You are on page 1of 7

Bài tập Chương Luật Hành Chính ( tiếp)

1. Phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật
hành chính ?
 Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.
 Các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có thể chia
thành bốn nhóm sau đây:
 Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp
hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.
 Thứ hai, các quan hệ hình thành trong hoạt động tổ chức và
công tác nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước.
 Thứ ba, những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và
điều hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội
bộ của các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan quyền
lực nhà nước.
 Thứ tư, một số quan hệ xã hội mang tính chấp hành điều hành
khi các cơ quan nhà nước không phải là cơ quan quản lý và
một số tổ chức chính trị - xã hội được trao quyền thực hiện
một số chức năng quản lý nhà nước cụ thể.
 Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật
hành chính, còn được gọi là phương pháp hành chính.
2. Trình bày mối quan hệ giữa Luật hành chính với Luật lao động, Luật tố
tụng hành chính ?
 Hành chính với lao động: quan hệ chặt chẽ
 Luật hành chính quy định thẩm quyền các cơ quan quản lý lao
động.
 Chính sách lao động tiền lương, an sinh xh được quy định trong
Luật hành chính
 Quan hệ pháp luật hành chính là phương tiện thực hiện quan hệ
pháp luật lao động.
 Hành chính với luật tố tụng hành chính
3. Lấy 5 tình huống có chứa quan hệ pháp luật hành chính?
 Ví dụ QHPL hành chính nội bộ: Quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan
nhà nước với các cá nhân dưới quyền trong quá trình tuyển dụng, bổ
nhiệm, kỷ luật công chức.
 Ví dụ QHPL hành chính liên hệ: Quan hệ giữa cảnh sát giao thông và
người vi phạm luật giao thông. Như vậy cảnh sát giao thông là cán bộ
trong bộ máy nhà nước đồng thời là chủ thể xử phạt vi phạm hành
chính.
 Ví dụ quan hệ nội dung: Quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện với Chánh thanh tra huyện, khi tiến hành thủ tục cách chức đối
với Chánh thanh tra huyện, và thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh
(khoản 2 điều 20 Luật thanh tra ngày 15/6/2004 quy định Chánh
thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức 3sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh).
 Ví dụ quan hệ thủ tục: Quan hệ giữa thủ tướng chính phủ Việt Nam
với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ của chính phủ được phát
sinh khi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc kiến
nghị với Thủ tướng chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương trái với
các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước hoặc của các bộ/ cơ
quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ/ cơ quan ngang bộ phụ trách.
 Ví dụ quan hệ pháp luật hành chính về kinh tế, văn hóa, trật tự an
toàn xã hội…: Chính phủ cử một đoàn thanh tra về kiểm tra việc thực
hiện một đề án mà Chính phủ mới phê chuẩn tại một địa phương hay
cảnh sát giao thông xử phạt một vi phạm hành chính của một cá
nhân đi sai luật giao thông. Khác với hai căn cứ trước đó, ở căn cứ
này, chỉ có một bên là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính, còn
bên kia là cá nhân, tổ chức.
4. Phân tích khái niệm, đặc điểm, phân loại cơ quan hành chính nhà nước?
 Khái niệm:
 Là các chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành chính.
 Là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước thành lập
để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
 Là những cơ quan thực hiện các hoạt động chấp hành, điều
hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội.
 Đặc điểm:
 Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước hình thành
từ những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các cơ quan, các
bộ phận tạo thành với nhau, có quan hệ trực thuộc với nhau
 Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước luôn luôn là
hoạt động chấp hành đối với cơ quan quyền lực
 Tính quyền lực nhà nước
 Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có hệ thống các đơn
vị cơ sở trực thuộc (các trường học, bệnh viện, viện nghiên
cứu…
 Phân loại:
 Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập
 Cơ quan Hiến định:
 Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất.
 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
 Uỷ ban Nhân dân các địa phương là các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương.
 Những cơ quan hành chính nhà nước được thành lập
trên cơ sở các đạo luật, các văn bản dưới luật. Đó là các
tổng cục, cục, vụ, viện, các sở, phòng, ban trực thuộc
các cơ quan Hiến định nói trên.
 Căn cứ vào địa giới hoạt động
 Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương gồm
Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ quản lý nhà
nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản
lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn
quốc.
 Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm Uỷ
ban nhân dân các cấp và các sở, phòng, ban thuộc Uỷ
ban nhân dân, hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ
địa phương.
 Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền
 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung
gồm Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp
 Cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng, còn gọi là
thẩm quyền chuyên môn gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ,
các sở, phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân.
 Trình bày địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà
nước
 Căn cứ pháp lý
 Căn cứ theo chế độ lãnh đạo.
 Chế độ lãnh đạo tập thể gồm Chính phủ và Uỷ ban nhân
dân các cấp
 Chế độ lãnh đạo cá nhân gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ,
các sở, phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân.
( trong slide)
5. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức?

6. Phân tích khái niệm, đặc điểm, phân loại tổ chức xã hội? Phân biệt tổ chức
xã hội với Nhà nước?
 P1
 Khái niệm: Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố
của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Mỗi loại tổ
chức xã hội sẽ đóng vai trò trong việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổ chức
xã hội ở đây được hiểu là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân nhằm
đạt được mục đích cụ thể, không nhằm mục đích lợi nhuận.

 Đặc điểm: Tổ chức xã hội đứng gia nhân danh cho tổ chức của mình
trong việc tham gia thực hiện đối với những hoạt động như quản lý
nhà nước. Trường hợp pháp luật có quy định thì tổ chức xã hội sẽ
nhân danh Nhà nước trong việc hoạt động của tổ chức.

