You are on page 1of 11

ÔN TẬP HÀNH CHÍNH

Câu 1.Phân tích, so sánh các khái niệm quản lý, quản lý nhà nước và quản lý hành chính
nhà nước?
- KN QL:QL là sự điều khiển, chỉ đạo 1 hệ thống hay 1 quá trình, căn cứ vào những quy
luật, định luật hay nguyên tắc  tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo
đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt đc mục đích đã đặt ra từ trước. Là 1 yếu tố thiết
yếu quan trọng, QL k thể thiếu đc trong đời sống xã hội, XH càng pt cao thì vai trò của QL
càng lớn và nội dung càng phức tạp.
- KN QLNNL:Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực NN, sử dụng quyền
lực NN để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. Điểm khác
nhau cơ bản giữa QLNN và các hình thức quản lý khác ( VD: quản lý của các TC xã hội…)
là tính quyền lực NN gắn liền vs cưỡng chế NN khi cần. Từ khi xuất hiện, NN điều chỉnh
các quan hệ xã hội đc xem là quan trọng, cần thiết. QLNN đc thực hiện bởi toàn   bộ hoạt
động của các cơ quan trong bộ máy NN nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của
NN.
- KN QLHCNN: QLHCNN là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan HCNN, của các
cơ quan NN khác và các TC đc NN ủy quyền QL trên cơ sở của luật và để thi hành luật
nhằm thực hiện chức năng TC, QL, điều hành các quá trình xã hội của NN. Nói cách khác,
QLHCNN chính là quản lý NN trong lĩnh vực hành pháp- đc thực hiện bởi ít nhất 1 bên có
thẩm quyền HCNN trong quan hệ chấp hành, điều hành.

Câu 2.Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh luật hành chính?
a. Khái niệm.

b. Đối tượng điều chỉnh


+ Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ
thống dọc mà đặc biệt là những cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành
chính cấp dưới trực tiếp.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới nhằm thực hiện
chức năng theo pháp luật.
+ Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung
ương đóng tại địa phương đó.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị trực thuộc.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh.
+ Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân và người không quốc tịch,
người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt Nam.
c. Phương pháp điều chỉnh.

Câu 3.Quy phạm pháp luật hành chính? Phân loại quy phạm pháp luật hành chính? Đăc
điểm QPPLHC ? Vai trò QPPLHC ?
a. Khái niệm

b. Phân loại
Căn cứ vào chủ thể ban hành, các QPPLHC được phân thành:
Căn cứ vào hiệu lực pháp luật của các QPPLHC:

Căn cứ vào nội dung của QPPLHC :

Căn cứ vào tính chất của các QPPLHC


- QPPLHC nội dung. Dây là QPPL đề cập đến các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong quản lý hành chính nhà nước.
- QPPLHC thủ tục. Dây là loại QPPL quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền
và nghiã vụ của các đối tượng có liên quan trong quản lý hành chính nhà nước.
c. Đặc điểm.
- Đặc điểm chung:
+ Lá quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
+ Được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống
+ Được NN ban hành và bảo đảm thực hiện
- Đặc điểm riêng:
+ QPPLHC điều chỉnh các quan hệ quản lý NN.
+ QPPLHC được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền theo quy định của PL.
+ QPPLHC có tính linh hoạt cao.
d. Vai trò.
- Là cơ sở pháp lý để tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói chung
- Là phương tiện pháp lý để cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
- Là thể chế pháp lý để quản lý nhà nước trên các ngành và lĩnh vực.
- Là cơ sở pháp lý để kiểm tra, xem xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả, tính hợp pháp
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Là cơ sở pháp lý để các chủ thể tham gia quan hệ quản lý nhà nước thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình.
- Là phương tiện pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham
gia quan hệ quản lý nhà nước.
- Là cơ sở pháp lý để cưỡng chế , truy cứu trách nhiệm pháp lý trong quản lý nhà nước
đối với các chủ thể vi phạm.

Câu 4.Cơ cấu QPPL?


- Giả định: xác định rọ chủ thể , điều kiện, hoàn cảnh có thể mang tính xác thực
- Quy định: chỉ rõ các thức xử dự đúng đắn mà các chủ thể phải tuân theo khi gặp
những điều kiện, hoàn cảnh được nêu trong phần giả định.
- Chế tài: chỉ rõ hậu quả pháp lý bất lợi mà các tổ chức , cá nhân phải gánh chịu khi vi
phạm bộ phận quy định.

