm:
ÁN LỆ (Tiền lệ pháp): Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP (18/06/2019)
Án lệ: là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. (Điều
1, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP).
Như vậy, khái niệm trong văn bản này khác với khái niệm đã phân tích ở
trên như sau: 
Một là, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định chứ
không phải là bản án,  Quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới làm
khuôn mẫu để áp dụng cho các việc tương tự về sau. Khái niệm án lệ ở
Việt Nam ngày nay khá tương đồng với phần bắt buộc của án lệ ở các
nước theo hệ thống Thông luật (Ratio decidendi) và Dân luật (Court rul-
ing).
Hai là, án lệ được Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao lựa chọn
và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là hợp lệ. Trong khi
đó, án lệ ở các nước khác thường được hiểu là bản án, quyết định của Tòa
án xét giải quyết vụ việc có chứa các phương pháp pháp mới làm mẫu để
áp dụng cho các công việc tương tự về sau .  Nói cách khác, ở nước này
hoạt động tạo lập án lệ của tòa án không tách rời khỏi hoạt động xét xử,
việc công bố án lệ là nhằm đưa nội dung án lệ đến công chúng chứ không
phải nhắm mục tiêu thừa nhận hiệu ứng  pháp lý án lệ giống như ở Việt
Nam.
TỔNG SỐ ÁN LỆ ĐÃ CÔNG BỐ (43)
Án lệ đang có hiệu lực: 43 (Hình sự (6), Hành chính (2), Dân sự (24),
Hôn nhân và gia đình (1), Kinh doanh, thương mại (9), Lao động (1))
Án lệ bị bãi bỏ: 0
Án lệ chưa có hiệu lực: 0
TỔNG SỐ NGUỒN ÁN LỆ (1.133)
Hình sự (285), Hành chính (103), Dân sự (480), Hôn nhân và gia đình
(126), Kinh doanh, thương mại (117), Lao động (20), Hội đồng thẩm phán
TAND tối cao (109), TAND cấp cao (122), Tòa án Quân sự Trung ương
(2), Tòa chuyên trách (của) TAND tối cao (306), TAND cấp tỉnh (216),
TAND cấp huyện (376)
Trang tin chính thức: https://anle.toaan.gov.vn/
Nhược điểm:
- Cần nâng cao chất lượng quan điểm pháp lý của các Thẩm phán. Các
Thẩm phán cần phải nâng cao trình độ của mình, đảm bảo yếu tố tranh
luận và đa dạng về lý lẽ khi đưa ra lập luận, mở rộng nguồn tài liệu là cơ
sở đưa các lập luận hay lý lẽ để thực hiện các quyết định, cuối cùng là các
lập luận này cần phải được đưa vào cộng đồng pháp lý cũng như thực tiễn
pháp lý để kiểm nghiệm và bổ sung hoàn chỉnh – điều này đòi hỏi các
Thẩm phán cần phải biết lắng nghe, loại bỏ tư tưởng bảo thủ. (hay còn gọi
là đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu
và rộng. )
- Án lệ được xem là hình mẫu trong thực tiễn xét xử, nhưng nếu hình mẫu
đưa ra không đúng thì liệu việc áp dụng án lệ cho những lần sau có xảy ra
oan sai?
- Trong tương lai, khi án lệ được sử dụng một cách có hiệu quả, thì việc
làm đầu tiên của các cơ quan nhà nước là thiết lập một cách có hệ thống
việc công bố các bản án. Đã dự liệu được việc này từ trước, nên việc tra
cứu bản án online hiện nay đã được tích hợp tại Dân Luật.
- Thủ tục áp dụng phức tạp.
- Tính khoa học không cao bằng văn bản quy phạm pháp luật.
Ưu điểm:
- Nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trên thực tế nhưng chưa có
văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể hoặc có quy định nhưng lại có
nhiều cách hiểu khác nhau.
- Việc lựa chọn tốt các án lệ, sẽ là tiền đề cho các vụ việc sau này khi xét
xử, tránh được tình trạng oan sai.
- Tạo ra sự bình đẳng, minh bạch, công khai trong hoạt động xét xử.
- Việc thừa nhận án lệ cũng là một điểm lợi cho các Thẩm phán khi xét xử,
chỉ cần xem xét đối chiếu để đưa ra phán quyết, tráng trường hợp mỗi
người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu dẫn đến trong dư luận xã hội
cho rằng việc xét xử này không bình đẳng.
- Có tính linh hoạt, hợp lý trong việc sử dụng, áp dụng pháp luật, phù hợp
với từng giai đoạn.
- Án lệ cũng góp phần khắc phục những lỗ hổng, thiếu sót của văn bản quy
phạm pháp luật.
• Ưu điểm và hạn chế của án lệ:
Ưu điểm
Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm
quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng,
tôn trọng lẽ phải... nên nó dễ dàng được xã hội chấp nhận.
Án lệ có tính linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
- Án lệ góp phần khắc phục những lỗ hổng, những điểm thiếu sót của văn
bản quy phạm pháp luật.
Hạn chế
- Án lệ được hình thành trong quá trình áp dụng pháp luật, là sản phẩm, kết
quả của hoạt động áp dụng pháp luật nên tính khoa học không cao bằng
văn bản quy phạm pháp luật.
- Thủ tục áp dụng án lệ phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết
pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.
- Thừa nhận án lệ có thể dẫn tới tình trạng tòa án tiếm quyền của nghị viện
và chính phủ.
■Hình thức: Hệ thống VBQPPL: Khái niệm, vb bản? Chủ thể nào thì được
ban hành vbqppl?
-   Khái niệm hệ thống VBQPPL: là tổng thể các VBQPPL do nhà nước
ban hành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hiệu lực pháp lý.
Ở Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật quan
trọng được nhà nước chính thức thừa nhận, vì đây là hình thức pháp luật
tiến bộ nhất.
-   VBQPPL gồm văn bản luật như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết do Quốc
hội ban hành,.. và văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội ban hành, Lệnh hay Pháp lệnh của Chủ tịch nước,
Nghị định của Chính phủ,…
-   Những chủ thể có quyền ban hành VBQPPL là những cơ quan nhà
nước, người có chức vụ ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 8: Giả định, quy định, chế tài: Khái niệm, vai trò, cách xác định
Khái niệm Vai trò Cách xác định

