You are on page 1of 21

LUẬT

HÀNH
Chương 1: NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
1, Các khái niệm quản lý nhà nước, hành chính nhà nước, chấp hành- điều
hành là đồng nghĩa.
Nhận định sai.
CHÍNH
Hành chính NN, chấp hành- điều hành NN là đồng nghĩa vì tính chấp hành-điều hành là
bản chất của hoạt động HCNN, là nghĩa hẹp của hoạt động QLNN.

QLNN có thể hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động của NN nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của NN, bao trùm cả lập tư hành pháp. Theo nghĩa hẹp, QLNN chỉ thuộc
lĩnh vực hành pháp.

Ba khái niệm này không thể đồng nghĩa, thay thế cho nhau.

2, Cơ quan HCNN không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động QLNN.
Nhận định đúng.

Cơ quan HCNN là chủ thể quan trọng, không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động
QLNN, ngoài ra còn có các chủ thể khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phục vụ
cho hoạt động QLNN.

Ví dụ: Quốc hội, HĐND, Cơ quan Kiểm toán NN, Tòa án, VKS

3, Quan hệ giữa Chủ tịch UBND cấp tỉnh với công chức dưới quyền luôn nằm
trong phạm vi điều chỉnh của LHC.
Nhận định sai.

Trong khuôn khổ công vụ, quan hệ giữa Chủ tịch UBND cấp tỉnh với công chức dưới
quyền thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC. Ngoài khuôn khổ công vụ thì LHC có thể
không điều chỉnh quan hệ này (quan hệ gia đình, quan hệ dân sự
4, Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính tỉnh Cà Mau
được điều chỉnh bởi Luật Hành chính.
Nhận định sai

Vì đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành – điều
hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của NN. Mà Ban Nội chính Trung
ương là một ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Ban Nội chính tỉnh Cà
Mau là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính Đảng tại tỉnh Cà Mau. Mối
quan hệ giữa hai cơ quan này đều không thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC, chỉ là có
yếu tố hành chính tư.

5, Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ trở thành chủ thể quản lý
hành chính nhà nước.
Nhận định sai

Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ tham gia vào quan hệ PL hành chính.
Tuy nhiên, họ không phải là chủ thể quản lý HCNN, không mang quyền lực nhà nước
cũng như thẩm quyền.

6, Các bên trong quan hệ quản lý luôn có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức.
Nhận định sai

Tại vì, trong các quan hệ QL, có những quan hệ có sự ràng buộc giữa các bên (cấp trên-
cấp dưới, Trung ương-địa phương). Tuy nhiên vẫn có những quan hệ thuộc khuôn khổ
công vụ nhưng không có sự ràng buộc về tổ chức (công an xử phạt dân khi vi phạm
ATGT)

7, Giữa Hội người cao tuổi và Hội chữ thập đỏ vẫn có thể hình thành một quan
hệ chấp hành- điều hành nhà nước.
Nhận định sai.

Giữa 2 tổ chức này không thể hình thành mối quan hệ chấp hành- điều hành nhà nước vì
đây là 2 tổ chức xã hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hoặc:

Nhận định đúng.

Vẫn có thể một quan hệ pháp luật HC nếu một trong 2 tổ chức được NN trao quyền lực
nhà nước, khi đó tổ chức được trao quyền trở thành chủ thể bắt buộc, tham gia vào quan
hệ PLHC.

Trong quan hệ pháp luật HC, phải có 1 chủ thể bắt buộc là chủ thể mang quyền lực nhà
nước, đưa ra các ý chí đơn phương nhằm yêu cầu chủ thể khác phục tùng.

8, Luật HC có thể điều chỉnh quan hệ giữa Hiệp hội Lương thực VN với các
doanh nghiệp thu mua lúa gạo trong nước.

9, Luật HC không chỉ sử dụng phương pháp quyền uy- phục tùng để điều chỉnh
các QHXH phát sinh trong hoạt động chấp hành- điều hành NN.
Nhận định đúng.

Khi sử dụng pp quyền uy- phục tùng, NN muốn tác động đến các QHXH mang tính bất
bình đẳng

Khi sử dụng pp thỏa thuận, NN muốn tác động đến các QHXH mang tính bình đẳng.

