You are on page 1of 2

CHƯƠNG 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1) Khái niệm về quy phạm pháp luật:


Là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm
bảo thực hiệnđiều chỉnh các quan hệ xã hộitheo ý chí của nhà nước
2) Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
- Là quy tắc sử sự mang tính bắt buộc chung được nhà nước ban hành
và đảm bảo thực hiện
- Có tính hệ thống
3) Cấu trúc của quy phạm pháp luật:
* Giả định:
- Là bộ phận của QPPL, nêu lên điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có
thể xảy ra trong thực tế cuộc sống
- Vai trò của giả định là xác định phạm vi tác động của pháp luật vì nó
sẽ trả lời câu hỏi “Chủ thể nào? Trong điều kiện, hoàn cảnh gì sẽ chịu tác
động của QPPL?”
- Căn cứ theo số lượng hoàn cảnh, tình huống thì giả định có 2 loại:
+ Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một điều kiện, hoàn cảnh
+ Giả định phức tạp: nêu lên nhiều điều kiện, hoàn cảnh nhưng giữa
chúng có mối liên hệ với nhau
* Quy định:
- Là bộ phận của QPPL, nêu lên cách thức xử sự của chủ thể trong bộ
phận giả định phải thực hiện để phù hợp với của ý chí nhà nước. Thường
đứng sau chữ “phải”, “thì”, “được”
- Quy định có vai trò mô hình hoá ý chí của nhà nước, cụ thể hoá cách
thức xử sự của các nhân, tổ chức. Cá nhân, tổ chức được làm gì, không
được làm gì hay làm như thế nào
- Căn cứ theo mệnh lệnh của NN thì quy định có 2 loại:
+ Quy định dứt khoát: quy định một hành vi hoặc một mức độ thực
hiện hành vi
+ Quy định không dứt khoát: quy định nhiều loại hành vi hoặc nhiều
mức độ thực hiện hành vi khác nhau để chủ thể trong bộ phận giả định lựa
chọn cách xử sự phù hợp
* Chế tài:
- Là bộ phận của QPPL, nêu lên một số biện pháp mà nhà nước dự
kiến sẽ áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức không xử sự đúng mệnh
lệnh của nhà nước được nêu trong quy định
- Có vai trò đảm bảo cho những quy định của nhà nước được chấp
hành một cách nghiêm minh
- Căn cứ theo tính linh hoạt trong việc lựa chọn biện pháp áp dụng thì
chế tài có 2 loại:
+ Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp tác động và một mức áp
dụng
+ Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp tác động nhưng có
nhiều mức áp dụng để chủ thể có thẩm quyền lựa chọn
4) Phương pháp diễn đạt:
- QPPL là thành tố nhỏ nhất của pháp luật
- Việc diễn đạt QPPL có thể được thể hiện theo 3 cách:
+ Quy định trực tiếp: là cách diễn đàt nội dung thông tin của QPPL trực
tiếp trong chính quy phạm đó
+ Quy định viện dẫn: nội dung quy phạm này có thể được trình bày ở
quy phạm khác
+ Quy định mẫu: là cách diễn đạt trong trường hợp nội dung của QPPL
có liên quan đến nhiều quy phạm trong các văn bản khác
- Về phương diện thể hiện theo cấu trúc, có một số lưu ý:
+ 1 QPPL có thể trình bày trong 1 điều luật, trong 1 điều luật có thể có
nhiều QPPL
+ 1 QPPL không nhát thiết phải có đủ 3 bộ phận
+ Trật tự các bộ phận của QPPL có thể bị đảo lộn
5) Các loại văn bản QPPL ở Việt nam:
- Văn bản luật là những văn bản do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý
cao nhất
- Có 2 loại:
+ Hiến pháp: là văn bản QPPL có giá trị pháp lý cao nhất
+ Các đạo luật, bộ luật

You might also like