Giả định Một bộ phận Bộ phận xác -Theo ngôn


của QPPL định phạm vi ngữ: trả lời cho
trong đó nêu tác động của câu hỏi: chủ
lên những yếu quy phạm thể nào? Trong
tố giúp chủ thể pháp luật tới điều kiện hoàn
có thể xác định các quan hệ xã cảnh nào?
được chủ thể hội -Theo chức
đó có bị tác năng: QPPL đó
động bởi quy điều chỉnh loại
phạm đó hay QHXH nào,
ko nhằm mục đích
gì để có thể
xác định bộ
phận giả định

Quy định Một bộ phận Cho chủ thể Trả lời câu hỏi:
của QPPL biết: Chủ thể sẽ phải
trong đó chứa -Hành vi nào xử sự như thế
đựng thông tin không được nào?
về hành vi, xử thực hiện, bị
sự của chủ thể cấm
rơi vào hoàn -Hành vi nào
cảnh được nêu phải thực hiện
trong phần giả -Hành vi nào
định có thể lựa
chọn thực hiện

Chế tài Một bộ phận Biện pháp đc Trả lời cho câu
của QPPL nêu dự kiến áp hỏi:
biện pháp mà dụng đối với Chủ thể phải
nhà nước dự chủ thể đc nêu chịu những
kiến áp dụng trong phần giả hậu quá gì nếu
đối với chủ thể định không thực
ko thực hiện Đảm bảo cho hiện đúng nội
đúng mệnh việc thực hiện dung của phần
lệnh của NN QPPL, yêu cầu quy định
được nêu ở biện pháp dự
phần quy định kiến áp dụng
của QPPL đối với chủ thể