10, Luật Hành chính không điều chỉnh quan hệ quản lý nội bộ của các CQNN
Nhận định sai

Bởi, đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành – điều
hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của NN trong đó có trường hợp:
những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành- điều hành phát sinh trong hoạt động xây
dựng, tổ chức công tác nội bộ của các CQNN khác (ví dụ: Tòa,VKS,..)
Chương 2-3: QPPL HÀNH CHÍNH – QHPL HÀNH CHÍNH
1, CQNN ở địa phương không có quyền ban hành VB QPPLHC.
Nhận định sai.

CQNN ở địa phương vẫn có quyền ban hành VB QPPLHC, được quy định trong Luật
Ban hành VBQPPL 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020). Các VBQPPLHC do cơ quan nhà
nước địa phương ban hành có hiệu lực theo phạm vi lãnh thổ mà cơ quan nhà nước đó có
thẩm quyền.

2, Chỉ thị của UBND các cấp không thể là nguồn của LHC.
Nhận định đúng.

Căn cứ chủ thể ban hành, nguồn của LHC bao gồm:

- Hiến pháp
- Luật
- Nghị quyết của Quốc hội
- Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Nghị định của Chính phủ; Nghị định của UBTVQH
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
- Các VBQPPL của cơ quan hành chính nhà nước:
 Quyết định của TTCP
 Chỉ thị của TTCP có chứa đựng QPPL hành chính
 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ
 Quyết định của UBND các cấp
 Văn bản QPPL liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP
hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết, quyết định, chỉ thị có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó
3, Nguồn của LHC không bao gồm quyết định do Bộ trưởng ban hành.
Nhận định đúng.

Bộ trưởng có thể ban hành Thông tư, được xem là nguồn của LHC. Các quyết định do Bộ
trưởng ban hành chỉ mang tính cá biệt, không thể xem là nguồn của LHC.

4, Chỉ VB QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành mới là nguồn
của LHC.
Nhận định sai.

Ngoài các văn bản QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành, một số văn bản
khác như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của UBTVQH hay Nghị
quyết của HĐND các cấp vẫn được xem là nguồn của LHC.

5, Quyết định do UBND các cấp ban hành có thể không là nguồn của LHC.
Nhận định sai

Các quyết định do UBND các cấp có thể là quyết định quy phạm (chứa các quy tắc xử sự
bắt buộc chung), hoặc quyết định cá biệt (ví dụ: quyết định thu hồi đất)

Chỉ các quyết định chứa QPPLHC mới được xem là nguồn của LHC.

6, Kết quả của áp dụng QPPLHC có thể là văn bản QPPLHC.


Nhận định sai.

Kết quả của việc áp dụng QPPLHC phải là văn bản áp dụng pháp luật hành chính, là văn
bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực NN do cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức xã
hội được NN trao quyền ban hành trên cơ sở áp dụng các QPPL HC đối với những quan
hệ cụ thể, cá biệt nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan, tổ chức
nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể VP PLHC.

7, Quốc hội không ban hành văn bản QPPL hành chính.
Nhận định sai.
Ở nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có
thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ
thể quản lí hành chính nhà nước.

Ví dụ: Luật Viên chức, Luật xử lí vi phạm hành chính,…..

Việc ban hành pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội không đủ đáp ứng
yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước một cách năng động và kịp
thời. Mặt khác, do không có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội khó có thể ban hành các quy phạm pháp luật hành chính một
cách cụ thể và phù hợp với thực tiễn quản lí của từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Vì
vậy, các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành, còn QH vẫn ban
hành được VBQPPLHC nhưng thiếu tính năng động.

8, Việc áp dụng pháp luật hành chính chỉ cần đáp ứng đúng nội dung, mục đích
của QPPL hành chính.
Nhận định sai.

Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật hành chính:

- Đúng nội dung, mục đích của QPPL được áp dụng


- Được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật đối với
từng trường hợp cụ thể
- Được thực hiện đúng theo thủ tục pháp luật quy định
- Được thực hiện theo trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định
- Kết quả áp dụng QPPLHC được thông báo công khai chính thức cho các đối tượng
liên quan, được thể hiện bằng văn bản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Quyết định áp dụng QPPLHC được các đối tượng có liên quan tôn trọng và bảo
đảm thực hiện trên thực tế.
9, Các CQNN cấp tỉnh đều có quyền ban hành văn bản QPPL HC.
Nhận định sai

Vì chủ thể cấp tỉnh có quyền ban hành VB QPPL HC chỉ có HĐND ( thuộc hệ thống cơ
quan quản lí nhà nước), Chánh án (Thông tư) và Hội đồng thẩm phán (Nghị quyết) thuộc
Tòa án Nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng VKSND ban hành văn bản QPPLHC

10, Năng lực pháp luật HC của công dân chính là năng lực chủ thể của công
dân.
Nhận định sai

Năng lực pháp luật HC của công dân chính là 1 phần của năng lực chủ thể của công dân.

Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và
phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Năng
lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận
mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành
chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của
mình mang lại. Năng lực pháp luật của cá nhân là do Nhà nước quy định. Còn năng lực
hành vi hành chính của cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, trình độ học vấn,
tình trạng sức khỏe, và quan trọng hơn, trong nhiều trường hợp, nó phụ thuộc vào sự thừa
nhận của nhà nước.

11, Chủ thể QHPLHC luôn là chủ thể LHC.


Nhận định đúng

Chủ thể QHPLHC là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào
QHPLHC, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính

Các chủ thể cụ thể của Luật hành chính bao gồm:

- Các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước);
- Các tổ chức, bao gồm tổ chức nhà nước (tổ chức hành chính và tổ chức sự nghiệp,
doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức dịch vụ công, ...);

- Các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

- Cá nhân

12, Các bên tham gia QHPLHC không thể đều là công dân.
Nhận định đúng, “không thể đều là cá nhân” sẽ là nhận định sai.

Để tham gia QHPLHC, cần có 1 bên là chủ thể bắt buộc (như CQHCNN, CQNN khác; cá
nhân, tổ chức được trao quyền quản lí hành chính nhà nước), 1 bên là chủ thể thông
thường (cá nhân là công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch; cơ quan, tổ chức
xã hội, đơn vị kinh tế,…)

13, Năng lực hành vi hành chính của công dân chỉ bắt đầu khi công dân đủ 18
tuổi
Nhận định sai

Vì năng lực hành vi hành chính không chỉ bắt đầu khi đủ 18 tuổi, mà tùy vào quan hệ
pháp luật hành chính, mà năng lực hành vi sẽ xuất hiện cùng lúc với năng lực pháp luật
khi con người đạt tới một độ tuổi nhất định. Mốc đủ 18 tuổi chỉ là mốc của năng lực hành
vi đầy đủ - hiểu theo nghĩa tương đối là vào lứa tuổi 18 con người có thể than gia hầu hết
các loại quan hệ pháp luật, trừ 1 số quan hệ pháp luật đặc biệt

VD: trong quan hệ pháp luật hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng thì công dân chỉ cần đủ 12 tuổi đã được coi là có năng lực hành vi hành chính bị
áp dụng biện pháp này

14, Tranh chấp giữa 2 công dân liên quan đến quyền sử dụng đất không thể giải
quyết theo thủ tục hành chính.
Nhận định sai
Khi tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, phải giải quyết theo thủ tục dân sự. Vì ở
đây, không bên nào là bên được trao quyền quản lý hành chính nhà nước nên không thể
giải quyết theo t

Tranh chấp hành chính: khiếu nại hành chính, khởi kiện hành chính

Vẫn có thể giải quyết theo thủ tục hành chính về tranh chấp giữa 2 công dân liên quan
đến quyền sử dụng đất. Theo đó, để đăng ký quyền sử dụng đất hoặc xác lập giao dịch,
giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
phải được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lí hành chính nhà nước.