Câu 5.Hiệu lực của QPPLHC ?


Xác định hiệu lực của từng QPPLHC thường thông qua hiệu lực của VB QPPLHC ở 3
phương diện: thời gian, không gian và đối tượng thi hành.
- Hiệu lực về thời gian: là thời điểm phát sinh, thời điểm bị đình chỉ thi hành và thời
điểm chấm dứt hiệu lực
+ Thời điểm phát sinh:
 Thứ nhất, VB QPPLHC có hiệu lực sau 1 khoảng thời gian kể từ thời điểm
nhất định. Thời điểm có hiệu lực được quy định tại văn bản đó không sớm
hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
 VB QPPLHC được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có
hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
+ Đình chỉ thi hành: ngưng toàn bộ hoặc 1 phần cho đến khi có quyết định xử lý
của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
+ Thời điểm chấm dứt: khi hết thời hạn có hiệu lực đã quy định trong văn bản.
- Hiệu lực về không gian: là phạm vi lãnh thổ mà văn bản đó tác động, do các chủ thể ở
trung ương ban hành.
- Hiệu lực về đối tượng áp dụng: phạm vi các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có
trách nhiệm thi hành văn bản. Chỉ có hiệu lực áp dụng đối với những loại đối tượng
nhất định.

Câu 6.Thực hiện QPPLHC ?


a. Khái niệm: thực hiện QPPLHC là biến quy tắc xử sự được thể hiện trong QPPLHC thành
hành vi thực tế của các chủ thể luật hành chính.
b. Các hình thức thực hiện:
- Tuân thủ QPPLHC: chủ thể kiềm chế không thực hiện những hành vi mà PL cấm.
- Thi hành QPPLHC: các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực,
tức là làm theo yêu cầu của QPPL
- Sử dụng QPPLHC: chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chủ thể của
mình.
- Áp dụng QPPLHC: chủ thể có thẩm quyền quản lý ban hành các quyết định hành chính
hoặc có hành vi hành chính nhằm giải quyết các yêu cầu cụ thể đối với những trường
hợp cụ thể. Áp dụng QPPL là hình thức chỉ chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước
mới được thực hiện.

Câu 7. Khái niệm, đặc điểm nguồn của luật hành chính?
- Khái niệm: Nguồn của luật hành chính là những văn bản có chứa quy phạm pháp luật
hành chính (hoặc nguồn của luật hành chính là các vb QPPL có chứa quy phạm điều
chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước).
- Đặc điểm:
+ Một là, những văn bản có chứa đựng QPPLHC, tức là chứa đựng các QPPL điều
chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước. Có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần cảu văn
bản quy phạm.
+ Hai là, nguồn của luật hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành’
+ Ba là, nguồn của luật hành chính có số lượng lớn , đa dạng về loại văn bản và về
hiệu lực pháp lý.

Câu 8.Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính?


a. Tập hợp hóa: tập hợp hóa văn bản PLHC là sắp xếp các văn bản QPPLHC thành một
sản phẩm ở dạng tập luật lệ theo các tiêu chí khác nhau.
b. Pháp điển hóa: nhằm ban hành một vb QPPL mới dạng bộ pháp điển có cấu trúc chặt
chẽ, hợp lý, thống nhất, điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực
nhất định, thay thế các văn bản đơn lẻ đang điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh
vực đó.