 
Câu 9: Hệ thống pháp luật, hệ thống cấu trúc, hệ thống vbqppl.
- Hệ thống pháp luật theo nghĩa chung nhất được hiểu là một chỉnh thể các
hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là các quy phạm pháp luật, được thể hiện
trong các nguồn pháp luật) có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thống nhất
với nhau, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh
pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật tạo
thành một cấu trúc tổng thể, được phân chia thành các bộ phận có sự thống
nhất nội tại theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mục
đích.
1.Hệ thống cấu trúc bên trong: Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể
các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được
phân chia thành các ngành luật, mỗi ngành luật lại được cấu tạo bởi một bộ
phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất nội tại, có chung đối tượng
và phương pháp điều chỉnh. Trong mỗi bộ phận lại được phân bổ thành
những bộ phận nhỏ hơn hợp thành các chế định pháp luật và mỗi chế định
pháp luật lại được hình thành từ các quy phạm pháp luật
a/Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị để điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Giả định (nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật)
- Quy định (nêu lên cách xử sự mà chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện
đã xác định trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép,
không được phép hoặc buộc phải thực hiện)
- Chế tài (nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp
dụng đối với chủ thể đã không thực hiện đúng bộ phận quy định của quy
phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh)
b/Chế định pháp luật: là một tập hợp gồm hai hay một số quy phạm pháp
luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật
thiết với nhau.
c/ Ngành luật: là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm
quan hệ xã hội cùng tính chất.
d/ Hệ thống các ngành luật: là tổng hợp các ngành luật có quan hệ thống
nhất nội tại và phối hợp với nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ trong các
lĩnh vực khác nhau. (gồm Luật Nhà nước, Luật hành chính, Luật tài chính,
Luật đất đai, Luật dân sự, Luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật
tố tụng hình sự, Luật kinh tế)
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: 
- Là hình thức biểu hiện mối liên hệ bên ngoài của pháp luật bằng các loại
văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao thấp khác nhau do các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp
luật quy định, nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất.
- Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật
do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Các văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi khác nhau (luật, pháp lệnh,
nghị định,…) do Hiến pháp quy định. Giá trị pháp lý của chúng cao thấp
khác nhau do vị trí của cơ quan Nhà nước trong bộ máy nhà nước quy
định.
- Các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong không gian (hiệu lực
trong phạm vi lãnh thổ), hiệu lực theo thời gian (bắt đầu có hiệu lực hay
hết hiệu lực) và hiệu lực theo nhóm người (có hiệu lực đối với nhóm người
này mà không có hiệu lực đối với nhóm người khác.
 
Câu 5: Cấu trúc HTPL: Ngành, chế định, quy phạm
 - Ngành: Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính
chung để điều chỉnh các quan hệ xã hôi cùng loại trong một lĩnh vực nhất
định của đời sống xã hội. Có 12 ngành luật cơ bản.
• Đối tượng điều chỉnh: là những QHXH thuộc một lĩnh vực nhất định
của đời sống xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật.
• Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động của pháp luật lên cách
thức xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội thuộc
phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó.
 - Chế định: Chế định pháp luật bao gồm một hoặc các quy phạm pháp
luật có đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã
hội tương ứng
 - Quy phạm: QPPL là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật hay còn
gọi là tế bào của pháp luật. QPPL là những quy tắc, chuẩn mực mang tính
bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội và đươc nhà nước đảm bảo thực hiện.
 