15, QPPLHC là cơ sở thực tế làm phát sinh quan hệ PLHC


Nhận định sai

Để phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPLHC cần có đủ 3 điều kiện sau:

- Có QPPLHC tương ứng điều chỉnh


- Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Sự kiện pháp lý hành chính

Trong đó, sự kiện pháp lý hành chính là cơ sở thực tế, cụ thể, trực tiếp làm phát sinh thay
đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, còn QPPLHC là cơ sở pháp lý.

16, Cá nhân có thể chỉ có năng lực HV HC mà không có năng lực pháp luật
hành chính.
Nhạn định sai

Năng lực pháp luật HC là khả năng được NN thừa nhận để tham gia vào các QHPLHC,
thực hiện quyền và nghĩa vụ (khách quan), còn năng lực hành vi hành chính là khả năng
thực tế dựa trên độ tuổi, sức khỏe, hành vi (chủ quan). Nếu không có NLPL thì cá nhân
không có cơ sở pháp lý để tham gia vào QHPLHC.
17, Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong QHPLHC là trách nhiệm
trước bên bị thiệt hại.
Nhận định sai

Bên vi phạm nghĩa vụ trong QHPLHC phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước.

Khách thể trong QHPLHC là lợi ích công.

18, QHPLHC không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia quan hệ
Nhận định sai

Vì LHC hướng đến lợi ích công

Có thể phát sinh QHPLHC từ cả 2 phía, bên chủ thể bắt buộc hoặc chủ thể thông thường
mà không cần sự đồng ý từ bên còn lại

UBND quận quyết định thu hồi đất của doanh nghiệp; Doanh nghiệp vẫn có thể khiếu nại
nếu thấy chưa thỏa đáng về quyết định của UBND
19, Năng lực PLHC và NLHV HC của CQHCNN phát sinh vào những thời
điểm khác nhau.

NLPLHC và NLHVHC của cơ quan hành chính nhà nước phát sinh vào cùng 1 thời
điểm, khi cơ quan đó được ra quyết định thành lập, được NN xác định chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan đó.
Chương 4: CÁC NGUYÊN TẮC LUẬT HÀNH CHÍNH
1, Theo Luật TCCQĐP 2015, kết quả bầu Chủ tịch, phó Chủ tịch, Uỷ viên
UBND cấp huyện phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê chuẩn.
Nhận định sai

Về chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện : kết quả bầu sẽ được Chủ tịch
UBND cấp tỉnh phê chuẩn

Về chức vụ Uỷ viên UBND cấp huyện (căn cứ Hướng dẫn 1138/HD-UBTVQH13 quy
định về quy trình bầu Uỷ viên UBND):

1. Chủ tịch UBND trình danh sách giới thiệu các Ủy viên UBND. Tờ trình của Chủ
tịch UBND về việc giới thiệu người ứng cử vào chức vụ Ủy viên UBND phải nêu rõ chức
vụ tại cơ quan chuyên môn của UBND hoặc lĩnh vực công tác phụ trách mà người đó dự
kiến sẽ đảm nhiệm sau khi được bầu làm Ủy viên UBND. Ủy viên UBND khóa mới thực
hiện nhiệm vụ ngay sau khi được HĐND bầu.

2. Căn cứ vào kết quả bầu của HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện ra quyết định
bổ nhiệm Ủy viên UBND vào chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn tương ứng
thuộc UBND cùng cấp (trừ Ủy viên phụ trách công an và Ủy viên phụ trách quân sự).

2, Cơ quan chuyên môn được tổ chức giống nhau ở tất cả địa phương.
Nhận định sai

Nghị định số 37/2014 sửa đổi, bổ sung 2020

Vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, vị trí lãnh thổ của từng địa phương
thì cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn sẽ khác nhau. Ngoài 17 Sở được tổ chức
thống nhất ở địa phương theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì ngoài ra còn có
các sở đặc thù như: Sở ngoại vụ ở các tỉnh giáp biên giới các nước, có cửa khẩu quốc tế,
có các khu du lịch quốc gia, di tích được UNESCO công nhận, Ban dân tộc ở các tỉnh tập
trung đông người dân tộc thiểu số cần Nhà nước giúp đỡ, hỗ trợ phát triển, Sở Quy hoạch
– Kiến trúc ở TPHCM và Hà Nội.
3, Chủ tịch UBND các cấp được quyền ban hành VBQPPL.
Nhận định sai

Theo dự Luật Ban hành VBQQPL của HĐND và UBND, chủ tịch UBND các cấp không
được trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

4, Tất cả các thành viên CP đều do QH bầu ra và phải là đại biểu QH


Nhận định sai

CSPL: Khoản 7 Điều 70, Điều 98, Khoản 1 Điều 99 Hiến pháp 2013.