Câu 9.Khái niệm, đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật hành chính?
a. Khái niệm: quan hệ pháp luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động quản lý nhà nước giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau, được
QPPLHC điều chỉnh.
b. Đặc điểm:
- QHPLHC chủ yếu phát sinh trong quá trình QLHCNN trên các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội, luôn gắn liền vs hoạt động chấp hành và điều hành của NN, chúng vừa
thể hiện lợi ích của các bên tham gia quan hệ vừa thể hiện những yêu cầu và mục đích
của hoạt động chấp hành- điều hành.
- QHPLHC có thể phát sinh giữa all các loại chủ thể như cơ quan NN, TC xã hội, công
dân, người nước ngoài… nhưng ít nhất 1 bên trong quan hệ phải là cơ quan HCNN
hoặc cơ quan NN khác or TC, cá nhân đc trao quyền quản lý. Điều này có nghĩa là quan
hệ giữa công dân vs công dân, TC vs TC hay TC vs công dân nào đó( K mang quyền
lực HCNN) thì k thể hình thành QHPLHC.
- QHPLHC có thể phát sinh do đề nghị hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thỏa thuận của
bên kia k phải là đk bắt buộc cho sự hình thành quan hệ.
- Các tranh chấp trong quan hệ PLHC phần lớn đc gq theo trình tự, thủ tục HC và chủ
yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan HCNN.
- Trong quan hệ PLHC, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước NN chứ k phải chịu
trách nhiệm trước bên kia của QHPLHC.
c. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật
hành chính.
+ Quan hệ nội dung: là quan hệ được thiết lập nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể luật hành chính được quy phạm nội dung quy định.
+ Quan hệ thủ tục: phát sinh trong quá trình các bên tham gia thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình theo cách thức, trình tự nhất định.
- Căn cứ vào ngành và lĩnh vực hoạt động.
- Căn cứ vào tính chất của mối liên hệ giữa các bên tham gia.
+ Quan hệ PLHC dọc: một bên có quyền tác động đến phía bên kia , yêu cầu
phía bên kia phải thực hiện mệnh lệnh, quyết định của mình. Phát sinh giữa cơ
quan hành chính cấp trên và cơ quan hành chính cấp dưới, giữa cơ quan hành
chính thẩm quyền chung và cơ quan hành chính thẩm quyền chuyên môn gọi
chung là quan hệ pháp luật giữa cấp trên và cấp dưới.
+ Quan hệ PLHC ngang:
 Một là, quan hệ hành chính hình thành giữa các bên không có dự phụ
thuộc lẫn nhau về mặt tổ chức. Xuất phát từ nguyên tắc phục tùng quyền
lực nhà nước, phía chủ thể bắt buộc vẫn có quyền tác động đến phía bên
kia.
 Hai là, không có sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt tổ chức, nhưng không thể
hiện sự tác động của 1 bên tham gia quan hệ PLHC đối vs bên kia, sử
dụng phương pah1p thỏa thuận bình đẳng.
- Căn cứ vào mục đích :
+ Quan hệ PLHC tích cực là quá trình tổ chức – điều chỉnh hoạt động quản lý
nhà nước
+ Quan hệ PLHC bảo vệ pháp luật.
Câu 10. Cơ cấu của quan hệ PLHC ?
a. Nội dung quan hệ PLHC :
- Quyền chủ thể: là khả năng chủ thể xử sự theo quy định của QPPLHC
+ Khả năng tự mình thực hiện những hành vi nhất định để thực hiện quyền
của mình.
+ Khả năng yêu cầu chủ thể phía bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ để bảo
đảm quyền của mình.
+ Quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền , lợi
ích hợp pháp của mình.
- Nghĩa vụ pháp lý: là sự cần thiết phải xử sự của chủ thể theo quy định của pháp
luật hành chính.
+ Chủ thể quan hệ PLHC phải tiến hành các xử sự theo quy định của pháp
luật.
+ Chủ thể quan hệ PLHC phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng các xử sự bắt buộc đó.
b. Chủ thể quan hệ PLHC: là các bên tham gia quan hệ PLHC, có các quyền và nghĩa vụ
theo quy định của PLHC. Khi tham gia vào quan hệ PLHC phải có năng lực chủ thể
pháp luật hành chính bao gồm:
- Năng lực PLHC: là khả năng có quyền và nghĩa vụ
- Năng lực hành vi HC là khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quản
lý nhà nước và khả năng đó được nhà nước thừa nhận
- Năng lực PLHC và năng lực hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
phát sinh đồng thời khi nó được thành lập và đi vào hoạt động
- Năng lực hành vi hành chính của cơ quan hành chính thay đổi khi thẩm quyền thay
đổi, kéo theo sự thay đổi của năng lực chủ thể của nó. Cả 2 yếu tố sẽ chám dứt khi
cơ quan hành chính nhà nước đó bị giải thể.
- Năng lực PLHC và năng lực hành HC cuả công chức phát sinh khi công chức đó có
quyết định giao giữ 1 chức vụ nhất định. Năng lực chủ thể của công chức thay đổi
khi nhiệm vụ, quyền hạn thay đổi, chấm dứt khi không còn là công chức nữa.
- Năng lực PLHC của công dân bắt đầu từ khi công dân đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết.
c. Khách thể quan hệ PLHC: thiết lập , duy trì trật tự quản lý trên mọi lĩnh vực, tạo điều
kiện tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quyền và nghiã vụ của mình.
- Thứ nhất, các quan hệ PLHC là những quan hệ hợp pháp.
- Thứ hai, chủ thể bắt buộc nhân danh lợi ích nhà nước và xã hội để thiết, thực hiện
các quan hệ PLHC.
- Thứ ba, có thể chủ thể cụ thể không đạt được lợi ích của mình nhưng NN và xã hội
đạt được lợi ích của mình. Các quan hệ PLHC này được nhà nước thừa nhận