 Các thành viên tham gia trong tổ chức xã hội hoạt động hoàn
toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và hoạt động dựa trên một
mục đích chung hay đơn giản ở đây là họ thành lập dựa trên
nguyên tắc cùng giai cấp, cùng công việc nghề nghiệp của
mình.

 Tổ chức xã hội đề ra các nguyên tắc hoạt động của tổ chức đó


và điều lệ của tổ chức do chính các thành viên của tổ chức đó
lập nên. Các nguyên tắc, điều lệ này được lập ra phải đảm bảo
đúng theo quy định của pháp luật.

 Không như các loại tổ chức khác thường thấy, điểm khác biệt
cơ bản của tổ chức xã hội đó là việc hoạt động của tổ chức
không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích của tổ chức này là
để bảo vệ các quyền cũng như những lợi ích của các thành viên
trong tổ chức.

 Phân loại:
 Tổ chức chính trị
 Tổ chức chính trị xã hội
 Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp
 Tổ chức tự quản
 Nhóm tổ chức khác
( https://luatduonggia.vn/cac-loai-to-chuc-xa-hoi/ )

7. Phân biệt công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch?
8. Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan quyền lực nhà nước?
Tiêu chí Cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan quyền lực nhà nước
Khái niệm là một hệ thống cơ quan nhà là cơ quan do nhân dân trực tiếp
nước được thành lập từ trung bầu ra để thay mặt nhân dân thực
ương đến địa phương và ở các hiện quyền lực nhà nước. Cơ
ngành, lĩnh vực để thực hiện quan quyền lực nhà nước có
chức năng quản lý nhà nước về quyền ban hành ra các văn bản
mọi mặt của đời sống xã hội. quy phạm pháp luật quy định về
các vấn đề quan trọng của đất
nước và của nhân dân trên phạm
vi cả nước hay từng địa phương,
giám sát hoạt động của các cơ
quan nhà nước khác.
Nguồn gốc cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra.
hình thành tương ứng bầu ra hoặc hình
thành từ tuyển dụng
Đặc điểm có hoạt động chính là hành pháp, cơ quan quyền lực nhà nước có
do chính phủ đứng đầu, thực hoạt động chính là lập pháp, hệ
hiện quyền lực nhà nước. thống cơ quan quyền lực nhà
nước thành lập từ trung ương đến
địa phương do Quốc hội đứng
đầu thực hiện ý chí nhân dân.
Vị trí pháp do cơ quan quyền lực nhà nước có vị trí pháp lý cao hơn cơ quan
lý tương ứng lập ra vì thế cơ quan hành chính nhà nước.
hành chính có vị trí pháp lý thấp
hơn và phải chịu sự giám sát của
cơ quan quyền lực nhà nước.

Cơ cấu tổ bao gồm chính phủ là cơ quan bao gồm Quốc hội là cơ quan
chức hành chính cao nhất, bộ cơ quan quyền lực cao nhất, hội đồng
ngang bộ có thẩm quyền chuyên nhân dân – ở địa phương.
môn ở trung ương, ủy ban nhân
dân ở địa phương.
Chức năng quản lý hành chính nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp
chính mọi mặt của đời sống xã hội, luật đưa ra các vấn đề quan trọng
thực hiện các hoạt động được của đất nước. Giám sát hoạt động
tiến hành trên cơ sở luật và để thi của các cơ quan nhà nước khác.
hành luật.

https://phaptri.vn/so-sanh-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc-voi-co-quan-
quyen-luc-nha-nuoc/
https://thukyphaply.com/phan-biet-co-quan-quyen-luc-nha-nuoc-va-co-
quan-hanh-chinh-nha-nuoc/

9. Công ty cổ phần A làm thủ tục và được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh K cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào tháng 10/2015. Tháng 12/2015
công ty bắt đầu đi vào hoạt động và ký hợp đồng cung cấp hàng hoá thường
xuyên cho công ty trách nhiệm hữu hạn B. Tháng 8/2018, sở tài nguyên môi
trường tỉnh K xác định công ty A vi phạm quy định về xử lý chất thải gây
ảnh hưởng tới sức khoẻ và tài sản của người dân nên đã đề nghị uỷ ban
nhân dân tỉnh ra quyết định đình chỉ hoạt động của công ty A cho tới khi
công ty hoàn thiện được hệ thống xử lý chất thải; xử phạt công ty 50 triệu
đồng. Các hộ dân sống quanh khu vực xưởng sản xuất của công ty A khởi
kiện yêu cầu toà án buộc công ty A phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ và
tài sản cho mình.
Anh chị hãy cho biết trong quan hệ pháp luật trên:
a. Có những quan hệ pháp luật nào phát sinh?
 quan hệ pháp luật giữa A và K
 A và B
 UBND tỉnh và A
 Các hộ dân và A

b. Có hành vi vi phạm pháp luật nào xuất hiện?


 công ty A vi phạm quy định về xử lý chất thải gây ảnh hưởng tới
sức khoẻ và tài sản của người dân

c. Chỉ rõ cấu thành của vi phạm pháp luật của hành vi đó?
 Mặt khách quan:
 công ty A vi phạm quy định về xử lý chất thải
 gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và tài sản của người dân

 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý gián tiếp
 Chủ thể:
 Công ty A
 Khách thể:
 Quan hệ giữa công ty A và người dân xung quanh khu vực.

You might also like