Quốc hội chỉ bầu Thủ tướng theo đề nghị của CTN, còn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và
Thủ trưởng ngang Bộ do Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Và
trong số các thành viên của Chính phủ thì chỉ có Thủ tướng bắt buộc là DBQH. Còn các
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng ngang Bộ là do Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm
theo đề nghị của Thủ tướng (không bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội).

5, Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể
lãnh đạo.
Nhận định sai

Các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh
đạo và chế độ thủ trưởng lãnh đạo.

6, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh do Bộ trưởng bổ
nhiệm
Nhận định sai

Việc bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (Giám đốc Sở) do
Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện.

Nghị định 24/2014

Luật TCCQĐP (Quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh)


7, Sở và cơ quan tương đương Sở chỉ phụ thuộc vào UBND cấp tỉnh
Nhận định sai

Vì Sở và cơ quan tương đương Sở hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc (trực
thuộc hai chiều).

Theo chiều ngang, Sở và cơ quan tương đương Sở là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp
luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Theo chiều dọc, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, kiểm tra
nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên là Bộ.

Như vậy, đối với đa số các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thì chiều phụ
thuộc ngang (phụ thuộc vào UBND cấp tỉnh) là cơ bản chứ không phải duy nhất.

8, Chính phủ có quyền điều chỉnh địa giới hành chính các cấp.
Nhận định sai

CSPL: khoản 4 Điều 96 HP 2013

CP không có quyền tự mình điều chỉnh địa giới hành chính các cấp mà phải trình QH
điều chỉnh đơn vị hành chính cấp tỉnh, trình UBTVQH quyết định điều chỉnh địa giới đơn
vị hành chính cấp huyện, xã.

9, Văn phòng Luật sư là cơ quan hành chính nhà nước


Nhận định sai

CQHCNN là bộ phận hợp thành của BMNN, được thành lập để thực hiện chức năng quản
lý hành chính nhà nước. Tùy từng trường hợp khi tham gia vào QHPL HC, cơ quan
HCNN được xác định là chủ thể mang quyền lực nhà nước.
Theo điều 33 Luật Luật sư năm 2006 của Việt Nam thì VP luật sư là văn phòng do một
luật sự thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp của Luật Doanh
nghiệp. Do đó, VP luật sư không phải là CQHCNN.

10, PGĐ Sở do GĐ Sở bổ nhiệm.


Nhận định sai

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 6 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định “Việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện
chế độ, chính sách đối với Giám đốc sở và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật”.

Vậy PGĐ Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.

11, Thành viên Chính phủ đương nhiên là ĐBQH.


Nhận định sai

CSPL: Khoản 7 Điều 70, Điều 98, Khoản 1 Điều 99 Hiến pháp 2013.

Quốc hội chỉ bầu Thủ tướng theo đề nghị của CTN, còn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và
Thủ trưởng ngang Bộ do Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Và
trong số các thành viên của Chính phủ thì chỉ có Thủ tướng bắt buộc là DBQH. Còn các
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng ngang Bộ là do Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm
theo đề nghị của Thủ tướng (không bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội).

12, Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có đơn vị cơ sở trực thuộc
Nhận định sai

Đơn vị cơ sở trực thuộc: là các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sản xuất kinh
doanh (trường học, bệnh viện, phòng công chứng)

Các CQNN khác vẫn có đơn vị cơ sở trực thuộc (Tòa án có đơn vị cơ sở trực thuộc Học
viện Tòa án, Tạp chí Tòa án nhân dân,…), Tổ chức CT-XH (Báo Thanh niên)
13, Cơ cấu tổ chức của CP bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ.
Nhận định sai

Theo khoản 2 Điều 2 Luật TCCP 2015, sửa đổi bổ sung 2019: Cơ cấu tổ chức của Chính
phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.