Câu 12: Pháp luật văn bản quy phạm pl# văn bản áp dụng pl# văn
bản cá biệt
 
Pháp luật Văn bản quy phạm Văn bản áp dụng Văn bản cá biệt
pháp luật pháp luật

Khái niệm Hệ thống các quy Văn bản có chứa Văn bản chứa Những quyết định
tắc xử sự chung quy phạm pháp đựng các quy tắc quản lý thành văn
mang tính bắt luật, được ban xử sự cá biệt, do mang tính áp dụng
buộc do nhà nước hành theo đúng cơ quan, cá nhân pháp luật
ban hành và đảm thẩm quyền, hình có thẩm quyền
bảo thực hiện, thể thức, trình tự, thủ ban hành, được áp
hiện ý chí giai cấp tục quy định của dụng một lần
thống trị trong xh, Pháp luật, đc áp trong đời sống và
là yếu tố điều dụng nhiều lần bảo đảm thực hiện
chỉnh qhxh theo trong cuộc sống, bằng sự cưỡng
những định hướng đc NN bảo đảm chế Nhà nước
nhất định. thực hiện
Đặc điểm -Tính quy phạm -Do các chủ thể có -Do cơ quan NN – Áp dụng 1 số
phổ biến thẩm quyền ban có thẩm quyền đối tượng nhất
--Tính xác định hành ban hành, đc đảm định.
chặt chẽ về mặt -Đc ban hành theo bảo thực hiện – Thường áp dụng
ND thủ tục PL quy bằng biện pháp 1 lần.
-Tính được đảm định cưỡng chế NN – Hiệu lực thời
bào bằng NN -Chứa đựng những -Có tính chất cá gian ngắn.
quy tắc xử sự biệt, cụ thể – Tác động phạm
mang tính bắt -Hết hiệu lực khi vi hẹp.
buộc chung, đc áp thực hiện đúng – Áp dụng Văn
dụng nhiều lần đối ND của nó bản quy phạm
với mọi đối tượng, -Căn cứ quan pháp luật để làm
có hiệu lực phạm trọng pháp lí phát căn cứ pháp lý
vi toàn quốc hay sinh quyền và
từng địa phương nghĩa vụ của chủ
-Đc NN đảm bảo thể
thực hiện -Đc ban hành theo
thủ tục chặt chẽ
và hình thức văn
bản xác định

Chức năng -Điều chỉnh không chỉ quy Đảm bảo quyền giải quyết các
-Giáo dục định các giá trị mà và lợi ích hợp công việc cụ thể,
-Bảo vệ pháp luật người quản lý coi pháp  được bảo vệ xác định các
đó là giá trị cơ bản quyền và nghĩa vụ
của xã hội, không cụ thể của các cá
chỉ đưa ra các biện nhân, tổ chức hoặc
pháp khuyến khích xác định những
thực thi pháp luật, biện pháp trách
đem lại ổn định nhiệm pháp lý đối
trật tự xã hội mà với người vi phạm
còn bảo đảm cho pháp luật, được
xã hội phát triển- ban hành trên cơ
sở quyết định
chung và quyết
định quy phạm
của cơ quan cấp
trên hoặc của
chính cơ quan ban
hành

 6. Slide 6
• Quan hệ xã hội - Quan hệ pháp luật
Quan hệ xã hội:  là những quan hệ giữa người với người được hình thành
trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo
đức, văn hóa,... Quan hệ xã hội thể hiện các mối quan hệ rộng giữ cá nhân
với cá nhân, cá nhân với tổ chức trong đời sống, sinh hoạt và được điều
chỉnh tổng thể bởi các quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội, phong tục tập
quán và đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội hoặc biện pháp đặc thù của
các tổ chức.
QHXH mang các đặc điểm sau đây:
• Hình thành khách quan trên cơ sở nhận thức
• Gắn liền với điều kiện tồn tại xã hội
• Gắn liền với quá trình điều chỉnh xã hội
• Mang đặc điểm cá nhân và đặc điểm xã hội
QHXH được phân loại như sau:
• Quan hệ xã hội sơ cấp (mang ít tính xã hội hơn, chủ yếu là quan hệ
tình cảm) và quan hệ xã hội thứ cấp (quan hệ mang tính xã hội).
• Dựa vào những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, người ta phân
chia thành các loại hình: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ
văn hoá xã hội.
• Dựa vào vị thế xã hội của các cá nhân, người ta chia thành quan hệ
người cùng vị thế và quan hệ của những người khác vị thế (quan cấp
trên và cấp dưới, trung ương với địa phương).
• Dựa vào tính chất của các kiểu quan hệ, người ta có thể chia thành
quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần.
 