Câu 11. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính?
- QPPLHC: các QPPLHC đã xác định điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, tahy đổi,
chấm dứt QHPLHC cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong QHPLHC.
Chính vì thế QPPLHC là cơ sở về mặt pháp lý cho việc hình thành, phát sinh , thay
đổi hoặc chấm dứt các QHPLHC.
Câu 12. Khái niệm, đặc điểm của các nguyên tắc của luật hành chính việt nam?
a. Khái niệm: nguyên tắc của Luật HC VN được hiểu là những quan điểm tư tưởng cơ
bản, có tính nền tảng, thể hiện bản chất, vai trò, đặc trưng của Luật HC VN.
b. Đặc điểm:
- Thứ nhất, Nguyên tắc của Luật HC có tính pháp lý, nguyên tắc luât HC được quy
định trong hiến pháp và các văn bản QPPL HC.
- Thứ hai, Tính khách quan là nói đến các mối liên hệ bản chất, quy luật tồn tại và
vận động tất yếu của sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Tính
khách quan đòi hỏi các QPPLHC phải điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với
yêu cầu phát triển khách quan đời sống xã hội mà cụ thể là yêu cầu của quản lý nhà
nước.
- Thứ ba, tính khoa học coi tính khách quan là tiền đề, bảo đảm cho sự vật hiện
tượng được nhận thức đúng bản chất, không lẫn lộn giữa bản chất với hiện tượng,
nôi dung vs hình thức, tất yếu vs ngẫu nhiên.
- Thứ tư, tính thống nhất giữa các nguyên tắc. Các nguyên tắc của Luật HC có vai
trò, vị trí quan trọng khác nhau.
Câu 13. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật HC?
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
+ Trước hết, Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra
đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau
của quản lý hành chính nhà nước.
+ Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong quản lý hành chính nhà
nước
+ Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông
qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên. Ðây
là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan nhà nước.
+ Đảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân.
+ nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
- Nguyên tắc bảo đảm dân chủ
+ Bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, tổ chức và hoạt động của cơ quan hành
chính phải phù hợp vs tính chất nhân dân
+ Quan hệ quản lý phù hợp ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phục vụ lợi ích của
nhân dân
+ Là công cụ pháp lý bảo đảm bộ máy hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đề
cao trách nhiệm trong quản lý NN.
+ Bảo đảm sự giám sát chặt chẽ của nhân dân đối vs hoạt động của bộ máy hành
chính.
- Nguyên tắc công nhân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân.
+ Phải cụ thể hóa toàn diện, đầy đủ nội dung các quyền con người và quyền công
dân.
+ Hệ thống các quy phạm thủ tục bảo đảm cách thức, trình tự thực hiện các quyền
con người, quyền công dân một cách thuận lợi nhất.
+ Phải quy định các biện pháp bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội.
+ Quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền.
+ Phải quy định trách nhiệm pháp lý đối vs những hành vi xâm phạm quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Nguyên tắc bình đẳng: nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; thực hiện
chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số cùng phát
triển.
- Nguyên tắc pháp chế: thi hành và tuân thủ pháp luật 1 cách triệt để, nghiêm chỉnh
bởi các cơ quan NN, các tổ chức và cá nhân.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: tập trung dân chủ kết hợp lãnh đạo tập trung trên
cơ sở dân chủ và phát huy dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Nếu chỉ lãnh đạo tập
trung thì sẽ là tập trung quan liêu, nếu chỉ tăng cường dân chủ nhưng thiếu sự lãnh
đạo tập trung thì sẽ là dân chủ vô nguyên tắc.
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành vs quản lý theo lãnh thổ: quan trọng và
rất đặc thù của quản lý NN. Phân bố sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa – xã hội
được phân chia theo đơn vị hành chính lãnh thổ.