Còn cơ quan thuộc CP là cơ quan do Chính phủ thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn,
tổ chức bộ máy và hoạt động. Các cơ quan thuộc Chính phủ bao gồm: Các cơ quan thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước, các cơ quan hoạt động sự nghiệp
nhằm phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, những công việc thuộc chức
năng phục vụ nhiệm vụ, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.

14, Phòng kinh tế được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện
Nhận định sai

Theo Điều 8 Nghị định số 37/2014 của Chính phủ thì Phòng Kinh tế được tổ chức để phù
hợp với từng loại đơn vị hành chính cấp huyện. Ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
thì là Phòng Kinh tế, ở các huyện thì là phòng Kinh tế và Hạ tầng.

15, TTCP không có quyền ban hành VBQPPL


Nhận định sai

Điều 30. Thẩm quyền ban hành văn bản


1. Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái
Hiến pháp và pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành
quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
16, Cơ cấu thành viên của CP không chỉ bao gồm TTCP, các Phó TTCP và các
Bộ trưởng
Nhận định đúng
Khoản 1 Điều 2 Luật TCCP 2015

1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ
do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
17, Văn phòng Bộ không phải là cơ quan quản lý nhà nước.
Nhận định đúng

Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức
năng điều hành xã hội trên cơ sở chấp hành và thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên…

Cơ quan quản lý nước ta gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân
các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Mà văn phòng bộ chỉ là một đơn vị trực thuộc Bộ Kế
hoạch Đầu tư được tạo ra để phụ giúp Bộ trưởng thực hiện 1 vài chức năng nhất định.

Nó không phải là 1 cơ quan quản lý nhà nước

18, Văn phòng Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước.


Chương 8-9: CÁN BỘ - CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC
1, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có thể được tuyển dụng làm công
chức.
Nhận định sai

Tuy có quy định công chức là công dân VN, nhưng phải cư trú tại Việt Nam (khoản 2
Điều 36). Vậy thì người VN định cư nước ngoài không đảm bảo được yêu cầu cư trú tại
VN nên không thể tuyển dụng làm công chức.

2, Khi xử lý kỷ luật công chức thì luôn phải có sự hiện diện 5 thành viên HĐKL.
Nhận định sai

Theo đó, khoản 2 Điều 27 ND112/2020 về xử lý kỷ luật CB, CC, VC thì HĐKL họp khi
có từ 3 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch HĐ và thư ký hội đồng.
Việc họp HĐKL phải được lập thành văn bản, thể hiện rõ ý kiến các thành viên và kết
quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.

3, Thời hạn biệt phái của công chức không được quá 3 năm.
Nhận định sai.

Theo khoản 2 Điều 53 Luật CBCC 2008 (2019), thời hạn biệt phái không quá 3 năm trừ
một số ngành, lĩnh vực do CP quy định.

Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu thời gian biệt phái dài hơn thực hiện
theo quy định pháp luật chuyên ngành

4, Cán bộ không bao gồm những người làm việc trong tổ chức chính trị-xã hội.
Nhận định sai

Theo khoản 1 Điều 4 Luật CBCC 2008 (2019), CB bao gồm những người làm việc trong
tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, tỉnh, TP thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
5, Cảnh cáo là hình thức kỷ luật áp dụng trong mọi trường hợp CC sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp.
Nhận định sai

Theo khoản 3 Điều 13 ND112/2020/NĐ-CP, CC sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy
chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ
chức, đơn vị thì áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

6, Khi xử lý công chức bằng hình thức khiển trách thì không cần thành lập Hội
đồng kỷ luật
Nhận định sai

Theo Điều 25 ND112/2020/NĐ-CP, thì khi xử lý kỷ luật CC phải thành lập HĐKL,
không phân biệt hình thức kỷ luật nào, bao gồm khiển trách.

Pháp luật quy định một số trường hợp không cần thành lập HĐKL liên quan đến hình
thức kỷ luật buộc thôi việc (CC chưa có hành vi VPPL bị Tòa án kết án phạt tù mà không
được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng)

7, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là công chức nhà nước.