Quan hệ pháp luật: là những quan hệ xã hội được các qui phạm pháp luật
điều chỉnh trong đó các bên chủ thể tham gia quan hệ có các quyền và
nghĩa vụ pháp lý đuợc nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện. Đồng thời là sự thể hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, do khoa
học pháp lý nghiên cứu. QHPL được coi là một dạng của QHXH, song,
QHPL còn là 
• Quan hệ có tính ý chí
• Có cơ cấu chủ thể nhất định
• Có nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể
• Được nhà nước bảo đảm thực hiện
QHPL được phân loại như sau:
• Căn cứ vào tiêu chí phân chia ngành luật: QPPL hình sự, QHPL dân
sự,...
• Căn cứ vào nội dung: QHPL nội dung, QHPL hình thức
Câu 2: Chủ thể của quan hệ pháp luật
 - Chủ thể của QHPL là những cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều
kiện mà pháp luật quy định cho mỗi loại QHPL và tham gia vào QHPL đó
 - Để một chủ thể PL trở thành chủ thể QHPL, chủ thể đó phải có năng lực
chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lý)
• Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và
nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật
• Năng lực hành vi pháp lý: là khả năng của chủ thể được Nhà nước xác
nhận trong quy phạm pháp luật cụ thể. Với khả năng đó, chủ thể bằng
chính hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp
lý và độc lập chịu trách nhiệm pháp lý khi tham gia vào quan hệ pháp
luật cụ thể.
- Các loại chủ thể QHPL: cá nhân (công dân, người nước ngoài, người
không quốc tịch), tổ chức.
• Khách thể:
Bài làm:
Khách thể của vi phạm pháp luật: Là những quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách
thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Biểu hiện: Khách thể có thể là hành vi hoặc những dạng tồn tại của vật
chất hoặc tinh thần.
Vai trò: Khách thể là yếu tố thúc đẩy của thể tham gia quan hệ pháp luật.
Khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật (chủ
thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan).
Khách thể của vi phạm pháp luật có thể được phân biệt theo ngành luật.
( hành chính, dân sự, hình sự….)
Khách thể của quan hệ luật hành chính là Các hành vi của cá nhân, tổ chức
khi tham gia vào quan hệ luật hành chính, đối tượng mà quan hệ luật hành
chính tác động tới.
Vi phạm pháp luật hình sự -> Khách thể tội phạm là quan hệ xã hội bị tội
phạm xâm phạm. Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc
hướng tới gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo
vệ. Không gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho đối tượng là quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi khách quan không có tính
gây thiệt hại và do vậy cũng không có tội phạm. (Khách thể chung của tội
phạm, Khách thể loại của tội phạm, Khách thể trực tiếp của tội ).
• NLPL-NLHV: Có-Có,  Có-Không có, Có- Hạn chế, Không có-Có?
Bài làm:
• Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật. 
• Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được nhà nước
thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các
quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về
những hành vi của mình.
• Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi: 
▪ Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều
kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. 
▪ Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng
lực hành vi hay bị Nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể
tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể
tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật hoặc được Nhà nước bảo vệ
trong các quan hệ pháp luật nhất định. Thông qua hành vi và ý chí của
người thứ ba.
▪ Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể
có chủ thể pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực
hành vi. Vì khi không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể
thì Nhà nước cũng không cần phải tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức
có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý đó. 
▪ Năng lực pháp luật của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành
vi của họ.
• Ví dụ: Bộ luật dân sự 2015
Năng lực pháp luật Năng lực hành vi
Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Điều 20. Người thành niên
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả 1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi
năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân trở lên.
sự. 2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24
như nhau. của Bộ luật này.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi -> có
người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối
với tài sản.
-> có

Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá Điều 21. Người chưa thành niên
nhân 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối tám tuổi.
với tài sản. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do
-> có người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập,
thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi
khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù
hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ
giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động
sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy
định của luật phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý.
-> không
Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
nhân 1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo
với tài sản. yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
-> có của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra
quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm
vi đại diện.
-> hạn chế
không Không

Nội dung của QHPL


- Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa
vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia.
- Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho cá nhân,
tổ chức được tiến hành nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ.
Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả năng sau:
   + Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa
mãn nhu cầu của mình;
   + Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những
hành vi nhất định: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của mình.
   + Nghĩa vụ pháp lý: Là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà
một bên phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của
bên kia.
Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:
   + Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động;
   + Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Câu 6 Sự kiện pháp lý


Khái niệm là điều kiện hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự
xuất hiện hay mất đi của chúng được quan hệ pháp luật gắn với sự phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.
Đặc điểm
• Là những điều kiện hoàn cảnh tình huống thực tế.
• Được pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp
luật.
• Tính có trước so với quan hệ pháp luật.

You might also like