Câu 14. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chủ thể Luật hành chính?
a. Khái niệm: chủ thể pháp luật là cá nhân hoặc tổ chứ có những quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý để tham gia vào quan hệ PL và được PL bảo đảm thực hiện.\
b. Đặc điểm:
- Cá nhân, tổ chức phải có năng lực hành chính.
- Gồm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
- Quy chế pháp lý hành chính gắn vs hoạt động quản lý nhà nước.
- Chủ thể tham gia quan hệ PLHC do nguyện vọng hoặc phải thực hiện nghĩa vụ.
c. Phân loại:
- Chủ thể cá nhân: công dân VN, người VN song tịch, người nước ngoài, cán bộ,
công chức, viên chức
+ Người nước ngoài phạm vi quy chế pháp lý hành chính hẹp hơn công dân
VN, nhưng họ có những quyền mà công dân VN không có và không thực
hiện một số nghĩa vụ như công dân VN.
+ Người không quốc tịch có quy chế pháp lý hành chính hạn chế.
+ Người có hai quốc tịch: phạm vi quyền và nghĩa vụ khác vs công dân VN
ở chỗ họ không thực hiện 1 số nghãi vụ và cũng không có 1 số quyền.
+ Cán bộ, công chức là chủ thể cá nhân đặc biệt được điều chỉnh bằng pháp
luật về cán bộ, công chức không đồng nhất vs cơ quan nhà nước.
+ Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập cũng là chủ thể được Luật
viên chức và các văn bản pháp luật khác quy định.
- Chủ thể là tổ chức:gồm các cơ quan nhà nước và các tổ chức nhà nước. Tổ chức
có vị trí đặc biệt là NN CHXHCNVN không có quy chế pháp lý hành chính
riêng, không có quy phạm nào của Luật HC quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ
pháp lý của NN chỉ HP quy định vai trò chính trị của NN.
Câu 15. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hình thức quản lý NN?
a. Khái niệm: quản lý NN là bao gồm nhiều chuỗi hoạt động khác nhau vs những mục đích
và nhiệm vụ khác nhau. Mỗi hoạt động quản lý NN đều có 1 hình thức biểu đạt riêng, được
gọi là hình thức quản lý NN.
b. Đặc điểm:
- Một là, hình thức quản lý NN là hoạt động của chủ thể quản lý.
- Hai là, thể hiện thẩm quyền của chủ thể quản lý
- Ba là, mỗi loại hình thức quản lý NN có nội dung, tính chất và phương thức tác động
nhất định.
c. Phân loại.
- Các hình thức mag tính pháp lý: là những hình thức quản lý NN mà nội dung, trình tự
thủ tục của chúng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.
- Các hình thức ít mag tính pháp lý: là những hình thức quản lý NN có tính pháp lý
nhưng mức độ tính pháp lý không nhiều.
- Các hình thức không mag tính pháp lý: là những hình thức chỉ mang tính tổ chức, tính
xã hội, tính quần chúng mà hoàn toàn không mang tính pháp lý.

Câu 16. Khái niệm, đặc điểm phương pháp quản lý NN?
a. Khái niệm: phương pháp quản lý NN là tổng hợp các cách thức, biện pháp mà chủ thể
quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đề ra.
b. Đặc điểm
- Một là, được áp dụng bởi các chủ thể quản lý mà chủ yếu là các cơ quan hành chính
NN hoặc cán bộ, công chức và người có thẩm quyền của cơ quan hành chính NN.
- Hai là, thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể quản lý NN.
- Ba là, được áp dụng nhằm tác động tới đối tượng quản lý để đạt được mục đích của chủ
thể quản lý NN.
- Bốn là, chỉ được áp dụng trong giới hạn của hoạt động hành chính, không bao gồm các
biện pháp, cách thức được áp dụng trong các hoạt động NN khác.
- Năm là, được quy định trong PL vs những mức độ khác nhau về tính chất, nội dung,
trình tự, thủ tục áp dụng.
- Sáu là, có quyền lựa chọn các phương pháp quản lý, căn cứ vào nhiệm vụ quản lý, đặc
điểm của đối tượng quản lý, hoàn cảnh, điều kiện quản lý, phù hợp vs quy định của PL.
c. Phân loại
- Nhóm phương pháp chung: thực hiện những chức năng cơ bản của quản lý NN
- Nhóm phương pháp riêng: giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh.
d. Một số phương pháp chủ yếu của quản lý nhà nước
- Phương pháp thuyết phục
- Phương pháp cưỡng chế
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp kinh tế.

You might also like