Nhận định sai.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật CBCC

Theo đó, thủ trưởng là cán bộ nhà nước

8, Công chức không bao giờ làm việc trong cơ quan thuộc QĐND, CAND.
Nhận định sai.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật CBCC 2008 (2019), công chức bao gồm những người làm
việc trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải sĩ quan, hạ sĩ
quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
9, Ngạch cán bộ thể hiện trình độ và thâm niên công tác của cán bộ
Nhận định sai

Theo khoản 4 Điều 7 Luật CBCC 2008 (2019) ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng
lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công chức.

Chỉ xét ngạch đối với công chức, không phải cán bộ

10, Khi CC thực hiện hành vi VPHC chỉ bị xử phạt hành chính mà không bao
giờ bị xử lý kỷ luật.
Nhận định sai.

Vì 2 chế tài này không loại trừ lẫn nhau, áp dụng cùng nhau được

Khoản 5 Điều 2 ND112/2020: không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình
thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính

15, Công chức bị Tòa án phạt tù mà không hưởng án treo thì đương nhiên phải
cho thôi việc.
Nhận định sai.

Theo khoản 3 Điều 79 Luật CBCC 2008 (2019): công chức bị tòa án kết án phạt tù mà
không được hưởng án treo hoặc bị kết án tội phạm tham nhũng thì đương nhiên buộc thôi
việc từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

Buộc thôi việc: nặng nhất, không được hưởng trợ cấp mất việc; lưu vào hồ sơ CBCC

Cho thôi việc: vì các lý do không liên quan VP kỷ luật (sức khỏe yếu; 2 năm liên tiếp bị
đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ)

16, Công chức tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng có thể không bị xử lý kỷ
luật.
Nhận định đúng.
Hình thức tự ý nghỉ việc không lý do chính đáng có bị kỷ luật ( vi phạm nội quy, quy chế
cơ quan đơn vị )

Khoản 1 Điều 18 của Luật CBCC về những việc CBCC không được làm: trốn tránh trách
nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham
gia đình công.

Như vậy, công chức tự ý nghỉ việc không lý do chính đáng vi phạm những việc CC
không được làm, vậy nên có thể bị xử lý kỷ luật, theo khoản 1 Điều 6 ND112/2020/NĐ-
CP.

17, Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không phải là viên chức.
Nhận định sai

Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung 2019): Công chức là công
dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với
vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ
theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.”

Tại ND06/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi ND138/2020/NĐ-CP về quy định những
người là công chức, phần người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đã được sửa đổi.

Vậy nên, người đứng đầu sự nghiệp công lập là viên chức.

18, Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Quốc tế Việt - Pháp là viên chức.
Nhận định sai

Theo Điều 9 Luật Viên chức 2010 (sđ, bs 2019) thì: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ
chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội thành lập theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công,
phục vụ quản lý nhà nước.”

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 (sđ, bs 2019): “Viên chức là công dân VN được tuyển
dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng,
làm việc hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật.”

Bệnh viên Quốc tế Việt-Pháp không được xem là đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy,
bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Quốc tế Việt-Pháp không phải là viên chức.

19, Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không bao giờ được chấm dứt
hợp đồng làm việc đối với lao động nữ đang trong thời gian có thai.
Nhận định sai

Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Viên chức 2010 (sđ, bs 2019), theo đó, người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên
chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ
trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.

20, Người xin dự tuyển làm viên chức không nhất thiết phải đủ 18 tuổi trở lên.
Nhận định đúng

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Viên chức 2010 (sđ, bs 2019), điều kiện đăng ký dự
tuyển viên chức là từ đủ 18 tuổi trở lên; đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn, đồng thời phải có sự đồng ý bằng
văn bản của người đại diện theo pháp luật.

1. Ngạch là khái niệm chỉ áp dụng cho công chức và viên chức.
2. Người có trình độ Tiến sỹ luôn thuộc diện được xét tuyển đặc cách để trở thành
viên chức.
3. Hoạt động của viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập là hoạt động công vụ.
4. Viên chức là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng lao động.

You might also like